Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 8 : Năng động, sáng tạo (tiết 2) - Nguyễn Thị Ngọc Anh

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 8 : Năng động, sáng tạo (tiết 2) - Nguyễn Thị Ngọc Anh

I/ Mục tiêu bài học:

1/ Kiến thức:

- Năng động, sáng tạo trong học tập, các hoạt động xã hội khác.

2/ Kĩ năng:

- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động, sáng tạo.

Có ý thức học tập những tấm gương năng động, sáng tạo của những người sống xung quanh

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1631Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 8 : Năng động, sáng tạo (tiết 2) - Nguyễn Thị Ngọc Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Ngày soạn:20.10.2010
Tiết 11 Ngày dạy: 20.10.2010
Bài 8 :NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (T2)
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức:
Năng động, sáng tạo trong học tập, các hoạt động xã hội khác.
2/ Kĩ năng:
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính năng động, sáng tạo.
Có ý thức học tập những tấm gương năng động, sáng tạo của những người sống xung quanh.
3/ Thái độ:
Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động, sáng tạo ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống. 
II/ Tài liệu và phương tiện:
Tranh ảnh, chuyện kể, ca dao, tục ngữ, danh ngôn, thơ.
Giấy khổ lớn.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
Lấy ví dụ cụ thể về tính năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, nghiên cứu khoa học?
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Sự thành công của mỗi người là kết quả của tính năng động, sáng tạo. Sự năng động sáng tạo thể hiện mọi khía cạnh trong cuộc sống. Vậy thế nào là năng động, sáng tạo, biểu hiện, ý nghĩa. Để tìm hiểu rõ vấn đề này chúng ta học tiếp bài 8.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HS: thảo luận nhóm.
Nhóm 1:
? Biểu hiện của năng động, sáng tạo? Cho ví dụ? 
Nhóm 2:
? Ý nghĩa của năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và cuộc sống? 
Nhóm 3:
? Chúng ta cần rèn luyện tính năng động sáng tạo như thế nào? Cho ví dụ về tính rèn luyện năng động, sáng tạo của bản thân em?
HS: Các nhóm cử đại diện trình bày.
HS: cả lớp góp ý
GV: tổng kết nội dung chính của bài học.
HS: nhắc lại nội dung bài học. 
2. Biểu hiện:
Say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống trong học tập, lao động, cuộc sống
3. Ý nghĩa:
Là phẩm chất cần thiết của người lao động.
Giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích.
Con người làm nên thành công, kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước.
4. Rèn luyện:
Rèn luyện tính siêng năng, cần cù chăm chỉ.
Biết vượt qua khó khăn, thử thách.
Tìm ra cái tốt nhất, khoa học để đạt được mục đích. 
Hoạt động 3: Luyện tập và hướng dẫn làm bài tập SGK
HS: cả lớp làm bài tập.
Bài tập 1 SGK/29,30.
HS: làm ra giấy nháp.
HS: lên bảng trả lời phần chuẩn bị.
HS: cả lớp nhận xét.
GV: nhận xét, đánh giá cho điểm HS trả lời đúng.
+ Bài tập 6 SGK/30.
HS: trả lời cá nhân.
HS: cả lớp nhận xét.
GV: nhận xét đánh giá cho điểm.
’ GV rút ra bài học: Trước khi làm việc gì phải tự đặt mục đích có những khó khăn gì, làm thế nào thì tốt, kết quả cuối ra sao.
+ Bài tập 1:
Hành vi b,đ,e,h thể hiện tính năng động sáng tạo.
Hành vi a,c,d,g không thể hiện tính năng động, sáng tạo.
+ Bài tập 6:
Học sinh A: khó khăn mà em gặp: Học kém Văn, tiếng Anh.
Em cần sự giúp đỡ của các bạn học giỏi Văn, tiếng Anh. Cụ thể phương pháp của bạn học như thế nào Em cần được sự giúp đỡ của cô giáo.
Với sự nỗ lực cá nhân, sự giúp đỡ của cô và bạn bè, em đã tiến bộ rất nhiều môn Văn, tiếng Anh.
4. Củng cố:
HS làm bài tập GV ghi sẵn trong bảng phụ HS lên bảng làm:
Những việc làm nào sau đây biểu hiện tính năng động, sáng tạo và không năng động, sáng tạo? Vì sao?
 Biểu hiện hành vi
 Có
 Không
Cô giáo Hà luôn tìm tòi phương pháp giảng dạy môn Văn để HS ham thích học.
 x
Bác Hòa vươn lên làm giàu thoát cảnh nghèo đói.
 x
Anh Hùng bị mù cả hai mắt mà vẫn hát hay, chơi đàn bầu giỏi.
 x
Bạn Mai được nhận học bổng HS giỏi biết vượt khó khăn.
 x
Toàn thường xuyên không làm bài tập vì cho là bài khó thì thôi.
 x
1 HS lên bảng làm.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
5. Đánh giá:
.
.
.
6. Hoạt động nối tiếp: 
- Học bài cũ, làm bài tập 2,3,4,5 SGK/30.
Chuẩn bị bài 9, soạn bài theo các câu hỏi SGK, sưu tầm tranh ảnh, ca dao, tục ngữ, chuyện về những tấm gương làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11.doc