Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Phạm ngũ lão

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Phạm ngũ lão

/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- HS hiểu khái niệm, biểu hiện của chí công vô tư.

- Ý nghĩa và cách rèn luyệnc chí công vô tư.

2. Thái độ

- Phân biệt hành vi đúng sai về chí công vô tư , đánh giá hành vi của mình về chí công vô tư.

- Mong muốn mọi người cùng có chí công vô tư.

3. Kĩ năng

 

doc 81 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Trường THCS Phạm ngũ lão", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần1-Tiết 1- Bài 1
	 Chí công vô tư
	Ngàydạy: 18/ 8/ 2010: 9A-4.
 19/ 8/ 2010: 9A 3.
 20/ 8/ 2010: 9A-2.
 21/ 8/ 2010: 9A-1.
I/ Mục tiêu bài học
Kiến thức
HS hiểu khái niệm, biểu hiện của chí công vô tư.
ý nghĩa và cách rèn luyệnc chí công vô tư.
2. Thái độ
Phân biệt hành vi đúng sai về chí công vô tư , đánh giá hành vi của mình về chí công vô tư.
Mong muốn mọi người cùng có chí công vô tư.
3. Kĩ năng
Noi gương việc làm tốt, phê phán hành vi sai trái, làm nhiều việc thể hiện chí công vô tư.
Rèn luyện tính chí công vô ngay từ khi còn ngồi trên nghế nhà trường.
II/ Phương pháp 
Thảo luận nhóm , đóng vai, thuyết trình.
Giải quyết vấn đề, tư duy, xử lý tình huống.
C/ Tài liệu, phương tiện
SGK, SGVlớp9, tình huống.
Câu chuyện, cadao, tục ngữ.
D/ Các hoạt động dạy- học 
1. ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra sách vở của HS
3.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
ở các lớp 6,7,8 chúng ta đã được tìm hiểu nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp,lên lớp 9 chúng ta tiếp tục học một số phẩm chất nữa để tu dưỡng ta trở thành con người tốt ,có ích cho xã hội mà phẩm chất đầu tiên là chí công vô tư.Vậy để hiểu chí công vô tư là gì , biểu hiện , ý nghĩa của chí công vô tư chúng ta vào bài mới hôm nay.
Hoạt động 2
Tìm hiểu phần đặt vấn đề
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Nội dung cần đạt 
H: Nêu nội dung của câu chuyện ?
H:Nhận xét việc làm của Vũ Tán Đường , Trần Trung Tá ?
H:Vì sao Tô Hiến Thành chọn Trần Trung Tá lo việc nước ?
H:Theo em, THT là người như thế nào ?Thể hiện đức tính gì ?
GV cho HS đọc câu chuyện 2
H: Bác Hồ có mong muốn gì đối với nhân dân , đất nước ?
H: Em có nhận xét gì về ước muốn của Bác Hồ ?
H: Qua hai câu chuyện trên em rút ra bài học gì cho bản thân ?
Đọc phần đặt vấn đề : to, rõ ràng.
HS dựa vào truyện để trả lời.
- Là người có đức, có tài.
- Hết lòng vì dất nước.
- Thẳng thắn, vô tư. 
- HS đọc tìm hiểu.
- Biết chọn người tài giỏi để phục vụ đất nước.
HS đọc câu chuyện 2.
- Mong muốn nhân dân được ấm no hạnh phúc. 
- Ước muốn cao cả vì dân ,vì nước.
HS rút ra bài học cho bản thân.
I. Đặt vấn đề 
Tô Hiến Thành -Tấm gương về chí công vô tư 
2. Điều mong muốn của Bác Hồ 
Hoạt Động 3
Tìm hiểu nội dung bài học 
H: Chí công vô tư là gì ? Cho ví dụ?
H: Nêu biểu hiện của chí công vô tư ?
H: ý nghĩa của chí công vô tư với cuộc sống ?
H: HS cần rèn luyện như thế nào để trở thành người chí công vô tư ?
H: Trái với chí công vô tư là gì? Tác hại của việc không vô tư?
GV cho HS tám gương về chí công vô tửtong cuộc sống, ở lớp, ở trường.
- Công bằng không thiên vị làm theo lẽ phải
- Hành động lời nói 
- Học sinh trả lời 
- Lấy ví dụ.
- Đựơc mọi người tin tưởng giao nhiệm vụ.
- Xã hội xẽ công bằng, công minh, dân chủ
- Ơ trường 
- ở nhà 
- Xã hội 
- Không công bằng, tham lam, đặt việc tư lên trên việc công
II/ Nội dung bài học 
1.Chí công vô tư 
2.Biểu hiện 
3.Y nghĩa
4. Cách rèn luyện
Hoạt Động 4
Hướng dẫn HS làm bài tập 
H: Chọn hành vi chí công vô tư ? Giả thích? 
- GV hướng dẫn học HS giải quyết tình huống 
-Phân tích và lấy ví dụ để học sinh hiểu rõ 
GV đưa ra kết luận chung đánh giá , bài học kinh nghiệm.
GV đưa ra bài tập tình huống để học sinh xử lý.
Gợi ý hướng dẫn để HS làm.
HS đọc yêu cầu bài tập 1
Chọn câu đúng , giải thích 
Các em khác nhận xét, bổ sung.
- Đọc yêu cầu bài 3
- HS thảo luận nhóm chia 2- 6 một nhóm 
- Các nhóm đạI diện trả lời 
- Nhóm khác nhận xét. 
HS đọc yêu cầu bài tập.
Làm việc cá nhân, trả lời trước lớp.
Các em khác nhận xét, bổ sung
III, Bài tập
Bài 1 Các câu đúng : d, đ, e
Bài 3 Xử lý tình huống .
GV kết luận toàn bài:Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạI hoá đất nước hiện nay, chúng ta cần có những con người có đức tính chí công vô tư, cónhư vậy tàI sản của nhà nước, của nhân dân và sức lao động của con người mới được nâng niu, giữ gìn vảo vệ, không bị thoát thoát hư hỏngHS chúng ta cần học tập, noi gương thế hệ ông cha có phẩm chất chí công vô tư . Quyết tâm rèn luyện được tính chí công vô tư để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi.
4. Củng cố bài học 
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Lấy ví dụ về chí công vô tư.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học nội dung bài học. 
- Tìm câu nói về chí công vô tư. 
- Đọc trước bài: Tự chủ. 
Tuần 2 -Tiết 2 - Bài 2
Tự chủ
A/ Mục tiêu bài học 
Kiến thức
Hiểu tính tự chủ, biểu hiện của tính tự chủ đối với cuộc sống.
Cách rèn luyện và ý nghĩa của tự chủ đối với cuộc sống của mỗi người.
2. Kĩ năng
Phân biệt được hành vi đúng , hành vi sai của tính tự chủ.
 Nhận xét đánh giá mọi hành vi của mình và của người khác.
3. Thái độ
Noi gương việc làm tốt, phê phán hành động xấu , đánh giá bản thân.
Có biện pháp, kế hoạng rèn luyện tính tự chủ trong học tập và cá hoạt đông xã hội.
B/ Phướng pháp 
Giảng giải, thảo luận, đàm thoại.
 Trò chơi, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
C/ Tài liệu phương tiện
SGK,SGV GDCD lớp 9
 Câu chuyện, tình huống, ca dao, danh ngôn về tính tự chủ.
D/ Các hoạt động dạy học.
1. ốn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
H: Nêu ý nghĩa về chí công vô tư?
H: Kể tấm gương về chí công vô tư?
GV nhận xét đánh giácho điểm HS
3. Bài mới
Hoạt động 1
Giới thiệu bài 
Trong cuộc sống hàng ngày rất nhiều những tình huống , sự việc , đòi hỏi chúng ta cần có sự sáng suốt xử lý nó thể hiện bản lĩnh, lập trường của mỗi chúng ta . Khẳng định tính cách vưng vàng mà một trong những đức tính quyết định là tự chủ. Vậy để hiểu rõ tính tự chủ ta vào bài học hôm nay. 
Hoạt động 2
Hướng dẫn tìm hiểu phần đặt vấn đề
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung cần đạt
H: Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào?
H: Bà Tâm đã làm gì trước
 nỗi bất hạnh của gia đình?
H; Vì sao bà lại như vậy ?
H: Bà có nhưng việc làm gì để xoa dịu nỗi đau gia đình?
H; Bà Tâm là người ntn?
H: Trước kia N là người như thế nào?
H: Những hành vi sai tráicủa N sau này là gì?
H: Vì sao N lại có kết cục như vậy?
H: Nhận xét hành vi của N?
H: Rút ra bài học cho bản thân.
- HS đọc phần truyện đọc.
-Con trai bà Tâm nghiện ma tuý, nhiễm HIV.
- Nén nỗi đau để chăm sóc con.
- Bà giúp những người cùng cảnh ngộ.
- Vì yêu thương 
- Chăm sóc con 
- Giúp đỡ mọi người.
- Có tính tự chủ 
HS đọc câu chuyện 2
- Là HS giỏi,chăm ngoan.
- Hút thuốc lá, rượu bia.
- Trốn học, trộm cắp, nghiện ngập.
- Ăn chơi, đua đòi, không làm chủ được bản thân.
HS tự rút ra bài học. 
I/ Đặt vấn đề 
1.Nỗi đau của một người mẹ.
-Con bị nghiện mtuý,nhiễm HIV
2.Chuyện của N.
- Ăn chơi đua đòi dẫn đến hư hỏng, mắn tệ nạn xã hội.
GV : Nhà trường và xã hội chúng ta đang đưnga trước những thách thức lớn, đó là mặt tráI của cơ chế thị trường- lối sống thực dụng, ích kĩ, sa đoạ của mội số thanh thiếu niên đều có một nguyên nhân sâu xa là sống không biết là chủ bản thân mình. Vì vậy, chúng ta hiểu rõ hơn nội dung của đức tính tự chủ. 
Hoạt động 3
Tìm hiểu nội dung bài học 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung cần đạt 
H: Tự chủ là gì ?Cho ví dụ?
H: Tìm biểu hiện của tính tự chủ?
H: Nêu ý nghĩa của tính tự chủ ?
H; HS rèn luyện như thế nào để có tính tự chủ ?
H: Trái với tính tự chủ là gì? Tác hại của nó đối với mỗi người?
GV đưa bài tập tình huống lên bảng phụ để HS xử lý.
Gợi ý để HS làm, nhận xét, đánh giá cho điểm.
-Làm chủ bản thân, lời nói , hành động.
- Bình tĩnh, tự tin.
- Tự điều chỉnh hành vi của mình.
-Sống có đạo đức, văn hoá 
- vượt mọi khó khăn , thử thách. 
HS trả lời cá nhân , nhận xét đánh giá.
- Bồng bột, nóng tính, không kiềm chế được mình.
HS đọc yêu càu bài tập.
Làm cá nhân, trả lời trước lớp. 
II/ Nội dung bài học 
1.Tự chủ 
2.Biểu hiện 
3.ý nghĩa
4. Cách rèn luyện
Hoạt động 4
Tổ chức trò chơi tiếp sức. 
GV chia HS thành các nhóm 5-10 em 
Tìm hành động mang tính tự chủ và ngược lại.
HS viết ra giấy khổ to, đọc trước lớp, treo lên bảng. 
GV nhận xét, đánh giá, kết luận chung.
Tuyên dương các nhóm làm tốt, có ý thức cao trong khi làm.
Hoạt động 5
Hướng dẫn làm bài
H: Em đồng ý với ý kiến nào?Vì sao ?
HS đọc yêu cầu bài tập 1
- HS trả lời cá nhân 
- Đánh giá nhận xét 
III/ Bài tập 
Bài1Các ý đúng : a,b,c.
- GV hướng dẫn HS xử lý tình huống 
- Sau khi rút ra kết luận HS phải đưa ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
GV cho HS kể tấm gương về tính tự chủ, có thể kể thêm một số tấm gương khác.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm 
- Đại diện trả lời, nhận xét đánh giá.
HS kể trong sách vở, trong cuộc sống mà em biết.
HS lấy việc làm của chính mình về tính tự chủ hoặc không tự chủ để chứng minh.
Bài3: Xử lý tình huống.
- Việc làm của Hằng là sai.
- Không làm chủ được sự lựa chọn của mình.
Bài 4 : Cách rèn luyện bản thân, lấy việc làmthực tế chứng minh.
 GV kết luận : Tự chủ là một đức tính quý giá. Nếu mỗi chúng ta ai cũng có đức tính tự chủ thì công việc sẽ tốt đẹp, cá nhân góp phần cho gia đình, xã hội văn minh hạnh phúc . Mỗi HS luôn phấn đấu rèn luyện tính tự chủ để trở thành con ngoan, trò giỏiđể tạo nên môI trường trong sạch, văn minh, lịch sự.
4, Củng cố bài học
Nhắc lại nội dung bài học.
Xử lí tình huống
5. Hướng dẫn học ở nhà.
Học nội dung bài học
Làm bài 2,4/8.
Đọc trước bài: Dân chủ và kỉ luật.
Tuần 3 - Tiết3 - Bài 3.
Dân Chủ và Kỉ Luật
A/ Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức
HS hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật, ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật đối với mỗi người.
Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật, cách rèn luyện tính dân chủ, kỉ luật.
2. Kĩ năng
Nhận biết hành vi đúng sai, xử lí được các tình huống diễn ra trong cuộc sống.
Nhắc nhở mọi người cùng tuân theo kỉ luật.
3. Thái độ
Noi gương việc tốt, phê phán hành vi xấu về Dân chủ, kỉ luật.
Luôn luôn rèn luyện tính dân chủvà tuân theo kỉ luậtt.
B/ Phương pháp 
Giảng giải, thảo luận nhóm.
Đàm thoại, trò chơi, tư duy.
C/ Tài liệu, phương tiện.
SGK, SGVlớp 9, truyện đọc, tình huống.
Các sự kiện, tư liệu, tranh ảnh về tính kỉ luật, dân chủ.
D/ Các hoạt động dạy - học
1. Ôn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
H: Nêu ý nghĩa của tự chủ, lấy ví dụ?
H: Kể việc làm về tính tự chủ.
3. Bài mới
Hoạt động 1
Giới thiệu bài
Dân chủ và kỉ luật là những vấn đề vô cùng quan trọng, nếu vận dụng tốt thì sẽ phát huy dược sức mạnh của quần chúng, tạo nên sức mạnh chung khắc phục được mọi khó khăn.Vậy làm cách nào để phát huy được tính dân chủ, kỉ luật. Chúng ta vào bài hôm nay.
Hoạt động 2
Tìm hiểu phần đặt vấn đề
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV cho HS đọc phần đặt vấn đề.
H: Đầu năm học mới, lớp 9A diễn ra sự kiện?
H: Lớp 9A đã thực hiện khẩu hiệu gì?
 H: Tìm những việc mà lớp 9A đã làm thể hiện tính dân chủ và kỉ luật?
H: Những việc làm của lớp9A đã đem lại kết quả gì trong cuối năm học?
GV cho HS đọc câu chuyện
2.
H: Ông giám đốc công ty đã đưa ra những yêu cầu gì trong lao động?
H: Em có nhận xét gì về những yêu cầu đó? 
H:Hậu quả của những việc làm đó đến công ... t khoát, luật lệ, truyền thống)
 là ánh mặt trời ở trong nhà.
Chấp hành nghiêm chỉnhgiao thông.
Gia đình nào cũng có.tốt đẹp.
Khi làm việc phải..khả năng của mình.
B - Phần tự luận 
Câu 1
A, gia đình văn hoá là gì ? trình nhưng tiêu chuẩn của gia đình văn hoá ?
B, Là một thành viên trong gia đình bản thân em phảI làm gì để gia đình vui vẻ, hạnh phúc ?
Câu 2 : (3 điểm) Giải thích câu tục ngữ : “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây .”
Câu 3: (3điểm ) Một hôm , trên đường đI học về Tuân gặp Hoa ngồi ở gốc cây ven đường . Tuấn lên tiếng hỏi : “ Sao trông cậu buồn thế ” . Hoa buồn rầu nói : “ Cậu sướng thật , nhà cậu thứ gì cũng có . Bạn luôn có quần ao đẹp , xe đẹp cặp sách mới Gia đình cậu thạt hạnh phúc . Tớ thèm khát được như gia dình cậu . Con gia đình tớ thì nghèo xơ xác , nhiều khi tớ xấu hổ với gia đình mình . Tuấn lặng người đI trong giây lát rồi nói với Hoa : “ Gia đình tớ giàu có thật nhưng bó mẹ tớ làm việc tói ngày chẳng mấy khi quan tâm tới anh em tớ , lắm lúc còn chửi mắng đánh đập anh em tớ nữa . Còn gia đình cậu tuy nghèo thật nhưng bố mẹ cậu luôn dạy dỗ chị em cậu chu đáo . Cậu được sống trong một gia đình giau tình thương yêu . Tớ ước có một gia đình như gia đình cậu .”
a, Em có nhận xét gì về suy nghĩ và lời nói của Hoa về gia đình mình ?
b, Theo em gia đinh như thế nào là gia đinh hạnh phúc ?
c, Qua câu chuyện trên , em có suy nghĩ gì về gia đình mình ?
III/ đáp án – biểu điểm 
A, Phần trắc nghiệm ( 4đIểm )
Câu : 1(2đ )
Mỗi câu trả lời đúng 0,5đ
A1 - B5 A3 - B4
A2 - B1 A4 - B2
Câu 2 : (2 điểm)
Mỗi câu đúng 0,5đ 
1, nụ cười 3, truyền thống 
2, luật lệ 4, tự tin
B/ Phần tự luận ( 6 đIểm )
Câu1: (2,5đ )
a, (2đ )
Gia đình văn hoá là gia đình sóng hoà thuận , hạnh pohúc thân thiện với xóm làng , con cái ngoan ngoãn 
Tiêu chuẩn của gia đình văn hoá : 
+ kinh tế gia dình ổn định 
+ con cái ngoan ngoãn , học giỏi 
+ thực hiện tốt KHHGĐ
b, (0,5đ ) 
Luôn kính trọng bố mẹ , ngoan ngoãn 
Làm tốt các công việc trong gia đình 
 Câu 2: (0,5đ ) Giải thích : khi ăn cần quan sát có chừng, có mực và ngồi cần quan sát đúng chỗ , thể hiện sự lịch sự , có vă n hoá 
Câu : (3đ ) 
a, ( 1đ )
- Suy nghĩ và lời nói của hoa là không đúng 
Hoà phải thông cảm và chia sẻ với bố mẹ về hoan cảnh gia đình
b, Gia dình hạnh phúc 
luôn vui vẻ , yêu thương nhau 
đảm bảo kinh tế luôn ổn định 
c. (1đ ) Mong muốn gia đình luôn vui vẻ hoà thuận , cha mẹ con cái yêu thương nhau trong mọi hoan cảnh .
trường thcs chiến thắng 
đề kiểm tra viết
Môn : GDCD 8
Thời gian : 45 phút 
Tuần 9 – tiết 9
Giáo viên : Đào Xuân Dân 
I/ Mục tiêu cần đạt 
- Nắm được một số kiến thức cơ bản về một số phẩm chất đạo đức : kỷ luật , pháp luật , liêm khiết 
- Biết cach làm bai và trình bày bài kiểm tra GDCD 
Xử lý tốt tình huống đẻ vận dụng vao cuộc sốngvà hiểu được tầm quan trọng của mon học 
II/ đề bàI 
A/ Phần trắc nghiệm (4 đIểm )
Câu 1 (2đ). Nối các phẩm chất ở cột A tương ứng với các hành vi ở cột B.
A - Phẩm chất
B- Hành vi
1, Tôn trọng lẽ phải
2, Kỉ luật
3, Tôn trọng người khác
4, Liêm khiết
1, Đi học đúng giờ
2, Yêu quí mọi người
3, Đi bên phải đường
4, Nói rõ cái sai của bạn
5, Không nhận quà hối lộ
6, Không mở đàI quá to
Câu 2 (2đ) Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: (phụ ai, ít người, vị nhân, người ngoài, mọi người; phụ mình, ở, mến nhau, nhận lời chơi, dối ai)
1, Yêu ,tin vài người, đừng xúc phạm đến ai.
2, Pháp luậtbất
3, Chọn bạn mà,chọn nơi mà
4, Không hứu bậy nên không
Không tin bậy nên không
Không tin bậy nên không ai
B, Phần tự luận (6đ)
Câu 1 : ( 2đ )
a, Pháp luật, kỉ luật là gì? so sánh pháp luật và kỉ luật ?
b, Có người cho rằng: “Chấp hành tốt kỉ luật là mất tự do “ 
Em có đồng ý không? Vì sao ?
Câu 2, (1 đ )
Em hiểu như thế nào là tình bạn tốt ?Bản thân em đã làm gì để xây dựng được những tình bạn tốt đẹp cho mình ?
Câu 3, ( 3đ )
Hoa và Hậu là hai cô bạn học trò học rất giỏi cùng lớp với nahu và là hàng xóm của nhau nữa, nhưng chẳng bao giờ chơi với nhau. Mỗi khi vô tình gặp nhau, hoa luôn mỉm cười và chào Hậu nhưng Hậu lại quay mặt đi không chào vì cho rằng: “ hoa không đáng là bận của mình”, có lúc cả nhóm đang vui cười thì Hoa đến, Hậu trông thấy là lảng đi và tìm chỗ khác chơi. Lúc đó, Hậu chỉ mỉm cười và không nói gì.
Vì một số tính cách hai bạn không hợp nhau.
a, Em có nhận xét gì về hai bạn Hoa và Hậu ?
b, Nếu là bạn cùng lớp với Hoa và Hậu thì em sẽ khuyên 2 b ạn đIều gì ?
c. Rút ra bàI học ncho bản thân ?
III, Đáp án, biểu điểm
A, Phần trắc nghiệm ( 4đ )
Câu 1 ( 2đ ). Mỗi ý đúng cho 0,5 đ
A1- B4; A2 – B1; 
A3- B6
A4 – B 5. 
Câu 2 ( 2đ )
Mỗi ý đúng (0.5đ)
1, mọi người 
2, vị thân
3, chơiở
4, thừa nhận
B/ Phần tự luận ( 6đ )
Câu1( 2đ ) 
Pháp luận quy tắc buộc phảI chấp hành do nhà nước đề ra 
Kỉ luật có tính quy ước do tạp thể đề ra 
Gắn bó với nhau chấp hành tốt pháp luật là người có kỉ luật .
ý kiến đó là sai vì kỉ luật tốt mỗi người sẽ tốt đẹp , làm tốt dược công việc 
Câu 2( 1đ )
tình bạn tốt là có sự bình đẳng chung sở thích chia sẻ vui buồn 
luôn thân mật tôn trọng bạn bè.
Câu 3 ( 3đ )
a, (1đ ) - Hậu là người xa lánh , khó gần .
 - Hoa là người cởi mở sống đẹp . 
b, ( 1đ ) -Không nên cố chấp , không vì bất cứ lý do gì mà xa lánh , lạnh lùng với nhau .
-Mở rộng tình cảm của mình để vui vẻ với nhau .
c, (1đ ) -Luôn gần gũi , tôn trọng người bạn của mình .
Hoà cùng với niềm vui của bạn bè.
Trường thcs chiến thắng 
đề kiểm tra học kì I
- Môn : GDCD 8
Thời gian : 45 phút 
Tuần 17 – Tiết 17 
Giáo viên : Đào xuân dân 
I/ Mục tiêu cần đạt 
HS nắm được các kiến thức cơ bản trong học kì I về các phẩm chất đạo dức : chữ tín , pháp luật , kỉ luật 
Làm và trình bày tốt bàI kiểm tra .
Xử lý tốt các tình huống và áp dụng vào cuộc song hiểu được tầm quan trọng của mon học .
II/ đề bài 
A/ Phần trắc nghiệm (4đIểm )
Câu : 2đ ) Nối các phẩm chất ở cộy A cho phù hợp với các hành vi ở cột B 
A- phẩm chất
B – Hành vi
1. Giữ chữ tín 
2 . Pháp luật 
3 .Lao động sáng tạo .
4. Tự lập 
1,ĐI học đúng giờ .
GiảI toán bằng nhiều cánh .
Giữ đúng lời hứa .
Làm việc tự giác .
5, Đi bên phải đường .
Câu : ( 2đ ) Diền từ thích hợp vào chỗ trống để hoành chỉnh các câu sau ( máI ấm , yêu thương , bình đẳng , thân mật , tậpn thể , nụ cười , nhà nước , tồi tàn , kính trọng )
 là cười ánh sáng mặt trời ở trong nhà .
Pháp luật là do  nhà nước ban hành .
Tình bạn mất đI khi sự  không còn .
Dù nó thật  đI nữa , nhưng chẳng nơI nào có thể so sánh với gia đình .
B/ Phần tự luận ( 6đIểm )
Câu : (3đ) 
b, Trình bày quyền và nghĩa vụ của cha mẹ mẹ , con cáI trong gia đình ?
b, Là mội thành viên trong gia đình , bản thân em phảI làm gì đeer gia đình em luôn vui vẻ , hạnh phúc .
 Câu : 3 (3điểm ) Tuấn sinh ra trong một gia đình còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế . Gia đình gia dcdình Tuấn ai cũng chăm chỉ lam f việc để lo cuộc sống gia đinh . Nhưng khổ nõi boó tuấn lạI ham mê cờ bạc sau mỗi ngày làm việc vềbố tuấn lạI đI đánh bạc . mỗi khi đI đanh bạc về khuya , mẹ tuấn thường chửi và làm ầm lên . lúc đó Tuấn chỉ im lặng coi như không có chuyện gì xảy ra .
a, Em có nhận xét gì về gia đinh Tuấn ?
b, Em có nhận xét gì về tuấn ?
c, Nếu là Tuấn em sẽ làm gì ?
III/ đáp án – biểu đIểm 
A/ Phần trứac nghiệm ( 4điểm)
Câu: (2đ) mỗi ý đúng 0,5đ
A1- B3 A3 – B2
A2 – B5 A4 – B4 
Câu : 2 (2điểm ) Mỗi ý đúng 0,5đ
1. Nụ cười 3. bình đẳng 
2. Nhà nước 4. Tồi tàn mái ấm 
b/ Tự luận L6đIểm )
Câu : (3 điểm )
a, 2đ 
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ : (1đ )
+ NuôI dương , chăm sóc , giá dục 
+ Bảo vệ quyền và lợi ích của con cáI 
+ không ngược đãI , phân biệt con cáI 
Quyền và nghĩa vụ của con cáI : (1đ )
+ Yêu quí , kính trọng ông bà , cha mẹ 
+ Cấm ngược đãI xúc phạm cha mẹ 
+ Chăm sóc nuôI dương cha mẹ lúc ốm đau , già yếu 
b, HS cần phải ; 
Chăm ngoan học giỏi 
Làm giúp bố mẹ cong việc nhỏ trong gia dình 
Chia sẻ nuiền vui , nỗi buồn trong gia đình 
Câu : 2 (3đIểm ) 
a, (1đ ) 
Đây là gia đình chưa đầm ấm , hạnh phúc .
Cha còn mắc tệ nạn xã họi , vợ và con cáI chưa có canh can ngắn .
b (1đ ) 
 - Tuấn chưa có ý thức xazay dựng cuộc sông gia đinh vui vẻ , đầm ấm .
 - thiếu trách nhiệm với gia đình .
c, (1đ ) 
Khuyên cha mình không nên đánh bạc và nói rõ tác hại của cờ bạc .
Nói và tâm sự với mẹ dể tìm cach khuyên cha .
Trường thcs chiến thắng 
đề kiểm tra học kì I
Môn : GDCD 9
Tuần 17- tiết 17
GV : Đào Xuân Dân
A, Đề bài
I, Phần trắc nghiệm ( 4 đ )
Câu 1 ( 2d ) Chọn đáp án đúng phù hợp với các hành vi sau
1, Hành vi bảo vệ hoà bình
a, Làm việc luôn sáng tạo .
b, biểu tình chống chiến tranh
c, Doàn két với các dân tộc khác
2, Tính kỉ luật
a, đI bên phảI đường 
b, Nói chuyện trong giờ học
c, Làm chủ lời nói của mình
3, Tính sáng tạo
a, L:àm việc tốt theo sự chỉ bảo của người khác
b, Tìm mọi cách để đạt được mục đích của mình
c. GiảI một bàI toán bằng nhiều cách
4, Tính tự chủ
a, Luôn bảo vệ ý kiến của mình dù đúng hay sai
b, Làm tốt việc của mình theo sự chỉ đạo của người khác 
c, Suy nghĩ trước khi làm
Câu 2 ( 2đ )
Điền từ thích hợp nhất vào chỗ trống cho hoàn chỉnh các câu sau: ( Bẩm sinh,sáng tạo, nhanh chí, sống buông thả ,hoa, rèn luyện, quả, trồng cây, nghiên cứu )
1, Học có ích như, múa xuân có , mùa thu có .
2, Muốn có năng suất chất lượng hiệu quả thì phảI có sự  trong khi làm việc .
3, Con ngưoiừ ta trở nên tốt vì  , hơn .
4, ĐIều đáng sợ nhất của thanh niên là
 II, Phần tự luận ( 6 đ )
Cau 1: Lí tưởng sống là gì ? lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là gì ? TạI sao nói : Tương lsi của thanh niên phụ thuộc vào chính họ ? 
Câu 2 ( 3đ ) Tuấn là một thanh niên sống trong gia đình khá giả , bố mẹ Tuân làm nghề buôn bán . Tuấn quan niệm rằng : Thanh niên thời nay phảI có nhiều tiền và theo kịp thời đạI như ăn chơI hút thuốc lá nhuộm tóc .Tuấn còn rủ rê các thanh niên khác a dua theo mình và khinh thường những thanh niên không có nối sống như mình. 
A, Nhận xét những suy nghĩ và lời nói của Tuấn ? Nếu là bạn cùa Tuấn em sẽ khuyên Tuấn đIều gì?
B, Rút ra bàI học cho bản thân 
III, Đáp án , biểu đIểm
A, Phần trắc nghiệm ( 4 Đ ) 
Câu 1 ( 2đ ) mỗI ý Đúng 0.5 đ
b ,2- b, 3-c; 4-c; 
Câu 2 ( 2đ ) Mỗi ý đúng 0.5 đ 
Trồng cây, hoa, quả
Sáng tạo
Rèn luyệnbẩm sinh
Sống buông thả
B, Phần tự luận ( 6đ )
Lí thường sống là cáI đích của cuộc sống mà mỗi người khao lkhát vươn tới (0.75đ ) 
Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là cây dựng đất nước giàu đẹp văn minh, ( 0,75 ) 
Mỗi thanh niên đều có thể quyết định tương lai của mình ( Học sinh phân tích )
Câu 2 ( 3đ ) 
a,(1,5đ) Suy nghĩ việc làm Tuấn như vậy là sai của 
Tuấn phải cố gắng học tập , trau dồi đạo đức để có tương lai tốt đẹp.
Không ăn chơi đua đòi.
b, (1,5đ)Tránh xa các tệ nạn xã hội, việc làm xấu.
Học tập tu dưỡng để trở thanh công dân tốt.
Luôn luôn có lý tương đệp để phấp đấu.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD 9 Ki I.doc