Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần thứ 02

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần thứ 02

1.Kiến thức:HS

-Hiểu được thế nào là chí công vô tư?

Nêu được những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư. Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư và phương hướng rèn luyện.

2. Kỹ năng:

-Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.

 

doc 39 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần thứ 02", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 – tiết 2
 Bài 1
 CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I. Mục tiêu bµi giảng:
1.Kiến thức:HS
-Hiểu được thế nào là chí công vô tư? 
Nêu được những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư. Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư và phương hướng rèn luyện.
2. Kỹ năng:
-Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.
*GD kĩ năng sống:
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về CCVT và ý nghĩa của nó đ/với sự phát triển cá nhân và XH, vấn đề chống tham nhũng hiện nay.
-Kĩ năng tư duy phê phán những việc làm không CCVT.
-Kĩ năng ra quyết định thể hiện CCVT
3. Thái độ:
-Đồng tình, ủng hộ những hành vi chí công vô tư.
-Phê phán, phản đối những biểu hiện CCVT.
*GD tư tưởng HCM:
-Trong công việc Bác luôn công bằng, không thiên vị.
-Bác luôn đặt lợi ích của đất nước, của ND lên trên lợi ích bản thân.
I. Phương tiện thực hiện:
Thầy: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, mẫu chuyện, câu nói của các danh nhân nói về chí công vô tư.
Trò: Giấy khổ lớn, bút dạ, chuẩn bị bài.
III. Cách thức tiến hành:
Kể chuyện, phân tích, thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động cả GV - HS
Nội dung
- Yêu cầu học sinh đọc 2 mẩu chuyện trong sách giáo khoa.
I. Đặt vấn đề:
- Chia nhóm và yêu cầu thảo luận.
Nhóm 1:
 Câu hỏi a.
Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành?
- Tô Hiến Thành dùng người căn cứ vào khả năng gánh vác công việc chung của đất nước, mà không nể tình thân mà tiến cử không phù hợp. Điều đó chứng tỏ ông là người công bằng, giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung.
Nhóm 2: 
Câu hỏi b.
Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp CM cùa CT. Hồ Chí Minh? Theo em, điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của Nhân dân ta với Bác?
*GD tư tưởng HCM:
-Trong công việc Bác luôn công bằng, không thiên vị.
-Bác luôn đặt lợi ích của đất nước, của ND lên trên lợi ích bản thân.
- Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch là tấm gương sáng tuyệt vời đã dành chọn cả đời mình cho dân tộc. Chính vì vậy Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm của nhân dân: sự tin yêu, lòng kính trọng, sự khâm phục, lòng tự hào và sự gắn bó vô cùng gần gũi, thân thiết.
Nhóm 3:
Câu hỏi c.
Em có suy nghĩ gì về những việc làm của Tô Hiến Thành và CT. Hồ Chí Minh?
- Những việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đều là biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư _ đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng, xã hội góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, nhân dân được hạnh phúc ấm no.
- Học sinh trình bày đáp án.
- Nhận xet - bổ sung.
 Giáo viên phân tích:
Các em thấy chí công vô tư không chỉ thể hiện qua lời nói, mà còn được thể hiện bằng việc làm và hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc. Vì vậy muốn rèn luyện phẩm chất đ¹o ®øc này ta cần phải có nhận thức đúng, phân biệt và có thái độ thể hiện rõ ràng đối với những hành vi thể hiện chí công vô tư hay không chí công vô tư.
Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế.
- Lấy ví dụ thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày?
- Cố gắng phấn đấu vươn lên bằng tài năng, trí lực của mình.
- Luôn giải quyết công bằng theo lẽ phải vì lợi ích chung của lớp, trường, cộng đồng.
-Biết đối xử công bằng với bạn bè, mọi người, không thiên vị những người thân với mình
- Lấy ví dụ trái với chí công vô tư trong cuộc sống?
GD Kĩ năng tư duy phê phán những việc làm không CCVT.
- Nói thì thể hiện chí công vô tư nhưng hành động thì ích kỉ, tham lam, đặt lợi ích cá nhân lên trên.
- Giải quyết công việc theo sự yêu, ghét cá nhân
- Qua những hiểu biết trên em hiểu như thế nào là chí công vô tư?
GD Kĩ năng ra quyết định thể hiện CCVT
GV: Biểu hiện cơ bản của chí công vô tư là gì?
HS nêu
GV chốt lại: công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải, vì lợi ích chung.
- Thái độ của em đối với người chí công vô tư như thế nào?
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
Chí công vô tư là phẩm chất ®¹o ®øc của con người thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
- Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
-GD kĩ năng trình bày suy nghĩ của bản thân về CCVT và ý nghĩa của nó đ/với sự phát triển cá nhân và XH, vấn đề chống tham nhũng hiện nay
- GV yêu cầu HS nêu và giải thích câu danh ngôn “ Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”
2. Ý nghĩa:
-Đối với cá nhân: luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng
-Đối với tập thể, xã hội: đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng, xã hội và đất nước.
- Nêu cách rèn luyện phẩm chất chí công vô tư?
3. Cách rèn luyện:
Luôn ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư, phê phán người vụ lợi cá nhân, không công bằng, khách quan trong giải quyết công việc.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
- Bµi tËp 2.
III. Bài tập:
Hành vi chí công vô tư: d, e.
Hành vi không chí công vô tư: a, b, c, đ.
Tán thành: d, đ.
Không tán thành: a, b, c.
Học sinh tự làm bài 3, 4 và trình bày suy nghĩ của mình.
Giáo viên nhận xét - tổng kết.
4. Củng cố bài:
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
- Yêu cầu HS tìm những hiểu biết chí công vô tư trong cuộc sống.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, chuẩn bị bài 2.
Tuần 3 – tiết 3
Bài 2: TỰ CHỦ
I. Mục tiêu bài giảng:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
-Thế nào là tự chủ? 
-Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ.
-Hiểu được vì sao con người cần có tính tự chủ.
2.Kỹ năng:
-Có khả năng làm chủ bản thân học tập, sinh hoạt.
*KN sống: KN ra quyết định; KN kiên định trước áp lực tiêu cực của bạn bè; KN thể hiện sự tự tin và kiểm soát cảm xúc.
3.Thái độ:
-Tôn trọng người biết sống tự chủ.
-Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người và công việc.
II. Phương tiện thực hiện:
	Thầy: sách giáo khoa, sách giáo viên, những tấm gương về tự chủ...
	Trò: học bài, chuẩn bị bài mới.
III. Cách thức tiến hành:
	Đàm thoại, thảo luận, trắc nghiệm, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là chí công vô tư? Cách rèn luyện phÈm chÊt chí công vô tư?
 - Ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động cả GV - HS
Nội dung
- Yêu cầu học sinh đọc 2 câu chuyện
- Giáo viên chia nhóm thảo luận.
I. Đặt vấn đề
Nhóm 1. Câu hỏi a.
Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
- Bà Tâm nén chặt nỗi đau để chăm sóc con.
Nhóm 2. Câu hỏi b.
Theo em bà Tâm là người như thế nào?
- Bà Tâm là người có tính tự chủ cao, bà rất bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống.
Nhóm 3. Câu hỏi c.
N đã từ 1 HS ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào?
N: bị bạn bè rủ hút thuốc, uống bia→ trượt tốt nghiệp, nghiện ma tuý, trộm cắp, bị bắt.
Hs trao đổi, trả lời câu hỏi:
Hãy nêu 1 số biểu hiện đặc trưng của người có tính tự chủ? Ví dụ.
GD KN thể hiện sự tự tin , kiểm soát cảm xúc và KN ra quyết định
*Một số biểu hiện đặc trưng của người có tính tự chủ:
 Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống ; không nao núng hoang mang khi khó khăn ; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực ; biết tự ra quyết định cho mình.
GV:
- Lấy ví dụ những hành vi thiếu tính tự chủ trong cuộc sống ?
HS suy nghĩ trả lời
-Hấp tấp, vội vàng, nóng nảy, cải vả, thiếu kiên quyết
GV? 
 Em hiểu tự chủ là gì?
HS trả lời
Để thể hiển là 1 HS có tính tự chủ em phải làm gì?
HS tự liên hệ bản thân và trả lời trả lời.
GV bổ sung thêm:
Trung thực, tự tin trong học tập, và các hoạt động tập thể ; có tinh thần vượt khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ được giao phó ; kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt ; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng. 
II .Nội dung bài học: 
1. Khái niệm :
Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống ; luôn bình tĩnh tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình.
- GV? Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
- Cho ví dụ.
HS trả lời và nêu ví dụ
GD KN kiên định trước áp lực tiêu cực của bạn bè
2. Vì sao con người cần phải biết tự chủ 
Tự chủ 
- Giúp cho con người biết sống đúng đắn, cư xử có đạo đức và văn hoá. 
- Giúp con người đứng vững trước những khó khăn, thử thách và cám dỗ, không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực.
- Cách rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
- Nêu những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn mà em biết nói về tính tự chủ?
“Đi đâuphải chân”
GV GD thái độ cho HS: Trong các hoạt động, các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày luôn có ý thức rèn luyện, làm chủ những suy nghĩ, tình càm và hình vi của bản thân ; bình tĩnh và biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân.
3. Cách rèn luyện tính tự chủ?
- Tập suy nghĩ trước khi hành động.
- Sau mỗi viếc làm cần xem xét lại thái độ, lời nói hành động của mình đúng hay sai→ rót kinh nghiÖm, sửa chữa.
- Yêu cầu học sinh trắc nghiệm 
 Bài tập 1
III. Bài tập
Đồng ý với: a, b, d, e
Không tán thành: c, đ
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bài tập 2, 3, 4
- Học sinh thảo luận rồi cử đại diện lên trình bày kết quả.
- Các nhóm nhận xét - bổ sung.
- Giáo viên nhận xét - tổng kết. 
 4 . Củng cố bài : 
 - Giáo viên hệ thống nội dung bài học .
 - Nhận xét bài học .
5 . Hướng dẫn về nhà :
- Học bài - Chuẩn bị bài 3 
Tuần 4 – tiết 4 
Bài 3
DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I. Mục tiêu bài giảng:
	1.Kiến thức: HS hiểu được:
-Thế nào là dân chủ, kỉ luật? 
-Mối qua hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
-Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật.
2.Kĩ năng:
-Biết thực hiện tốt quyền dân chủ và chấp hành kỉ luật của tập thể.
-KN sống: Kĩ năng tư duy phê phán (những hành vi thiếu dân chủ, vô kỉ luật ); KN trình bày suy nghĩ về vấn đề dân chủ, kỉ luật và MQH giữa chúng.
3. Thái độ:
-Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.
II. Phương tiện thực hiện:
 - Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, s­u tÇm sự kiện, tình huống dân chủ, kỉ luật.
 - Trò: Học bài, chuẩn bị bài mới.
III. Cách thức tiến hành.
	 Thảo luận nhóm, tập thể, giải quyết tình huống, nªu vÊn ®Ò.
IV. Tiến trình bài giảng:
	1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tự chủ là gì? Ý nghĩa của tự chủ trong cuộc sống?
- Đọc hai câu ca dao nói về tự chủ và giải thích?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động cả GV - HS
Nội dung
- Yêu cầu học sinh đọc truyện 1, 2.
- GV chia nhóm thảo luận.
I. Đặt vấn đề:
Nhóm 1
Câu hỏi a. 
Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc là phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong hai câu chuyện trên.
Dân chủ: 
 + Họp bàn xây dựng kế hoạch lớp.
 + Lớp sôi nổi thảo luận 
 + Đề xuất chỉ tiêu biện pháp 
 + T×nh nguyện tham gia văn hoá
- Không dân chủ:
 + Phổ biến yêu cầu của giám đốc buộc mọi người tuân theo đốc.
 + C«ng nh©n kiến nghị - không được chấp nhận . ... . Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Năng động là gì? sáng tạo là gì? nêu biểu hiện?
Ý nghĩa, cách rèn luyện năng động sáng tạo?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động cả GV - HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc truyện (sách giáo khoa).
I. Đặt vấn đề:
Em có nhận xét gì về việc làm của giáo sư Lê Thế Trung?
- Giáo sư Lê Thế Trung là người có ý chí quyết tâm cao, có sức làm việc phi thường, có ý thức trách nhiệm trong công việc, ông luôn say mê, sáng tạo trong công việc.
- Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ Lê ThếTrung là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Chi tiết:
+ Tốt nghiệp bác sĩ xuất sắc ở liên xô (cũ).
+Hoàn thành 2 cuấn sách về bỏng (1963-1965).
+ Nghiên cứu thành công việc tìm da Õch thay thế da ng­êi trong điều trị bỏng.
+ Chế ra loại thuốc B76 và gần 50 loại khác có hiệu quả cao trong điều trị bỏng.
Việc làm của ông được Nhà nước ghi nhận như thế nào?
- Ông được Đảng và nhà nước tặng danh hiêu cao quý. Giờ đây ông là thiếu tướng, giáo sư tiến sĩ y khoa, thầy thuốc nhân dân, anh hùng quân đội, nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam.
Em học tập được gì ở giáo sư Lê Thế Trung?
- Học tập tinh thần, ý chí vươn lên của giáo sư Lê Thế Trung, tinh thần học tập và sự say mê nghiên cứu khoa học của ông là tấm gương sáng để chúng ta noi theo.
Tìm biểu hiện của lao động năng suât, chất lượng, hiệu quả trong gia đinh,nhà trường và trong lao động.
GDKN tư duy sáng tạo, tìm kiếm và xử lí thông tin
- Biểu hiện: Làm kinh tế giỏi.
- Nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, học giỏi.
- Học tập tốt, lao động tốt, kÕt hợp học víi hành.
- Thi đua dạy tốt, học tôt.
- Tinh thần lao động tự giác.
- Máy móc, kĩ thuật công nghệ hiện đại.
- Chất lượng hàng hoá mẫu mã đẹp, giá thành phù hợp.
- Thái độ phục vụ khách hàng tốt.
Nêu biểu hiện trái với sự lao động năng suất, chất lượng, hiệu quả.
GDKN tư duy phê phán, đánh giá
Biểu hiện đối lập:
- Ỷ lại, lười nhác, trông chờ vận may.
- Bằng lòng với thực tại.
- Làm giàu bất chính.
- Lười học, đua đòi, thích hưởng thụ.
- Chạy theo thành tích, điểm số.
- Làm bừa, làm ẩu.
- Chạy theo năng xuất.
- Chất lượng hàng hoá kém không tiêu thụ được.
- Làm hàng giả, hàng nh¸i.
?Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
HS:
II. Nội dung bài học:
1. Khái niêm:
Là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.
?Ý nghĩa của việc lao động năng suất, chất lượng, hiệu quả?
HS:
GV mở rộng thêm:
Vì: 
2. Ý nghĩa:
- Là yêu cầu cần thiết của người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội.
Vì: tạo được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng trong thời gian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Đồng thời bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc, tự hào vì thành quả lao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
?Trách nhiệm của mỗi người để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? (Hay các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả)
GDKN ra quyết định phù hợp để có năng suất, chất lượng, hiệu quả
3. Trách nhiệm của công dân :
- Tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ tốt
- Lao động tự giác, tuân theo kỷ luật lao động.
- Luôn năng động, sáng tạo.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
III. Bài tập:
BT1:
- Có năng suất, chất lượng, hiệu quả: đ, e, c.
- Không có năng xuất, chất lượng, hiệu quả: a, b, d.
BT2:
-Làm việc gì cũng có năng suất, chất lượng, hiệu quả vì ngày nay XH không chỉ có nhu cầu về số lượng màn điều quan trọng nhất là phải có chất lượng (hình thức, mẫu mã, công dụng) và giá thành hợp lí.
-Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không chú ý đến chất lượng không chỉ gây tác hại không tốt đến người tiêu dùng mà còn gây tác hại đến môi trường, uy tín của công ti
4. Củng cố bài:
Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm bài tập: 3, 4.
Chuẩn bị bài 10.
Tuần 13
Tiết 13
Bài 10
LÝ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN
I. Mục tiêu bài giảng: 
Học sinh nắm được:
1.Kiến thức: 
-Nêu được thế nào là lí tưởng.
-Giải thích được vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng.
-Nêu được lí tưởng sống của thanh niên hiện nay.
2.Kĩ năng:
-Xác định được lí tưởng sống của cho bản thân.
-KN sống:
+KN xác định giá trị
+KN tự nhận thức về lí tưởng sống
+KN đặt mục tiêu học tập, rèn luyện
3. Thái độ:
-Có ý thức sống teo lí tưởng.
II. Phương tiện thực hiện:
Thầy: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, giáo án, những tấm gương lao động, học tập sáng tạo thời kỳ mới.
Trò: học bài, chuẩn bị bài, giấy bút thảo luận.
III. Cách thức tiến hành:
Sử dụng phương pháp thảo luận, trao đổi, vấn đáp, đàm thoại, giải thích.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? ý nghĩa của nó?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động cả GV - HS
Nội dung
Yêu cầu học sinh đọc phần đvđ.
Yêu cầu học sinh chia nhóm thảo luận.
I. Đặt vấn đề:
Nhóm 1
Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thế hệ trẻ đã làm gì? lý tưởng của thanh niên trong giai đoạn đó là gì?
- Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã có hàng triệu người con ưu tú hầu hết ở tuổi thanh niên sẵn sàng hi sinh vì đất nước như: Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiến, La văn Cầu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân
Lý tưởng sống của họ là giải phóng dân tộc.
Nhóm 2
Trong thời kỳ đổi mới đất nước hiện nay thanh thiếu niên chúng ta đã đóng góp gì? Lý tưởng sống của thanh niên thời đại ngày nay là gì?
- Trong thời đại ngày nay thanh niên chúng ta đã tham gia tích cực, năng động sáng tạo trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
Lý tưởng của thanh niên ngáy nay là: xây dựng nước VN độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nhóm 3
Suy nghĩ của bản thân em về lý tưởng sống của thanh niên qua hai giai đoạn trên? em học tập được gì?
- Qua hai nội dung trên em thấy được lòng yêu nước, xả thân vì độc lập dân tộc, chúng em có được cuộc sống tự do ngày nay là nhờ sự hi sinh cao cả của thế hệ cha ông đi trước.
Em thấy rằng: việc làm đúng đắn có ý nghĩa đó là nhờ thế hệ thanh niên trước xác định đúng lý tưởng sống của mình.
Các nhóm thảo luận và trình bày đáp án.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Kể thêm những gương anh hùng trong kháng chiến mà em biêt?
Kể những tấm gương sống có lý tưởng cao đẹp của thời kỳ mới?
Nêu ví dụ về những tấm gương tiêu biểu trong lịch sử về lý tưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu.
Liên hệ thực tế:
Trong thời kỳ chiến tranh lịch sử?
- Lý Tự Trọng là 1 thanh niên yêu nước trước cách mạng tháng tám, hi sinh trước 18 tuổi. Lý tưởng mà anh đã chọn là: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.
Nguyễn Văn Trỗi người con của Việt Nam yêu dấu trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Anh ngã xuống trước họng súng của kẻ thù, trước khi chết vẫn kịp hô: “Bác Hồ muôn năm”. 
Trong lĩnh vực học tập, lao động, sản xuất? 
Trong kháng chiến chống Mĩ, Tiền Giang có những anh hùng liệt sĩ nào?
Liệt sĩ công an nhân dân Nguyễn Văn Thinh (Quảng Linh). Liệt sĩ Lê Thanh Á (Hải Phòng) đã hi sinh vì sự bình yên của nhân dân.
Lê Thị Hồng Gấm, Hồ Văn Nhánh, Trừ Văn Thố
Lí tưởng sống là gì?
GDKN xác định giá trị, tự nhận thức về lí tưởng sống
? Vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng ?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhấn mạnh :
 II. Nội dung bài học:
1. 
-Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được, có tác dụng định hướng cho các suy nghĩ, hành động, lối sống và cách ứng xử của con người.
-Thanh niên cần sống có lí tưởng vì :
+Thanh niên là chủ nhân trẻ tuổi của đất nước, là lực lượng chủ chốttrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+Lứa tuổi thanh niên là lứa tuôủ của những ước mơ cao đẹp.
+Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ được mọi người kính trọng.
?Biểu hiện của người sống có lí tưởng là gì?
 2. 
*Biểu hiện:
-Luôn suy nghĩ hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng sống của dân tộc, của nhân loại.
-Tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt.
-Mong muốn cống hiến sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp chung.
4. Củng cố bài:
Giáo viên hệ thống nội dung bài.
Nhận xét bài học.
5. Hướng dẫn về nhà:
Chuẩn bị phần bài còn lại.
Tuần 14
Tiết 14
 Bài 10
LÝ TƯỞNG Sèng CỦA THANH NIÊN
I. Mục tiêu bài giảng: 
II. Phương tiện thực hiện:
III. Cách thức tiến hành:
IV.Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Lí tưởng sống là gì? Biểu hiện của người sống có lí tưởng là gì?
3.Giảng bài mới:
Hoạt động cả GV - HS
Nội dung
Ý nghĩa của việc xác định lí tưởng sống.
 II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
2. 
Biểu hiện:
* Ý nghĩa:
Khi lí tưởng sống mỗi người phù hợp với lý tưởng chung thì hành động của họ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chung. Xã hội sẽ tạo điều kiện để họ thực hiện lí tưởng của mình.
Người sống có lí tưởng cao đẹp luôn được mọi người tôn trọng.
Lý tưởng cao đẹp của thanh niên ngày nay là gì? học sinh phải rèn luyện như thế nào?
3. Lý tưởng của thanh niên ngày nay.
Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH theo định hướng XHCN.
- Thanh niên, học sinh phai ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực để thực hiện lí tưởng.
Mỗi cá nhân học tập tốt, rèn luyện đạo đức lối sống, tham gia các hoạt động xã hội.
Tổ chức trò chơi ai nhanh hơn :
Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế tìm biểu hiện sống có lí tưởng và thiếu lý tưởng ghi lên bảng.
GV :Nếu xác định đúng và suốt đời phấn đấu cho lí tưởng của mình thì sẽ có lợi gì cho bản thân, cho XH và ngược lại ?
HS thảo luận theo cặp và trả lời.
- Sống có lí tưởng:
+ Vượt khó trong học tập.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
+ Năng động, sáng tạo trong công việc.
+ Phấn đấu làm giàu chính đáng.
+ Đấu tranh các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
+ Tham gia bảo vệ Tổ Quốc.
- Sống thiếu lí tưởng:
+ Sống ỷ lại, thực dụng.
+ Không có hoài bão, ước mơ.
+ Sống vì tiền tài, danh vọng.
+ Ăn chơi, nghiện ngập, cờ bạc, đua xe.
+ Sống thờ ơ với mọi người.
+ Lãng quên quá khứ.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
Yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra thái độ.
 III. Bài tập:
 Bµi tËp 1. 
Đáp án: a, c, d, đ, e, i, k.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2
-Em tán thành quan điểm nào ? Vì sao
- Mơ ước của em là gì?
- Em sẽ làm gì để đạt được ước mơ đó?
 Bµi tËp 2.
- HS tự giải thích
- Học sinh tự trình bày ­ớc mơ cá nhân
- Giáo viên gợi ý thực hiện.
4. Củng cố bài:
- Giáo viên tổng kết nội dung toàn bài.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, làm bài tập: 3, 4.
- Chuẩn bị ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN GDCD 9(9).doc