Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 12 - Tiết 12 - Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 12 - Tiết 12 - Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả

1) Kiến thức: - Nêu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

 - Giải thích được vì sao cần phải việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

 2) Kỹ năng: - Phân biệt được làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu qua với những biểu hiện của lối làm việc cẩu thả, cầm chừng thiếu hiệu quả.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 5576Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 12 - Tiết 12 - Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
Ngày soạn
12
12
Bài 9: 	LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, 
	 CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
31-10-2006
I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
	1) Kiến thức: - Nêu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
	- Giải thích được vì sao cần phải việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
	2) Kỹ năng: - Phân biệt được làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu qua với những biểu hiện của lối làm việc cẩu thả, cầm chừng thiếu hiệu quả.
	- Biết tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
	- Thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày, trước hết là trong học tập.
	3) Thái độ: - Quý trọng những người lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
	- Có nhu cầu làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong mọi hoạt động của bản thân.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV:	- SGK và SGV GDCD 9. 
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập, bài tập thực hành.
- Tranh ảnh, tư liệu, các bài báo, tấm gương, ca dao, tục ngữ nói về chủ đề 
2) HS :	 	- Sách GDCD, vở ghi chép, vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: (1’)	Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. 
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)	 
- Theo em thế nào là một người năng động, sáng tạo? Hãy nêu 2 biểu hiện năng động, sáng tạo và 2 biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo trong học tập của HS.
- Vì sao HS phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo? Để rèn luyện đức tính đó cần phải làm gì?
3) Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài học: (1’)
Chúng ta đã tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của tính năng động, sáng tạo trong cuộc sống. Có thể nói, năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Nhờ năng động, sáng tạo mà con người có thể làm việc đạt kết quả tốt. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm những yêu cầu đối với người lao động trong thời đại cong nghiệp hóa và hiện đại hóa là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Giảng bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
10’
HĐ1: Cá nhân/cả lớp
- Gọi HS đọc truyện trong SGK.
- Yêu cầu HS trả lời các vấn đề sau:
1. Em có nhận xét gì về việc làm của giáo sư Lê Thế Trung.
2. Hãy tìm những chi tiết trong truyện chứng tỏ Giáo sư Lê Thế Trunglà người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
3. Việc làm của ông được nhà nước ghi nhận như thế nào? Em học tập được gì ở Giáo sư Lê Thế Trung?
- Liệt kê ý kiến cúa HS lên bảng, nhận xét bổ sung và kết luận.
- Qua phần tìm hiểu của phần đặt vấn đề, tấm gương của GS Lê Thế Trung thể hiện đức tính gì? 
?Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
- Nhận xét, kết luận, ghi bảng
 ? Hãy nêu biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả 
- Chuyển ý sang mục HĐ2.
Tìm hiểu khái niệm và các biểu hiện 
- Đọc truyện trong SGK.
- Dựa vào nội truyện để trả lời.
1. Là người có ý chí quyết tâm cao, có sức làm việc phi thường, có ý thức trách nhiệm trong công việc, luôn say mê sáng tạo trong công việc.
2. Tốt nghiệp bác sĩ loại xuất sắc ở Liên Xô cũ về chuyên ngành bỏng, hoàn thành 2 cuốn sách về bỏng; nghiễn cứu thành công tìm da ếch thay thế da người trong điều trị bỏng. Chế ra loại thuốc trị bỏng B76 và nghiên cứu thành công 50 loại thuốc khác nhau
3. Được Đảng và nhà nước ta tặng nhiều danh hiệu cao quý. Em học tập được tinh thần ý chí vươn lên của GS Lê Thế Trung, là tấm gương sáng để em noi theo.
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Dựa SGK trả lời
- Biét sắp xếp thời gian và kế hoạch làm việc hợp lí; tích cực làm việc, làm việctự giác; luôn năng động sáng tạo
1. Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả 
Là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong mọi thời gian nhất định.
10’
HĐ2: Nhóm/cả lớp
- Cho HS thảo luận nhóm các nội dung sau: 
1. Trái với làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là gì?
2. Làm việc không có năng suất, chất lượng, hiệu quả dẫn đến hậu quả gì?
3. Yù nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
- Ghi tóm tắt ý HS trả lời, nhận xét, ghi bảng, kết luận chuyển ý.
Tìm hiểu ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả 
- Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, bổ sung:
1. Làm cầm chừng, không cố gắng, làm mất nhiều thời gian, làm qua loa, làm ẩu cốt cho xong việc không cần biết chất lượng hay không 
2. Trì trệ, yếu kém, đói nghèo, không có khả năng hợp tác, cạnh tranh và càng ngày cảng đói nghèo, lạc hậu
3. Trả lời theo nội dung SGK.
2. Yù nghĩa 
Là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp cộng ngiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng caochất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
8’
HĐ3: Cá nhân/lớp
- Cho HS trình bày kết quả sưu tầm các tấm gương về làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả 
- Giảng và bổ sung thêm.
? Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, mỗi người lao động phải làm gì?
- Nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của HS và ghi bảng.
* Sơ kết bài học.
Tìm hiểu biện pháp rèn luyện 
- Các doanh nghiệp tuyên dương giải thưởng “Sao vàng đất Việt”; Hàng Việt Nam chất lượng cao; Những anh hùng trong thời kì đổi mới
- Dựa vào SGK và kiến thức hiểu biét để trả lời.
3. Biện pháp
- Tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe.
- Lao động tự giác, có kỉ luật và luôn năng động sáng tạo
	4. Luyện tập, củng cố: (9’)
	- Hướng dẫn HS làm BT1 SGK: HS làm việc cá nhân, lớp tham gia góp ý, nhận xét.
	Đáp án: + Hành vi thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả: 	c; d; e.	
	+ Hành vi thể hiện làm việc không có năng suất, chất lượng, hiệu quả: 	a; b; d.
	- Tổ chức chơi sẵm vai về chủ đề trên: HS tự nghĩ kịch, phân vai thực hiện, lớp nhận xét, bổ sung.
5. Dặn dò: (1’)	- Học bài cũ, làm bài tập còn lại trong SGK.
	- Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn, tấm gương làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả của nước ta trong thời kì đổi mới.
	- Chuẩn bị trước bài 10: Đọc trước phần đặt vấn đề và suy nghĩ trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK. 
IV) Rút kinh nghiệm - Bổ sung 

Tài liệu đính kèm:

  • docT12.doc