Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

1. Kiến thức: HS cần nắm vững

- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa và phát huy .

- Bổn phận của công dân – HS đối với việc kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp đó

2. Kĩ năng:

- Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ.

- Có kĩ năng phân tích đánh giá các giá trị của truyền thống.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần 7 - Tiết 7 - Bài 7 : Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7	Ngày dạy
Tiết 7	Lớp dạy: 9A1,2
Bài 7 : KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 
TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS cần nắm vững
- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- ý nghĩa của truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa và phát huy ..
- Bổn phận của công dân – HS đối với việc kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp đó
2. Kĩ năng:
- Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán, thói quen lạc hậu cần xoá bỏ.
- Có kĩ năng phân tích đánh giácác giá trị của truyền thống.
- Tích cự tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ truyền thống dân tộc.
3. Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng, bảo vệ , giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Phê phán đối với việc làm, thái độ thiếu tôn trọngTT tốt đẹp của dân tộc.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	Kĩ năng xác định giá trị, KN trình bày suy nghĩ, KN đặt mục tiêu, KN thu thập và xử lí thông tin
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	Thảo luận nhóm, động não, trình bày 1 phút, phòng tranh
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Tranh ảnh, tư liệu tham khảo .
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Một số bài tập trắc nghiệm.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: 
1/Thế nào là hợp tác? Những vấn đề nào cần có sự hợp tácquốc tế ? 
2/ Những nguyên tắc hợp tác của Đảng và nhà nước ta ? Đối với HS cần làm gì để có sự hợp tác tốt ?
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: 
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề
* Thảo luận nhóm
- N1+3: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác?
- DT ta có lòng yêu nước nồng nàn, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước; tiêu biểu của một dân tộc anh hùng; đồng bào ta ngày nay...ngày trước; những cử chỉ cao quý...nồng nàn yêu nước. => lời nói của Bác mang ý nghĩa tự hào, trân trọng
? Tình cảm và việc làm trên thể hiện truyền thống gì?
 Những tình cảm và việc làm khác nhau nhưng đều giống nhau ở lòng yêu nước nồng nàn và biết phát huy truyền thống yue6 nước đó.
- N2+4: Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?
 Cách cư xử lệ độ, kính trọng, đúng mực. Thể hiện TT: tôn sư trọng đạo; hiếu học; biết ơn.
? Qua 2 câu truyện trên em có suy nghị gì?
Dân tộc ta có truyền thống lâu đời.
Hoạt Động 2: Tìm hiểu khái niệm
? Thế nào là TTTĐ của dân tộc?
GV: Những giá trị tinh thần như: tư tưởng, lối sống, cách cư xử tốt đẹp...
? Em hãy kể một số TT tốt đẹp của dân tộc VN mà em biết?
- Yêu nước; đoàn kết; nhân nghĩa; hiếu thảo; TSTĐ; hiếu học...
? Bên cạnh những truyền thống tốt đẹp mang ý nghĩa tích cực còn có những truyền thống thói quen, lối sống tiêu cực , em hãy nêu 1 vài ví dụ mà em biết?
? Em hiểu thế nào là phong tục hủ tục?
 Phong tục: Thói quen lâu đời đã ăn xâu váo trong đời sống XH, được nhiều người thứa nhận va2lam2 theo( có mặt tích cực cấn phát huy, có mặt tiêu cực cần khắc phục)
 Hủ tục: phong tục lỗi thời không cón phù hợp với quan niệm, văn hóa văn minh, đạo đức và nếp sống XH hiện nay.
? Truyền thống về văn hóa thể hiện qua những vấn đề nào?
- Tập quán, phong tục tốt đẹp, cách cư xử....
? Em hãy cho biết một số truyền thống về nghệ thuật?
Chèo, tuồng, cải lương, quan họ, vè, múa...
Hoạt Động 3: Tìm hiểu thế nào là kế thừa và phát huy TTTĐ của DT
HS làm bi tập 1 SGK
- Đáp án đúng: a, c, e, h, i, l. vì đó là những hành vi, thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện theo các chuẩn mực giá trị truyền thống.
? Qua bài tập trên em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy TTTĐ của DT?
 ? Nêu 1 số truyền thống mà ta còn giữ gìn và phát huy cho tới ngày nay?
Hiếu học, biết ơn( 20-11) đền ơn đáp nghĩa những người có công, quỹ tấm lòng vàng, nhân nghĩa(mi ấm ATV)
? Bản thân em cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của DT?
 Cố gắng học tập phát huy TT hiếu học, nghe lời cha mẹ thầy cô( biết ơn)
Liên hệ ở địa phương: Em hãy trình bày 1 số truyền thống tốt đẹp mà địa phương đã phát huy?
Nhảy longbong của người dân tộc, trang phục,thương người, đoàn kết..
Theo em ở nam bộ chúng ta có những làng điệu dân ca nào?
Hát cải lương, các điệu lí( lí ngựa ô, lí quạ kêu)
- Những làng điệu dân ca đó Đều nói lên lòng yêu quê hương, đất nước. Nói lên tình bạn, tình yêu. Tất cả đều thể hiện, chứa đựng sự lạc quan, yêu đời.
Đặt vấn đề
1 Bác Hồ nói truyện về lòng yêu nước của dân tộc ta.
2. Chuyện về một người thầy
Nội dung bi học.
a.Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- TTTĐ của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
b. Thế nào là kế thừa và phát huy TTTĐ của DT
 Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của DT là: bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú sâu đậm hơn.
c. vận dụng :
 - Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
 - VN có những truyền thống tốt đep nào?
4. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, làm bài tập còn lại
 - Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của một truyền thống ở địa phương em?
 - Xem tiếp phần ND bài học và bài tập ở sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 7 t1.doc