Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Cán Khê

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Cán Khê

1. Kiến thức:

- Giúp H/s hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của chí công vô tư.Vì sao phải chí công vô tư?

2. Kĩ năng:

- Giúp H/s phân biệt được các hành vi thể hiện sự chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày,đồng thời biết kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư

 

doc 95 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1391Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Cán Khê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1:
Ngày 15 tháng 08 năm 2010
Bài 1:
Chí công vô tư
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp H/s hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của chí công vô tư.Vì sao phải chí công vô tư?
2. Kĩ năng: 
- Giúp H/s phân biệt được các hành vi thể hiện sự chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày,đồng thời biết kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư
3. Thái độ:
- Hình thành ở H/s thái độ biết quí trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư
- Biết phê phán những hành vi thể hiện tính tự ti, tư lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc
B. Phương pháp:
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu gương, phân tích, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, liên hệ bản thân.
C. Tài liệu, phương tiện:
- Một số câu chuyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ phù hợp chủ đề
- Bảng phụ.
- Các bài báo, tư liệu...
D. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu tổng quát về chương trình môn GDCD lớp 9.
- Chuyển tiếp giới thiệu bài mới: 
Chuyện về “Một ông già lẩm cẩm” gánh trên vai 86 năm tuổi đời với khoản lương hưu cả thảy là 440 ngàn đồng/tháng. Nuôi thêm cô cháu gái ngoại bảy tuổi, nhưng vẫn đèo bòng dạy học miễn phí cho trẻ nghèo, ông giáo làng Bùi Văn Huyên (Còn gọi là ông Tuấn Dũng) nhà ở thôn Thái Bình. Xã Đông Thái Huyện Ba Vì Tĩnh Hà Tây đang và sẽ mãi mãi mải miết trả món nợ đời “Học được chữ ở đời và mang chữ cho đời”.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
Phân tích truyện đọc giúp HS hiểu thế nào là chí công vô tư.
- Yêu cầu 1 HS đọc truyện ở SGK
- H/s thảo luận nhóm với 3 câu hỏi ở SGK. 
Nhóm 1.
Câu a. Tô Hiến Thành đã suy nghĩ như thế nào về việc dùng người và giải quyết công việc?. Qua đó, em hiểu gì về Tô Hiến Thành?.
H/s.
Nhóm 2. 
Câu b. Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh?. Theo em điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân đối với Bác Hồ?.
H/s.
Nhóm 3. 
Câu c. Em có suy nghĩ gì về việc làm của Bác và của Tô Hiến Thành?.
H/s.
Gv. Nhận xét chốt lại ý chính.
Gv. Tổng kết chốt lại mục 1 nội dung bài học.
Hoạt động 2:
Thảo luận cả lớp tìm hiểu Nội dung bài học:
H/s: Em hiểu như thế nào là chí công vô tư?.
H/s: Những biểu hiện trái chí công vô tư?. (tự ti, tư lợi, ích kỉ, cá nhân).
H/s: Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào?.
Hoạt động 3:
Thảo luận nhóm:
* Tìm hiểu ý nghĩa của chí công vô tư
- Tìm 1 số tấm gương thể hiện chí công vô tư
- Tìm hiểu tác dụng của phẩm chất này
Hoạt động 4:
Luyện tập, củng cố kiến thức
Yêu cầu H/sinh làm viếc cá nhân đối với bài tập 1- 2 tại lớp.
Gv Kết luận chuyển ý :
Mỗi chúng ta ai cũng phải có quan điểm, thái độ đúng đắn với phẩm chất chí công vô tư để cùng mọi người xây dựng một nhà nước công bằng và hạnh phúc.
I. Đặt vấn đề
- Tô Hiến Thành
 Một tấm gương về chí công vô tư
- Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhóm 1.
a. Tô Hiến Thành dùng người chỉ hoàn toàn căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác được công việc chung của đất nước chứ không vì nể tình thân mà tiến cử người không phù hợp.
 Điều đó chứng tỏ rằng ông là người thực sự công bằng không thiên vị giải quyết công việc theo lẽ phải xuất phát từ lợi ích chung nó thể hiện ở chỗ là: “ Ông đã tín cử Trần Trung Tá là người không có điều kiện gần gũi ông vì phải lo đánh giặc nơi biên cương chứ không tín cử Vũ Tán Đường người mà ngày đêm hầu hạ ông.”
Nhóm 2. 
b. Bác Hồ là 1 tấm gương trong sáng tuyệt vời, mội con người đã dành chọn đời mình cho quyền và lợi ích của dân tộc. Đối với bác bất cứ việc gì, điều gì ở đâu người cũng dành và theo đuổi 1 mục tiêu cuối cùng đó là “ Làm cho ích quốc lợi dân”. Chính nhờ vào phẩm chất đó Bác đã đón nhận được tình cảm của nhân dân ta. Đó là sự tin yêu lòng kính trọng, sự khâm phục, lòng tự hào và sự gắn bó vô cùng gần gũi thân thích.
Nhóm 3. 
c. Đó là những việc làm biểu hiện sự tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư. Điều đó mang lại lợi ích cho tập thể cộn đồng và xã hội. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, cuộc sống của nhân đân được hạnh phúc ấm no, làm cho dân tộc vững bước đi lên con đường chủ nghĩa xã hội.
II. Nội dung bài học:
1. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người.
- Biểu hiện: Chí công vô tư: thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lí lẽ, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi chung lên trên lợi ích cá nhân.
2. ý nghĩa:
+ Đem lại lợi ích cho tập thể, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
+ Được mọi người yêu mến, tin cậy
3. Phương pháp rèn luyện
+ ủng hộ người chí công vô tư
+ Phê phán những hành động vụ lợi, cá nhân, thiếu công bằng
III. Bài tập:
- Bài tập 1: Chọn các biểu hiện d - e
- Bài tập 2: Chọn d - đ
4. Củng cố bài:
- Phân 3 nhóm, thi tìm ca dao, tục ngữ về phẩm chất chí công vô tư.
*Gv: Kết luận toàn bài:
Trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước hiện nay chúng ta cần có những con người có đức tính “chí công vô tư”, có như vậy thì tài sản của nhà nước, của nhân dân và sức lao động của con người mới được nâng niu giữ gìn bảo vệ, không bị thất thoát,hư hỏng, không bị lợi dụng.
H/sinh chúng ta cần học tập, noi gương thế hệ ông cha có phẩm chất chí công vô tư. Quyết tâm rèn luyện đức tính chí công vô tư để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
5. Hướng dẫn học:
- Học bài tìm hiểu khái niệm chí công vô tư, nêu được biểu hiện và cách rèn luyện
- Hoàn thành các bài tập ở SGK
- Liên hệ thực tế cuộc sống.
* Tư liệu tham khảo: 
- Những gương người tốt việc tốt.
- Câu chuyện về danhn nhân.
Tục ngữ:
Nhất bên trọng, nhất bên khinh.
Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu.
Luật pháp bất vị thân.
Ca dao:
“Trống chùa ai vỗ thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng”.
“Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”.
ac&db
Tiết 2:
Ngày 22 tháng 08 năm 2010
Bài 2: Tự chủ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu được thế nào là tự chủ, hiểu những biểu hiện của tính tự chủ.
- ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và xã hội, 
- Hiểu sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành người có tính tự chủ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết những biểu hiện của tính tự chủ.
- Đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ.
- Rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và trong công việc cụ thể của bản thân.
3. Thái độ:
- H/sinh có thái độ thích sống tự chủ và tôn trọng những người biết sống tự chủ.
- Có biện pháp, kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như trong các hoạt động xã hội khác.
B. Phương pháp:
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu gương, phân tích, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, liên hệ bản thân.
C. Tài liệu, thiết bị:
- Một số ví dụ thực tế về tính tự chủ.
- Sách giáo khoa- sách giáo viên.
- Một số mẩu chuyện trong sách, báo phù hợp với chủ đề.
D. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
?- Em hiểu như thế nào là chí công vô tư?.
?- Nêu những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư?.
- GV kiểm tra việc làm bài tập của H/sinh ở nhà.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Anh Trần Ngọc Tuấn, 25 tuổi, bị điếc và chỉ nói được vài từ đơn giản nhưng rất khó khăn. Anh đã biên soạn hơn 1000 kí hiệu chuyên ngành may, thêu với đầy đủ hình ảnh minh hoạ giúp người khiếm thính hiểu được. Từ năm 2001, anh là hội trưởng Chi hội người điếc Hà Nội. Chủ nhật nào anh cũng dạy văn hoá miễn phí cho các hội viên nghèo. Anh được bầu là người tàn tật, trẻ mồ côi nhà bảo trợ tiêu biểu toàn quốc.
- Nêu ý nghĩa, sự cần thiết của tính tự chủ - để hiểu như thế nào là tính tự chủ. Phương pháp rèn luyện g Chuyển tiếp bài mới.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
Tìm hiểu chuyện
H/s đọc chuyện 1 ở SGK
Phân lớp thành 3 nhóm, thảo luận các câu hỏi a, b, c ở SGK.
Thảo luận cả lớp.
?. Nỗi bất hạnh đã đến với gia đìng bà Tâm như thế nào?.
 H/s.
?. Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh của gia đình mình?. 
H/s.
?. Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì?.
H/s.
Gv. Gọi 1 H/s đọc mục 2 ĐVĐ.
?. Trước đây N là H/s có những ưu điểm gì?.
H/s.
?. Những h/vi sai trái của N sau này là gì?.
?. Vì sao N lại có kết cục như vậy?.
H/s.
?. Qua hai câu chuyện đó em rút ra bài học gì?.
H/s.
Gv. Nhận xét, kết luận:
Gv. Nhận xét, kết luận chuyển ý.
Nhà trường và xã hội chúng ta đang đứng trước thách thức lớn, đó là mặt trái của cơ chế thị trường - lối sống thực dụng, ích kỷ, xa đoạ của một số thanh niên đều có một nguyên nhân sâu xa là sống không biết làm chủ bản thân mình. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về vấn đề tự chủ.
“Khôn ba năm, dại một giờ”.
H/s: Theo em tính tự chủ được thể hiện như thế nào?.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu nội dung bài học
H/s: Tính tự chủ biểu hiện như thế nào?.
H/s: tính tự chủ có ý nghĩa như thế nào?.
Gv. Trong công việc.
 Trong cư xử.
Hoạt động 3:
Thảo luận, tìm hiểu phương pháp rèn luyện
H/s: Thảo luận nhóm:
?. Làm thế nào để trở thành người có tính tự chủ?.
Đại diện nhóm trả lời.
- GV chốt các ý chính
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
H/s làm việc cá nhân.
Gv. Đặt câu hỏi chuyển ý. 
Đàm thoại.
?. Có đức tính tự chủ sẽ có tác dụng gì?
?. Ngày nay trong thời kỳ cơ chế thị trường, tính tự chủ còn quan trọng không?. Vì sao?.
H/s.
Gv. Kết luận chuyển ý.
Tính tự chủ vrất cần thiết cho cuộc sống. Con người luôn phải có sự ứng xử đuúng đắn, phù hợp, giúp cho con người chánh được sự sai lầm không đáng có, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích của cuộc sống. Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ, biễtử sự như những người có văn hoá thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn
Gv. Giải thích câu ca dao:
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
I. Đặt vấn đề.
1.“ Một người mẹ”.
G/v. Con trai bà Tâm bị nghiện ma tuý, nhiễm HIV/AIDS.
G/v. Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con.
 Bà tích cực giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS.
 Bà vận động mọi người quan tâm giúp đỡ gần gũi chăm sóc họ.
 Bà Tâm là người đã làm chủ tình cảm và hành vi của mình.
2. “ Chuyện của N”
Gv. N là H/s ngoan và học khá.
Gv. N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống rượu bia, đua xe máy, N trốn học thi trượt tốt nghiệp, N bị nghiện hút dẫn đến trộm cắp.
Gv. N không làm chủ được tình cảm và hành vi của bản thân, gây ra hậu quả cho bản thân gia đình và xã hội.
A Bài học được rút ra: Bà Tâm là người có đức tính tự chủ, vượt qua khó khăn, không bi quan, không chán nản. Còn N có đức tính tự chủ, thiếu tự tin và không có bản lĩnh
II. Bài học: 
1. Thế nào là tự chủ?
Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh.
2. Biểu hiện của đức tính tự chủ. 
- Thái độ bình tỉnh tự tin.
- Biết tự điều chỉnh hành vi của mình, biết tự kiểm tra đánh giá bản thân mình.
3. ý nghĩa của tính tự chủ.
- Tự chủ là một đức tính quý giá.
- Có tính tự chủ con người sống đ ... y dựng, phát triển kinh tế địa phương
 Góp ý việc làm của cơ quan quản lí Nhà nước trên báo)
H:Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội có ý nghĩa như thế nào?
(Quyền làm chủ của công dân:
-Làm chủ tự nhiên
-Làm chủ xã hội
-Làm chủ bản thân)
H:Nhà nước đảm bảo quyền tham gia quản lí Nhà nước của công dân bằng cách nào?
H:Công dân cần phải làm gì?
HS cần phải làm gì?
2.Phương thức thực hiện
*Trực tiếp: 
 Tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
*Gián tiếp:
 Thông qua Đại biểu của công dân để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền quyền giải quyết.
3.ý nghĩa của quyền tham gia quản lí Nhà nước, xã hội của công dân
-Đảm bảo cho công dân quyền làm chủ tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công việc xây dựng và quản lí đất nước.
-Công dân có trách nhiệm tham gia các công việc của Nhà nước, xã hội để đem lại lợi ích cho bản thân, xã hội.
4.Điều kiện đảm bảo để thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội
*Nhà nước:
-Qui định bằng pháp luật
-Kiểm tra, giám sát việc thực hiện
*Công dân:
-Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện.
-Nâng cao phẩm chất, năng lực và tích cực tham gia thực hiện tốt.
*Học sinh:
-Học tập, lao động tốt
-Tham gia góp ý, xây dựng lớp, chi Đoàn
-Tham gia các hoạt động ở địa phương (xây dựng nhà tình nghĩa, tuyên truyền kế hoạch hoá, bài trừ tệ nạn xã hội)
IV.Luyện tập:
Làm bài tập 2 SGK
Đáp án: ý kiến đúng: C
V.Hướng dẫn học bài:
- Làm bài tập 3, 4, 5, 6 SGK trang 59, 60
- Đọc trước bài 17
- Tìm hiểu luật “Nghĩa vụ quân sự”
- Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ Tổ quốc
ac&db
Tiết 31 
Ngày 10 tháng 04 năm 2011
Bài 17:
Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
HS hiểu được:
- Vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc?
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân?
- Trách nhiệm của công dân? 
2. Kĩ năng:
- Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự, an ninh ở nơi cư trú và trường học.
- Tuyên truyền, vận động bạn bè và người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Thái độ:
- Tích cực tham gia các hoạt động thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc khi đến độ tuổi qui định.
B. Tài liệu, thiết bị:
- SGK, SGV GDCD 9
- Hiến pháp 1992
- Luật nghĩa vụ quân sự- Bộ luật hình sự năm 1999
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
?. HS lớp 9 có quyền tham gia góp ý về quyền trẻ em không?
a.Được quyền tham gia
b.Đây là việc của phụ huynh và thầy cô giáo
?. Nêu ví dụ về việc làm trực tiếp, gián tiếp của bố mẹ em thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, xã hội.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Dẫn bài “Thơ thần” của Lí Thường Kiệt và câu nói khẳng định chân lí của Bác Hồ “Không có gì quí hơn độc lập, tự do” để chuyển tiếp trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động của H/s và Gv
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề
HS quan sát ảnh ở SGK
-HS giới thiệu tranh, ảnh sưu tầm.
Phân lớp thành 4 nhóm- Thảo luận.
Nhóm 1: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
Nhóm 2: Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?
Nhóm 3: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì?
Nhóm 4: HS cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc?
HS cần có trách nhiệm như thế nào trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
GV kết luận: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quí của công dân. Nghĩa vụ và quyền thiêng liêng đó được thể hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Luật nghĩa vụ quân sự)
-GV giới thiệu luật nghĩa vụ quân sự- Hiến pháp 1992- Luật hình sự
I.Đặt vấn đề
-Các bức ảnh trên giúp ta hiểu được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của mọi công dân trong chién tranh cũng như trong hoà bình.
-Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân.
II.Nội dung bài học
1.Bảo vệ Tổ quốc là: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?
-Non sông, đất nước ta do cha ông bao đời đổ mồ hôi, xương máu khai phá, bồi đắp.
-Hiện nay vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính Tổ quốc ta.
3.Bảo vệ Tổ quốc bao gồm các nội dung:
-Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
-Thực hiện nghĩa vụ quân sự
-Thực hiện chính sách hậu phương, quân đội
-Bảo vệ trật tự an nunh- xã hội
4.Trách nhiệm của học sinh
-Học tập, tu dưỡng đạo đức
-Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự
-Tích cực tham gia phong trào trật tự an ninh trường học, nơi cơ trú
-Sẵn sàng làm nhiệm vụ quân sự, vận động người khác làm tốt nghĩa vụ quân sự
IV.Bài tập: Làm bài tập 1 SGK (Đáp án a, c, d, đ, e, h, i)
ac&db
Tiết 32 
Ngày 17 tháng 04 năm 2011
Bài 18:
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
HS hiểu được:
- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
- Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Phương pháp rèn luyện.
2.Kĩ năng:
- Biết giao tiếp, ứng xử có văn hoá, có đạo đức và tuân theo pháp luật; biết phân biệt hành động đúng sai về đạo đức, pháp luật.
- Tuyên truyền, giúp đỡ những người xung quanh sống có đạo đức, có văn hoá, tuân theo pháp luật.
3.Thái độ: 
- Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi người xung quanh.
B.Tài liệu, thiết bị:
- Những tấm gương về người tốt, việc tốt ở địa phương, sách báo
- Một số chuyện kể liên quan đến chủ đề bài học
C.Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
?. Những việc làm nào sau đây là tham gia bảo vệ Tổ quốc?.
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
- Mua trái phiếu xây dựng Tổ quốc
- Xây dựng lực lượng dân quốc tự vệ
- Tham gia bảo vệ trật tự an toàn xã hội
- ủng hộ đồng bào bị lũ lụt
?. Học sinh có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, điều đó được thể hiện bằng những việc làm như thế nào?.
- GV nhận xét phần trả lời của HS và đánh giá
3. Bài mới:
Hoạt động của H/s và Gv
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Tìm hiểu Đặt vấn đề
Nguyễn Hải Thoại-Một tấm gương về sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật
-1 HS đọc truyện.
-Thảo luận cả lớp các câu hỏi ở phần gợi ý
*Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
H: Tìm những tấm gương tốt thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật (Bác sĩ Lê Thế Trung- Học sinh Lê Thái Hoàng; nông dân giỏi Nguyễn Cẩm Luỹ)
H:Nêu 1 số hành vi sống không có đạo đức, làm việc trái pháp luật?
(Vũ Xuân Trường, Trương Văn Cam, Nguyễn Đức Chi tham ô tài sản Nhà nước 165 tỉ đồng; Lã Thị Kim Oanh)
*Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
H:Thế nào là sống có đạo đức , tuân theo pháp luật?
Thế nào là tuân theo pháp luật?
HS so sánh
I.Đặt vấn đề
Kết luận: Sống và làm việc như anh Thoại là cống hiến cho mọi người, là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh trí tuệ của quần chúng, cống hiến cho xã hội, cho công việc, đem lại lợi ích cho tập thể, cá nhân, gia đình và xã hội
II.Bài học:
1.Sống có đạo đức:
-Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức
-Chăm lo việc chung cho mọi người
-Giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ
-Lấy lợi ích xã hội- dân tộc làm mục đích sống
2.Tuân theo pháp luật: Sống và làm việc theo những qui định bắt buộc của pháp luật
3.Mối quan hệ giữa đạo đức- pháp luật
-Sống có đạo đức: Tự giác thực hiện 
-Tuân theo pháp luật: Bắt buộc thực hiện
4.Trách nhiệm của học sinh
 Rèn đạo đức, tư cách, quan hệ tốt với bạn bè, gia đình, xã hội, thực hiện nghiêm túc pháp luật
IV.Củng cố- Hướng dẫn học bài:
-Làm bài tập 2 ở SGK 
-Sưu tầm trong thực tế những ví dụ sống có đạo đức, tuân theo pháp luật
ac&db
Tiết 33: 
Ngày 24 tháng 04 năm 2011
Thực hành: ngoại khoá các vấn đề địa phương
A. Mục tiêu:
- Giúp H/sinh có những hiểu biết mở rộng các nội dung đã học
- Cập nhật các hoạt động, các phong trào ở địa phương, lồng ghép môi trường
- Rèn kĩ năng tìm hiểu, giao lưu
- Hình thành thái độ, tình cảm yêu quê hương
B: Phương pháp: 
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu gương, phân tích, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, liên hệ bản thân, kích thích tư duy.v.v
- Làm bài viết dưới dạng thi tìm hiểu
C. Nội dung thực hành, ngoại khoá:
- Thanh niên- học sinh trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương
D. Câu hỏi tìm hiểu:
Câu 1: 
- Hãy cho biết những vấn đề về môi trường mà toàn thế giới đang phải đối đầu ở thế kỉ XXI.
Câu 2:
- Cho biết thực trạng môi trường ở địa phương em hiện nay (xã- huyện)
Câu 3: 
- Thanh niên học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương? Nêu một số giải pháp cụ thể.
E. Yêu cầu:
Câu 1: H/sinh nêu được các ý chính:
- Nhiệt độ trái đất đang ngày càng tăng lên
- Hiện tượng thiếu nước ngọt
- Diện tích đất nông nghiệp đang có nguy cơ giảm dần
- Nghề cá suy thoái
- Rừng bị thu hẹp nhanh chóng
- Nhiều loài bị diệt
- Dân số tăng nhanh
Câu 2: 
- H/sinh phản ánh được thực trạng môi trường ở địa phương.
Câu 3: 
- Từ câu 2- H/sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương nói riêng và đất nước nói chung.
Tiết 34:
Ngày 01 tháng 05 năm2011
ôn tập học kỳ 2
A. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, hệ thống các nội dung đã học, trong đó chú ý các nội dung cơ bản ở học kì 2.
- Rèn kĩ năng ghi nhớ, khái quát, liên hệ vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày.
- Biết vận dụng vào 1 số tình huống cụ thể
B. Phương pháp:
- Thảo luận qua hệ thống câu hỏi
- Nêu vấn đề
- Làm việc cá nhân
- Đàm thoại
C. Nội dung ôn tập:
Câu hỏi- Bài tập:
1.Trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, thanh niên có trách nhiệm như thế nào?. 
 Liên hệ đến bản thân những việc đã làm tốt? Những mặt cào hạn chế?.
2. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân Việt Nam?. 
 Pháp luật nước ta cấm kết hôn trong những trường hợp nào?. 
 Nêu 1 số hành vi làm trái với các nguyên tắc của chế độ hôn nhân?.
3. Em hiểu như thế nào về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?.
4. Thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí?. 
 Trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa như thế nào?
5. Công dân có quyền như thế nào trong việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Lấy ví dụ?
6. Thanh niên có trách nhiệm gì trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?. 
 Học sinh có những việc làm cụ thể như thế nào trong việc thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
7. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có quan hệ với nhau như thế nào? Vì sao phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
8. Lấy 1 số ví dụ thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?.
 - Lấy 1 số ví dụ thể hiện vi phạm đạo đức và trái qui định pháp luật?. Qua đó nêu hiệu quả
ac&db
J 
Tiết 35: 
Ngày 08 tháng 05 năm 2011
Kiểm tra học kì 2
A.Mục tiêu:
- Hệ thống, khắc sâu kiến thức cơ bản trong học kì 2
- Rèn kĩ năng ghi nhớ, khái quát, biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày
- Thông qua tiết kiểm tra, giáo viên rút ra được những nội dung, kỉ năng mà HS còn yếu để có phương hướng bổ sung trong những năm tới
- Rèn thái độ làm bài nghiêm túc
B.Đề ra:
C.Đáp án, biểu điểm: 
Có đề, đáp án phôtô kèm theo
Thi theo đề của phòng
ac&db

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cd 9 hay hay.doc