Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần một

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần một

. Kiến thức: Học sinh cần nắm những cơ bản sau:

 Hiểu được thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện phẩm chất của chí công vô tư; vì sao phải chí công vô tư

 2.Tư tưởng:

 Biết ủng hộ những hành vi chí công vô tư

 Phê phản phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư, tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết sự việc

 

doc 70 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	01	Tiết:01
BÀI 1
CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh cần nắm các yêu cầu sau đây:
 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm những cơ bản sau:
	Hiểu được thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện phẩm chất của chí công vô tư; vì sao phải chí công vô tư
 2.Tư tưởng:
	Biết ủng hộ những hành vi chí công vô tư
	Phê phản phản đối những hành vi thể hiện tính tự tư, tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết sự việc
 3.Kỹ năng:
	Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hay không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày
	Biết kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 1.Thiết bị – tài liệu:
	Sưu tầm một số mẫu chuyện, câu nói của các danh nhân haybca dao tục ngữ nói về phẩm chất chí công vô tư
2. Phương án: Hoạt động tại lớp
 3. Học sinh:
	đọc bài 1 trả lời các câu hỏi sgk
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định: 1’
 2. Kiểm tra: không thực hiện
 3. Giới thiệu bài mới: 1’
	Đưa ra những tấm gương tiêu biểu cho chí công vô tư để giúp hs thấy được những biểu hiện
TG
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung KT cần đạt
HĐ1: Phân tích truỵên đọc để giúp hs thấy được như thế nào là chí công vô tư
15
Cho hs đọc các câu chuyện sgk
Đọc mẫu chuyện sgk
Tổ chức hs thảo luận nhóm
ND: Tô Hiến Thành đã có những suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc
Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành?
Thảo luận nhóm
Cử đại diện trả lời
Góp ý bổ sung
b.Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp CM của CT HCM?
Nghiên cứu trả lời
Theo em điều đó tác động như thế nào đối với tình cảm nhân dân ta đối với Bác?
d.Những việc làm của Tô Hiến Thành thể hiện đức tính gì? Điều đó đem lại lợi ích gì?
-Sau mỗi câu hỏi thảo luận, giáo viên đánh giá chung và tóm tắt những ý chính
H: Em hiểu như thế nào là chí công vô tư? Vì sao cần phải có đức tính này?
Nhấn mạnh chuyển ý
I.Phân tích truỵên đọc
1.Tô Hiến Thành dùng người hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác được công việc chung của đất nước chứ không vì nể tính riêng ông là người công bằng không thiên vị, tôn trọng lẽ phải, giải quyết công việc hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung
2.Cuộc đời và sự nghiệp của TC HCM là tấm gương sáng tuyệt với vì dân vì nước Bác nhận được tình cảm của nhân dân ta
c.Những việc làm trên của Tô Hiến Thành và Bác Hồ là những biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư điều đó đem lại lợi ích cho tập thể cho cộng đồng Xh góp phần làm dân giàu nước mạnh
13’
HĐ2: Giúp học sinh liên hệ thực tế để hiểu rõ những biểu hiện trái với chí công vô tư và phân biệt rõ giữa kiên trì rèn luyện với tự tư, tự lợi
H: Em hãy đưa ra những ví dụ về lối sống ích kỉ, vụ lợi thiếu công bằng mà các em gặp trong hàng ngày
Trả lời cá nhân tự do
-đưa ra ví dụ cho hs thảo luận lớp
ND: Một hs luôn cố gắng học tập thật giỏi; một doanh nhân luôn cố gắng làm giàu chính đáng; một CBCC luôn cố gắng hoàn thành XS nhiệm vụ. Ba người trên có phải là người chí công vô tư không vì sao?
Thảo luận lớp
Cả lớp góp ý bổ sun
-Những biểu hiện trái với chí công vô tư: tư lới, sống ích kĩ, thiếu công bằng, luôn đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích tập thể
10’
HĐ3: Rút ra khái niệm và ý nghĩa phẩm chất “ CC VT”
Cho hs đọc phần nội dung sgk
 Tổng kết toàn bộ ý chính trong bài học
Đọc phần ND sgk
Chú ý ghi chép
II.ND bài học:
1.Khái niệm:
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích lên trên lợi ích cá nhân
2.Ý Nghĩa:
Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng XH, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, XH công bằng, dân chủ văn minh
3.Cách rèn luyện 
Học sinh cần có thái độ ủng hộ, quí trọng người chí công vô tư, đồng thời dám phê phán những hành động vụ lợi cá nhân thiếu công bằng trong giải quyết công việc
4.Củng cố – hướng dẫn:5’
chốt lại kiến thức cơ bản hướng dẫn hs làm bài tập 1,2,3 sgk
yêu cầu hs đọc trước bài 2 ở nhà và trả lời các câu hỏi sgk
tìm một câu chuyện hay 1 tấm gương thể hiện tính tự chủ của những người xung quanh mà em biết
V.Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:	Tuần:	Tiết:
BÀI 2 ( tiết 2) TỰ CHỦ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh cần nắm các yêu cầu sau đây:
 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm những cơ bản sau:
	Thế nào là tự chủ? Ý nghĩa tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân và XH
	Sự cần thiết phải rèn luyện và cách rèn luyện để trở thành một người có tính tự chủ
 2.Tư tưởng:
	Tôn trọng những người biết sống tự chủ
	Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và trong công việc cụ thể của bản thân
3.Kỹ năng:
	nhận biết được những biểu hiện của tính tự chủ
	Biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 1.Thiết bị – tài liệu:
	NHững tấm gương, ví dụ thực tế về tính tự chủ
 2. Phương án: Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm
 3. Học sinh:
	Theo hướng dẫn bài trước
	Sưu tầm những tấm guơng, ví dụ thực tế về tính tự chủ ( NT)
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định: 1’
 2. Kiểm tra: 
	Thế nào là chí công vô tư? Em nêu về một tấm gương chí công vô tư mà em biết?
	Vì sao phảic chí công vô tư? Em phải làm gì để trở thành người ?
 3. Giới thiệu bài mới: 1’
	VD: Một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng không chán nãn bi quan, vẫn đến lớp và khắc phục để học tập tốt. Theo em bạn đó có đức tính gì?
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung KT cần đạt
HĐ1: Đàm thoại giúp hs bước đầu nhận biết những biểu hiện của tự chủ
Gọi 1 hs đọc truyện về một người mẹ sgk
H: Bà Tâm đã làm gì trước nổi bất hạnh to lớn của gia đình?
H: Theo em bà Tâm là người ntn?
Tổng hợp nhấn mạnh rút ra ý chính
Đọc truyện diễn cảm
Trả lời cá nhân một cách tự do tranh luận đi đến nội dung: bà Tâm là người đã làm chủ được hành vi của mình nên đã vượt qua những kho khăn đó, sống có ích cho con và những người khác
I.Phân tích truỵên:
1.Bà Tâm là người đã làm chủ được hành vi của mình nên đã vượt qua đau khổ sống có ích cho những người khác
HĐ2: Thảo luận lớp nhằm giúp hs hiểu thế nào là tình tự chủ và sự cần thiết phải có tính tự chủ trong đời sống
Cho hs tìm hiểu chuyện sgk
Cho hs thảo luận lớp
1.N từ một học sinh ngoan đi đến chỗ một học sinh nghiện ngập và trộm cắp ntn?
2.Theo em tính tự chủ được thể hiện ntn?
3.Vì sao con người phải biết tự chủ?
Gợi ý hướng dẫn:
Cuối cùng qua mỗi câu hỏi sau khi học trả lời đều chốt lại
Tóm tắt nội dung bài học
Nghiên cứu câu chuyện của N
Trả lời cá nhân
Cả lớp góp ý bổ sung
II.ND bài học:
1.Khái niệm:
Tự chủ là làm chủ đựơc bản thân. Người biết tự chủ là người biết làm chủ được bản thân làm chủ đựơc suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, luôn có thái độ tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình
2.Ý nghĩa:
Tự chủ là quí giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức có văn hoá. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những khó khăn
3.Rèn luyện :
Tập suy nghĩ trước khi hành động sau mỗi việclàm cần xem xét lại thái độ, lời nói hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm sửa chữa
HĐ3: Thảo luận nhóm về cách ứng xư thể hiện tính tự chủ
Tổ chức thảo luận nhóm
ND: 
+Nhóm 1,2: khi có người nào đó khiến bạn không hài lòng, bạn sẽ cư xử ntn?
+Nhóm 3: Khi người bạn rũ bạn làm điều gì đó nhưng cha mẹ bạn chưa thể đáp ứng được bạn sẽ làm gì?
+Nhóm 4: Bạn rất mong muốn một điều gì đó nhưng cha mẹ bạn chưa thể đáp ứng đựơc bạn sẽ làm gì?
+Nhóm 5: Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và người giao tiếp bạn có đồng ý không? Vì sao?
+nhóm 6: Vì sao cần có thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác
6 nhóm nhận ND thảo luận ghi chép nội dung
các nhóm lần lượt trình bày ý kiến
cả lớp góp ý bổ sung
4.Củng cố – Hướng dẫn:Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế và liên hệ bản thân về tính tự chủ Đọc lại nd bài – làm bài tập sgk
làm các bài tập còn lại sgk
xây dựng kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trên cơ sở xem xét mình còn có yếu điểm nào và đưa ra biện pháp khắc phục
Đọc bài 3 chuẩn bị:
Đọc 2 câu chuyện sgk trả lời các câu hỏi a,b,c trang 10 sgk
Tìm hiểu những tấm gương về đức tính dân chủ và kỉ luật
V.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:	Tuần:	Tiết:
BÀI 3 ( TIẾT 3) DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh cần nắm các yêu cầu sau đây:
 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm những cơ bản sau:
	Thế nào là dân chủ, kỉ luật; những biểu hiện của dân chủ, kỉ luật trong nhà trường và trong đời sống XH
	Tìm hiểu ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu phát huy dân chủ và kỉ luật là cơ hội điều kiện để mỗi người phát triển nhân cách và góp phần xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh
 2.Tư tưởng:
	Có ý thức tự giác rèn luyện tính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập trong hoạt động xã hội và khi lao động ở nhà ở trường cũng như trong tập thể và cộng đồng xã hội
	Uûng hộ những việc tốt những người thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật, biết góp ý, biết phê phán đúng mức những hành vi vi phạm dân chủ kỉ luật như: gia trưởng , phân phiệt, tự do vô kỉ luật
3.Kỹ năng:
	biết giao tiếp ứng xử và phát huy đựơc vai trò của công dân, thực hiện tốt dân chủ kkỉ luật như biết biểu đạt quyền và nghĩa v ... CỦA CÔNG DÂN
Bài tập:
Bài tập 1:
Các quyền tham gia quản lý Nhà nước và quản lý xã hội là các quyền: 
a; c; đ; h.
Công dân thực hiện quyền tham gia quả lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng hai cách: 
Ứng cử, bầu cử đại biểu Quốc Hội, Hội đồng nhân dân; tố cáo khiếu nại, giám sát kiểm tra các hoạt động các cơ quan Nhà nước. 
Bài tập 2:
Những ý kiến tán thành: Tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân. Bỡi Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Bài tập 3:
-Các hình thức tham gia trực tiếp: a,b,d,e.
-Các hình thức tham gia gián tiếp:c,đ,
GV nêu câu hỏi định hướng gọi học sinh lên bảng làm bài tập cá nhân.
GV gọi HS làm bài tập số 1.
GV gọi HS cá nhân nhận xét, bổ sung . 
H: Công dân thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước như thế nào ?
GV gọi học sinh trình bày ý kiến, ghi kết quả các nhóm lên bảng..
GV gọi HS làm bài tập số 2.
GV gọi HS cá nhân nhận xét, bổ sung .
GV gọi học sinh trình bày ý kiến, ghi kết quả các nhóm lên bảng..
GV gọi HS làm bài tập số 3.
GV gọi HS cá nhân nhận xét, bổ sung .
GV gọi học sinh trình bày ý kiến, ghi kết quả các nhóm lên bảng..
GV nhận xét, chốt nội dung kiến thức, nhấn mạnh hai phương thức tiến hành
HS hoạt động cá nhân, làm việc cá nhân với bài tập sách giáo khoa.
HS cá nhân làm bài tập trên bảng, cả lớp hoạt động với bài tập số 1.
HS cá nhân trình bày
HS cá nhân làm bài tập trên bảng, cả lớp hoạt động với bài tập số 2.
HS cá nhân làm bài tập trên bảng, cả lớp hoạt động với bài tập số 3.
HS hoạt động cá nhân chốt nội dung kiến thức vào vở và hệ thống nội dung 
 HOẠT ĐỘNG III:
THẢO LUẬN NHÒM, RÈN LUỴÊN KỸ NĂNG
Bài tập 4: 
Bài tập 5:
GV nêu yêu cầu và phân công lớp tiến hành thảo luận nhóm:
GV chia lớp thành 6 nhóm tiến hành thảo luận.
Nội dung thảo luận:
Nhóm 1,2,3 bài tập số 4.
Nhóm 4,5,6 bài tập số 5.
Thời gian 07 phút.
GV gọi HS các nhóm trình bày kết quả, các nhóm bổ sung
GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức.
HS hoạt động cá nhân, lĩnh hội nhiệm vụ.
HS chia thành 6 nhóm, phân công nhiệm vụ tiến hành thảo luận
HS: Các nhóm báo cáo kết quả, bổ sung kiến thức, nhận xét.
HS lĩnh hội kiến thức
HS lĩnh hội kiến thức, hoàn thiện vào vở bài tập.
5’
 HOẠT ĐỘNG IV:
LÀM BÀI TẬP, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG, CỦNG CỐ BÀI HỌC
Nội dung củng cố:
Cơ sở của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?
Thế nào là quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân?
Nội dung của quyền tham gia quản lí Nhà và xã hội của công dân?
GV nêu câu hỏi định hướng nội dung và treo bảng phụ lên bảng, yêu cầu học sinh làm bài tập cá nhân.
GV gọi học sinh làm bài tập cá nhân trên bảng phụ.
GV chốt nội dung kiến thức và hệ thống nội dung bài học, củng cố kiến thức bài học.
HS hoạt động cá nhân làm việc với nội dung bài tập trên bảng phụ.
HS hoạt động cá nhân, làm bài tập.
HS hoạt động cá nhân, bổ sung kiến thức.
HS chốt nội dung kiến thức và hệ thống nội dung bài học.
4. Hướng dẫn: 5’
Làm bài tập 6 sách giáo khoa, trang 60.
Đọc trước bài số: 17 Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quóc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Tìm hiểu nội dung kênh hình: Ba bức ảnh trang 61,62; Nêu một số ví dụ về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc mà em biết
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn:	15/04/2008.	
Tuần-Tiết: 31.
 BÀI 17
NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học sinh cần nắm các yêu cầu sau đây:
 1. Kiến thức: 
Bảo vệ Tổ quốc là bỏa vệ độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹ lãnh thổ của Tổ quốc; Bảo vệ Tổ quốc và toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm cao quý nhất của mọi người công dân. Công dân phải có nghĩa vụ rèn luyệnthân thể khỏe mạnh để høoàn thành nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
 2.Tư tưởng:
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân. Có thái độ tích cực trong công tác tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc.
 3.Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng nhận diện, phân biệt, phân tích đánh giá các hoạt động thực hiẹn và không thực hiện nghĩa vụ Bảo vệ Tổ quốc
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 1.Thiết bị, tài liệu:
Hiến Pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992.
Luật Nghĩa vụ Quân sự 1994.
Luật nghĩa vụ Quân sự 1999.
Bảng phụ, bài tập trắc nghiệm	
 2. Phương án: Hoạt động học tập trên lớp, thông qua các hoạt động: cá nhân, lớp, nhóm
 3. Học sinh: Làm bài tập 6 sách giáo khoa, trang 60.
Đọc trước bài số: 17 Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Tìm hiểu nội dung kênh hình: Ba bức ảnh trang 61,62; 
Nêu một số ví dụ về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc mà em biết
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Oån định: 1’
 2. Kiểm tra: 4’ HS thực hiện các yêu cầu sau đây:
1) Làm bài tập trên bảng phụ (GV đã chuẩn bị sẵn)
2) Thế nào là quản lý Nhà nước và quản lý xã hội ? Cho ví dụ ?
 3. Giới thiệu bài mới: 1’ GV giới thiệu bài qua hoạt động nhận xét bài cũ của HS. 
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung KT cần đạt
10’
 HOẠT ĐỘNG I
KHAI THÁC KÊNH HÌNH TÌM HIỂU NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
-Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-Bảo vệ Tổ quốc là phải xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân, thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương quân đội và bảo vệ trật tự an ninh xã hội.
-Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người dân, để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
GV nêu câu hỏi định hướng nội dung, yêu cầu học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa trang 61, 62.
GV nêu câu hỏi:
H: Quan sát các hình lần lượt theo thứ tự 1,2,3 em hãy cho biết nội dung của các hình ?
H: Nội dung hình số 1 ?
H: Nội dung hình số 2 ?
H: Nội dung hình số 3 ?
GV chốt nội dung các hình và chốt lại nội dung: các hoạt động bảo vệ Tổ quốc
GV nêu câu hỏi:
H: Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ những gì ?
H: Những việc làm qua nội dung các bức ảnh nhằm mục đích gì ?
GV chốt nội dung và chuyển sang hoạt động tiếp theo
HS làm việc cá nhân, khai thác kênh hình.
HS cá nhân làm việc nêu nội dung ý nghĩa của các hình sách giáo khoa
HS cá nhân trả lời, nêu các nội dung hình 1
HS cá nhân trả lời, nêu các nội dung hình 2
HS cá nhân trả lời, nêu các nội dung hình 3
HS hoạt động cá nhân, hệ thống nội dung
HS trả lời.
HS trả lời
HS trả lời và bổ sung
HS chốt nội dung kiến thức vào vở
10’
 HOẠT ĐỘNG II
TÌM HIỂU LÝ DO VÌ SAO PHẢI BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XHCN
-Đất nước ta độc lập như ngày hôm nay là thành quả cách mạng của bao thế hệ cha ông ta.
-Tổ quốc ta luôn bị các thế lực thù địch chống phá bằng âm mưu diễn biến hòa bình.
-Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mọi công dân.
GV nêu câu hỏi định hướng, yêu cầu học sinh làm việc cá nhân với nội dung kênh hình
GV nêu câu hỏi:
H: Đất nước ta do đâu mà có được như ngày hôm nay ?
GV nêu câu trích của Bác Hồ ở phần tư liệu tham khảo
H: Trong thời gian hiện nay, chúng ta giữ nước như thế nào ?
GV mở rộng âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
H: Em suy nghĩ gì về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân ?
GV bổ sung, nhâïn xét và chốt nội dung kiến thức vào vở
HS cá nhân làm việc sách giáo khoa, hệ thống lại nội dung kênh hình ở phần 1
HS cá nhân trả lời câu hỏi, bổ sung
HS làm việc cá nhân lĩnh hội kiến thức
HS trả lời cá nhân, bổ sung kiến thức
HS chốt nội dung kiến thức
HS hoạt động cá nhân, lĩnh hội kiến thức, chốt nội dung vào vở.
10’
 HOẠT ĐỘNG III
TÌM HIỂU TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN ĐỐI VỚI NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
-Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, học sinh chúng ta cần phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
-Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ an ninh trật tự trong trường học và nơi cư trú, sẵn sàng tham gia và vận động gia đình, người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự.
GV nêu câu hỏi định hướng nội dung và đọc đoạn tư liệu tham khảo.
GV nêu câu hỏi:
H: Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc tốt chúng ta cần phải làm gì ?
H: Ngoài việc học tập và tu dưỡng đạo đức, chúng ta cần phải có trách nhiệm như thế nào đối với địa phương và trong trường học ?
GV chốt lại nội dung kiến thức và giáo dục tư tưởng học sinh chuyển sang hoạt động tiếp theo
HS hoạt động cá nhân, đọc đoạn tư liệu tham khảo sách giáo khoa
HS trả lời cá nhân, bổ sung kiến thức.
HS trả lời và bổ sung kiến thức.
HS hoạt động cá nhân, chốt nội dung kiến thức vào vở
5’
 HOẠT ĐỘNG IV
LÀM BÀI TẬP, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG, CỦNG CỐ BÀI HỌC
Nội dung củng cố:
-Bảo vệ Tổ quốc và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
-Vì sao chúng ta phải bảo vệ Tổ quốc.
-Học sinh làm gì để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
GV nêu câu hỏi định hướng nội dung và treo bảng phụ lên bảng, yêu cầu học sinh làm bài tập cá nhân.
GV gọi học sinh làm bài tập cá nhân trên bảng phụ.
GV chốt nội dung kiến thức và hệ thống nội dung bài học, củng cố kiến thức bài học.
HS hoạt động cá nhân làm việc với nội dung bài tập trên bảng phụ.
HS hoạt động cá nhân, làm bài tập.
HS hoạt động cá nhân, bổ sung kiến thức.
HS chốt nội dung kiến thức và hệ thống nội dung bài học.
Hướng dẫn học tập: 4’
Làm các bài tập: 2, 3, 4. trang 65.
Đọc trước bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Đọc trước phần Đặt vấn đề mẫu chuyện “ Nguyễn Hải Thoại” trả lời các câu hỏi kênh chữ gợi ý. Cho ví dụ thế nào là sống có đạo đức, không có đạo đức ví dụ cụ thể ở địa phương.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 9 DU.doc