Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi - Tiết 41: Đồng chí (Chính Hữu)

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi - Tiết 41: Đồng chí (Chính Hữu)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

I. Chuẩn:

1.Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ - những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

+ Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.

- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ; ngôn ngư xthơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.

2. Kỹ năng:

- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.

- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.

- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự hào về thế hệ trẻ Việt Nam, truyền thống đánh giặc cứu nước trong kháng chiến chống Pháp.

II. Nâng cao, mở rộng:

Trình bày cảm nhận về một một đoạn trong bài thơ (khổ thơ cuối).

B. CHUẨN BỊ:

* THẦY: Tập thơ “Đầu súng trăng treo”, tư liệu về tác giả, một số bài thơ về hình ảnh anh bộ đội thời kí chống Pháp: Tây Tiến (Quang Dũng), Đèo Cả (Hữu Loan)

 * TRÒ: Soạn bài, học thuộc lòng bài thơ, sưu tầm một số bài thơ về hình ảnh anh bộ đội thời kì này.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Trường THCS Lê Lợi - Tiết 41: Đồng chí (Chính Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41:
Ngày soạn: 22/10/2011
Ngày giảng: 25/10/2011
ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
I. Chuẩn:
1.Kiến thức: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội được khắc họa trong bài thơ - những người đã viết nên những trang sử Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
+ Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ; ngôn ngư xthơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần tự hào về thế hệ trẻ Việt Nam, truyền thống đánh giặc cứu nước trong kháng chiến chống Pháp.
II. Nâng cao, mở rộng: 
Trình bày cảm nhận về một một đoạn trong bài thơ (khổ thơ cuối).
B. CHUẨN BỊ:
* THẦY: Tập thơ “Đầu súng trăng treo”, tư liệu về tác giả, một số bài thơ về hình ảnh anh bộ đội thời kí chống Pháp: Tây Tiến (Quang Dũng), Đèo Cả (Hữu Loan)
	* TRÒ: Soạn bài, học thuộc lòng bài thơ, sưu tầm một số bài thơ về hình ảnh anh bộ đội thời kì này.
C. PHƯƠNG PHÁP & KTDH: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, bình, động não.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	* Ổn định: (1')
	* Kiểm tra bài cũ: (3') GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
	* Triển khai bài mới:
	* Khởi động: (1') Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ chiếm một vị trí đặc biệt. Rất nhiều nhà thơ đã dành những tình cảm sâu nặng cho đề tài này. Đồng chí của Chính Hữu là một trong những bài thơ như thế. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (5’) Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm. 
GV dùng KT hỏi và trả lời.
? Nêu một vài nét về tác giả Chính Hữu?
? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
* HS trả lời.
* GV nhận xét, nhấn mạnh một số ý: 
- Nhà thơ là người lính nên hiểu rõ tình cảm người lính.
- Bài thơ là kết quả trải nghiệm sau một chiến thắng vĩ đại.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 
1. Tác giả:
Chính Hữu chủ yếu sáng tác về những người chiến sĩ quân đội - những người đồng đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
2. Tác phẩm:
Bài thơ Đồng chí ra đời năm 1948.
Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. 
* GV hướng dẫn đọc: Đọc chậm, thể hiện tình cảm chân thành, nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm trong mỗi đoạn.
* GV đọc mẫu 1 lần – 2 HS đọc
* Nhận xét cách đọc
? Giải thích từ “đồng chí”, “tri kỉ”?
II. Đọc và tìm hiểu chú thích:
Hoạt động 3: (25’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
? Nêu bố cục của bài thơ? 
? Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
? Tình đồng chí được nảy sinh từ hoàn cảnh nào?
? Em hiểu thế nào là “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”? 
? Hoàn cảnh đó giúp gì cho việc nảy sinh tình đồng chí?
? Hình ảnh “ súng bên súng đầu sát bên đầu” gợi cho em suy nghĩ gì về nhiệm vụ của người lính?
? Em có nhận xét gì khi nhà thơ dùng “ chung chăn”, “đôi tri kỉ”?
* GV bình: Dường như không còn sự ngăn cách giữa họ: tình đồng chí và tình bạn tri kỉ đã hoà làm một , gắn kết họ một cách đặc biệt. Dường như càng gian khổ, khó khăn, tình cảm của họ càng sâu nặng. Họ trở thành những người bạn cùng chung lí tưởng, chung mục đích cao cả. Chính vì vậy, họ đã trở thành đồng chí của nhau.
* GV dùng KT động não.
? Em có cảm nhận như thế nào về dòng thơ thứ 7? Tại sao tác giả lại hạ một dòng đặc biệt chỉ với 2 tiếng “Đồng chí” và một dấu chấm cảm?
- Câu thơ như một nốt nhấn vang lên vừa như một phát hiện, vừa như một lời khẳng định, vừa có thể coi như một bản lề kết nối sự lí giải cội nguồn của tình đồng chí với nhứng biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí trong những câu tiếp theo.
? Những người đồng chí đã hiểu những gì về hoàn cảnh của nhau?
? Từ “mặc kệ” gợi cho em suy nghĩ gì?
? Tại sao nhà thơ lại nói đến ruộng, nhà?
? Những khó khăn, thiếu thốn họ đã cùng chia sẻ được tác giả miêu tả như thế nào?
? Nghệ thuật xây dựng các câu thơ ở đây có gì đặc biệt? 
* GV bình: nghệ thuật đối xứng (nhưng không đối lập) kiểu sóng đôi rất có dụng ý.
? Sức mạnh nào giúp họ vượt qua gian lao, thiếu thốn? (tinh thần lạc quan)
? Em cảm nhận gì ở câu thơ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”? 
? Ba câu thơ cuối đã vẽ lên bức tranh như thế nào? Em có cảm nhận gì về bức tranh đó?
? Hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi cho em liên tưởng gì?
* GV bình: hình ảnh vừa hiện thực, vừa lãng mạn. Ngoài cây súng, người lính còn có vầng trăng là bạn. Súng và trăng, một ở gần (chiến đấu) một ở xa (hoà bình) một tượng trưng cho sự lãng mạn trong tâm hồn người chiến sĩ – thi sĩ làm cho bức tranh có vẻ đẹp vừa thực tế, vừa thơ mộng, vừa mang tính chiến đấu vừa thấm đẫm chất trữ tình. Hai hình ảnh, bổ sung hài hoà cho nhau và trở thành một biểu tượng đẹp về người lính cách mạng. 
? Theo em, bài thơ này sử dụng phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính? (biểu cảm).
? Nét đặc sắc về nghệ thuật?
? Theo em, bức trang trong SGK minh hoạ cho chi tiết hình ảnh nào trong bài?
? Em hiểu thế nào là tình đồng chí?
? Bài thơ khẳng định và ca ngợi điều gì?
* HS trả lời.
 * GV nhận xét, chốt, cho HS đọc ghi nhớ SGK. 
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục: 3 đoạn
* Cảm hứng: đó là tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.
2. Phân tích:
a) Cơ sở của tình đồng chí:	
* Cảnh ngộ:
-Quê anh Tương đồng,
 nghèo khó,
Làng tôi người nông dân, lao động
=> Đó là cơ sở nảy sinh sự đồng cảm giai cấp.
* Nhiệm vụ: 
Súng bên súng, đầu sát bên đầu -> hình ảnh chân thực, gợi tả => chung lí tưởng, chung mục đích chiến đấu.
* Cuộc sống sinh hoạt:
Chung chăn – đôi tri kỉ
-> gắn bó thân thiết, thông cảm và hiểu nhau sâu sắc. 
* Đồng chí! -> câu thơ chỉ có 2 tiếng. => sự kết tinh cao độ của tình bạn, tình người, tình đồng chí, khẳng định cảm xúc và mở ra một tình cảm cách mạng mới. 
b) Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí: 
* Cảm thông tâm tư nỗi lòng:
- Ruộng nương -> gửi
- Nhà -> mặc kệ lung lay
=> Hi sinh thầm lặng -> vẻ đẹp tinh thần của người lính. 
* Chia sẻ khó khăn, gian lao:
- sốt run người
- áo rách / quần vá
- chân không giày 
=> Câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau từng cặp=> sự thiếu thốn vật chất, vất vả, gian lao.
 - Miệng cười Lạc quan
- Thương nhau yêu đời
=> Hình ảnh giản dị mà chân thực, gợi cảm -> sự đoàn kất, chia sẻ, gắn bó, truyền hơi ấm, niềm tin, sức mạnh cho nhau.
c) Biểu tượng về người lính:
- Rừng hoang sương muối -> hoàn cảnh, thời tiết khắc nghiệt
- Chờ giặc -> sát cánh bên nhau hoàn thành nhiệm vụ.
- Đầu súng trăng treo -> vừa hiện thực vừa lãng mạn: tính chiến đấu, chất trữ tình, người chiến sĩ, người thi sĩ bổ sung hài hoà cho nhau 
=> Biểu tượng đẹp về người lính.
3. Tổng kết:
a) Ngệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
b) Nội dung:
Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ.
* Ghi nhớ: SGK trang 131
E. TỔNG KẾT - RÚT KINH NGHIỆM: (5')
	* Củngcố phần KT - KN: ? Đọc thuộc lòng bài thơ? Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp? 
	* Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
- Học thuộc lòng ghi nhớ và bài thơ. Làm bài tập 2 SGK trang 131( chú ý biểu tượng về người lính: hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn...)
- Chuẩn bị bài : Bài thơ về tiểu đội xe không kính
+ Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ; Trả lời câu hỏi SGK
	+ Sưu tầm một số bài thơ, bài hát về hình ảnh anh bội đội thời chống Mĩ.
	* Đánh giá chung về buổi học:
.
	* Rút kinh nghiệm( về nghiệp vụ GV):

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 41.doc