Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường T.H.C.S Lê Văn Thiêm

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường T.H.C.S Lê Văn Thiêm

Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

- Học sinh hiểu được thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác, sự cần thiết phải hợp tác.

+ Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hợp tác với các nước khác.

+ Trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác.

2.Kỹ năng

 

doc 52 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường T.H.C.S Lê Văn Thiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 01 tháng 10 năm 2008
 Tiết 6: Hợp tác cùng phát triển
I-Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
- Học sinh hiểu được thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác, sự cần thiết phải hợp tác.
+ Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hợp tác với các nước khác.
+ Trách nhiệm của học sinh trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác.
2.Kỹ năng
- Biết hợp tác với bạn bè và người khác trong các họat động chung.
3.Thái độ
- ủng hộ chính sách hợp tác hòa bình hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta.
II-Tài liệu và phương tiện.
SGK – SGVGDCD 9.
Tranh ảnh báo về sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác.
III-Phương pháp
- Đàm thọai, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV-Các họat động lên lớp
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ 
Hãy nêu một vài thái độ việc làm thể hiện tình hữu nghị với bạn bè nước ngoài.
3.Giới thịêu bài.
4.Dạy bài mới.
Họat động 1
*Gọi học sinh đọc phần 1,2 đặt vấn đề
*Em có nhận xét gì về các thông tin sự kiện trên.
*Học sinh quan sát tranh
*Em có nhận xét gì về 3 bức tranh trong SGK.
*Em có nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
*Sự hợp tác với các nước khác đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước khác?.
*Hợp tác phải dựa trên cơ sở nào?
Họat động 2:
*Vậy hợp tác là gì? hợp tác dựa trên cơ sở nào?
 Hoạt động3: liên hệ
*Em hãy cho biết thế giới đang đứng trước vấn đề bức xúc tòan cầu nào?
*Vấn đề này một quốc gia có thể giải quyết được không ?
*Theo em sự hợp tác cần thiết như thế nào ?
*Trong khi hợp tác Đảng và Nhà nước ta tuân theo nguyên tắc nào?
*Em hãy nêu những thành quả sự hợp tác của Nhà nước ta trong những năm qua?
VD: -Nhà máy thủy điện Hòa Bình
-Cầu Thăng Long
-Khu chế xuất lọc dầu Dung Quất
Hoạt động 4:
*Thảo luận nhóm chia lớp 2 nhóm thảo luận 2 vấn đề.
Nhóm 1. Nêu biểu hiện của tinh thần hợp tác trong cuộc sống hàng ngày?
Nhóm 2. Học sinh cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác như thế nào?
Hoạt động 5:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập. 
Hoạt động 6: Củng cố dặn dò
 - Nhắc lại nội dung bài học.
 - Làm bài tập 4.
 - Chuẩn bị bài cho tiết sau : kế thừa
I-Đặt vấn đề
-Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế.
-Việt Nam có quan hệ thương mại với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tranh 1: Hợp tác Việt – Xô về chuyến bay vũ trụ (hàng không)
Tranh 2: Hợp tác Việt Nam – Oxtrâylia (xây dựng công trình kiến trúc)
Tranh 3: Việt Nam – Hoa kỳ hợp tác về y tế.
gNước ta mở rộng hợp tác với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới trong nhiều lĩnh vực.
*Lợi ích.
+Nước ta thúc đẩy nền kinh tế.
+Khắc phục được tình trạng lạc hậu, học hỏi được kinh nghiệm của các nước khác.
+Thế giới : Giải quyết những vấn đề chung của thế giới 
+Có những đóng góp vào tiến bộ chung của nhân loại.
gBình đẳng, hai bên cùng có lợi không làm phương hại đến lợi ích của người khác.
II-Nội dung bài học
1.Hợp tác: SGK
gMôi trường, dân số, đói nghèo, bệnh hiểm nghèo
2.Hợp tác là vấn đề quan trọng và tất yếu trong bối cảnh thế giới hiện nay.
3.Nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước ta.
-Tôn trọng độc lập chủ quyền,tòan vẹn lãnh thổ của nhau.
-Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.
-Bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
-Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
gHọc sinh nêu các biểu hiện cụ thể.
g Học sinh cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động và hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
III : Bài tập
Bài tập . 1, 2, 3, làm tại lớp
Bài tập . 4. giao về nhà.
8/ 10/ 08 . Tiết 7+8: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt của dân tộc
I-Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức :
 Học sinh hiểu được : Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
- ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa phát huy truyền thống dân tộc .
- Bổn phận của công dân – Học sinh đối với việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2 .Kỷ năng:
- Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc và phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xóa bỏ.
- Có kỹ năng phân tích đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử khác nhau liên quan đến các giá trị truyền thống.
- Tích cực học tập và tham gia các họat động tuyên truyền,bảo vệ truyền thống dân tộc.
3. Thái độ.
- Có thái độ tôn trọng , bảo vệ ,giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
- Biết phê phán đối với những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng , phủ định hoặc xa rời truyền thống dân tộc .
II. Chuẩn bị tài liệu phương tiện :
SGK- SGV –GDCD 9.
- Gấy khổ lớn , bút dạ.
III- Phương pháp :
Thảo luận nhóm , phân tích tình huống 
I- Các hoạt động lên lớp.
1.ổn định tổ chức .
2.Kiểm tra bài cũ . Hợp tác quốc tế là gì? lấy ví dụ.
3.Giới thiệu bài mới .
4.Dạy bài mới .
Hoạt động1.
-Học sinh đọc tìm hiểu phần ĐVĐ học sinh đọc đoạn 1
* Nội dung của đọan 1. Bác Hồ muốn nói điều gì?
*Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác?
* Ngày nay chúng ta có cần thể hiện lòng yêu nước không?
* Qua cách nói của Bác em thấy truyền thống yêu nước của dân tộc được hình thành như thế nào ?
Học sinh đặt vấn đề 2.
* Chu Văn An là người như thế nào ?
* Vào ngày sinh của cụ các học trò đã làm gì ?
* Việc làm đó thể hiện điều gì ?
* Khi thầy Chu Văn An cho phép 2 học trò ngồi cùng sập với mình hai học trò đó đã cư sử như thế nào?
* Em có nhận xét gì về cách cư sử của hai học trò này?
*Cách cư sử ấy thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta.
* Truyền thống đó có tồn tại đén ngày nay không ? Lấy VD.
*Hoạt động 2: Truyền thống là gì?
Giáo viên treo bảng phụ gọi học sinh đọc khái niệm về truyền thống .
*Hoạt động 3. Làm bài tập 1 treo bảng phụ gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập.
- Học sinh nhận xét- giáo viên kết luận.
* Vậy kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là gì ?
’Học sinh phân biệt kết hôn sớm là hủ tục lạc hậu.
Chia lớp thành 2 nhóm trong vòng trong 3 phút mỗi người trong đội lần lượt thay nhau lên bảng viết tên các truyền thống của dân tộc.
Đội nào viết được nhiều sẽ thắng.
* Mỗi một truyền thống lấy VD.
Giáo viên cho học sinh làm bài tập 3.
Qua việc làm bài tập của học sinh giáo viên cho học sinh rút ra ý nghĩa vai trò cảu truyền thống đối với mỗi dân tộc?
Giáo viên mở rộng đêr học sinh biết , mỗi dân tộc đều có truyền thống tốt đẹp, riêng chúng ta cần học hỏi tiếp thu những truyến thống tốt đẹp ấy nhưng tiếp thu phải có chọn lọc để gữi gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm chia lớp thành 2 nhóm thảo luận 2 vấn đề.
1.Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Hãy kể một vài việc mà các em đã làm để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Họat động 5.
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 5.
*Em có đồng ý với An không?Vì sao?
I .Đặt vấn đề:
1 . Bác Hồ nói về lòng yêu của dân tộc ta
-Tinh thần yêu nước là truỳên thống quý báu của nhân dân ta.
- Thể hiện trong các cuộc đấu tranh độc lập dân tộc trong lịch sử.
VD: Bà trưng – Bà triệu
- Thể hiện trong cuộc kháng chiến chống pháp : Việc làm hành động của mọi giới mọi tầng lớp.
gĐược hình thành trong quá trình lịch sử , được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác .
2. Chuyện về một người thầy.
Chu Văn An là nhà giáo nổi tiếng 
g Học trò đến mừng thầy g biết ơn
gHọ không dám và xin phép được ngồi ở bên ghế bên 
gLễ phép kính trọng thầy giáo 
’ Truyền thống tôn sư trọng đạo
’ Học sinh lấy VD.
II. Nội dung bài học :
1.Truyền thống (sgk).
’Câu đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu . tuyên truyền và thực hiện theo các chuẩn mực giá trị truyền thống ’ Kế thừa và phát huỷtuyền thống tốt đẹp của dân tộc.
’ Là tôn trọng bảo vệ tích cực tìm hiểu , học tập, thực hành theo những chuẩn mực giá trị truyền thống để cái hay cái đẹp của truyền thống dân tộc ta tiếp tục phát triển và tỏa sáng.
2.Một số truyền thống tốt đẹp đáng được tự hào của dân tộc ta:
+Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm. đoàn kết , nhân nghĩa
+ Các truyền thống về văn hóa . về nghệ thuật
Như chị Võ Thị Sáu
’Đồng ý với ý kiến a, b ,c ,e .
3 .ý nghĩa vai trò :
truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá . góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân ’Phải bảo vệ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
’Chúng ta cần tự hào , gữi gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến 
truyền thống dân tộc.
’Học sinh tự kể
III-Bài tập
Bài tập 5.
gKhông đồng ý với An vì bất kỳ một dân tộc nào đều có truyền thống tốt đẹp đáng tự hào. Dân tộc Việt Nam ngoài truyền thống đánh giặc ngoại xâm còn có truyền thống:
+Tôn sư trọng đạo.
+ Đoàn kết yêu thương, nhân nghĩa.
+ Có truyền thống về văn hóa, tục ăn trầu, làm bánh trưng, bánh dày
Họat động 6: Củng cố dặn dò
 - Nhắc lại nội dung đã học.
 - Hãy tìm nguồn gốc và ý nghĩa về một truyền thống ở quê em, viết một đọan văn giới thiệu về truyền thống đó.
 - Chuẩn bị ôn tập tiết sau bài kiểm tra .
16/ 10/08
Tiết 9: 	 kiểm tra 1 tiết
I-Mục tiêu bài học.
Kiểm tra kiến thức của học sinh, cũng củng cố hệ thống hóa lại kiến thức đã học để vận dụng vào bài kiểm tra một cách tốt nhất .
- Rèn luyện kỹ năng vận dung kiến thức đã học vào giải bài tập .
- Giáo dục ý thức tự giác nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
II- Các hoạt động lên lớp :
1.Ôn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra việ chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
3.Bài mới.
A- Đề bài:
I -Phần trắc nghiệm.
Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
Chí công vô tư là của con người, thể hiện ở sự công bằng không thiên vị giải quyết công việc theo  xuất phát từ và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
Câu 2. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ? vì sao?
Mọi người đều có mọi quyền lợi sống trong hòa bình .
Chỉ có các nước lớn nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh.
Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.
II-Tư luận.
Hãy phân tích và chứng minh nhận định “Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của một tập thể”.
B: Đáp án và biểu chấm .
Câu 1: 1 điểm
 Học sinh điền các từ theo thứ tự phẩm chất đạo đức: - Lẽ phải.
 - Lợi ích chung.
Câu 2: Học sinh đồng ý với ý kiến a , c,
Vì . Nếu chiến tranh là thảm họa của loài người thì hòa bình là ước mơ, khát vọng của toàn nhân loại chỉ có hòa bình mới đem lại cuộc sống bình yên đem đến mọi người quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người. Bảo vệ hòa bình ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của mọi người không một quốc gia, một cá nhân riêng lẽ nào có thể giải quyết được vấn đề này .( 2 điểm).
Câu 3:
 -Học sinh nêu được khái niệm dân chủ – kỷ luật.
- Nêu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật.
- ý nghĩa ...  kinh tế đất nước, phát triển công ty xây dựng Thăng Long ngang tầm với sự nghiệp đổi mới đất nước.
+Nguyễn Hải Thọai được nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”
+Anh được mọi người yêu quí kính trọng .
+Uy tín của công ty ngày càng được nâng cao.
II-Nội dung bài học.
1.Sống có đạo đức
Tuân theo pháp luật (SGK)
- Đạo đức là động lực điều chỉnh nhận thức thái độ, hành vi của mỗi người trong đó có hành vi pháp luật .
- Người có đạo đức biết tự nguyện thực hiện những qui định của pháp luật .
gLà yếu tốgiúp mỗi người tiến bộ không ngừng làm việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu qui kính trọng.
- Làm cho giá trị truyền thống của dân tộc bị mai một.
- Nhà nước xã hội rối lọan.
- Mọi người lên án
+Trách nhiệm của học sinh:
Thường xuyên kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác làm theo pháp luật .
III-Bài tập.
Bài tập 4:
Hành vi đua xe trái phép là vi phạm qui định của pháp luật, vi phạm luật giao thông đường bộ “Cấm đua xe, lạng lách, đánh võng”
Bài tập 5: Nếu em là Thanh và Hà em sẽ giao nộp gói hàng đó cho các chú công an vì chỉ khi chị ta vi phạm pháp luật thì mới bị công an rượt đuổi.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
-Nhắc lại nội dung bài học.
-Làm bài tập còn lại trong SGK.
-Chuẩn bị ôn tập để kiểm tra học kỳ II.
Thiệu Thịnh 3/5/2007
GV:Lê Hùng Thạch
Đơn vị công tác: Trường THCS thiệu thịnh
Tiết 33: Ôn tập học kỳ II
I-Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh củng cố hệ thống hóa lại kiến thức đã học ở học kỳ II.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập tình huống.
- Rèn kỹ năng tổng hợp khái quát kiến thức.
II-Tài liệu phương tiện.
- SGK, SGVDGCD 9.
- Một số câu chuyện tình huống.
III-Phương pháp 
Giải quyết vấn đề, bài tập trắc nghiệm.
IV-Các hoạt động dạy học .
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
3.Giới thiệu.
Giáo viên treo bảng phụ.
Hoạt động 1:
Giáo viên cho học sinh làm bài tập 2 trong SGK trang 68.
gsống có đạo đức và pháp luật có mối quan hệ như thế nào?
gsống có đạo đức và tuân theo pháp luật tác dụng gì?
Hoạt động 2:
Học sinh làm bài tập trắc nghiệm, từ đó ôn tập kiến thức.
gQuyền tham gia quản lý, quản lý xã hội của công dân.
Hoạt động 3:
Học sinh làm bài tập 4 SGK trang 56 (treo bảng phụ)
gôn kiến thức về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân .
Hoạt động 4:
Làm bài tập 6 SGK trang 50 (treo bảng phụ)
gôn kiến thức về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân .
Hoạt động 5:
Làm bài tập điền từ hòan chỉnh khái niệm (treo bảng phụ).
gHình thành ôn lại kiến thức các bài còn lại.
Hoạt động 6:
Dặn dò học sinh chuẩn bị bài tiết sau kiểm tra .
Thiệu Thịnh10/5/2007
GV:Lê Hùng Thạch
Đơn vị công tác: Trường THCS Thiệu Thịnh
Tiết 34: kiểm tra học kỳ II
I- Mục tiêu cần đạt.
- Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh trong suốt quá trình học.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài kiểm tra .
- Rèn luyện kỹ năng làm bài độc lập nghiêm túc.
II-Cách hoạt động dạy học .
1.ổn định tổ chức.
2.Bài mới.
I- Đề bài.
A- Phần trắc nghiệm (3 điểm).
Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
a.Kinh doanh là  và trao đổi hàng hóa  thu lợi nhuận .
b.Hôn nhân là sự  giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc  được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận hạnh phúc.
c.Lẽ phải là những điều được coi là  phù hợp với  và lợi ích của xã hội.
Câu 2: Trong các quyền sau quyền nào là quyền lao động .
a.Quyền được thuê mướn lao động .
b.Quyền tự do kinh doanh .
c.Quyền sở hữu tài sản.
d.Quyền được thành lập công ty doanh nghiệp.
đ.Quyền sử dụng đất đai.
g.Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề.
Câu 3 (Tự luận):Bằng kiến thức đã học hãy làm rõ:
a.Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
b.Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có mối quan hệ như thế nào?
c.Là học sinh em sẽ làm gì để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ?
II-Đáp án biểu chấm.
Trắc nghiệm 3 điểm.
Câu 1: 2 điểm.
a.Là hoạt động sản xuất dịch vụ 
nhằm mục đích.
b.Liên kết đặc biệt
bình đẳng tự nguyện.
c.Đúng đắn, đạo lý.
Câu 2: 1 điểm.
Quyền lao động a, b, d, g.
Câu 3: 7 điểm.
- Học sinh nêu được khái niệm sống có đạo đức (1,5đ).
- Học sinh nêu được khái niệm tuân theo pháp luật (1,5đ)
- Nêu được mối quan hệ (2đ).
- Nêu được trách nhiệm của học sinh (2đ).
Thu bài : Nhận xét buổi học.
Chuẩn bị câu hỏi tiết sau ngoại khóa.
Thiệu Thịnh 17/5/2007
GV:Lê Hùng Thạch
Đơn vị công tác: Trường THCS Thiệu Thịnh
Tiết 35: 	Ngoại khóa
Chủ đề : An tòan giao thông.
I- Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
- Nêu được qui tắc chung về đảm bảo trật tự an tòan giao thông đường bộ.
- Giải thích được một số qui định cụ thể về trật ự an tòan giao thông đường bộ và đường sắt.
2.Kỹ năng.
- Biết chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường .
- Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác.
3.Thái độ.
-Tôn trọng các qui định về trật tự an toàn giao thông .
II.Tài liệu và phương tiện .
- Hệ thống biển báo giao thông .
- Sách giáo dục trật tự an toàn giao thông .
III.Phương pháp.
Phương pháp nêu vấn đề , giải quyết tình huống .
IV.Các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ .
3.Giới thiệu bài mới .
4.Dạy bài mới .
Hoạt động 1 . 
 I.Một số quy định đối với người ngồi trên xe môtô, người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ.
Giáo viên đưa tình huống:
 Ngày chủ nhật Hùng ( 15 tuổi ) lấy xe máy của mẹ đèo em đến nhà bà chơi. Thấy trời nắng, Hùng mang theo chiếc ô. Trên đường đi , Hùng bảo em ngồi đằng sau xe mở ô ra che nắng cho hai anh em. Đi được một đoạn thì hai bạn bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Cả hai không hiểu vì sao .
Câu hỏi a. Em hãy cho biết Hùng vi phạm những qui định nào về an toàn giao thông .
 Câu hỏi b: Theo em , em của Hùng có vi phạm không? Vì sao ?
Trả lời : Hùng vi phạm :Điều khiển xe máy khi chuă đủ 18 tuổi, không có giấy phép lái xe.
 Em của Hùng vi phạm qui định về an toàn giao thông vì đã sử dụng ô khi ngồi trên xe máy .
Giáo viên cho học sinh kết luận .
Hoạt động 2: Giáo viên đưa tình huống cho học sinh đóng vai.
Tuấn : Hoàng ơi, bọn mình ra đường tàu gần trường để lấy đá rải đường đi.
Hoàng: Không nên làm vậy vì đó là vi phạm pháp luật .
 Tuấn:Mình lấy đá để rải đường của trường, chứ có phải lấy cho mình đâu mà lo.
*Hỏi : a. Theo em điều Tuấn nói có đúng không ? Vì sao? 
gĐiều Tuấn nói là sai. Vì pháp luật qui định không được lấy đất, đá trong khu vực đường sắt để bảo đảm an toàn đường sắt .
 b.Việc lấy đá ở đường tàu nguy hiểm như thế nào ?
gLàm tàu trật bánh, đổ tàu, gây tai nạn cho hành khách và người đi đường .
Giáo viên cho học sinh rút ra kết luận .
Hoạt động 3 :
Giáo viên cho học sinh liên hệ tình hình trật tự an toàn giao thông ở địa phương .
Liên hệ bản thân và mọi người đã thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông chưa :
Hoạt động 4 : Củng cố
 Ngày 8 tháng 4 năm 2007 
Tiết 30: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản
 lí xã hội của công dân
A Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức:
- Tiếp tục giúp hs hiểu biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
2. Về kỉ năng:
- Tích cực tham gia thực hiện các công việc chung của trường, lớp và địa phương.
3. Về thái độ:
- Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nước CHXHCNVN.
B. Tài liệu và phương 
- SGK,SGV,hiến pháp 1992
C. Phương pháp
- Kích thich tư duy, tranh luận
D. Các hoạt đông dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?
- Làm bài tập 1.
2. Giới thiệu bài mới
Theo điều 2 của hiến pháp năm 1992 thì tất cả các quyền lực đều thuộc về người dân, thế nhưng hơn 80 triệu người dân không thể ngối bàn bạc công việc của đất nước vậy họ sẽ làm gì khi tham gia quản lí nhà nước và xã hội, đó là nội dung của tiết học này.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Hiến pháp 1992 qui định:" Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân"
- Vậy công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước quản lí xã hội bằng mấy cách?
GV lấy một số vd phân tích 
cho hs thấy cách thực hiện đó.
2. Cách thực hiện
- Trực tiếp tham gia vào các công việc chung của nhà nước,bàn bạc đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động các cơ quan và cán bộ công chức nhà nước.
- Gián tiếp tham gia thông qua đại biểu của nhân dân để họ kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Để công dân tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội thì nhà nước phải có trách nhiệm gì?
3. Trách nhiệm của nhà nước
Nhà nước không ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình như:
- Ban hành các qui định pháp luật, tạo cơ sở pháp lí khẳng định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
- Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội phải tạo cơ chế thuận lợi cho người dân thực hiện quyền tổ chức thanh tra, giám sát, đảm bảo các điều kiện cho người dân thực hiện quyền của mình.
- ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
Gv cho học sinh thảo luận theo nhóm.
Nhóm1: vì sao nhà nước qui định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
- Vì nhà nước ta là nhà nước của dân , do chính nhân dân xây dựng nên để phục vụ lợi ích của mình.
Nhóm2: để thực hiện tốt quyền tham gia quản lí, công dân cần có điều kiện gì?
- Công dân phải là người có nhận thức, có trình độ học vấn, trình độ chính trị mới có thể tham gia xây dựng bộ máy nhà nước, bàn bạc công việc chung của xã hội, địa phương, cơ quanvf giám sát các hoạt đông của cán bộ,tổ chức, cơ quan nhà nước.
- Nhóm 3: học sinh thực hiện quyền này như thế nào trong nhà trường và địa phương nơi cư trú?
- Tham gia đóng góp ý kiến trong các cuộc họp ở trường ( họp lớp bầu cán sự), ở địa phương (giám sát hoạt động của cán bộ, góp ý kiến xây dựng văn hoá phường xã)
GV: Nói tóm lại nhà nước qui định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nướclà nhằm tạo điều kiện cho công dân thực sự làm chủ. Quyền tham gia quản lí nhà nướcvừa là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân phải hiểu rõ quyền của mình để không ngừng học tập và năng cao năng lực để sử dụng có hiệu quả vào quyền này đem lại lợi ích cho bản thân và đất nước.
III. Bài tập:
2. Em tán thành quan điểm nào dưới đây? vì sao?
- ý kiến c: Tham gia quản lí nhà nước là quyền và trách nhiệm của mọi công dân Vì nhà nước là của dân, do dân và vì dân.
3. Trong các hình thức sau đây hình thức nào là trực tiếp, hình thức nào là gián tiếp?
- Trực tiếp: a,b, c, e, d
- Gián tiếp: đ
5.Được tham gia ý kiến.
Đ Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập 4, 6.
- Đọc trước bài "nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc"

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao anGDCD 9.doc