1) Kiến thức: - Hiểu được lí tưởng là mục đích sống tốt đẹp mỗi người phải hướng tới. Mục đích của mỗi cá nhân phải phù hợp và gắn liền với mục đích của dân tộc và năng lực của mỗi người.
- Hiểu cụ thể lí tưởng của thanh niên, của Đảng, của dân tộc hiện nay là gì.
2) Kỹ năng: - Biết bày tỏ và trao đổi quan điểm sống với mọi người để có nhận thức đúng lý tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
TUẦN TIẾT TÊN BÀI HỌC Ngày soạn 13 13 Bài 10: LÝ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN 05-11-2006 I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1) Kiến thức: - Hiểu được lí tưởng là mục đích sống tốt đẹp mỗi người phải hướng tới. Mục đích của mỗi cá nhân phải phù hợp và gắn liền với mục đích của dân tộc và năng lực của mỗi người. - Hiểu cụ thể lí tưởng của thanh niên, của Đảng, của dân tộc hiện nay là gì. 2) Kỹ năng: - Biết bày tỏ và trao đổi quan điểm sống với mọi người để có nhận thức đúng lý tưởng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. - Biết lập kế hoạch học tập, rèn luyện bản thân để từng bước thực hiện lí tưởng sống của bản thân. - Biết tận dụng những điều kiện, cơ hội thuận lợi, biết tự kiểm tra, kiểm soát kế hoạch học tập, rèn luyện, có kĩ năng tham gia hoạt động xã hội, lao động để tự hoàn thiện nhân cách không ngừng. 3) Thái độ: - Có thái độ trân trọng với những biểu hiện sống có lí tưởng trong sáng, biết phê phán, lên án, những hiện tượng sống thiếu lành mạnh, thiếu lí tưởng. - Có ý thức cảnh giác với những cám dỗ phi đạo đức như: xem văn hóa có nội dung đồi trụy, đòi hỏi gia đình, xã hội, sống thiếu trách nhiệm. - Có ý thức thường xuyên đấu tranh với bản thân và những người xung quanh nhằm bảo vệ, thực hiện lí tưởng của Đảng, của dân tộc. II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS : GV: - SGK và SGV GDCD 9. - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập, bài tập thực hành. - Tranh ảnh, tư liệu, các bài báo, tấm gương, ca dao, tục ngữ nói về chủ đề 2) HS : - Sách GDCD, vở ghi chép, vở bài tập III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1) Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. 2) Kiểm tra bài cũ: (5’) - Muốn có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong học tập HS cần phải làm gì? * Gợi ý:+ Phải tập trung chú ý, suy nghĩ khi học + Làm việc; học tập có kế hoạch. + Học tập sáng tạo, tìm nhiều cách học để tiết kiệm thời gian, công sức. + Không nản chí khi gặp khó khăn. + Khiêm tốn học hỏi mọi người, khôngv tự kiêu, không bằng lòng với kết quả đạt được. 3) Giảng bài mới: a) Giới thiệu bài học: (1’) Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang thực hiếnự nghiệp CNH-HĐH đất nước, các em mong muốn làm gì? Lí tưởng sống của các em là gì? Để một số HS nêu lên những ước mơ và giải thích suy nghĩ của bản thân. Ai cũng có suy nghĩ về lẽ sống, nhưng xác định được lẽ sống như thế nào là đúng, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này. Giảng bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG 15’ HĐ1: Nhóm/cả lớp - Cho HS thảo luận nhóm, gợi ý cho HS trao đổi các nội dung sau: 1. Trong cuộc cách mạng GPDT, thế hệ trẻ chúng ta đã làm gì? Lí tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì? 2. Trong thời kì đổi mới đất nước hiện nay, thanh niên chúng ta đã đóng góp những gì? Lí tưởng sống của thanh nien thời đại ngày nay là gì? 3. Suy nghĩ của bản thân em về lí tưởng của thanh niên qua hai giai đoạn trên? Em học tập được gì? - Nhận xét, kết luận đưa ra ý kiến chung của 3 nhóm ? Lí tưởng sống là gì? Biểu hiện của lí tưởng sống? - Nhận xét, bổ sung, ghi bảng. - Nêu biểu hiện: Cho HS làm bài tập 1 SGK: - Nhận xét HS trả lời, chuyển ý: Lí tưởng sống không phải là mơ ước viễn vong mà nó cái đích, mong muốn cuộc đời phải đạt tới, nó định hướng cho toàn bộ cuộc sống lao động, hoạt động của cá nhân. Tìm hiểu khái niệm - Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến: 1. Sẵn sàng hi sinh vì đất nước (dẫn chứng). Lí tưởng của họ là GPDT. 2. Tham gia tích cực, năng động, sáng tạo trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (dẫn chứng). Lí tưởng của họ là dân giàu, nước mạnh, tiến lên CNXH. 3. Thấy được tinh thần yêu nước, xả thân vì độc lập dân tộc. Chúng ta có được cuộc sống tự do ngày nay là nhờ sự hi sinh cao cả của các thế hệ ông cha đi trước. * Em thấy rằng: việc làm đúng đắn ý nghĩa đó là nhờ thế hệ thanh niên trước xác định đúng lí tưởng sống của mình. - Dựa vào SGK và phần đặt vấn đề để trả lời - Các biểu hiện của lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn là: a; c; d; đ; e; I; k. 1. Khái niệm lí tưởng sống Lí tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt tới. 13’ HĐ2: Cá nhân/Cả lớp - Cho HS nêu ví dụ về những tấm gương tiêu biểu của lịch sử về lí tưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu. - Gợi ý HS lấy ví dụ - Nhận xét,bổ sung đưa ra ý kiến chung: + Nêu thêm những tấm gương anh hùng trong thời kì đổi mới, 10 gương mặt trẻ xuất sắc tiêu biểu do TW Đoàn bình chọn hàng năm, những người được nhận giải thưởng Sao Đỏ + Đọc cho HS nghe bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để HS thấy được lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng. + Đọc cho HS nghe những lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên Việt Nam. ? Hãy nêu ý nghĩa của việc xác định lí tưởng sống? - Nhận xét, bổ sung và ghi bảng. Tìm hiểu ý nghĩa của lí tưởng sống. - Bày tỏ ý kiến cá nhân: + Lí Tự Trọng: “Con đường của thanh niên nào khác”. + Phan Đình Giót: Lấy thân mình lấp lỗ châu mai. + Bế Văn Đàn: Lấy thân mình làm giá súng. + Võ Thị Sáu: Người con gái đất đỏ kiên cường. + Nguyễn Văn trõi: 9 phút làm nên lịch sử. + Kể chuyện bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. - Cả lớp góp ý kiến. - Dựa vào SGK và kiến thức hiểu biết để trả lời. 2. Yù nghĩa của lí tưởng sống - Khi lí tưởng mỗi người phù hợp với lí tưởng chung thì hành động của họ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chung. - Xã hội sẽ tạo điều kiện để họ thực hiện lí tưởng. - Người sống có lí tưởng cao đẹp luôn được mọi người tôn trọng 4. Luyện tập, củng cố: (9’) - Nêu những biểu hiện sống có lí tưởng và thiếu lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay: Sống có lí tưởng Sống thiếu lí tưởng 5. Dặn dò: (1’) - Học bài cũ, làm bài tập còn lại trong SGK. Mỗi em chuẩn bị một bài viết của bài tập 4 để tiết sau trao đổi. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao, danh ngôn, tấm gươngsống có lí tưởng cao đẹp. IV) Rút kinh nghiệm - Bổ sung
Tài liệu đính kèm: