Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 12 - Tiết 12 - Tiết 13 : Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên - Nguyễn Văn Huệ

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 12 - Tiết 12 - Tiết 13 : Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên - Nguyễn Văn Huệ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được lí tưởng là mục đích sống tốt đẹp mà con người phải hướng tới. Mục đích cúa mỗi cá nhân phải phù hợp, gắn liên với mục đích của dân tộc và năng lực mỗi người.

2. Về kỹ năng:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 12 - Tiết 12 - Tiết 13 : Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên - Nguyễn Văn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
Tiết 13 : Bài 10
Lí tưởng sống của thanh niên
I. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được lí tưởng là mục đích sống tốt đẹp mà con người phải hướng tới. Mục đích cúa mỗi cá nhân phải phù hợp, gắn liên với mục đích của dân tộc và năng lực mỗi người.
2. Về kỹ năng:
- Biết bày tỏ và trao đổi quan điểm sống với mọi người để có nhận thức đúng lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
3. Về thái độ:
- Có rhái độ trân trọng với những biểu hiện sống có lí tưởng trong sáng, biết phê phán, lên án, những hiện tượng sống rthiếu lành mạnh, thiếu lí tưởng.
II. Nội dung
1. Thế nào là là lí tưởng sống của thanh niên? bản chất?
2. Hiểu lí tưởng sống trong các thời kì lịch sử?
3. Liên hệ bản thân?
III. Tài liệu, phương tiện
- SGK, SGV.
- Những tình huống, ví dụ về làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả.
- Giấy khổ lớn, bút dạ.
VI. Các hoạt động dạy - học
* ổn định lớp:
* Kiểm tra: ? Những câu tục ngữ nào sau đây nói về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả? Vì sao?
+ Siêng làm thì khó, siêng học thì hay.
+ Một người hay lo bằng kho người hay làm.
+ Làm đi không bằng làm lại.
+ Ăn kĩ, làm dối.
+ Mồm miệng đỡ chân tay.
+ Làm giả ăn thật.
+ Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.
+ Ngày làm tháng ăn, tháng làm năm ăn.
- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét, GV chốt và cho điểm.
* Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang thực hiện sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, các em mong muốn điều gì? Lí tưởng sống của các em là gì?
Ai cũng có suy nghĩ về lẽ sống, nhưng xác định được lí tưởng sống như thế nào là đúng, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin phần Đặt vấn đề.
 Mục tiêu: Giúp HS hiểu thế nào là lí tưởng sống, lí tưởng sống của thanh niên.
- HS đọc phần thông tin.
- GV tổ chức HS thảo luận nhóm. (chia lớp thành 3 nhóm).
Nhóm 1: Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thế hệ trẻ chúng ta phải làm gì? Lí tưởng của thanh niên giai đoạn đó là gì?
Nhóm 2: Trong thời kì đổi mới đất nước hiện nay, thanh niên chúng ta đã đóng góp gì? Lí tưởng của thành niên thời đại ngày nay là gì?
Nhóm 3: Em hãy nêu suy nghĩ của mình về lí tưởng sống của thanh niên giai đoạn hiện nay qua hai đoạn trên? Em học tập được gì?
- Các nhóm thảo luận.
- HS cử đại diện trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- GV gợi ý thêm nhiều gương anh hùng trong chiến đấu mà em được biết.
- GV tổng kết.
+? Em hiểu lí tưởng của mỗi người là gì?
- HS trả lời.
+? Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay là gì?
- HS trả lời.
+? Cơ sở xác định lí tưởng sống ngày nay?
- HS trả lời.
- Đã có hàng triệu người con ưu tú hầu hếtd ở tuổi thanh niên sẵn sàng hi sinh vì đất nước như: Lí Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai...
- Lí tưởng sống của họ là: Giải phóng dân tộc.
- Ngày nay thanh niên tham gia tích cực, năng động, sáng tạo trên các lĩnh vực xxây dựng và bảo vệ tổ quốc: Nguyễn Việt Hùng, Lâm Xuân Nhật...
- Lí tưởng sống của họ là: Dân giàu nước mạnh, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Thấy được tinh thần xã thân vì độc lập dân tộc. Chúng ta được như ngày nay là nhờ vào sự hi sinh của các thế hệ đi trước.
- Việc làm đúng đắn có ý nghĩa đó là nhờ thế hệ thanh niên trước xác định đúng lí tưởng sống của mình.
- Nội dung 1- SGK.
- Nội dung 3- SGK.
- Cơ sở xác định lí tưởng: 
+ Lí tưởng phải xuất phát từ quyền lợi của dân tộc.
+ Phải căn cứ vào khả năng, điều kiện của mỗi cá nhân. Lí tưởng không phải là mơ ước viển vông mà nó là cái đích, mong muốn cuộc đời phải đạt được, nó định hướng cho toàn bộ cuộc sống lao động, hoạt độngcủa cá nhân.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế về lí tưởng qua mỗi thời kì lịch sử.
 Mục tiêu: Giúp HS hiểu thế nào là lí tưởng sống của thanh niên qua các thời kì.
+? Nêu ví dụ về những tấm gương tiêu biểu của lịch sử về lí tưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu?
- HS bày tỏ ý kiến.
- Cả lớp góp ý.
- GV nhận xét, đưa ra ý kiến chung.
+? Hãy sưu tầm những câu nói, lời dạy của Bác với thanh niên Việt Nam?
- HS trả lời cá nhân.
- HS bổ sung.
+? Lí tưởng của em là gì? Tại sao em xác định lí tưởng như vậy?
+ Lí Tự Trọng: "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường Cách mạng mà không thể là con đường nào khác".
+ Nguyễn Văn Trỗi: người con của quê hương Miền Nam yếu dấu trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Anh ngã xuống trước họng súng của kẻ thù, rước khi chết vẫn kịp hô "Bác Hồ muôn năm".
+ Liệt sĩ Công an nhân dân Nguyễn Văn Thinh (Quảng Ninh), liệt sĩ Thanh á (Hải Phòng)...đã hi sinh vì sự bình yên của nhân dân.
+ Bác Hồ: "Cả cuộc đời chỉ có ham muốn...."
- Tháng 6/1925 lập tổ chức "Hội VN CM TN".
- Trong thư gửi thiếu niên nhi đồng 1946 Bác viết" Một năm khởi đầu...."
- Tại lễ kỉ niệm 35 năm thành lập Đoàn Bác chỉ rõ "Đoàn là là cánh tay, là đội hậu bị của Đảng, là người dìu dắt thiếu niên nhi đồng".
- Bác khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó,
.....
Quyết trí ắt làm nên".
Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập.
 	 Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài học.
- HS làm bài tập 1. 
- Cả lớp nhận xét.
- GV kết luận.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài học ( 1,3).
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học tập ở nhà
- Yêu cầu HS học thuộc nội dung bài học phần 1,3.
- Chuẩn bị tiết 2 .
	Bình Giang, ngày... tháng.....năm 2006
	Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13.doc