Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 08: Năng động, sáng tạo

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 08: Năng động, sáng tạo

1) Kiến thức : Nắm được phương pháp rèn luyện để trở thành người năng động, sáng tạo

 2) Kỹ năng: Biết thể hiện tính năng động, sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày, khắc phục bệnh lười suy nghĩ và học vẹt.

 3) Thái độ: - Quý trọng những người sống năng động, sáng tạo, ghét thói thụ động, máy móc

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 08: Năng động, sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
Ngày soạn
11
11
Bài 8	 NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (TT)
28-10-2006
I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
	1) Kiến thức : Nắm được phương pháp rèn luyện để trở thành người năng động, sáng tạo 
	2) Kỹ năng: Biết thể hiện tính năng động, sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày, khắc phục bệnh lười suy nghĩ và học vẹt.
	3) Thái độ: - Quý trọng những người sống năng động, sáng tạo, ghét thói thụ động, máy móc.
	- Ham thích thể hiện tính năng động, sáng tạo trong mọ việc, mọi hoàn cảnh.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV:	- SGK và SGV GDCD 9. 
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập, bài tập thực hành.
 - Tranh ảnh, tư liệu, các bài báo, tấm gương, ca dao, tục ngữ nói về chủ đề
2) HS :	 - Sách GDCD, vở ghi chép, vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: (1’)	Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. 
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Thế nào năng động, sáng tạo? Cho ví dụ.
- các biểu hiện và ý nghĩa của tính năng động, sáng tạo?	 
3) Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài học: (2’)
Tiết trước các em đã tìm hiểu thế nào là năng động, sáng tạo, biểu hiện và ý nghĩa của tính năng động, sáng tạo. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu các biện pháp để rèn luyện tính năng động, sáng tạo.
Giảng bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
12’
HĐ1: Nhóm/cá nhân
- Nêu vấn đề: Hiện nay trong HS chúng ta còn có hiện tượng gì?
- Vậy, chúng ta làm thế nào để khắc phục hiện tượng đó?
- Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi trên.. theo nội dung sau:
+ Xem xét hiện tượng trong HS
+ Tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng.
+ Tìm biện pháp giải quyết hiện tượng.
- Chon cách giải quyết tốt nhất và thống nhất hành động trong tập thể.
? Chúng ta cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung và ghi bảng. Kết luận chuyển ý.
Tìm hiểu biện pháp rèn luyện
 - Học vẹt, lười suy nghĩ trong học tập g kết quả chưa cao.
- Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày ý kiến.
- Lớp trao đổi, bổ sung, phân tích ưu nhược điểm của các giải pháp khác nhau.
- Dựa SGK và kiến thức mới học để trả lời 
3. Rèn luyện như thế nào?
- Rèn luyện tính siêng năng, cần cù.
- Biết vượt qua khó khăn thử thách.
- Tìm cái tốt nhất, khoa học để đạt được mục đích.
13’
HĐ2: Cá nhân/lớp
- Yêu cầu và hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch rèn luyện : Mỗi em xây dựng một kế hoạch rèn luyện của bản thân.
- Nội dung: Xác định mục tiêu kế hoạch rèn luyện trên cơ sở xem xét bản thân còn thiếu năng động, sáng tạo ở hoạt động nào?
+ Nêu cách làm để đạt được mục tiêu đó
+ các bước thực hiện kế hoạch 
+ Các điều kiện thực hiện
- Yêu cầu 1-2 HS trình bày kế hoạch của mình.
- Nhận xét, đièu chỉnh kế hoạch đã trình bày, nhất là biện pháp rèn luyện.
Ví dụ: Để cải tiến phương pháp học tập, khi học cần chú ý điều gì?
- Nhận xét HS trả lời 
Xây dựng kế hoạch để rèn luyện tính năng động, sáng tạo.
- Tự xây dựng kế hoạch rèn luyện.
- Cả lớp trao đổi. Góp ý kiến để giúp bạn hoàn thiện kế hoạch.
- Tập trung chú ý, luôn suy nghĩ và đặt câu hỏi như thế nào? Tại sao?; nêu thắc mắc
	4. Luyện tập, củng cố: (12’)
	1. Cho HS làm bài tập: 
	Bài 1: Những việc làm nào sau đây biểu hiện tính năng động, sáng tạo? Vì sao? 
Biểu hiện hành vi
Có 
Không 
Thầy cô giáo luôn tìm tòi phương pháp giảng dạy đê HS ham thích học
Bác Mai vươn lên làm giàu để thoát khỏi đói nghèo
Anh Tùng mù cả hai mắt mà vẫn hát hay, đàn giỏi
Bạn Hải được nhận học bỗng của hội khuyến học
Toàn thường xuyên không làm bài tập vì cho là khó 
	Bài 2: Em tán thành ý kiến nào sau đây:
	- HS cònnhỏ chưa thể sáng tạo được	£
	- Học GDCD, Lịch sử không cần sáng tạo.	£
	- Năng động, sáng tạo là của các bậc thiên tài	£
	- Năng động, sáng tạo chỉ cần cho lĩnh vực kinh doanh.	£
	Bài 3: (Bài tập 1 SGK): 
Năng động, sáng tạo 
Không năng động, sáng tạo 
b; d; e; h
a; c; d; g
	Bài 4: Tìm một số câu tục ngữ, danh ngôn, câu chuyện nói tính năng động, sáng tạo.
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài cũ, làm bài tập còn lại trong SGK.
- Thực hiện kế hoạch rèn luyện tính năng động, sáng tạo đã được xây dựng.
- chuẩn bị bài 9: Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời các câu hỏi.
	IV) Rút kinh nghiệm - Bổ sung 

Tài liệu đính kèm:

  • docT11.doc