1) Kiến thức: - Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Nêu được ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và giải thích được sự cần thiết phải kế thừa, phát huy những truyền thống đó.
2) Kỹ năng: - Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với những phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xóa bỏ.
TUẦN TIẾT TÊN BÀI HỌC Ngày soạn 07 07 Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC 08-10-2006 I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1) Kiến thức: - Hiểu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Nêu được ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và giải thích được sự cần thiết phải kế thừa, phát huy những truyền thống đó. 2) Kỹ năng: - Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với những phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xóa bỏ. 3) Thái độ: - Tôn trọng, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phê phán đối với những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng, phủ định hoặc xa rời truyền thống dân tộc. II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : GV: - SGK và SGV GDCD 9. - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. - Tranh ảnh, các bài báo, ca dao, tục ngữ nói về chủ đề 2) HS : - Sách GDCD, vở ghi chép, vở bài tập III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1) Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. 2) Kiểm tra bài cũ: (5’) Những việc làm nào sau đây là hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường: Các hoạt động hưởng ứng ngày môi trường c Tham gia thi vẽ tranh hưởng ứng ngày môi trường c Đầu tư của các nước phát triển cho việc bảo vệ rưng, tài nguyên c Đầu tư của các tổ chức nước ngòai về vấn đề nước sạch cho người nghèo. c Giao lưu bạn bè quốc tế, tham gia trại hè chủ đề môi trường c Thi hùng biện về môi trường. c Giảng bài mới: a) Giới thiệu bài học: (3’) Qua các bài học trước, chúng ta đã thấy rõ xu thế hiên nay là phải tăng cường quan hệ hựu nghị và hợp tác giữa các nước trên thế giới. Nhưng vấn đề có thể hợp tác, hội nhập thành công, mỗi dân tộc phải giữ được bản sắc riêng của mình. Truyền thống dân tộc là yếu tố làm nên cái bản sắc riêng đó, là nguồn gốc sức mạnh của dân tộc ta. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là điều vô cùng quan trọngđv sự nghiệp hiện đại hóa đất nước cũng như sự phát triển, hoàn thiện nhân cách mỗi con người. Vậy truyền thống của dân tộc là gì? Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Giảng bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG 14’ HĐ1: Cá nhân/Cả lớp - Cho HS đọc về hai câu chuyện của phần đặt vấn đề. - Nêu câu hỏi: 1. Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời của Bác Hồ? 2. Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của truyền thống gì? 3. Cụ Chu Văn An là người như thế nào? 4. Nhận xét của em về cách cư xử của học trò cũ với thầy giáo Chu Văn An? Cách cư xử đó biểu hiện truyền thống gì? 5. Qua hai câu chuyện trên em có suy nghĩ gì? - Nhận xét, bổ sung HS trả lời ? Vậy truyền thống là gì? - Nhận xét, bổ sung, ghi bảng. - Giảng về giá trị tinh thần như: tư tưởng, đạo đức, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp ? Dân tộc ta có những truyền thống gì? * Kết luận, chuyển ý. - Tìm hiểu khái niệm - Đọc SGK phần đặt vấn đề. - Trả lời câu hỏi nêu ra - HS nhận xét, bổ sung : 1. Tình thần yêu nước sôi nổi, thể hiện qua các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc 2. Biểu hiện lòng yêu nước nồng nàn và biết phát huy truyền thống yêu nước. 3. Là nhà giáo nổi tiếng đời Trần, có công đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước 4. Tuy làm quan chức to, nhưng học trò cũ của thầy cư xử đúng tư cách của người học trò, kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn, tôn trọng thầy giáo cũ. Cách cư xử của họ thể hiện truyền thống Tôn sư trọng đạo. 5. – Lòng ý nghĩa của dân tộc ta là một truyền thống quý báu còn giữ mãi đến ngày nay. - Biết ơn, kính trọng thầy cô giáo cũ đó là truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. - Trả lời cá nhân theo suy nghĩ - Dựa vào SGK và hiểu biết để trả lời 1. Thế nào là Truyền thống tốt đẹp? - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Các truyền thống tốt đẹp đó là: Yêu nước, đoàn kết, đạo đức, lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, phong tục tập quán tốt, văn học, nghệ thuật 12’ HĐ2: Nhóm/cá nhân - Đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận: 1. Thế nào là kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? - Giải thích thêm: Cần phải có nguyên tắc chọn lọc, tránh và lọai bỏ những hủ tục ? Thế nào là phong tục? ?Thế nào là hủ tục? 2. Vì sao phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? - Nhận xét, bổ sung và ghi bảng. Tìm hiểu ý nghĩa của truyền thống tốt đẹp - Các nhóm thảo luận và ghi kết quả ra giấy, cử đại diện báo cáo kết quả. - Lớp trao đổi, bổ sung ý kiến: 1. Trả lời theo theo SGK và kiến thức hiểu biết - Những yếu tố truyền thống tốt thể hiện sự lành mạnh, là phần chủ yếu - Truyền thống không tốt, không phải là chủ yếu. 2. Trả lời theo theo SGK và kiến thức hiểu biết 2. Yù nghĩa - Kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là: trân trọng, bảo vệ, tìm hiểu, học tập, thực hành giá trị truyền thống để cái hay, cái đẹp của truyền thống phát triển và tỏa sáng. - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá góp phần tích cực vào sự phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy chúng ta phải kế thừa và phát huy để giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam 4. Luyện tập, củng cố: (9’) - Hãy tìm những yếu tố tích cực và tiêu cực của truyền thống dân tộc Việt Nam? Yếu tố tích cực Yếu tố tiêu cực - Truyền thống yêu nước - Truyền thống đạo đức - Truyền thống cần cù lao động - Tôn sư trọng đạo - Phong tục tập quán lành mạnh - Tập quán lạc hậu - Nếp nghĩ, lối sống tùy tiện. - Coi thường pháp luật - Tư tưởng địa phương hẹp hòi - Tục lẹ ma chay, cưới xin, lễ hội lãng phí. - Mê tín dị đoan - Nêu ví vài ví dụ về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (Thờ cúng tổ tiên, áo dài Việt Nam, ẩm thực, hát những làn điệu dân ca, Festival Huế, giao lưu văn hóa) 5. Dặn dò: (1’) - Học bài cũ, làm bài tập 1,2,3 SGK. - Sưu tầm hình ảnh trên báo, tạp chí nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chuẩn bị một tình huống để sắm vai vào tuần sau. IV) Rút kinh nghiệm - Bổ sung
Tài liệu đính kèm: