Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 8: Năng động, sáng tạo - Nguyễn Ngọc Anh

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 8: Năng động, sáng tạo - Nguyễn Ngọc Anh

/ Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.

- Năng động, sáng tạo trong học tập, trong các hoạt động xã hội khác.

2/ Kĩ năng:

- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động, sáng tạo.

- Có ý thức học tập những tấm gương năng động, sáng tạo của những người sống xung quanh.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1887Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 8: Năng động, sáng tạo - Nguyễn Ngọc Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 Ngày soạn:08/10/2010
Tiết 10 Ngày dạy:13/10/2010
Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO ( T1)
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo.
Năng động, sáng tạo trong học tập, trong các hoạt động xã hội khác.
2/ Kĩ năng:
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động, sáng tạo.
Có ý thức học tập những tấm gương năng động, sáng tạo của những người sống xung quanh.
3/ Thái độ:
Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động, sáng tạo ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
II/ Tài liệu và phương tiện:
SGK, SGV, tranh ảnh, truyện kể.
Ca dao, tục ngữ, danh ngôn, thơ.
Giấy khổ lớn.
III/ Các hoạt động dạy và học:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: trả bài kiểm tra 1 tiết, nhận xét.
Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Trong công việc xây dựng đất nước hiện nay, có những người dân Việt Nam bình thường đã làm được những việc phi thường như những huyền thoại, kì tích của thời đại khoa học kĩ thuật.
Anh nông dân Nguyễn Đức Tâm (Cát Tiên) đã chế tạo thành công máy cắt lúa cầm tay, mặc dù anh không học một trường kĩ thuật nào.
Bác Nguyễn Cẩm Luỹ không qua một lớp đào tạo nào mà bác có thể di chuyển cả một tòa nhà, cây đa. Bác được mệnh danh là “thần đèn”. Việc làm của anh Tâm và bác Luỹ đã thể hiện đức tính gì? Để hiểu rõ về đức tính trên chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động 2: Thảo luận, phân tích câu chuyện phần đặt vấn đề:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HS: cả lớp tự đọc 2 câu chuyện SGK/27-28.
GV: hướng dẫn thảo luận nhóm.
Nhóm 1:
? Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng?
Nhóm 2:
? Biểu hiện những khía cạnh khác nhau tính năng động sáng tạo của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng?
? Đối với bản thân em em đã thể hiện tính năng động sáng tạo như thế nào?
Nhóm 3:
? Những việc làm năng động sáng tạo đã đem lại thành quả gì cho Ê-đi-xơn? 
Nhóm 4: 
? Những việc làm năng động, sáng tạo đã đem lại thành quả gì cho Lê Thái Hoàng?
Nhóm 5:
? Em học tập được gì qua việc làm năng động, sáng tạo của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng?
Nhóm 6:
? Trong thời đại ngày nay tính năng động, sáng tạo có cần thiết không? Vì sao? 
HS: Cử đại diện nhóm trình bày, HS cả lớp bổ sung.
GV: nhận xét.
I. Đặt vấn đề:
+ Nhóm 1:
Ê-đi-xơn và lê Thái Hoàng là người làm việc năng động sáng tạo.
+ Nhóm 2:
Ê-đi-xơn nghĩ ra cách để tấm gương xung quanh giường mẹ và đặt các ngọn nến, đèn dầu trước gương rồi điều chỉnh vị trí và đặt chúng sao cho ánh sáng tập trung vào một chỗ thuận tiện để thầy thuốc mổ cho mẹ mình.
Lê Thái Hoàng nghiên cứu, tìm tòi ra cách giải toán nhanh hơn, tìm đề thi toán Quốc tế dịch ra tiếng Việt, kiên trì làm toán, thức làm toán đến một, hai giờ sáng.
+ Nhóm 3:
Ê-đi-xơn cứu sống được mẹ và sau này trở thành nhà phát minh vĩ đại trên thế giới.
+ Nhóm 4:
Lê Thái Hoàng đạt huy chương đồng kì thi toán Quốc tế lần thứ 39 và huy chương vàng kì thi toán Quốc tế lần thứ 40.
+ Nhóm 5:
- Em học được tính năng động, sáng tạo: Suy nghĩ tìm ra cách giải tốt. Kiên trì, chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn. 
+ Nhóm 6:
Trong thời đại ngày nay, năng động, sáng tạo giúp con người tìm ra cái mới, rút ngắn thời gian để đạt đến mục đích đã đề ra một cách xuất sắc.
Hoạt động 3: Phân tích nội dung bài học
HS: suy nghĩ trả lời cá nhân.
? Em hiểu thế nào là năng động, sáng tạo? Ví dụ?
? Em hãy kể một tấm gương thể hiện tính năng động sáng tạo trong cuộc sống hằng ngày mà em biết?
? Trong lớp ta có bạn nào đã thể hiện tính năng động, sáng tạo mà em biết?
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
HS: cả lớp trao đổi đưa ra ví dụ chứng minh tính năng động, sáng tạo, những biểu hiện, hành vi thiếu năng động, sáng tạo.
HS: trả lời các câu hỏi.
GV: liệt kê ý kiến của HS lên bảng. Treo bảng phụ đã ghi sẵn câu trả lời lên bảng.
Hình thức
Năng động, sáng tạo 
Không năng động, sáng tạo
Lao động
- Chủ động, dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới, cách làm mới, năng suất hiệu quả cao, phấn đấu để đạt mục đích tốt đẹp.
- Bị động, do dự, bảo thủ, trì trệ, không dám nghĩ dám làm, né tránh, bằng lòng với thực tại.
Học tập
- Phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì nhẫn nại để phát hiện cái mới. Khộng thỏa mãn với những điều đã biết. Linh hoạt xử lí các tình huống.
- Thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có chí vươn lên giành kết quả cao nhất, học vẹt.
Sinh hoạt hằng ngày 
- Lạc quan, tin tưởng, có ý thức vươn lên vượt khó, vượt khổ về cuộc sống vật chất và tinh thần, có lòng tin, kiên trì, nhẫn nại.
- Đua đòi, ỷ lại, không quan tâm đến người khác, lười hoạt động, bắt chước, thiếu nghị lực, thiếu bền bỉ, chỉ làm theo hướng dẫn của người khác.
HS: trả lời cá nhân. HS cả lớp nhận xét.
GV: nhận xét, bổ sung.
HS: giới thiệu về gương tiêu biểu của tính năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, nghiên cứu khoa học.
+ Câu chuyện 1: Galilê (1563- 1633), nhà thiên văn học nổi tiếng người Ý tiếp tục nghiên cứu thuyết của Cô-péc-níc bằng chiếc kính thiên văn tự sáng chế 
+ Câu chuyện 2: Trạng nguyên Lương Thế Vinh đời Lê Thánh Tông say mê khoa học, toán học, lúc cáo quan về quê, ông gần gũi với nông dân, thấy cần đo đạc ruộng đất cho chính xác, suốt ngày ông miệt mài, lúi húi, vất vả đo vẽ các thửa ruộng. Cuối cùng ông đã tìm ra qui tắc tính toán. Trên cơ sở đó ông viết nên tác phẩm khoa học có giá trị lớn “ Đại thành toán pháp”
? Em có nhận xét gì về qua 2 câu chuyện trên?
GV: nhận xét bổ sung.
4. Củng cố: 
- Em đã thể hiện như thế nào về tính năng động, sáng tạo trong học tập? 
5. Đánh giá:
.
.
.
6. Hoạt động nối tiếp: 
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài 8. Tìm hiểu một số câu chuyện có tính năng động, sáng tạo trong học tập ở trường ta mà em biết.
Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính năng động sáng tạo trong cuộc sống.
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc