Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 Năm 2011

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 Năm 2011

1. Về kiến thức - Hiểu được thế nào là chí công vô tư

 - Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư

 - Ý nghĩa của chí công vô tư

2. Về kĩ năng - HS phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày

 - HS biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư

 

doc 95 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 1 Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án GDCD 9
 Tuần 1 - Tiết 1
 Ngày soạn 19 /8 /2011
 Ngày dạy / 8 /2011
Bài 1 . Chí công vô tư (1 tiết )
A. Mục tiêu bài học 
1. Về kiến thức - Hiểu được thế nào là chí công vô tư
 - Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư 
 - ý nghĩa của chí công vô tư
2. Về kĩ năng - HS phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày 
 - HS biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư
B. Tài liệu và phương tiện
1. Tài liệu , phương tiện 
Thầy : SGK , SGV GDCD9 , tranh ảnh , băng hình , ca dao , tục ngữ thể hiện phẩm chất chí công vô tư
 Trò : SGK , giấy khổ lớn , bút dạ , tranh ảnh ca dao tục ngữ ... trả lời câu hỏi SGK
2. Phương pháp. Kể chuyện , phân tích , thuyết trình , đàm thoại 
C. Các hoạt động dạy học 
I. ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
II. Kiểm tra bài cũ 
III. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
HĐ1 Giới thiệu bài
GV giới thiệu chủ đề bài học 
HĐ2
Tìm hiểu ND phần Đặt vấn đề 
HS đọc 2 câu chuyện SGK
GV chia HS thành 3 nhóm 
Nhóm 1 
Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá ?
 Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước ?
 Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện đức tính gì ?
Nhóm 2. 
Mong muốn của Bác Hồ là gì ?
Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ?
 Theo em điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác ?
 Việc làm của Tô Hiến Thành và Hồ Chí minh có chung một phẩm chất của đức tính gì ?
Nhóm 3 
Em hiểu thế nào về chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng ?
GV kết luận 
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp , trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người . Những phẩm chất đó không biểu hiện bằng lời nói mà thể hiện bằng việc làm cụ thể , là sự kết hợp giữa nhận thức về khái niệm , ý nghĩa với thực tế cuộc sống .
HĐ3
 Tìm hiểu nội dung bài học 
HS đọc ND bài học SGK
Thế nào là chí công vô tư ?
GV phát phiếu học tập cho cả lớp làm nhanh 
Bài tập 1.
Những việc làm nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư ? Vì sao những việc làm còn lại không thể hiện đức tính chí công vô tư?
1. Làm việc vì lợi ích chung
2. Giải quyết công việc công bằng 
3. Chỉ chăm lo lợi ích của mình 
4. Không thiên vị 
5. Dùng tiền bạc , của cải của nhà nước cho việc cá nhân 
Yêu cầu HS giải thích => GV kết luận 
HĐ4
Rèn luyện kỹ năng sống và làm việc chí công vô tư
ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư ?
GV phát phiếu học tập cho cả lớp làm nhanh 
Bài tập 2
Những hành vi nào sau đây trái với phẩm chất chí công vô tư ?
1. Sống ích kỷ , chỉ lo cho lợi ích cá nhân 
2. Tham lam , vụ lợi 
3. Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng 
4. Che dấu khuyết điểm cho người thân , người có chức có quyền 
( Đáp án đúng 1,2 ,4 )
 GV hướng dẫn HS làm BT
BT1. SGK trang 5-6
BT3. SGK trang 6
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu phần đặt vấn đề 
-Vũ Tán Đường hầu hạ Tô Hiến Thành khi ốm ngày đêm rất chu đáo
- Trần Trung Tá mải việc chống giặc nơi biên cương
- Tô Hiến Thành dùng người hoàn toàn căn cứ vào khả năng của người đó 
- Xuất phát từ lợi ích chung , ông là người thực sự công bằng , không thiên vị , giải quyết công việc theo lẽ phải .
- Tổ quốc được giải phóng , nhân dân được ấm no , hạnh phúc
- Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là tấm gương trong sáng tuyệ vời để mọi thế hệ phải noi theo . Người vì một mục đích “ làm cho ích quốc lợi dân “
- Nhân dân ta vô cùng kính trọng , tin yêu và khâm phục Bác , Bác luôn là sự gắn bó thân thiết .
- Là những biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư
II. Tìm hiểu nội dung bài học 
1. Khái niệm 
- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cuả con người , thể hiện ở sự công bằng , không thiên vị , giải quyết công việc theo lẽ phải , xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân 
2. ý nghĩa của chí công vô tư
- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng XH , góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh , Xh công bằng , dân chủ , văn minh 
- Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy , kính trọng .
3. Rèn luyện chí công vô tư như thế nào 
- ủng hộ , quý trọng người chí công vô tư
 - Phê phán những hành động trái với chí công vô tư 
III. Bài tập 
Đáp án 
 tán thành : d, đ
 Không tán thành b, c
HS trình bày suy nghĩ : Phản đối các việc làm trên
( Đáp án đúng 1,2 ,4 )
( Đáp án sai 3, 5 )
IV. Củng cố 	Yêu cầu HS nhắc lại 
chí công vô tư là thế nào , nêu biểu hiện của chí công vô tưvà biểu hiện trái với chí công vô tư 
ý nghĩa của chí công vô tư trong cuộc sống 
Làm bài tập 1 , 2, ,3
V. Hướng dẫn về nhà .
	- Làm các bài tập còn lại 
	- Chuẩn bị bài 2 Tự chủ
Giáo án GDCD 9
 Tuần 2 - Tiết 2
 Ngày soạn 26 /8 /2011
 Ngày dạy / 9 /2011
Bài 2 . Tự chủ (1 tiết )
A. Mục tiêu bài học 
1. Về kiến thức - Hiểu được thế nào là tự chủ ; ý nghĩa của tự chủ trong cuộc sống cá nhân và XH
- Sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành người có tính tự chủ 
2. Về kĩ năng - Nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ 
 - Biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ 
3. Về thái độ - Tôn trọng những người biết sống tự chủ .
 - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và trong những công việc cụ thể của bản thân 
B. Tài liệu và phương tiện 
 1. Tài liệu , phương tiện 
 Thầy : SGK , SGV , giấy khổ lớn , bút dạ , chuyện , tấm gương , VD ...
 Trò : Đọc , tìm hiểu SGK , tranh ảnh , truyện kể , tấm gương ...
 2. Phương pháp 
 Thảo luận , đàm thoại , liên hệ thực tế 
C. Các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
 1. Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh ? 
 làm BT 2 SGK tr 5
 2. Em hiểu thế nào về Chí công vô tư và ý nghĩa của nó ? làm BT 1
 SGK tr 5
III. Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
HĐ1 Giới thiệu bài
GV giới thiệu chủ đề bài học 
HĐ2
Tìm hiểu NDphần Đặt vấn đề 
HS đọc 2 câu chuyện SGK 
GV chia nhóm HS 
Nhóm 1.
? Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào ?
? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình ? 
? Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì ?
Nhóm 2
? N đã từ một HS ngoan đi đén chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào ? Vì sao như vậy ? 
Nhóm 3 
? Qua 2 câu chuyện trên về bà Tâm và N , em rút ra bài học gì ? 
? Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn nên xử lí như thế nào ? 
GV nhận xét câu trả lời của từng:
 Nhà trường và XH chúng ta đang đứng trước những thách thức lớn , đó là mặt trái của cơ chế thị trường – lối sống thực dụng , ích kỉ , sa đọa của một số thanh thiếu niên đều có một nguyên nhân sâu xa là sống không biết làm chủ bản thân mình . Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ hơn về nội dung của đức tính tự chủ 
HĐ3
Tìm hiểu ND bài học 
 Tự chủ là gì ?
Tính tự chủ được biểu hiện như thế nào ?
 Tự chủ có ý nghĩa như thế nào ?
 Rèn luyện tính tự chủ bằng cách nào ?
GV chia nhóm HS để thảo luận 
1. Khi có người làm gì đó khiến bạn không hài lòng bạn sẽ xử sự thế nào ?
2. Khi có người rủ bạn làm điều sai trái ( hút thuốc , uống rượu , trốn học ... ) em sẽ làm gì 
4. Có ý kiến cho rằng , người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình , không cần quan tâm đén hoàn cảnh và người giao tiếp , bạn có đồng ý với ý kiến đó không ? vì sao ?
5. Vì sao cần có thái độ ôn hòa , từ tốn trong giao tiếp với người khác ?
GV tổng kết lại cách ứng xử đúng trong từng trường hợp 
HĐ4
Rèn kĩ năng
GV hướng dẫn HS làm bài tập 
BT1SGK tr 8
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu phần đặt vấn đề 
- Con trai bà Tâm nghiện ma túy , bị nhiễm HIV
- Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con 
- Bà tích cực giúp đỡ những người bị nhiễm HIV khác 
- Bà vận động các gia đình quan tâm giúp đỡ , gần gũi chăm sóc họ 
- Bà Tâm là người làm chủ tình cảm và hành vi của mình 
- N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá , uống bia , đua xe máy 
- N trốn học , thi trượt tốt nghiệp 
- N bị nghiện , trộm cắp ...
- Vì N đã không làm chủ được tình cảm và hành vi của bản thân , gây hậu quả cho bản thân , gia đình và XH 
II. Tìm hiểu ND bài học 
1. Khái niệm 
Tự chủ là làm chủ bản thân . Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ , tình cảm , hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh , điều kiện của cuộc sống 
2. Biểu hiện của đưc tính tự chủ 
- Thái độ bình tĩnh , tự tin 
- Biết tự điều chỉnh hành vi của mình , biết tự kiểm tra , đánh giá bản thân mình 
3. ý nghĩa của tính tự chủ 
- Tự chủ là một đức tính quí giá 
- Có tính tự chủ con người sống đúng đắn , cư xử có đạo đức , có văn hóa 
- Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn , thử thách và cám dỗ 
4. Rèn luyện tính tự chủ như thế nào 
- Suy nghĩ trước khi nói và hành động 
- Xem xét thái độ , lời nói , hành động , việc làm của mình đúng hay sai 
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa .
III . Bài tập 
Đáp án đuing : a , b, d , e 
IV. Củng cố 
	Yêu cầu HS nhắc lại 
GV chốt lại kiến thức của bài 
HS xây dựng kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trên cơ sở xem xét mình còn yếu ở những điểm nào và tìm biện pháp khắc phục 
V. Hướng dẫn về nhà .
	- Làm các bài tập còn lại 
	- Chuẩn bị bài 3 Dân chủ và kỷ luật
Giáo án GDCD 9
 Tuần 3 - Tiết 3
 Ngày soạn / 9 /2010
 Ngày dạy / 9 /2010
Bài 3 . Dân chủ và kỉ luật ( 1 tiết )
A. Mục tiêu bài học 
1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là dân chủ , kỉ luật . Những biểu hiện của dân chủ , kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống xã hội .
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu phát huy dân chủ , kỉ luật là cơ hội , điều kiện để phát triển nhân cách , xây dựng xã hội công bằng , văn minh .
2. Về kĩ năng
- Biết giao tiếp , ứng xử , phát huy vai trò của công dân , thực hiện tốt dân chủ , kỉ luật , biết biểu đạt quyền và nghĩa vụ đúng lúc , đúng chỗ,biết góp ý với bạn bè và mọi người xung quanh .
- Biết phân tích , đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội thể hiện tốt (hoặc chưa tốt) tính dân chủ và tính kỉ luật .
B. Tài liệu và phương tiện 
 1. Tài liệu , phương tiện 
 Thầy : SGK , SGV , giấy khổ lớn , bút dạ , chuyện , tấm gương , VD ...
 Trò : Đọc , tìm hiểu SGK , tranh ảnh , truyện kể , tấm gương , liên hệ bản thân , bạn bè 
 2. Phương pháp. Thảo luận nhóm , đàm thoại , liên hệ thực tế 
C. Các hoạt động dạy học 
 I. ổn định lớp ; kiểm tra sĩ số 
 II. Kiểm tra bài cũ 
 1. Tự chủ là thế nào ? Tự chủ có ý nghĩa gì ? làm bài tập 1 (SGK T 8)
 2. Mỗi HS cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào ? làm BT 3 (SGK T 8) 
II. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
HĐ1 Giới thiệu bài
GV giới thiệu tầm quan trọng của bài học 
HĐ2.Tìm hiểu ND phần Đặt vấn đề
 Khai thác 2 tình huống SGK
HS đọc 2 tình huống SGK 
GV đặt câu hỏi :
1. Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 tình huống trên ? 
GV chia bảng làm 2 cột , hoặc sử dụng giấy khổ lớn .
Có dân chủ
Thiếu dâ ...  gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
I – Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
1. Hãy điền những cụm từ còn thiếu trong câu sau cho đúng với nội dung bài đã học:
- Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) : là .., được quy định trong Bộ luật Hình sự.
- Vi phạm pháp luật hành chính: là mà không phải là tội phạm
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng
2. Trong những việc làm sau đây, việc nào là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ?
 A . Tham gia tuyên truyền chính sách của Nhà nước.
 B. Tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội
 C. Tham gia lao động công ích
 D. Gửi đơn kiến nghị lên Hội đồng nhân dân xã về việc sửa chữa đoạn đường bị hư 
 hỏng trong thôn (xóm)
3. Em có đồng ý với ý kiến nào sau đây về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân ?
 A. Chỉ người đủ 15 tuổi trở lên mới phải lao động
 B. Học sinh tiểu học còn nhỏ chưa phải lao động
 C. Mọi nười đều có quyền và nghĩa vụ lao động
 D. Những người khuyết tật không cần lao động
4. Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong 
 bảng sau
1
Từ đời thứ ba trở đi được kết hôn
2
Nên kiểm tra sức khoẻ trước khi kết hôn
3
Lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời
4
Người chồng phải là người có quyền quyết định những việc lớn thì gia đình mới có nền nếp
II – Tự luận ( 7 điểm)
Hãy cho biết ý kiến của em trước hiện tượng lười học, lười rèn luyện thân thể, đua đòi ăn chơi của một số thanh niên hiện nay.
Thanh niên học sinh cần phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?
Em hãy cho biết bảo vệ Tổ quốc bao gồm những việc cơ bản nào ?
Cho tình huống sau :
Cửa hàng nhà bà Ba có giấy phép kinh doanh hàng điện từ, nhưng vì hàng bán được ít nên gần đây bà tự ý bán thêm hàng ăn vào buổi sáng. Có người nhắc nhở bà làm như vậy là trái với giấy phép kinh doanh.
Bà trả lời:
- Lắn chuyện quá! Đầy người không có giấy phép vẫn bán hàng ăn sáng đấy thôi. tôi còn hơn họ là có giấy phép kinh doanh. Chẳng lẽ tôi lại đi xin hai giấy phép kinh doanh à?
Theo em việclàm của bà Ba là đúng hay sai ? Vì sao ?
 8.	Để về nhà nhanh, Hoàng đã đi vào đường ngược chiều nên chị chú công an viết giấy xử phạt vi phạm hành chính.
	Mẹ Hoàng cho rằng chú công an xử phạt như vậy là sai. Vì Hoàng mới 15 tuổi, chưa đến tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.
	Theo em, ý kiến của mẹ Hoàng là đúng hay sai ? Vì sao ?
Đáp án và biểu điểm
I – Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
	1. (1 điểm)
	Yêu cầu điền chỗ trống theo thứ tự sau:
- hành vi gây nguy hiểm cho xã hội (điền vào đoạn trống thứ nhất)	(0,5 điểm)
- hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí của nhà nước (điền vào đoạn trống thứ hai)
Mỗi câu 0,5 điểm
2 – D;	3 – C;	Đ. 2,3
II – Tự luận (7 điểm)
5. (1 điểm)
	Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng nêu được những ý cơ bản sau:
	a) ý kíên về một số hiện tượng xấu của một số thanh niên:	(2 điểm)
	- Những hiện tượng xấu đó cho thấy: Những thanh niên đó không nhận thức được trách nhiệm của thanh niên trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, không làm chủ được bản thân	(0,5 điểm)
	- Tác hại của các hiện tượng xấu:
	+ Lười học sẽ thiếu kiến thức, không đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong nền kinh tế tri thức	(0,5 điểm)
	+ Lười rèn luyện thân thể: Thiếu sức khoẻ để xây dựng đất nước	(0,5 điểm)
	+ Ham chơi, đua đỏi: Sẽ quen hưởng thụ, không biết cống hiến, dễ sa ngã, hư hỏng (0,5 điểm)
	b) Thanh niên học sinh cần:
	- Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện để chuẩn bị hành trang vào đời	(0,5 điểm)
	- Xác định lí tưởng sống đúng đắn, tự vạch ra một kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh.	(0,5 điểm)
6. (1 điểm)
	Yêu cầu học sinh nêu được:
	Bảo vệ Tổ quốc bao gồm việc: Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện chính sách hậu phương quân đội và bảo vệ trật tự, an ninh xã hội	(1 điểm)
7. (1,5 điểm)
	Học sinh xác định được:
Việc làm của bà Ba là sai	(0,5 điểm)
Vì: Kinh doanh ngành nghề, mặt hàng nào cũng phải có giấy phép kinh doanh	
(1 điểm)
8. ( 1,5 điểm)
	Học sinh nêu được:
	- ý kiến của mẹ Hoàng là sai	(0,5 điểm)
	Vì: Theo điều 6, Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2002 thì người đủ 14 tuổi đến 16 tuổi bị xử lí hành chính do cố ý. Hoàng đã 15 tuổi, lại cố ý đi vào đường ngược chiều nên chú công an xử phạt hành chính Hoàng là đúng
đề thi Khảo sát chất lượng học kỳ Ii – môn GDCD - lớp 9
(Tiết 35 - Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề 2 
	 Ma trận	
Nội dung chủ đề (Mục tiêu)
Các cấp độ của tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
A. Hiểu tuổi chịu trách nhiệm hình sự
C1 TN
(0,5 điểm)
B. Hiểu quyền tự do kinh doanh của công dân
C2 TN
(0,5 điểm)
C. Hiểu về trách nhiệm pháp lý
C3 TN
(0,5 điểm)
D. Nhận biết được nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, cơ sở của hôn nhâu hạnh phúc, quyền lao động của công dân.
C4 TN
(1 điểm)
Đ. Hiểu tác hại của việc kết hôn sớm
C5 TL
(2 điểm)
E. Nhận biết được quyền tham gia quản lí nhà nước xã hội của công dân; nêu được những việc công dân có thể làm để tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
C6 TL
(0,5 điểm)
C6 TL
(1 điểm)
G. Liên hệ với bản thân về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
C7 TL
(1,5 điểm)
H. Vận dụng kiến thức đã học để xử lí 1 tình huống về nghĩa vụ của người sử dụng lao động, sở hữu tài sản của công dân
C8 TL
(2,5 điểm)
	Tổng số câu hỏi
2
5
2
	Tổng điểm
1,5
4,5
4
Tỉ lệ
15%
45%
40%
đề thi Khảo sát chất lượng học kỳ Ii – môn GDCD - lớp 9
(Tiết 35 - Thời gian 45 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề 2 
I – Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng
1. Người nào sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình?
 A .Người đủ 16 tuổi phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự
 B. Những người mắc bệnh tâm thần phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự
 C. Người mới 14 tuổi phạm tội tổ chức buôn bán ma tuý
 D. Người cao tuổi phạm tội quy định trong Bộ luật Hình sự
2. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
	Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là công dân có quyền:
 A . Kinh doanh bất cứ mặt hàng nào
 B. Làm mọi cách để có được lợi nhuận cao
 C. Kinh doanh không cần phảix in phép
 D. Tự do lựa chọn mặt hàng, quy mô kinh doanh nhưng phải theo quy định của pháp 
 luật
3. Người nào trong những trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình?
 A . Một người đang đi xe máy trên đường, bất ngờ có một em bé chạy ngang qua đầu xe, người điều khiển xe máy phanh gấp làm nhiều người đi sau bị ngã
 B. Một người lái xe uống rượu say, không làm chủ được tay lái, đã đâm xe vào người đi đường.
 C. Một bệnh nhân tâm thần, khi lên cơn đã đập phá tài sản của người khác.
 D. Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm
4. Hãy nối một ô ở cột trái (A), với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng nhất:
A
Nối
ú
B
a) Việc kết hôn phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền .
1. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
b) Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề
2. Nghĩa vụ của người kinh doanh
c) Các cơ sở sản xuất không được nhận người dưới 15 tuổi vào làm việc
3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
d) Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
4. Quyền lao động của công dân
đ) Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thu hút lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ
II – Tự luận (7,5 điểm)
Em hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra đối với người tảo hôn, đối với gia đình của họ.
Thế nào là quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội ?
Em hãy nêu 4 công việc dân có thể làm để tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội.
Là học sinh lớp 9, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc ?
Cho tình huống sau :
Hàng cơm gần nhà Hoa có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi nhưng ngày nào cũng phải gánh những thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng
Hỏi:
Bà chủ hàng cơm đã có những hành vi sai phạm gì?
Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?
.
......................................................................................................................................................................
Đáp án và biểu điểm
I – Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm)	
	Mỗi câu 0,5 điểm
	1 – B ;	2 – D ;	3 – B.
	4. (1 điểm, mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
	 	A – 3 ; 	b – 4 ;	c – 1 ;	d – 2.
II – Tự luận (7,,5điểm)
5. (2 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau :
 a) Đối với bản thân người tảo hôn, cần nêu được 2 hậu quả: sinh con sớm và sinh nhiều con trong khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ; không tiến bộ được vì vướng bận gánh nặng gia đình.	(1 điểm)
 b) Đối với gia đình, cần nêu được 2 hậu quả: Đời sống gia đình khó khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững vàng; cha mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con, quản lí gia đình, con cái nheo nhóc,	(1 điểm)
	Kể được tên 4 di sản văn hoá vật thể, ví dụ như: Cố đô Huế, trống đồng Ngọc Lũ, 
6. (1,5 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau :
	a) Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước các tổ chức xã hội; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội	(0,5 điểm)
	b) Nêu được 4 việc công dân có thể làm để tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội	( 1 điểm – mỗi việc được 0,5 điểm)
	Ví dụ như:
	- Trực tiếp tham gia các công việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội hoặc gián tiếp thông qua đại biểu của nhân dân (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp).
	- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của một cơ quan nhà nước.
	- Đóng góp ý kiến với một cơ quan nhà nước về công việc của họ
	- Đề xuất biện pháp an toàn giao thông.
	v.v
7. (1,5 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau :
	Là học sinh lớp 9, có thể làm những việc sau để góp phần bảo vệ Tổ quốc.
	-Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, tu dưỡng đạo đức để đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tương lai	(0,5 điểm)
	- Tham gia giữ gìn trật tự an ninh ở trường học và địa phương, vận động người thân lên đường nhập ngũ	(0,5 điểm(
	- Tham gia thực hiện chính sách hậu phương quân đội (như thăm hỏi, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình bộ đội neo đơn,)	(0,5 điểm)
8. (2,5 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau :
a) Bà chủ hàng cơm có những sai phạm sau :
- Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc	(0,5 điểm)
- Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, quá sức	(0,5 điểm)
- Ngược đãi người lao động	(0,5 điểm)
b) Nếu là người chứng kiến, em sẽ
- Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của bà ta	(0,5 điểm)
- Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai của mình	(0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 9Ca nam.doc