Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Phạm Hồng Thái

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Phạm Hồng Thái

Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

-Hs hiểu được thế nào là chí công vô tư

-Những biểu hiện của fẩm chất chícông vô tư

-Y nghĩa của chí công vô tư.

2.Kĩ năng :

-Hs phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư,không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

 

doc 38 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Phạm Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:/ . / 201 Ngày dạy:/ . / 201 
Tiết : 1 
Tuần :1 
 Bài 1 : CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-Hs hiểu được thế nào là chí công vô tư
-Những biểu hiện của fẩm chất chícông vô tư
-Y nghĩa của chí công vô tư.
2.Kĩ năng :
-Hs phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư,không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
-Hs biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có fẩm chất chí công vô tư.
3.Thái độ:
-Ung hộ ,bảo vệ những hành vi thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống.
-Phê phán những hành vi thể hiện vụ lợi ,tham lam,thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
-Làm được nhiều việc tốt thể hiện phẩm chất chí công vô tư.
II.Các thiết bị dạy học:
-SGK,sách GV GDCD 9
-Tranh ảnh ,ca dao ,tục ngữ,câu chuyện nói về fẩm chất chí công vô tư
III.Các bước tiến hành:
1.Ổ n định lớp:
2.Bài cũ:
Gv khái quát nội dung chương trình 
3.Bài mới:
Gv giới thiệu vào bài
Phương pháp
-Gv lấy một ví dụ thực tế:
? Chuyện cô vừa kể nói lên vấn đề gì?
-Gọi HS đọc câu chuyện thứ nhất trong SGK
? Em có nhận xét gì về việc làm của Trần Trung Tá và Vũ Tán Đường?
Hs trả lời cá nhân
Gv bổ sung chốt lại
? Vì sao Tô Hiến Thành chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước?
- Là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung cua đất nước. 
? Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện những đức tính gì?
Hs trả lời cá nhân
Gv bổ sung chốt lại
 Hs đọc câu chuyện 2:
? Điều mong muốn của Bác Hồ là gì?
-Là tổ quốc được giải phóng nhân dân được ấm no hạnh phúc.
? Mục đích mà Bác theo đuổi là gì?
-Làm cho ích quốc lợi dân.
? Tình cảm của nhân ta đối với Bác như thế nào? Suy nghĩ của bản thân em?
Hs trả lời 
Gv phân tích chốt lại
? Việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ có chung phẩm chất của đức tính gì?
-Biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.
Thảo luận:? Qua hai câu chuyện tên em rút ra được bài học gì cho bản thân và mọi người?
Cho đại diện tổ trả lời
Gv góp ý chốt lại .
Gv chuyển ý .
->Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người.Những phẩm chất đó không biểu hiện bằng lời nói mà thể hiện bằng việc làm cụ thể,là sự kết hợp giữa nhân thức về khái niệm,ý nghĩa với thực tiễn cuộc sống.
? Thế nào là chí công vô tư?
Bài tập:kẻ sẵn giấy rô ki
Những việc làm nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư?
a. Giải quyết công việc công bằng.
b. Chỉ chăm lo lợi ích của mình.
C .Làm việc vì lợi ích chung.
d. Không thiên vị .
e. Dùng tiền bạc của cải nhà nước cho việc cá nhân.
-Hs trả lời ,nhận xét .GV chốt lại ý chính.
? Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư là gì?
-Gv phân tích lấy ví dụ thực tế chốt lại .
Bài tập : Những hành vi nào sau đây trái với fẩm chất chí công vô tư:
a. Gải quyết công việc thiên vị .
b. Sống ích kỉ,chỉ o lợi ích cá nhân 
c. Tham vụ lợi.
d. Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng.
e. Che dấu khuyết điểm cho người thân,có chức .
? Nêu ví dụ về lối sống chí công vô và không chí công vô tư mà em gặp trong lối sống hằng ngày.
-Gv kẻ sẵn bảng:
Chí công vô tư
Không chí công vô tư
Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của mình.
Hiến đất để xây trường học.
Dạy học miễn fí cho trẻ em nghèo
Bỏ tiền xây cầu cho nhân dân đi lại
Chiếm đoạt tài sản nhà nước.
Lấy đất công bán lợi riêng .
Bố trí việc làm cho con cháu họ hàng.
Trù dập những người tốt
Gv nhận xét 
? Từ các ví dụ trên cúng ta rèn luyện tính chi công vô tư như thế nào?
-Gv nhận xét chốt lại 
Nội dung
1.Thế nào là chí công vô tư ?
-Là phẩm chất đạo đức của con người ,thể hiện ở sự công bằng,không thiên vị ,giải quyết công việc theo lẽ phải,xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2./Ý nghĩa của fẩm chất chí công vô tư:
-Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội ,góp phần làm cho đất nước giàu mạnh,xã hội công bằng ,dân chủ ,văn minh.
3.Rèn luyện chí công vô tư như thế nào?
-Ung hộ quí trọng người có đức tính chí công vô tư.
-phê phán hành động trái chí công vô tư.
III.Bài tập:
-Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong sgk
-Gv cho trả lời cá nhân và cả lớp cùng nhận xét 
Đáp án :tán thành quan điểm d,đ-Không tán thành a,b,c
-Hs làm bài tập 3 trong SGK 
Hs trả lời cá nhân cả lớp nhận xét
Gv nhận xét->Mỗi chúng ta phải có quan điểm ,thái độ đúng đắn với phẩm chất chí công vô tư, để cùng mọi người xây dựng một nhà nước công bằng và hạnh phúc.
4.Củng cố:
- Cho học sinh đóng vai tự lo lời thoại và tình huống chuyện .
-Cả lớp nhận xét 
-Gv nhận xét ,bổ sung
- Hs thi tìm hiểu những câu ca dao ,tục ngữ đã sưu tầm ở nhà.
5.Hướng dẫn học ở nhà:
-Học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK 
-Đọc trước bài tự chủ.Tổ một sắm vai qua câu chuyện 1 “một người mẹ”,tổ 2 câu chuyện 2,tổ 3và 4 tím những câu câu chuyện ,hình ảnh liên quan đến bài tự chủ.
6.Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn:/ . / 201 Ngày dạy:/ . / 201 
Tiết : 2 
Tuần:2 
 BÀI 2: TỰ CHỦ
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức :
- Hs hiểu đựơc thế nào là tính tự chủ. Biểu hiện của tính tự chủ.Ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân,gia đình và xã hội.
2.Kĩ năng:
-Hs biết nhân xét ,đánh giá hành vi của tính tự chủ
-Biết hành động đúng với đức tính tự chủ.
3.Thái độ:
-Tôn trọng ủng hộ những người có hành vi tự chủ
-Có biện pháp ,kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội khác.
II.Thiết bị dạy học:
-SGK,sách GV GDCD lớp 9.
-Sưu tầm về các câu chuyện ,tấm gương về đức tính tự chủ.
III.Các bước tiến hành:
1.Ổ định lớp:
2.Bài cũ:
-Nêú ý nghĩa thể hiện fẩm chất chí công vô tư ?Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư ntn?
-Nêu ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn ,thầy cô giáo hoặc những người xung quanh mà em biết?
3.Bài mới:
-Gv đưa ra một ví dụ về tính tự chủ của một công dân
?Qua câu chuyện cô vừa kể em có suy nghĩ gì?việc làm đó thể hiện đức tính gì của nhân vật?
Phưong pháp
-Gọi HS đọc câu chuyện “Một người mẹ”
? Bà Tâm đã làm gí trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
-Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con.
-Bà tích cực giúp đỡ những người bị HIV/DIDS khác.
-Bà vận động các gia đình quan tâm giúp đỡ,gần gũi chăm sóc họ
.? Theo em bà Tâm là người như thế nào?
-Bà Tâm đã tự chủ được tình cảm và hành vi của mình nên đã vượt qua được nỗi đau khổ ,sống có ích cho con và cho những người khác.
-Gọi HS đọc câu chuyện “Chuyện của N”
? N đã từ một HS ngoan đi đến chỗ nghiện ngậpvà trộm cắp như thế nào?Vì sao như vậy?
-Bị bạn bè rủ rê tập hhút thuốc lá ,uống bia,đua xe máy,trốn học,thi trượt tốt nghiệp,bị nghiện,trộm cắp..Vì không làm chủ được tình cảm và hành vi của bản thân,gây hậu quả cho bản thân,gia đình và xã hội.
Thảo luận?Qua 2 câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân?
.? Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn xử lí như thế nào?
-Tránh nhiệm của mọi người trong lớp là động viên,gần gũi,giúp đỡ,các bạn hoà hợp với lớp,với cộng đồng để họ trở thành người tốt .
-Phải có đức tính tự chủ để không mắc phải sai lầm như N
Thảo luận?Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình,không cấn quan tâm đến hoàn cảnh và người khác.Bạn có đồng ý với ý kiến đó không vì sao?
? Biết làm chủ bản thân là người có đức tính gì?
? Làm chủ bản thân là làm chủ những lĩnh vực gì?
? Thế nào là tự chủ?
Gv tổng kết các ý 
Tổ chức HS sắm vai với tình huống sau:
Bị bạn bè nghi oan.
Có bạn tự nhiên bị ngất trong giờ học.
? Em sẽ xử lí như thế nào khi gặp 2 trường hợp trên?
Cả lớp cùng nhận xét bổ sung
Gv chốt lại
Bài tập:Những hành vi nào sau đây thể hiện tính tự chủ?
a.Tính bột phá trong giải quyết công việc.
b.Thiếu cân nhắc,chín chắn.
c.Nổi nóng,cãi vã,gây gổ khi gặp những việc mình không vừa ý.
d.Hoang mang sợ hãi ,chán nản trước khó khăn.
e.Sa ngã,bị cám giỗ,bị lợi dụng.
f.Nói tục chửi bậy,xử sự thiếu văn hoá.
-Hs trả lời GV chốt lại các ý 
->Hs nhắc lại biểu hiện của đức tính tự chủ.
? Những câu ca dao tực ngữ,danh ngôn nào nói về tính tự chủ.
Hs đọc tư liệu đã chuẩn bị sẵn ở nhà
? Có đức tính tự chủ sẽ có tác dụng gì?
? Ngày nay,trong thời kì cơ chế thị trường,tính tự chủ có còn quan trọng không ,vì sao?ví dụ minh hoạ?
-Hs trả lời GV lấy ví dụ ,nhận xét và kết luận.
? Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
Gv gợi ý học sinh tự nêu ra các biện fáp
Gv chốt lại
->Tính tự chủ rất cần thiết trong cuộc sống.Con gnười luôn fải có sự ứng xử đúng đắn,phù hợp.Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đáng có ,sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình.Trong xã hội,nếu mọi người đều biết tự chủ,biết xử sự như những người có văn hoá thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
Nội dung
I.Đ ặt vấn đề:
->Bà Tâm là người có đức tính tự chủ,vượt khó khăn,không bi quan,chán nản.Còn N không có đức tính tự chủ,thiếu tự tin và không có bản lĩnh.
II.Nội dung bài học:
1.Thế nào là tự chủ?
-Tự chủ là làm chủ bản thân.
Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ,tình cảm,hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh,điều kiện của cuộc sống.
2.Biểu hiện của đức tính tự chủ:
-Thái độ bình tĩnh tự tin.Biết tự điều chỉnh hành vi của mình,biết tự kiểm tra,đánh giá bản thân mình.
3.Ý nghĩa của tính tự chủ:
-Tự chủ là một đức tính quí giá.
-Có tính tự chủ con người sống đúng đắn,cư xử có đạo đức,có văn hoá.
-Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn ,thử thách và cám giỗ.
4.Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
-Suy nghĩ lĩ trước khi nói và hành động.
Xem xét thái độ,lờinói ,hành động,việc làm của mình đúng hay sai.
-Biết rút kinhnghiệm và sửa chữa.
4/Củng cố :
Bài tập: Tình huống gặp ở trường .Nêu cách xử sự phù hợp.
a.Có bạn rủ chơi bài ăn tiền.
b.Giờ kiểm tra không làm được bài,bạn bên cạnh cho chép bài.
c.Xe bị hỏng nên em đến trướng muộn.
-Trả lời cá nhân.cả lớp bổ sung,nhận xét 
-Gv bổ sung nhận xét 
->Tự chủ là đức tính quúi giá.Nếu như mỗi chúng ta ai cũng có đức tính tự chủ thì mọi công việc được giao đều hoàn thành tốt đẹp,mỗi cá nhân sẽ góp phần xây dựng gia đình ,xã hội văn minh,hạnh phúc. Mỗi HS chúng ta biết tự chủ sẽ trở thành những con ngoan ,trò giỏi,truờng lớp chúng ta sẽ luôn là môi trường trong sạch,văn minh,lịch sự.
5.Hướng dẫn học ở nhà:
-Học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK
-Xem trước bài “Dân chủ và kỉ luật”
-Sưu tầm các sự kiện,tình huống thể hiện dân chủ và không dân chủ .Kỉ luật và không tôn trọng kỉ luật.
6.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:/ . / 201 Ngày dạy:/ . / 201 
Tiết : 3 
Tuần :3 
 Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I.Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức:
-Hiểu được thế nào là dân chủ,kỉ luật;những biểu hiện của dân chủ ,kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội.
-Hiểu được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu,phát huy dân chủ và kỉ luật là cơ hội ,điều kiện để mỗi người phát triển nhân cách và góp phần xây dựng một xã hội công bằng,dân chủ,văn minh.
2.Kĩ năng:
-Biết giao tiếp,ứng xử ... đạt năng suất ,chất lượng ,hiệu quả?
Trình bày cá nhân.
Gv nhận xét,bổ sung.
Nhà máy phân lân Văn Điển có nguy cơ phá sản.
Các doanh nghiệp được tuyên dương và trao giải “sao vàng đất Việt” .Công ti gạch ốp lát Hà Nội.Công ti ống thép Việt –Đức .
Ong Bùi Hữu Nghĩa nông dân tỉnh Long An.
Ong Nguyễn Cẩm Lũ “thần đèn”TPHCM.
Giáo sư ,tiến sĩ Trần Qui-giám đốc bệnh viện Bạch Mai.
Trả lời cá nhân 
Cả lớp bổ sung .
Gv nhận xét đưa ra đáp án
I.Đặt vấn đề:
Là người có ý chí quyết tâm cao ,có sức làm việc phi thường,có ý thức trách nhiệm cao trong công việc ,ông luôn say mê sáng tạo trong công việc.
Tốt nghiệp bác sĩ loại xuất sắc ở Liên Xô về chuyên ngành bỏng trong những năm 1963-1965 ,ông hoàn thành 2 cuối sách về bỏng để kịp thời phát đến các đơn vị trong toàn quốc.
Nghiên cứu thành công việc tìm da ếch thay thế da người trong điều trị bỏng.
Chế ra loại thuốc trị bỏng B76 và nghiên cứu thành công gần 50 loại thuốc khác cũng có giá trị chữa bỏng và đem lại hiệu quả cao.
Được tặng nhiều danh hiệu anh hùng cao quí .Gìo là thiéu tướng giáo sư ,tiến sĩ y khoa,thầy thuốc nhân dân ,anh hùng quân đội ,nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam.
=>Học tập tinh thần vượt lên và mê say nghiên cứu khoa học.
II.Nội dung bài học :
1.Khái niệm :Làm việc có năng suất chất lượng ,hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định .
2.Ý nghĩa :Là yêu cầu cần thiết của người lao động tong sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước.
Góp phần nâng caochất lượng cuộc sống cá nhân ,gia đình và xã hội .
3.Biện pháp:
lao động tự giác,kỉ luật luôn2 năng động sáng tạo.Tích cực nâng cao tay nghề ,rèn luyện sức khoẻ.
*Bản thân:Học tập và rèn luyện ý thức kỉ luật tốt .Tìm tòi sáng tạo trong học tập.Có lối sống lành mạnh ,vượt qua mọi khó khăn ,tránh xa tệ nạn xã hội 
III.Bài tập:
Yêu cầu học sinh làm bài tập 1:
Đáp án:
Hành vi :c,đ,e thể hiện làm việc có năng suất chất lượng ,hiệu quả.
Hành vi :a,b,d không thể hiện việc làm đó
Ngày soạn:/ . / 201 Ngày dạy:/ . / 201 
Tuần: 13 
Tiết :13 
Bài 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
I.Mục tiêu bài học ;
1.Kiến thức :
- Y nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội .
- Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Những chính sách khuyến khích tạo việc làm cho người lao động
- Những qui định của bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên.
2.Kĩ năng :
 Biết được các loại hợp đồng lao động ; một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của bên các tham gia hợp đồng lao động.
3.Thái độ:
- Có lòng yêu lao động ,tôn trọng người lao động
- Tích cực ,chủ động tham gia các công việc chung của trường ,lớp.
- Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội
II. Các thiết bị dạy học:
- SGK ,sách GV GDCD lớp 9.
- Hiến pháp 1992-Bộ luật lao động năm 2002.
- Một số tranh ảnh sưu tập có liên quan đến bàidạy.
- Những tấm gương lao động giỏi.
III. Các bước tiến hành:
1.ổn định lớp:
2.Bài cũ:
? Tại sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân?
Trả lời :
- Mọi công dân có quyền sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm,lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội ,đem lại thu nhập cho bản thân,gia đình.
- Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân,nuôi sống gia đình ,góp phần sáng tạo ra của cải,vật chất và tinh thần và xã hội ,duy trì và phát triển đất nước.
3.Bài mới : Như vậy tiết trước chúng ta tìm hiểu khái niệm của lao động là gì, ý nghĩa của lao động, quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, khái nệm hợp đồng lao động. Vậy nhà nước có những chính sách gì để tạo việc làm cho người lao động ? Bộ luật lao động có những qui định như thế nào cho trẻ chưa thành niên? Công dân nói chung và bản thân em nói riêng cần có trách nhiệm như thế nào đối với những hành vi sai trái sử dụng sức lao động ? Để hiểu rõ hơn những vấn đề trên chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Gv giới thiệu 4 bức tranh:
? Em có nhận xét gì về điều kiện lam việc ,tìm kiếm việc làm của công dân qua bức tranh?
-Hs trả lời cá nhân:
-Gv nhận xét bổ sung phân tích qua bức tranh: tự do tìm kiếm việc làm tuỳ thuộc vào trình độ năng lực,điều kiên làm việc 
? Nhà nhà nước đã có những chính sách khyến khích tạo nhiều việc làm cho người lao động như thế nào?
Hs trả lời dựa vào SGK.
Gv chốt lại các ý chính kết hợp phân tích :
- Kêu gọi đầu tư sản xuất,kinh doanh trong nước: như nhà máy dệt Thái Tuấn, công ti dày Hồng Anh.
- Tạo việc làm, tự tạo việc làm : xí ngiệp chế biến hạt điều. Chăn nuôi ,trồng trọt 
- Dạy nghề, học nghề: trường dạy nghề đất đỏ
- Thu hút kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: liên doanh dầu khí Việt Nam,liên doanh với Đaì Loan,Hàn Quốc lắp ráp xe gắn máy.
- Hs đọc : Bộ luật lao động 
 Điều 14: “Nhà nước có chính sách khuyến khích ,tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ,bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất,kinh doanh ,để giải quyết việc làm cho người lao động”
Điều 5: “Mọi hoạt động tạo ra việc làm,tự tạo việc làm ,dạy nghề và học nghề để có việc làm . Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều ngươi lao động đều được nhà nước khuyến khích ,tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ”.
Điều 20:
1, Mọi người có quyền lựa chọn nghề nghiệp và nơi học nghề phù hợp với nhu cầu làm việc của mình.
2, Doanh nghiệp ,tổ chứcvà cá nhân có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật được mở cơ sở dạy nghề .
chính phủ ban hành về việc qui định mở các cơ sở dạy nghề.
? Kể tên một số hoạt động sản xuất, kinh doanh ,taọ việc làm,tự tạo việc làm ở địa phương mà em biết?
- Hs trả lời cá nhân:
-Gv bổ sung lấy thêm ví dụ 
-> Nhà nước hiện nay có chính sách khuyến khích nông dân thuộc diện xoá đói giảm nghèo cho vay vốn không lấy lãi trong khoảng thời gian ngắn để làm ăn như: chăn nuôi bò, trồng vườn cây
Thảo luận :
 ? Những chính sách khuyến khích tạo việc làm của nhà nước nhằm mục đích gì?
- Tạo ra nhiều việc làm cho người dân
- Giải quyết bớt số` lao động ngày càng nhiều .
- Hạn chế các tệ nạn xã hội.
=>Gv khái quát lại nội dung bài học.
Hoạt động 2:
- Gv giới thiệu 2 bức tranh ;
- Em có nhận xét gì Qua 3 bức tranh vừa giới thiệu ?
- Hs trả lời cá nhân;
- Gv nhận xét: bổ sung .
? Bộ luật lao động đã có những qui định gì đối với trẻ em chưa thành niên?
- Hs trả lời cá nhân .
- Gv bổ sung phân tích :
+ Dưói 15 tuổi
+ Dưới 18 tuổi.
+ Cấm ngược đãi..
Điều 6: 
 -Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi ,có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động .
- Người sử dụng lao động là doanh nghiệp ,cơ quan,tổ chức hoặc cá nhân,nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi,có thuê mướn,sử dụng và trả công lao động .
? Trẻ em có những hoạt động như thế nào để giúp đỡ gia đình ? Liên hệ bản thân em?
- Hs trả lời cá nhân:
- G- v bổ sung : ngoài phụ giúp việc nhà thì ở trường chúng ta cũng tích cực tham gia lao động vệ sinh trường lớp, tại địa phương mình ở.
Lao động quan trọng đối với em hiện nay là gì?
Học tập .
? Nếu trẻ em dưới 15 tuổi xin vào làm việc ở một cơ quan nào đó có được không?
- Gv gợi ý hs trả lời:
? Công dân nói chung và bản thân em nói riêng có trách nhiệm như thế nào trước những biểu hiện sai trái sử dụng sức lao động trẻ em?
+ Tuyên truyền,vân động gia đình,xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
+ Góp phần đấu tranh những hiện tượng sai trái ,trái pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
-Gv giới thiệu hình:
? Theo em việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của những sinh viên sau khi ra trường có tuỳ thuộc vào bản thân họ không ? vì sao ?
- Gv gợi ý hs trả lời:
+ Giỏi thực sự trong quán trình học dựa vào kết quả học tập.
+ Năng lực của bản thân .
+ Tích cực tham gia các hoạt động của xã hội để tích trữ các kinh nghiệm trong cuộc sống .
+ Nhanh nhẹn nắm bắt các yêu cầu của xã hội ..
? Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình ,ngay từ khi còn là học sinh em phải làm gì?
- Hs trả lời ý kiến cá nhân.
=>Gv khái quát lại nọi dung vừa tìm hiểu.
* Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 SGK
-Hs trả lời nhanh 
G- v nhận xét đưa ra đáp án 
- Bài tập 2 : hs trả lởi . gv nhận xét và bổ bung 
- Bài tập 3: hs traq3 lời nhanh 
- Gv nhận xét đưa ra đáp án.
Nội dung
3 .Những chính sách khuyến khích của nhà nước tạo việc làm cho người lao động : 
- Khuyến khích tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển.
- Các hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm .
- Các cơ sở Dạy nghề ,học nghề.
-Thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước
4. Qui định của bộ luật lao động đối với trẻ em chưa chưa thành niên:
cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc .
cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc,nguy hiểm,tiếp xúc với chất độc hại.
Cấm lạm dụng ,cưỡng bức ,ngược đãi người lao động.
5 trách nhiệm của công dân:
tuyên truyền ,vân động gia đình ,xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
Góp phần đấu tranh những hiện tượng sai trái pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của người công dân.
III.Bài tập :
Đáp án bài tập 1: câu đúng là b,d
Đáp án bài tập 2: câu b, c.
Đáp án bài tập 3: b,d,e
4 .Củng cố:
Bài tập : Theo em công dân có những quyền gì sau đây?
tự do sử dụng sức lao động .
lựa chọn nghề nghiệp.
Học nghề ,tìm kiếm việc làm.
Lao động có thu nhập hợp pháp.
Dạy nghề, truền nghề để trục lợi.
Lợi dụng lao động từ thiện.
Bài tập 2: em nên làm những việc làm nào sau đây?
lao động giúp đỡ gia đình
tôn trọng sức lao động người khác.
Còn nhỏ tuổi chỉ học,vui chơi không phải làm việc gì?
Tham gia lao động trường lớp,thôn xóm.
Bài tập tình huống : Thành 15 tuổi ,đang học lớp 9.Muốn có việc làm lấy tiền phụ giúp gia đình. Thành phải làm cách nào?
xin vào biên chế ,làm việc trong một cơ quan nhà nước.
Xin làm hợp đồng.
Vay vốn mở xưởng sản xuất,thuê người lao động.
Hoàn thành các câu ca dao ,tục ngữ sau:
Có làm thì mới..
.. hàm nhai.
Bàn tay ta .
 sỏi đá cũng thành cơm.
Tuổi nhỏ làm
Gv : những câu a dao trên khắc hoạ những bức tranh lao động của người Việt Nam ta,từ bao đời naytinh thần lao động đúng đắn được hình thành trong quá trình xây dựng đất nước
Mỗi công dân Việt Nam yêu nước nói chung ,học sinh chúng ta nói riêng phải tích cực lao động để làm giàu cho mình,gia đình và xã hội.Có thái độ phê phán những hiện tượng tiêu cực trong xã hội để thực hiện mục tiêu “Dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ ,văn minh”.
Hiên nay không những nước ta mà cả thế giới hàng năm vẫn tổ chức ngày lao động quốc tế 1/5..
	5. Hướng dẫn học tập:
học tốt bài ở nhà,làm các bài tập còn lại trong SGK TRANG 51.
Sưu tầm những câu ca dao,tục ngữ nói về lao động.
Tham khảo bộ luật lao động năm 2002.
On lại các bài đã học 12,13,14 để tiết sau kiểm tra một tiêt.
Chuẩn bị giấy, bút,thước..
6.Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docCONG DAN 9.doc