Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức:
- HS cần hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, ý nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật.
- Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.
Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức: - HS cần hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, ý nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật. 2. Về kỹ năng: - Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật. - Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân. - Tuyên truyền mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình. 2. Về thái độ : - Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân. - Ủng hộ việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. II. Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục : Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, Kĩ năng trình bày suy nghĩ, kĩ năng tư duy phê phán. III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : - Xử lí tình huống - Dự án - Thảo luận nhóm, động não. - Phân tích trường hợp điển hình, bày tỏ thái độ. IV. Phương tiện dạy học : - SGK, SGV GDCD 9. - Mẫu chuyện, ca dao, danh ngôn, bảng phụ. - Bài tập tình huống. - Luật hôn nhân gia đình, Hiến pháp 1992, Luật Hình sự, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. V/ Tiến trình dạy học : 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu 1 vài tấm gương thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước đây cũng như hiện nay? Em học tập được gì ở họ? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối: Ngày 1/10 ở Sơn La đã xảy ra 1 vụ tử vong, nguyên nhân là do cha mẹ của cô gái đã ép cô tảo hôn với một người con trai ở bản khác. Do mâu thuẫn với cha mẹ, cô đã tự sát vì không muốn lập gia đình sớm, đồng thời cô đã viết thư để lại cho gia đình trước khi tự vẫn, cô đã nói lên ước mơ của thời con gái và những dự định tương lai của cô. Theo các em cái chết đó trách nhiệm thuộc về ai ? Hoạt động 1: Tìm hiểu những thông tin của phần đặt vấn đề Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt GV yêu cầu 2 HS đọc 2 câu truyện Chuyện của T Nỗi khổ của M GV: Tổ chức cho HS thảo luận. HS: Chia lớp thành 3 nhóm hoặc thảo luận theo tổ. GV: Cho HS đọc các thông tin trong phần đặt vấn đề. 1. Những sai lầm của T, M và H trong hai câu truyện trên? 2. Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhâ trong các trường hợp trên? ? Hậu qủa việc làm sai lầm của M-T? * Hậu quả: T làm việc vất vả, buồn phiền vì chồng nên gầy yếu xanh xao. * Hậu quả: M sinh con và vất vả đến kiệt sức để nuôi con. - Cha mẹ M hắt hủi, hàng xóm, bạn bè chê cười 3. Em thấy cần rút ra bài học gì? HS: thảo luận trả lời HS : Cử đại diện trình bày. GV: Kết luận phần thảo luận. - Ở lớp 8 các em đã học bài “quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình” - Lớp 9 đã trang bị cho các em những quan niệm, cách ứng xử đúng đắn trước vấn đề tình yêu và hôn nhân đang đặt ra trước các em. Thảo luận quan niêm đúng đắn về tình yêu và hôn nhân. GV: Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp. HS: cả lớp trao đổi. 1. Em hiểu thế nào là tình yêu chân chính? Nó dựa trên cơ sở gì? HS: 2. Những sai trái thường gặp trong tình yêu? - Thô lỗ, cẩu thả trong tình yêu. - Vụ lợi, ích kỉ. - Yêu quá sớm. - Nhầm tình bạn với tình yêu. 3. Hôn nhân đúng pháp luật là như thế nào? ® Là hôn nhân trên cơ sở tình yêu chân chính. 4.Thế nào là hôn nhân trái pháp luật? ® Không dựa trên tình yêu chân chính : vì tiền, vì dục vọng, bị ép buộc. GV: Kết luận: định hướng cho HS ở tuổi THCS về tình yêu và hôn nhân. I. Đặt vấn đề: 1. Chuyện của T - T học hết lớp 10 đã kết hôn. - Bố mẹ T ham giàu ép T lấy chồng mà không có tình yêu. - Chồng T là 1 thanh niên lười biếng, ham chơi, không thích lao động, rượu chè. 2. Nỗi khổ của M - M là cô gái đảm đang, hay làm - H là chàng trai thợ mộc yêu M. - Vì nể sợ người yêu giận, M quan hệ tình dục với H và có thai. - H dao động trốn tránh trách nhiệm. - Giai đình H phản đối không chấp nhận M. - M một mình vất vả nuôi con trong sự hắt hủi cua cha mẹ, sự chê bai của bạn bè, xóm giềng. * Bài học cho bản thân: - Xác định đúng vị trí của mình hiện nay là HS THCS. - Không nên yêu và lấy chồng quá sớm. - Phải có tình yêu chân chính và hôn nhân đúng pháp luật quy định. 1. Cơ sở của tình yêu chân chính: - Là sự quyến luyến của hai người khác giới. - Sự đồng cảm giữa hai người. - Quan tâm sâu sắc, chân thành tin cậy, tôn trọng lẫn nhau. - Vị tha nhân ái, thủy chung. - Là hôn nhân trên cơ sở của tình yêu chân chính. - Hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, như : Vì tiền, vì danh vọng, bị ép buộc . . . sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh. Hoạt động 2: HS Tìm hiểu những nguyên tắc của chế độ hôn nhân ở Việt Nam Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt GV : Hôn nhân là gì ? HS: Phát biểu theo nội dung bài học: GV : Vì sao nói tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc ? GV: Nhắc lại thế nào là tình yêu chân chính : - Là sự quyến luyến của hai người khác giới - Sự đồng cảm giữa hai người. - Quan tâm sâu sắc chân thành. - Vị tha nhân ái, chung thủy. GV : Giải thích, lấy ví dụ thế nào là bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận . . . ® Được pháp luật thừa nhận có nghĩa là thủ tục đăng kí kết hôn tại UBND xã, phường . ( Luật Hôn nhân gia đình ). GV yêu cầu HS tự đọc điểm a, mục 2 trong phần nội dung bài học. GV : Em hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của hôn nhân nước ta? HS: .. GV: Đọc một số điều khoản trong Hiến pháp 1992. GV: Đưa ra tình huống gia đình ép gả hôn nhân khi con cái không đồng ý. HS: thảo luận. II. Nội dung bài học : 1. Khái niệm hôn nhân: Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được pháp luật thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng 1 gia đình hòa thuận hạnh phúc. Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân. 2. Những quy định của pháp luật nước ta. a. Những nguyên tắc cơ bản của hôn nhân. - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, 1 vợ, 1 chồng, vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, biên giới và được pháp luật bảo vệ. - Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và KHHGĐ. c. Luyện tập : Hoạt động 3 : Luyện tập Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt GV yêu cầu HS làm BT 1 trang 43 / SGK GV yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày đáp án của mình. HS trao đổi, bổ sung những ý kiến giải thích khác nhau. Đáp án đúng : d, đ, g, h, i, k d/Vận dụng: - Tổ chức cho HS tự trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu, hôn nhân, gia đình. 4/Hướng dẫn về nhà: - Học bài xem phần tiếp theo của bài học =============================================================== Tuần 20 Ngày soạn:14/01/2012 Tiết 20 Ngày dạy :16/01/2012 Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN ( Tiết 2) I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức: - HS cần hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, ý nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật. 2. Về kỹ năng: - Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật. - Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân. - Tuyên truyền mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình. 2. Về thái độ : - Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân. - Ủng hộ việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. II. Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục : Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, Kĩ năng trình bày suy nghĩ, kĩ năng tư duy phê phán. III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : - Xử lí tình huống - Dự án - Thảo luận nhóm, động não. - Phân tích trường hợp điển hình, bày tỏ thái độ. IV. Phương tiện dạy học : - SGK, SGV GDCD 9. - Mẫu chuyện, ca dao, danh ngôn, bảng phụ. - Bài tập tình huống - Luật hôn nhân gia đình, Hiến pháp 1992, Luật Hình sự, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. V/ Tiến trình dạy học : 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu 1 vài tấm gương thanh niên đã phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước đây cũng như hiện nay? Em học tập được gì ở họ? 3/Bài mới: a)/Khám phá: b)/Kết nối Hoạt động 1: Thảo luận nhóm giúp học sinh hiểu những qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và ý nghĩa của những qui định đó. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt GV yêu cầu HS đọc diểm b mục 2 trong phần nội dung bài học. HS đọc ? Vậy quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân như thế nào ? HS: trả lời GV nhấn mạnh thủ tục kết hôn là cơ sở pháp lí của hôn nhân đúng qui định, có giá trị pháp lí. GV cho ví dụ thực tế của những gia đình không làm thủ tục kết hôn gây hậu quả như thế nào. GV: Quy định này là tối thiểu. Do yêu cầu của kế họach hóa gia đình, Nhà nước ta khuyến khích nam 26, nữ 24 mới kết hôn. ? Nhà nước cấm kết hôn trong các trường hợp nào? HS: trả lời GV : Pháp luật qui định như thế nào về quan hệ giữa vợ và chồng ? GV: Kết hợp giải thích những nội dung khó như : giữa những người cùng dòng máu, trực hệ, những người có họ trong phạm vi 3 đời ® Những người có cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối với con; ông, bà đối với cháu nội và cháu ngoại. ® Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người có cùng một gốc sinh ra : cha mẹ là đời thứ nhất ; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba. GV: Yêu cầu HS đọc khoản 12,13 điều 8 trong SGK. ? Vậy trách nhiệm của thanh niên HS chúng ta trong hôn nhân như thế nào? b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân. - Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên - Kết hôn tự nguyện và phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Cấm kết hôn trong các trường hợp: người đang có vợ hoặc chồng; mất năng lực hành vi dân sự; cùng dòng máu về trực hệ; có họ trong phạm vi 3 đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố mẹ kế với con riêng; giữa những người cùng giới tính - Vợ chồng phải bình đẳng, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau. 3. Trách nhiệm của thanh niên HS: Có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân, không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân. Hoạt động 2 : HS trao đổi về những điều các em tìm hiểu được ở nhà theo yêu cầu của giáo viên. Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức cần đạt GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu của nhóm mình. HS : Các nhóm trao đổi, bổ sung ý kiến xung quanh nhận xét về các trường hợp vi phạm. GV : Yêu cầu HS đề xuất xem có thể làm gì để góp phần ngăn chặn những vi phạm ( ví dụ Tảo hôn ) - GV : Việc kết hôn chưa đủ tuổi gọi là tảo hôn. c. Luyện tập Hoạt động 3 : Luyện tập Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức ... ủa pháp luật: - Hôn nhân tự nguyện tiến bộ - Hôn nhân ko phân biệt tôn giáo.. - Vợ chồng có nghĩa vụ tực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa. 3. Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá. * Quyền tự do KD là quyền công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức KT * Thuế là 1 phần thu nhập mà công dân và các tổ chức kinh tế 4. Lao động là hoạt động có mục đích của con gười nhằm tạo ra của cải.. * Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân * Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc 5. Vi Phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi * Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành.. * Mọi công dân phải thực hiện tốt Hiến pháp và Pháp luật, HS cần phải học tập và tìm hiểu 6. Quyền . Là công dân có quyền: tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá * Công dân có thể tham gia bằng 2 cách: Trực tiếp hoặc gián tiếp. * Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ này.. 7. Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế dọ XHCN. * Non sông ta có được là do cha ông ta đã đổ bao xương máu để bảo vệ * HS cần phải học tập tu dưỡng đạo đức và rèn luyện sức khoẻ. 8. Sống có đạo đức là suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. * Đây là yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng. II/Phần bài tập: IV. Củng cố: -Giáo viên đưa ra bài tập tình huống và phiếu học tập cho học sinh -Học sinh làm bài vào phiếu học tập -Giáo viên gọi một số em lên làm bài -Giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án đúng V. Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài tập. - Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kì Tiết 34. KIỂM TRA HỌC KÌ II A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: I/ Về kiến thức: Giúp học sinh khắc sâu các kiến thức cơ bản đã học. II/ Về kỹ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế III/ Về thái độ: Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Đề kiểm tra photo sẵn C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP: I. Ổn định tổ chức lớp: II. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: III. GV phát đề cho HS: Đề kiểm tra A/ Ma trận : Các chủ đề / nội dung Các mức độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL 1/ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. Câu 2: 0,5đ. 2/ Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Câu 1: 0,5đ. Câu 1 : 1,5đ. 3/ Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Câu 2 : 0,5đ. Câu 2 : 1đ. Câu 5: 0,5đ. 4/ Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân. Câu 3 : 2,5đ. Câu 4: 0,5đ. 5/ Quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân. Câu 3: 0,5đ. 6/ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. 7/ Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Câu 4 : 1,5đ. Câu 6 : 0,5đ. Tổng số câu 2 3 1 2 3 Tổng số điểm 1 3,5 0,5 3,5 1,5 B/ Đề thi : ( đính kèm theo ). KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học : 2009 – 2010. Môn: Giáo Dục Công Dân. Thời gian : 45 phút ( Không kể thời gian phát đề ) I/ Trắc nghiệm : ( 3 điểm ). (Khoanh tròn vào ý đúng). Mỗi câu trả lời đúng 0,5 đ. 1/ Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Đóng thuế là để xây dựng cơ quan nhà nước. Đóng thuế là để nhà nước chi tiêu cho những công việc chung. Đóng thuế là để xây dựng trường học. Đóng thuế là để xây dựng bệnh viện. 2/ Những hành vi nào sau đây là trái với quy định của nhà nước về hôn nhân? Kết hôn không phân biệt tôn giáo. Kết hôn khi đang có vợ hoặc có chồng. Cha mẹ hướng dẫn, góp ý cho con trong vấn đề hôn nhân. Cả a,b,c. đều sai. 3/ Em tán thành những quan điểm nào sau đây? Chỉ có cán bộ công chức NN mới có quyền tham gia quản lý NN và XH. Tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của tất cả mọi người. Tham gia quản lý nhà nước và XH là quyền của tất cả mọi công dân Việt Nam. Tham gia QLNN và SH là quyền và trách nhiệm của tất cả mọi CD Việt Nam. 4/ Trách nhiệm hình sự được áp dụng cho đối tượng nào sau đây? Người có hành vi vi phạm các nguyên tắc quản lý của nhà nước. Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Người có hành vi vi phạm nội quy của tổ chức. 5/ H 15 tuổi là học sinh lớp 9. Muốn có việc làm để giúp đỡ gia đình. Theo em H phải làm cách nào trong các cách sau: Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước. Xin làm hợp đồng. Mở xưởng sản xuất, thuê mướn lao động. Mở của hàng kinh doanh, rồi vừa học vừa trông coi của hàng. 6/ Khi nói đến vai trò của đạo đức và pháp luật, có người cho rằng: Pháp luật là phương tiện duy nhất để quản lý xã hội. Chỉ cần pháp luật nghiêm minh là sẽ quản lý được xã hội. Thực hiện đúng đạo đức và pháp luật làm cho quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. Câu a,b. đúng. II/ Tự luận : ( 7 điểm ). Câu 1 : Thuế là gì? Vì sao thuế có tác dụng ổn định thị trường? ( 1,5 đ ). Câu 2 : Thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Hợp đồng lao động là gì? ( 1,5 đ ). Câu 3 : Trách nhiệm pháp lý có ý nghĩa như thế nào? ( 2,5 đ ). Câu 4 : Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? ( 1,5 đ ). ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II I/ Trắc nghiệm : ( 3 điểm ). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ. Câu 1 : - b. Câu 2 : - b. Câu 3 : - d. Câu 4 : - b. Câu 5 : - b. Câu 6 : - c. II/ Tự luận : ( 7 điểm ). Câu 1 : (1,5 đ). -Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung (như an ninh, quốc phòng, chi trả lương cho công chức, xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường sá, cầu cống... (1đ). -Thuế bao gồm có một hệ thống thuế, áp dụng cho mọi lĩnh vực hoạt động xã hội khác nhau. (0,5đ). -Mỗi loại thuế có nhiều mức thuế xuất khác nhau, có tác dụng khuyến khích, ưu tiên phát triển hoặc hạn chế những mặt hàng, những ngành nghề trong nền kinh tế. (0,5đ). Câu 2 : ( 1,5 đ ). -Quyền lao động của công dân là : Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chon nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đính. (0,25đ). -Nghĩa vụ lao động của công dân là : Mọi người phải lao động, có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triến đất nước. (0,25đ). -Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sứ dụng lao động, về việc làm có trả công, về điều kiện lao động, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trên cơ sở tự nguyện,bình đẳng.(1đ) Câu 3 : ( 2,5 đ ). -Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo, giáo dục người vi phạm pháp luật. (0,5đ) -Giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. (0,5đ). -Răn đe mọi người không được vi phạm pháp luật (0,5đ). -Hình thành, bồi dưỡng lòng tin vào pháp luật và công lý trong nhân dân (0,5đ) -Ngăn chặn, hạn chế, xoá bỏ VPPL trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. (0,5đ). Câu 4 : ( 1,5 đ ). -Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích đó. (1đ). -Tuân theo PL là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật. (0,5đ) IV. Củng cố: Nhắc nhở h/s . V. Dặn dò: - Chuẩn bị cho tiết sau ngoại khóa . - Tìm hiểu các tác hại của tệ nạn xã hội. Tiết 35 thùc hµnh ngo¹i khãa vÒ nh÷ng vÊn ®Ò cña ®Þa ph¬ng TÊm g¬ng ngêi tèt, viÖc tèt A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: I/ Về kiến thức: Giúp HS tìm hiểu những gương người tốt,việc tốt ở địa phương qua các nội dung đã học. Nhận biết được các biểu hiện về các tệ nạn xã hội. II/ Về kỹ năng: Biết áp dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, rèn luyện kĩ năng đánh giá vấn đề xã hội. III/ Về thái độ: Có ý thức rèn luyện bản thân, để có đủ phẩm chất năng lực trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: I/ Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu soạn bài. - Nêu các tấm gương người tốt, việc tốt. II/ Học sinh: Tìm hiểu các tấm gương người tốt, việc tốt ở địa phương. C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP: I. Ổn định tổ chức lớp: II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1)Đặt vấn đề: Để giúp các em vận dụng những nội dung, kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Tiết học hôm nay chúng cùng tìm hiểu 2)Triển khai các hoạt động: a. hoạt động 1: Nếp sống văn hoá ở điạ phương Hoạt động của thầy và trò Các gia đình nơi em cư trú có nếp sống như thế nào? (Phẩm chất đạo, quan hệ , kinh tế). Em hãy kể một số gia đình có nếp sống văn hoá mà em biết? Đa số các gia đình có lối sống lành mạnh, êm ấm, hạnh phúc. Nhưng còn một số gia đình chưa có lối sống lành mạnh, hạnh phúc, như còn mắc phải các tệ nạn xã hội Nêu các tệ nạn xã hội mà em biết? Do đâu mà có những tệ nạn này? (Tập trung ở độ tuổi nào nhiều nhất?). Trước những sự việc trên, chính quyền địa phương đã có biện pháp gì để ngăn chặn? Chính quyền địa phương đã có những biện pháp giáo dục, tạo công ăn việc làm và xử lý nghiêm minh */ Thảo luận: Là H/S em sẽ làm gì để góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hoá? Là H/S cần nỗ lực học tập tu dưỡng đạo đức để có đủ phẩm chất và năng lực trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội. Khi thấy các hành vi vi phạm pháp luật em sẽ làm gì? Mỗi chúng ta cần nêu cao tinh thần trách nhiệm phê phán tố cáo các hành vi làm trái pháp luật xâm hại đến tài sản nhà nước và công dân Nội dung kiến thức 1- Nếp sống văn hoá ở điạ phương: (10’) - Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi lĩnh vực. - Cha mẹ mẫu mực. - Con cháu chăm ngoan, học giỏi, lễ phép. - Con cái đều được đi học, chăm sóc chu đáo. - Gia đình chăm lo phát triển kinh tế. - Sinh đẻ có kế hoạch. - Vệ sinh đường ngõ xóm sạch đẹp. - Giữ gìn trật tự an ninh. 2- Biểu hiện của các tệ nạn xã hội: (11’) - Cờ bạc, nghiện ngập, mại dâm, trộm cắp. - Do lười lao động, ham chơi, đua đòi , không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. -> Thanh thiếu niên. 3- Việc làm của địa phương: (8’) - Giáo dục, nhắc nhở, phê bình. - Phạt hành chính. - Tạo công ăn, việc làm. - Đưa đi cải tạo. - Quan tâm, động viên, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh trên. 4- Liên hệ thực tế: (10’) - Chăm chỉ học tập. - Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp và ngoài xã hội. - Tu dưỡng đạo đức, nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô dạy bảo. - Đoàn lết với bạn bè và mọi người xung quanh. - Yêu thương, giúp đỡ mọi người. -> Phát hiện thấy các hành vi vi phạm pháp luật phải phê phán tố cáo lên những người có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn, giải quyết. IV. Củng cố: ? Để giảm bớt được các tệ nạn xã hội mỗi chúng ta cần phải làm gì? ? Các tệ nạn xã hội ở Quảng trị ta hiện nay như thế nào? Tập trung nhiều nhất ở đối tượng nào? Vì sao? V. Dặn dò: Liên hệ thực tế địa phương những nội dung có liên quan như quyền và nghĩa vụ của trẻ em, của công dân.
Tài liệu đính kèm: