1. Về kiến thức.
- Hiểu hôn nhân là gì
- Các nguyên tắc cơ bản của hôn nhân và gia đình nước ta.
- Kể được các quyền vav nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân,
- Kể những tác hại của hôn nhân sớm.
2. Về kỹ năng.
-Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
Tuần 19. Tiết 19 Ngày soạn: 28 /12/2014 Bài 12 - QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN (Tiết 1) I- Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức. - Hiểu hôn nhân là gì - Các nguyên tắc cơ bản của hôn nhân và gia đình nước ta. - Kể được các quyền vav nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân, - Kể những tác hại của hôn nhân sớm. 2. Về kỹ năng. -Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 -Kĩ năng tư duy phê phán với những thí độ, hành vi, việc làm, vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân: kết hôn sớm, bạo lưc gia đình; kĩ năng trình bày suy nghí, ý tưởng không vi phạm pháp luật về hôn nhân. -Kĩ năng thu thập xử lí thông tintình hình thực hịên luật hôn nhân và gia đình ở địa phương. 3. Về thái độ. -Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 - Không tán thành việc kết hôn sớm. II- Tài liệu – phương tiện: - SGK, SGV GDCD 9 - Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 - Bài tập tình huống - Máy chiếu. III- Tiến trình bài dạy. 1. Ổn định tổ chức lớp. Lớp 9A 9B 9C 9D Vắng 2. Kiểm tra bài cũ (GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS) 3. Bài mới: *Giới thiệu bài mới: Gv nêu tình huống: Ngày 1/10 một vụ tự tử đã xảy ra ở Sơn La. Được biết nguyên nhân do cha mẹ ép con tảo hôn, mâu thuẫn, cô đã tự vẫn. Câu hỏi: - Suy nghĩ của các em về cái chết thương tâm của cô gái? - Theo các em, cái chết đó trách nhiệm thuộc về ai? HS trả lời tự do. GV dựa vào đó dẫn dắt vào bài * Nội dung mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung, kiến thức Hoạt động 1: tìm hiểu nội dung đặt vấn đề Hs đọc yêu cầu nội dung đặt vấn đề Gv chia lớp thành 4 nhóm => TLN Hs chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký Nhóm1 : Câu 1: Em hãy nêu sai lầm của T và K câu truyện trên? Hậu quả? Câu 2: Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong trường hợp trên? * sai lầm của T và K: - T học lớp 10 chưa đủ tuổi kết hôn - K là một thanh niên lười biếng, ham chơi , rượu chè. - Lờy nhau mà không có tình yêu. *Hậu quả: - T phải làm lụng vất vả, buồn phiền vì chồng nên gầy yếu, xanh xao. - K bỏ nhà đi chơi không quan tâm đến vợ con. => Hôn nhân ép buộc, không có tình yêu; kết hôn chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật.(Tảo hôn) Nhóm 2: Câu 1: Em hãy nêu sai lầm của M và H trong câu truyện trên? Hậu quả? Câu 2 Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong trường hợp trên? *Sai lầm của M và H: - M vì “nể” người yêu, nên đã quan hệ tình dục và có thai. - M sinh bé gái và nuôi con một mình. -Cha mẹ M hắt hủi, bạn bè hàng xóm chê cười. - H không dám nhận trách nhiệm, không đủ can đảm để bảo vệ tình yêu của minh với M => Đây là tình yêu nông cạn, thiếu trách nhiệm, không chân chính, thiếu sự tôn trọng, chung thuỷ. ?Em rút ra bài học gì cho bản thân? - Xác định đúng vị trí hiện nay là học sinh. - Không yêu sớm , không lấy vợ, lấy chồng sớm. -Phải có tình yêu chân chính mới đi đến hôn nhân - Kết hôn phải đúng với quy định của pháp luật Gv : Kết hôn chưa đủ tuổi gọi là gì? (Tảo hôn) Gv: ở lớp 8 các em được học bài “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình”, ở lớp 9 chúng ta được tìm hiểu với... hôn nhân, các em được trang bị những quan niệm, cách ứng xử đúng đắn trước vấn đề tình yêu và hôn nhân đang đặt ra cho các em. Hoạt động 2: Thảo luận tìm hiểu quan niệm đúng đắn về tình yêu hôn nhân. ? Em hãy cho biết cơ sở của tình yêu chân chính? - Sự quyến luyến của 2 người khác giới - Sự đồng cảm giữa 2 người - Quan tâm sâu sắc, chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, vị tha, nhân ái , trung thuỷ. ?Những sai trái thường gặp trong tình yêu? - Thô lỗ nông cạn, cẩu thả trong tình yêu - Vụ lợi - Ích kỷ - Nhầm lẫn tình bạn với tình yêu - Yêu quá sớm ? Hôn nhân đúng pháp luật là như thế nào? * Hôn nhân đúng pháp luật là hôn nhân trên cơ sở tình yêu chân chính, phù hợp với pháp luật ?Thế nào là hôn nhân trái pháp luật? * Hôn nhân trái pháp luật: Trái với quy định của pháp luật. Không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính: Vì tiền, vì dục vọng, ép buộc. Hoạt động 3 : Tìm hiểu ND bài học ? Hôn nhân là gì? Sự liên kết đặc biệt giữa 1 nam và 1 nữ, trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ được pháp luật thừa nhận, nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc. Gv : Được pháp luật thừa nhận đó là đến làm thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường, thị trấn. Thủ tục ĐKKH thường đảm bảo các loại như đủ tuổi, được cấp GCN KH và được ghi vào sổ ĐKKH tại UBND nơi cư trú. ? Ý nghĩa của tình yêu chân chính với hôn nhân? - Cơ sở quan trọng của hôn nhân. - Chung sống lâu dài, và xây dựng gia đình hoà thuận - hạnh phúc. ?PL Việt Nam qui định như thế nào về hôn nhân? ?Việc ĐKKH ở Việt Nam phải đảm bảo đúng các nguyên tắc cơ bản nào? - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; - Hôn nhân giữa CD VN thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa CD VN với người nước ngoài được tôn trọng và được PL bảo vệ. - V/c có nghĩa vụ thực hiện chính sách DS KHHGĐ. I- Đặt vấn đề: TH1: là hôn nhân ép buộc, chưa đủ tuổi =>Hôn nhân trái PL TH 2: quan hệ tình dục trước hôn nhân, trốn tránh trách nhiệm => tình yêu không chân chính. Bài học cho bản thân: - Xác định đúng đắn mục đích sống hiện nay (học tập); - Không yêu và lấy chống quá sớm; - Kết hôn đúng quy đinh của PL; - Kết hôn trên cơ sở của tình yêu chân chính. * Đặc điểm của tình yêu chân II- Nội dung bài học. 1. Hôn nhân là : *. Ý nghĩa của tình yêu chân chính với hôn nhân. 2. Những qui định của PL nước ta về hôn nhân. a/ Nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân ở Việt Nam: 4- Củng cố. -Hôn nhân là gì? 5- HDHT -Học thuộc bài -Làm bài tập 2, 8 sgk 9 -Chuẩn bị bài tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của công dân.
Tài liệu đính kèm: