Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 5: Tình hữu nghị các dân tộc trên thế giới

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 5: Tình hữu nghị các dân tộc trên thế giới

1) Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc? Y nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

 - Nêu được các biểu hiện của tình hữu nghị giữa các dân tộc

 2) Kỹ năng: Biết thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 5 - Tiết 5 - Bài 5: Tình hữu nghị các dân tộc trên thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
Ngày soạn
05
05
Bài 5:	TÌNH HỮU NGHỊ CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI 
25-9-2006
I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
	1) Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc? Yù nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
	- Nêu được các biểu hiện của tình hữu nghị giữa các dân tộc
	2) Kỹ năng: Biết thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày.
	3) Thái độ: Uûng họ chính sách hòa bình, hữu nghị của Đảng và nhà nước ta.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV:	- SGK và SGV GDCD 9. 
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.
 - Tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hòa bình.
2) HS :	 	- Sách GDCD, vở ghi chép, vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: (1’)	Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. 
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Thế nào là hòa bình? Nêu biểu hiện của hòa bình.
- Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Phân biệt chiến tranh và hòa bình.
- Nhân loại và HS cần làm gì để bảo vệ hòa bình?
Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài học: (3’)
Như các em đã biết, một trong những việc quan trọng cần phải làm để bảo vệ hòa bình là xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Vậy ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc là gì? Chúng ta cần làm gì để xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những vấn đề này.
Giảng bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
7’
HĐ1: Cả lớp
- Treo bảng số liệu và ảnh phóng to, tổ chức cho HS thảo luận chung cả lớp 
- Nêu câu hỏi và gợi ý cho HS trao đổi.
1. Quan sát các số liệu và ảnh trên bảng, em thấy Việt Nam đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị, hợp tác như thế nào?
2. Nêu ví dụ về mối quan hệ giữa nước ta với các nước mà em biết?
- Nhận xét, kết luận: Đây là dịp để Việt Nam mở rộng ngoại giao với các nước, hợp tác về các lĩnh vực là dịp giới thiệu cho bạn bè thế giới về đất nước và con người Việt Nam.
? Em hãy cho biết thé nào tình hữu nghị?
- Nhận xét, ghi bảng và chuyển ý .
- Phân tich tình huống để tìm hiểu khái niệm.
- Theo dõi bảng số liệu và ảnh.
- Tự do phát biểu ý kiến cá nhân
- Lớp tham gia góp ý nhận xét.
1. – Tính đến 10-2002, Việt Nam có 47 tổ chức hữu nghị song và đa phương.
- Đến 3-2003, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia
2. – Hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ 5 tổ chức tại Việt Nam 
- Gia nhập ASEAN.
- Hội nghị APEC vào năm 2006
1. Thế là là tình hữu nghị
- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
10’
HĐ2: Nhóm/cá nhân
- Cho HS xây dựng kế hoạch hoạt động hữu nghị với thiếu nhi các trường khác, địa phương khác, nước khác:
+ Tên hoạt động 
+ Nội dung, biện pháp hoạt động 
+ Thời gian, địa điểm tiến hành
+ Người phụ trách, người tham gia
- Gợi ý 1 số hoạt động: Giao lưu, kết nghĩa, tặng quà, viết thư
- Nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch của các nhóm.
? Hãy nêu ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc? Nêu ví dụ?
- Nhận xét, bổ sung, kết luận ghi bảng.
Hãy nêu chính sách của Đảng ta đối với hòa bình, hựu nghị?
- Nhận xét, bổ sung chuyển ý sang HĐ3
- Liên hệ thực tế về tình hữu nghị
- Cá nhóm thảo luận và từng nhóm lên trình bày kế hoạch của nhóm mình.
- Cả lớp nhận xét 
- Trả lời theo kiến thức hiểu biết và SGK.
- Trả lời theo hiểu biết cá nhân.
2. Yù nghĩa của tình hữu nghị
- Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển.
- Giúp nhau cùng phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học-kĩ thuật.
- Tạo sự hiểu biết lẫn nhua, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
10’
HĐ3: Cả lớp/cá nhân
? HS chúng ta phải làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị?
- Nhận xét, ghi bảng, kết luận:
- Cho HS làm bài tập 2 SGK
Em làm gì trong các tình huống sau đây:
a) Bạn em có thái đọ thiếu lịch sự với người nước ngoài?
b) Trường em tổ chức giao lưu với người nước ngoài?
- Nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập và sơ kết nội dung bài học.
- Tìm hiểu trách nhiệm của HS
- Trả lời theo SGK và vốn kiến thức hiểu biết.
- Suy nghĩ làm BT và trả lời cá nhân:
a) Góp ý với bạn, cần phải có thái độ văn minh, lịch sự, tận tình giúp đỡ họ nếu được yêu cầu 
b) Tham gia tích cực, đóng góp ý kiến của mình cho cuộc giao lưu. Vì đây là dịp để giới thiệu với người nước ngoài về đất nước và con người Việt Nam để họthấy được chúng ta lịch sự, hiếu khách.
3. Trách nhiệm của HS:
- Thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài
- Có thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
	4. Luyện tập, củng cố: (9’)
	Bài tập 1: Nêu các hoạt động về tình hữu nghị của nước ta mà em biết. Công việc cụ thể của các hoạt động đó:
	- Bài tập 2: Cho HS đóng vai tình huống sau:
	Một bạn HS gặp một khách du lịch nước ngoài.
- GV: Cho HS phân vai, viết lời thoại theo hai cách:
	+ Thái độ lịch sự, văn hóa.
	+ Thái độ thô lỗ, thiếu lịch sự.
- HS: 	+ Chọn một trong 2 cách thể hiện tiểu phẩm
+ Cả lớp nhận xét tiểu phẩm của bạn.
	5. Dặn dò: (1’)	- Học bài cũ, làm bài tập 1,3,4 SGK.
	- Sưu tầm hình ảnh trên báo, tạp chí nói về hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
	- Xem trước và sưu tầm truyện tranh ảnh bài 6
IV) Rút kinh nghiệm - Bổ sung 

Tài liệu đính kèm:

  • docT5.doc