Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

1.1:Kiến thức :

 Hoạt động 1:

- HS biết: Những việc làm có ý nghĩa của nhân vật trong câu chuyện.

 Hoạt động 2:

- HS biết: Ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội.

- HS hiểu: Hiểu được lao động là gì ? Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

1.2:Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Các hình thức lao động.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 5174Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Tiết:24
BÀI 14
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
Ngày dạy:26/01/2015
1. Mục tiêu:
 1.1:Kiến thức : 
à Hoạt động 1: 
- HS biết: Những việc làm có ý nghĩa của nhân vật trong câu chuyện.
à Hoạt động 2:
 HS biết: Ý nghĩa quan trọng của lao động đối với con người và xã hội.
HS hiểu: Hiểu được lao động là gì ? Nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
1.2:Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Các hình thức lao động.
- HS thực hiện thành thạo: Một số quyền và nghĩa vụ lao động cơ bản của công dân.
 1.3:Thái độ: 
HS có thói quen: Tích cực, chủ động tham gia các công việc chung của trường lớp. Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội.
- HS có tính cách: Giáo dục hs có lòng yêu lao động, tôn trọng người lao động.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Kỹ năng tư duy phê phán biết về pháp đánh giá các thái độ hành vi việc làm vi phạm luật lao động. Kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin về việc thực hiện luật lao động ở địa phương. 
2. Nội dung học tập: 
- Nội dung 1: Đặt vấn đề.
- Nội dung 2: Nội dung bài học.
3. Chuẩn bị:
 3.1: Giáo viên: Một số tấm gương lao động giỏi làm ra của cải vật chất cho xã hội.
 3.2: Học sinh: Đọc phần đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung bài học và bài tập. Sưu tầm tìm những gương lao động giỏi, làm ra của cải vật chất cho xã hội.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1:Ổn định tổ chức và kiểm diện: ( 1 phút) 
9A1: 9A2: 9A3: 
 4.2:Kiểm tra miệng: ( 5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
HS 1:
 Câu 1: Quyền tự do kinh doanh là gì ? Thuế là gì ? Tác dụng của thuế ? (8đ )
l Đáp án: Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được tự lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và qui mô kinh doanh. (2đ )
- Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp và ngân sách nhà nước để chi tiêu vào những công việc chung như an ninh, quốc phòng, chi trả lương cho công chức, xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường xá, cầu cống(3đ )
* Tác dụng của thuế: Ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước. (3đ )
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ)
l Đọc phần đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung bài học và bài tập.
HS 2:
 Câu 1: Công dân có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế ? (8đ )
l Đáp án: - Tuyên truyền vận động gia đình, bạn bè thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. (3đ )
 - Sử dụng đúng quyền tự do kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, góp phần phát triển kinh tế đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh. (2đ )
- Đấu tranh chốùng các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế. (3đ )
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2đ)
l Đọc phần đặt vấn đề, tìm hiểu nội dung bài học và bài tập.
ĩ Nhận xét, chấm điểm.
4.3:Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
à Vào bài: ( 3 phút)
1 Gv: đặt vấn đề: Từ xa xưa con người đã biết làm ra công cụ bằng đá và từ đó tác động vào tự nhiên tạo ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống của mình. Trải qua thời gian lâu dài, con người dần cải tiến công cụ lao động với nhiều phát minh mới, hiện đại hơn. Cuộc sống con người ngày càng sung sướng và tiện nghi hơn trước, con người ngày càng dần thoát khỏi lao động tay chân nặng nhọc. Vậy nhờ vào đâu con người làm được điều đó ? Đó là nhờ lao động. Vậy có những hình thức lao động nào ? Hiện nay con người có quyền và nghĩa vụ lao động như thế nào ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
à Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần đặt vấn đề. ( 8 phút)
* Hoạt động 1: nhĩm
( Nêu và giải quyết vấn đề, Giảng giải kết hợp phương pháp trực quan hình ảnh, thảo luận nhóm )
1Hs đọc phần đặt vấn đề SGK /47
1Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 5p:
* Nhóm 1,2: Việc ông An mở lớp dạy nghề cho trẻ em trong làng có lợi ích gì? Việc làm đó có đúng mục đích hay không?
1Hs: Việc làm của ông An giúp các em có tiền đảm bảo cuộc sống hàng ngày và giải quyết những khó khăn cho xã hội về việc làm. Việc làm của ông là đúng mục đích.
* Nhóm 3,4: Em có suy nghĩ gì về việc làm của ông An?
1Hs: Oâng An làm một việc rất có ý nghĩa và thể hiện sự sáng tạo của ông, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mình và người khác và xã hội.
1Hs: Cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1Gv: Nhận xét , chốt ý. Có người cho rằng việc làm của ông An là bóc lột sức lao động, lợi dụng sức lao động của người khác để trục lợi. ( vì trên thực tế đã có hành vi như vậy ).
Thưcï tế hiện nay, việc giải quyết vấn đề lao động cho thanh niên là một trong những vấn đề bức xúc của xã hội, gây khó khăn cho nhà nước (thanh niên không có việc làm dễ sa vào các tệ nạn xã hội ) vì thế xã hội rất cần những người như ông An.
ĩ Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Kỹ năng tư duy phê phán biết về pháp đánh giá các thái độ hành vi việc làm vi phạm luật lao động. Kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin về việc thực hiện luật lao động ở địa phương. 
1Gv: Giới thiệu một số tấm gương lao động giỏi hiện nay để giáo dục hs.
1Gv: Giới thiệu điều 132,14, 20, 25 Bộ luật lao động cho hs thấy rõ - SGK /49.
1Gv: Giới thiệu thời gian ra đời của luật lao động: ngày 23/6/1994, Quốc hội khóa IX của nước CHXHCNVN thông qua bộ luật lao động và ngày2/ 4/2002 kì họp thứ XI quốc hội khóa X thông qua luật lao động sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật lao độâng, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới
1Gv: Giới thiệu điều 6 Bộ luật lao động “ người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. “
à Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nội dung bài học. ( 20 phút)
 ( Nêu và giải quyết vấn đề, giảng giải ) 
? Em hiểu thế nào về lao động? 
? Tại sao nói lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại?
1Hs: Trình bày cá nhân.
1Gv: Kết luận.
? Có những hình thức lao động nào? Cho ví dụ?
1Hs: + Lao động chân tay: Công nhân làm trong các nhà máy, xí nghiệp. Bác nông dân làm trên cánh đồng ruộng, người thợ xây nhà, thợ mộc
+ Lao động trí óc: Thầy giáo, kĩ sư, nhân viên văn phòng
1Gv: Kết luận: để tồn tại và phát triển thì con người cần phải lao động và phải luôn điều chỉnh các mối quan hệ trong lao động.
“ Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Trong xã hội không có nghề nào là thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ. Mọi nghề như nấu bếp, quét rác, thầy giáo nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang “.
? Tại sao nói lao động là quyền của công dân ?
? Tại sao nói lao động là nghĩa vụ của công dân ?
1Hs: Trình bày theo nội dung mục 2/48
1Gv: Kết luận và chốt ý hết tiết 1.
I/ Đặt vấn đề.
II/ Nội dung bài học.
 1/ Khái niệm:
 - Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. 
 - Là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.
2/ Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân:
- Lao động là quyền vì mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Lao động là nghĩa vụ vì mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.
- Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân.
4.4:Tôûng kết: ( 5 phút)
 Em hiểu thế nào về lao động ? 
l Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. 
 l Là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.
 Tại sao nói lao động là nghĩa vụ của công dân ?
l Lao động là nghĩa vụ vì mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước.
1 Gv kết luận, chốt lại vấn đề cần nắm.
4.5:Hướng dẫn học tập: ( 3 phút) 
à Đối với bài học tiết này:
Học thuộc bài, xem kĩ nội dung SGK.
à Đối với bài học tiết sau:
Chuẩn bị bài: “Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân” (tt).
Xem trước nội dung mục 3, 4 và phần tham khảo sgk/49 .
Xem trước các bài tập / 50-51. 
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV GDCD 9. 
 + Bài tập GDCD 9.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 14 Quyen va nghia vu lao dong cua cong dan.doc