1) Kiến thức: - Hiểu được lao động là gì? Ý nghĩa quan trọng của LĐ đối với con người và xã hội. Nội dung quyền và nghĩa vụ LĐ của CD.
2) Kỹ năng: - Biết được các loại hợp đồng lao động
- Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng LĐ
- Điều kiện tham gia hợp đồng LĐ
3) Thái độ: - Có lòng yêu LĐ, tôn trọng người LĐ
Ngày soạn :21/2/2008 Tuần : 24 Tiết :24 Bài 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN. I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1) Kiến thức: - Hiểu được lao động là gì? Ýù nghĩa quan trọng của LĐ đối với con người và xã hội. Nội dung quyền và nghĩa vụ LĐ của CD. 2) Kỹ năng: - Biết được các loại hợp đồng lao động - Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng LĐ - Điều kiện tham gia hợp đồng LĐ 3) Thái độ: - Có lòng yêu LĐ, tôn trọng người LĐ - Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của trường, lớp. - Biết LĐ để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội. II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: - SGK và SGV GDCD 9, các ví dụ thực tế liên quan đến lao động. - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập, bài tập thực hành. - Tranh ảnh, tư liệu, các bài báo, tấm gương, ca dao, tục ngữ nói về chủ đề 2) HS : - Sách GDCD, vở ghi chép, vở bài tập III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1) Ổn định tổ chức: (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: (5’) - Theo em, nhà nước lấy từ nguồn kinh phí chủ yếu nào để trả lương cho các bác sĩ, giáo viên và các công chức nhà nước? - Vì sao các tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh phải đóng thuế? 3) GiảngBài mới : a) Giới thiệu bài : (2’) - GV: Đặt câu hỏi cho HS thảo luận: PL qui định CD có quyền tự do kinh doanh, vậy thì 1 ngừi đứng ra thành lập doanh nghiệp, tổ chức SXKD có được phép thuê LĐ không? - HS: Trả lời các nhân - GV kết luận: CD có quyền tự do kinh doanh và CD có quyền được phép thuê LĐ để tổ chức SXKD vì đó là quyền LĐ của CD. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của CD. b) Tiến trình bài dạy: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 10' HĐ1: Phân tích tình huống trong phần đặt vấn đề: - Cho HS đọc 1 lần các tình huống trong SGK GV:- Gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi sau: 1. - Ông An đã làm việc gì? GV:- - Việc ông An mở lớp dạy nghề cho trẻ em trong làng có ích lợi gì? GV:- - Việc làm của ông An có đúng mục đích hay không? 2. Suy nghĩ của em về việc làm của ông An? GV:- * Giải thích cho HS biết được việc làm của ông An sẽ có người cho là bóc lột, lợi dụng sức lao động của người khác để trục lợi. (vì trên thực tế đã có hành vi như vậy) - Tạo việc làm cho thanh niên là vấn đề bức xúc hiện nay. - Đọc cho HS nghe khoản 3, điều 5 của Bộ luật lao động. Kết luận, chuyển ý. HS:- Đọc tình huống trong SGK - Thảo luận cả lớp, làm việc cá nhân, phát biểu từng câu hỏi? 1. - Tập trung thanh niên làng mở lớp dạy nghề, hướng dẫn họ SX, làm ra sản phẩm lưu niệm bằng gỗ để bán. - Giúp thanh niên trong làng có tiền đảm bảo cuộc sống hàng ngày và giải quyết khó khăn cho XH. - Việc làm của ông An là đúng mục đích 2. Ông An làm 1 việc rất có ý nghĩa, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho mình, người khác và XH. * Cả lớp tham gia góp ý kiến, bổ sung 10' HĐ2: Tìm hiểu sơ lược về Bộ luật Lao động và ý nghĩa của nó. GV - Giới thiệu về Bộ luật lao động: 23/6/94, QH khoá IX thông qua Bộ luật LĐ và ngày 2/4/2002 kì họp thứ XI QH khoá X thông qua Luật sửa đổi bổ sung 1 số điều của Luật LĐ, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn mới. Bộ luật LĐ là văn bản pháp lí quam trọng, thể chế hoá quan điểm của Đảng về LĐ. - Gọi HS đọc nội dung qui định của Luật LĐ - Chốt lại ý chính - Đọc điều 6 (SGK); kết luận, chuyển ý. HS - Nghe giới thiệu HS:- - Đọc 12p' HĐ3: Tìm hiểu nội dung bài học - Từ các nội dung trên, em hiểu lao động là gì? - Nhận xét chốt lại ý chính * Kết luận tiết 1: Con người muốn tồn tại phát triển cần có những nhu cầu cần thiết: ăn, mặc, uống, ở, đi lại. Để thoả mãn những nhu cầu đó, con người cần phải lao động và nhu cầu của con người ngày càng tăng thì lao động ngày càng được cải tiến, cần có sự điều chỉnh các mối quan hệ. Lao động giúp cho loài người ngày càng phát triển. - Trao đổi cả lớp (SGK) HS:- Bày tỏ ý kiến cá nhân - Ghi bài vào vở 1. Lao động là gì? Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố 5. Củng cố - Dặn dò: (5’) - Cho HS nhắc lại khái niệm lao động . - Tìm 1 số ví dụ về lao động - Phân biệt các hoạt động lao động: Lao động chân tay, lao động trí óc * Về nhà xem tiếp trước phần nội dung bài học, làm các bài tập trong SGK, tiết sau học tiếp. IV) RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG
Tài liệu đính kèm: