Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần thứ 1

Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần thứ 1

*Mục tiêu :

-Kiến thức : Giúp cho học sinh :

-Hiểu được thế nào là chí công vô tư .

-Biết đươc những biểu hiện của chí công vô tư .

- Vì sao cần phải có chí công vô tư .

-Kỹ năng : Giúp cho học sinh :

-Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày .

-Biết tự kiểm tra đánh giá bản thân mình .

 

doc 60 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần thứ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 1 CHÍ CÔNG VÔ TƯ.
 Tiết 1 Ngày dạy : / /
 *Mục tiêu :
-Kiến thức : Giúp cho học sinh :
-Hiểu được thế nào là chí công vô tư .
-Biết đươc những biểu hiện của chí công vô tư .
- Vì sao cần phải có chí công vô tư . 
-Kỹ năng : Giúp cho học sinh :
-Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư và không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày . 
-Biết tự kiểm tra đánh giá bản thân mình .
-Thái độ : Giúp cho học sinh :
-Biết quý trọng , ủng hộ các hành vi thể hiện chí công vô tư .
-Biết phê phán các hàng vi tự tư, tự lợi .
 *Nội dung :
- Chí công vô tư là sự công bằng , vô tư xuất phát từ lợi ích chung .
- Chí công vô tư biểu hiện qua lời nói, hành động mang lại lợi ích cho tập thể, cho cộng đồng xã hội .
- Có phẩm chất “chí công vô tư” sẽ được mọi người tôn trọng, tin cậy , quý mến .
	*Tài liệu –Phương tiện :
	-SGK-SGV .
	 -Giấy A0
*Các hoạt động chủ yếu :
a/Kiểm tra bài cũ :
b/Giới thiệu bài mới :
- Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người đã đặt vấn đề chung lên trên việc riêng, bỏ đi những lợi lợi ích riêng tư của cá nhân mình  Người như thế được gọi là người “Chí công vô tư”. Vậy chí công vô tư là gì ? Biểu hiện ra sao ? Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay : “chí công vô tư ” 
c/Phát triển chủ đề :
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
*Hoạt động 1:“Phân tích phần đặt vấn đề”
- Chia nhóm thảo luận .
- Thời gian : 3 phút .
-Câu hỏi :
a)Tô Hiến Thành có suy nghĩ thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc ? 
(Ông ta căn cứ vào đâu ?)
(Nhóm 1-2)
b)Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh ? Có tác động như thế nào đến tình cảm đối với nhân dân ta ?
(Nhóm 3-4)
*Chốt lại : Thế nào là người chí công vô tư ?
*Hoạt động 2: “Ý nghĩa của chí công vô tư”
-Câu hỏi dành cho cả lớp :
a. Hãy nêu những việc làm của em thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hành ngày?
b. Những việc làm đó đã mang lại những lợi ích gì ?
c. Học sinh cần rèn luyện những gì để có được “chí công vô tư ” ?
Chốt lại : 
*Hoạt động 3 : “Củng cố ”
-Làm bài tập :
+Bài tập 1 :
+Bài tập 2 : 
+Bài tập : Tìm những câu ca dao , tục ngữ thể hiện đức tính “chí công vô tư ” ?
*Đọc phần đặt vấn đề.
-Các nhóm ghi ý kiến của nhóm mình vào bảng phụ , cử người lên bảng trình bày .
*Ông ta căn cứ vào :
+Thực lực .
+Lợi ích chung .
ð là người công bằng , không thiên vị .
*Cả cuộc đời của Bác đều vì: 
+Quyền lợi dân tộc , quyền lợi đất nước .
+Hạnh phúc , ấm no của nhân dân .
+”Ích nước , lợi dân “.
ðBác được yêu quý, kính trọng; được mọi người gọi là:
 “vị cha già dân tộc”
*Là người :
+Công bằng , không thiên vị .
+Giải quyết công việc theo lẽ phải .
+Đặt việc chung lên trên việc riêng .
+Báo cáo đúng sự thật các việc làm của các bạn .
+Đề cử đúng người trong công việc .
*Làm cho :
+Quan hệ xã hội tốt hơn .
+Xã hội công bằng . 
*HS cần phải :
+Tôn trọng sự thật .
+Ủng hộ hành động , việc làm đúng 
+Phê phán hành động , việc làm sai trái .
+Không vì lợi ích cá nhân .
-d-e : chí công vô tư .
ð giải quyết công việc vì lợi ích chung .
-a-b-c-đ : không chí công vô tư 
ð Vì lợi ích cá nhân , quá vì bản thân , thiên lệch , không công bằng .
a)*Không .Bởi vì : phẩm chất tốt đẹp là dành cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ dành cho những người có chức quyền .
b)*Tuy có thiệt hại , có hẹp cho bản thân nhưng đã mang lại lợi ích cho nhiều người khác .
c)*Phải được rèn luyện từ thuở nhỏ từ trong lời nói cho đến trong việc làm .
-Việc nước trước việc nhà .
-Mình vì mọi người , mọi người vì mình .
-Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư .
*Người chí công vô tư là người công bằng không thiên vị , giải quyết công việc theo lẽ phải , đặt việc chung lên trên việc riêng .
*Chí công vô tư làm cho quan hệ xã hội thêm tốt đẹp , xã hội công bằng , dân chủ , văn minh .
*Học sinh cần tôn trọng sự thật , ủng hộ người có việc làm đúng , phê phán hành động tư lợi và thiếu công bằng .
 d/Hướng dẫn học tập ở nhà :
 -Chép nội dung bài học vào tập .
 -Làm bài tập 3 .
 -Xem trước bài 2 “Tự chủ ”
 +Đọc trước phần đặt vấn đề .
 +Trả lời những câu hỏi gợi ý .
 Bài 2 TỰ CHỦ.
 Tiết 2 Ngày dạy : / /
 *Mục tiêu :
-Kiến thức : Giúp cho học sinh :
-Hiểu được tự chủ là gì ? Người có tính tự chủ .
-Ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống .
-Sự cần thiết phải rèn luyện tính tự chủ . 
-Kỹ năng : Giúp cho học sinh :
-Biết được các biểu hiện của tính tự chủ .
-Biết đánh giá bản thân và của người khác về đức tính tự chủ .
-Thái độ : Giúp cho học sinh :
- Tôn trọng người có tính tự chủ .
-Rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống .
 *Nội dung :
- Tự chủ là gì ? Thế nào là người có tính tự chủ .
-Vì sao trong cuộc sống cần có tính tự chủ .
-Phải rèn luyện tính tự chủ như thế nào ?
	*Tài liệu –Phương tiện :
	-SGK-SGV .
 -Giấy A0
*Các hoạt động chủ yếu :
a/Kiểm tra bài cũ :
1) Em hãy cho biết thế nào là người chí công vô tư ?
2) Học sinh phải làm gì để rèn luyện đức tính “chí công vô tư”?
b/Giới thiệu bài mới :
- Trong cuộc sống luôn có những khó khăn, thử thách, cám dỗ luôn rình rập tấn công .
Vì vậy cần phải có bản lĩnh vững vàng để vượt qua. Người có tính như vậy gọi là người có tính tự chủ . Vậy thế nào là tự chủ ? Tự chủ có biểu hiện thế nào ? Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay : “Tự chủ” 
c/Phát triển chủ đề :
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
*Hoạt động 1: “Giải quyết phần đặt vấn đề”
-Trả lời câu hỏi gợi ý :
a) Bà Tâm làm gì trước nổi bất hạnh lớn của gia đình ?
b)Em có nhận xét gì về bà Tâm ?
c) Vì sao N. từ 1 học sinh ngoan " trở nên nghiện ngập,trôm cắp ?
d)Cách ứng xử của bà Tâm và N. khác nhau ở điểm nào ?
Chốt lại : 
* Vậy : Em hiểu thế nào là tự chủ ? 
*Hãy nêu ý nghĩa của người có tính tự chủ trong cuộc sống ?
*Hoạt động 2: "trò chơi ”
-Thể lệ trò chơi :
-Chia lớp thành 2 đội .
-Mỗi đội cử người của mình lên bảng ghi .(Mỗi người chỉ lên bảng 1 lần )
-Đội nào ghi nhiều ý đúng là đội thắng .
-Thời gian : 3 phút .
-câu hỏi :
a)Nêu những biểu hiện của đức tính tự chủ ?
(Dành cho đội A)
b)Nêu những biểu hiện của đức tính thiếu tự chủ ?
(Dành cho đội B)
Chốt lại : Học sinh cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ ?
*Hoạt động 3 : “Sắm vai ”
-Tình huống : Ngày mai có tiết kiểm tra môn GDCD.
Đang ở nhà học bài thì T. nghe tiếng gọi của H. là người bạn thân , đến rủ đi chơi điện tử .
-Giáo viên nhận xét chung .
*Hoạt động 4 “Củng cố”
-Làm bài tập .
+Bài tập 1 .
+Bài tập 2 -3 .
*Đọc phần đặt vấn đề .
-Đọc chuyện “Một người mẹ”
+Không khóc trước mặt con .
+Chăm sóc con .
+Tích cực chăm sóc những người nhiễm HIV khác .
+Vận động mọi người cùng nhau chăm sóc cho những người nhiễm HIV .
ðBà Tâm là người :
+Bình tỉnh .
+Làm chủ được thái độ , tình cảm của mình .
-Đọc chuyện : “Chuyện của N”
*Do :
+N. không làm chủ được bản thân về suy nghĩ , việc làm (do bị bạn xấu rủ rê , lôi kéo )
+Thiếu suy nghĩ , không biết điều chỉnh hành vi , việc làm sai trái của mình : tiếp tục trốn học , trộm cắp , hút chích .
*Bà Tâm : làm chủ được tình cảm , thái độ, hành vi , việc làm của mình .
*N.: Không làm chủ được tình cảm , thái độ, hành vi , việc làm của mình .
-Là làm chủ bản thân về :
+Hành vi .
+Thái độ .
+Tình cảm .
+Phải biết bình tỉnh , tự tin , biết điều chỉnh hành vi , việc làm của mình .
-Tự chủ giúp cho con người :
+Sống đúng đắn , có đạo đức , có văn hóa .
+ Vững vàng trước khó khăn , cám dỗ .
a)Những biểu hiện của tính tự chủ :
+Bình tỉnh .
+Tự tin .
+Không hoang mang .
+không lo sợ .
+Biết sửa lổi .
+Dí dỏm.
..
a)Những biểu hiện của tính thiếu tự chủ :
+Hoang mang 
+Lo sợ .
+Chán nãn .
+Thiếu cân nhắc .
+Cọc cằn .
.
*Phải : Bình tỉnh , tự tin , suy nghĩ trước khi hành động .
+Biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực .
*Một nhóm thể hiện , các nhóm khác xem , sau đó đóng góp ý kiến và rút tra bài học kinh nghiệm cho bản thân .
*Đồng ý với những hành động: a-b-d-e .Vì có :
+Suy nghĩ chính chắn trước khi hành động .
+Phù hợp với hoàn cảnh .
*Học sinh tự bộc lộ ý kiến , suy nghĩ của mình .
*Tự chủ là làm chủ được bản thân .Người có tính tự chủ là người làm chủ được tình cảm , hành vi , biết bình tỉnh , tự tin , biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tốt.
*Người có tính tự chủ sẽ sống đúng đắn , có đạo đức, cư xử có văn hóa; vững vàng trước khó khăn, cám dỗ.
*Để rèn luyện tính tự chủ học sinh cần phải suy nghĩ trước khi hành động 
 d/Hướng dẫn học tập ở nhà :
 	-Chép nội dung bài học vào tập .
	-Làm bài tập 4 .
 	-Xem trước bài 3 “Dân chủ và kỷ luật ”
 	+Đọc trước phần đặt vấn đề .
 	+Trả lời những câu hỏi gợi ý .
 Bài 3 DÂN CHỦ VÀ KỶ LUẬT.
 Tiết 3+4 ngày dạy : / /
 *Mục tiêu :
-Kiến thức : Giúp cho học sinh :
-Hiểu được thế nào là dân chủ - kỷ luật ?
-Những biểu hiện của dân chủ - kỷ luật trong trường học , cơ quan .
-Ý nghĩa của sự tự giác thực hiện dân chủ , kỷ luật ; là điều kiện để phát triển nhân cách . 
-Kỹ năng : Giúp cho học sinh :
-Biết giai tiếp , ứng xử , thực hiện quyền và nghĩa vụ đúng chổ , đúng lúc .
-Rèn luyện tính kỷ luật .
-Thái độ : Giúp cho học sinh :
-Có ý thức rèn luyện tính kỷ luật , phát huy tính dân chủ trong học tập , trong sinh hoạt tập thể .
-Ủng hộ người tốt , việc tốt trong việc thực hiện tính dân chủ
 *Nội dung :
-Hiểu và phân biệt được dân chủ và thiếu dân chủ ; kỷ luật và vô kỷ luật .
-Quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật ; dân chủ và kỷ luật là điều kiện để phát triển nhân cách .
-Rèn luyện cho học sinh có ý thức rèn luyện tính kỷ luật , phát huy dân chủ trong nhà trường .
	*Tài liệu –Phương tiện :
	-SGK-SGV .
	 -Giấy A0
Các hoạt động chủ yếu :
a/Kiểm tra bài cũ :
1) Em hãy cho biết thế nào là người có tính tự chủ ?
2) Em đồng ý với ý kiến nào ?(đánh dấu X ) và giải thích tại sao ?
a) Người tự chủ là người biết kiềm chế những ham muốn của bản thân . 5
b) Người tự chủ không nóng vội trong hành động . 5
c) Người tự chủ luôn hành động theo ý mình . 5
d) Người tự chủ có thái độ từ tốn , ôn hòa trong giao tiếp . 5
b/Giới thiệu bài mới :
- Điều 2 Hiến pháp 1992 nước ta ghi rõ: nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân...
Mọi hoạt động của nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc “dân biết – dân bàn – dân làm – dân kiểm tra ,” Thực hiện như thế là là thể hiện tính dân chủ . Vậy thế nào là dân chủ ? 
Tại sao thực hiện dân chủ phải đi đôi với kỷ luật ? Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm nay : “Dân chủ và kỷ luật” .
c/Phát triển chủ đề :
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
*Hoạt động 1: “Khai thác phần đặt vấn đề ”
-Trả lời câu hỏi gợi ý .
a)Nêu các việc làm của học sinh lớp 9A ?
b)Nêu các việc làm của giám đốc côngty ?
*Chốt lại : 
-Chuyện lớp 9A :
-Chuyện của công ty :
-Thế nào là dân chủ ? 
*Hoạt động 2: « Lợi ích của phát huy tính dân chủ ”
-Chia nhóm thảo luận .
-Thời gian : 3 phút .
-Trình bày ý của nhóm mình .
-câu hỏi :
a) Nêu những cái lợi của việc  ... ông khi tham gia giao thông .
-Nhận biết các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông .
-Thái độ : Giúp cho học sinh :
-Biết tôn trọng trật tự an toàn giao thông .
-Biết phê phán ,lên án các hành vi vi phạm an toàn giao thông.
-Biết nhường đường, giúp đỡ những người già, tàn tật, trẻ em khi tham gia giao thông.
 *Nội dung :
-Tình hình tai nạn giao thông trong những năm gần đây ở Việt Nam .
-Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông .Nguyên nhân chính .
-Một số biển báo giao thông mà các em thường gặp .
	*Tài liệu –Phương tiện :
	-Một số biển báo .
	-Tranh , ảnh , báo , tạp chí .
	 -Giấy A
*Các hoạt động chủ yếu :
*Hoạt động 1 :”Giới thiệu “
“Tai nạn giao thông “ là vấn đề bức xúc nhất của nước ta hiện nay .Đó là mối hiểm họa khôn lường ,được mọi người trong xã hội quan tâm .Vì vậy“Thực hiện văn hóa giao thông” 
là nhiệm vụ của mọi người trong toàn xã hội . Sẽ được làm rõ trong tiết thực hành hôm nay . 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
*Hoạt động 2:”Tình hình tai nạn giao thông “
a/Qua bảng trên , em hãy cho ý kiến nhận xét ? 
b/Hãy nêu những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra ?
*Chốt lại :
*Hoạt động 2: ”Nguyên nhân của tai nạn giao 
thông ”
-Chia nhóm thảo luận :
-Thời gian : 5 phút .
-Câu hỏi : 
*Hãy nêu những nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông ?
*Chốt lại : 
*Hoạt động 3 :”Tín hiệu-Biển báo giao thông ”
-Câu hỏi :
a/Hãy nêu những tín hiệu giao thông mà em biết ?
b/Hãy miêu tả 3 biển báo giao thông thường gặp ?
*Hoạt động 4:”1 số quy định khi tham gia giao thông”
-Chia nhóm thảo luận :
-Thời gian : 5 phút .
-Câu hỏi :
a/Khi tham gia giao thông , người đi bộ cần làm gì cho đúng ?
(Nhóm 1-2)
b/Khi tham gia giao thông , người đi xe đạp cần làm gì cho đúng ?
(Nhóm 3-4)
*Hoạt động 5:”Sắm vai “
*Chốt lại :
a/Qua bảng trên cho chúng ta thấy :
+Gia tăng về số vụ, số người chết , số người bị thương .
b/Tai nạn giao thông gây ra :
+Chết người .
+Thương tật .
+Hao tốn tiền của .
+Hư hao tài sản .
ðẢnh hưởng đến đời sống vật chất , tinh thần của toàn xã hội 
-Các nhóm ghi ý kiến thảo luận của nhóm mình ra bảng phụ , cử người lên trình bày .
*Nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông ?
-Chủ quan :
+Lạng lách , đánh võng .
+Chạy quá tốc độ.
+Chạy ngược đường , lấn đường .
+Phóng nhanh , vượt ẩu .
+Đua xe trái phép .
+Uống rượu ,bia mà chạy xe .
+Bám vào xe cơ giới .
.
-Khách quan :
+Người tham gia giao thông tăng đáng kể.
+Đường xá chưa đáp ứng .
+Đường xấu . 
a/ Những tín hiệu giao thông thường gặp :
+Đèn giao thông .
+Các biển báo .
+Vạch phân đường .
+Vạch dành cho người đi bộ.
+Dãy phân cách.
+Vòng xuyến .
+Cọc tiêu .
+Tường , rào bảo vệ .
+Vỉa hè .
+Người điều khiển giao thông 
..
b/ 3 biển báo giao thông thường gặp :
*Biển báo cấm : hình tròn,nền trắng , viền đỏ , hình vẽ đen thể hiện điều cấm .
*Biển báo nguy hiểm : hình tam giác đều , nền vàng , viền đỏ , hình vẽ đen thông báo sự nguy hiểm ở phía trước .
*Biển báo hiệu lệnh : hình tròn, nền xanh lam ,hình vẽtrắng thông báo điều phải thi hành . 
-Các nhóm ghi ý kiến thảo luận của nhóm mình ra bảng phụ , cử người lên trình bày .
*Khi tham gia giao thông :
a/Người đi bộ phải :
+Đi trên vỉa hè.(khôngcó vỉa hè thì đi sát lề phải)
+Muốn sang ngang đường thì tìm đến vạch dành cho người đi bộ .
+Không được mang ,vác vật cồng kềnh .
b/Người đi xe đạp không được:
+Chở quá người quy định .
+Chở hàng hóa cồng kềnh ,quá khổ.
+Bám theo xe cơ giới .
+Lạng lách , đánh võng .
+Chạy xe 1 bánh .
+Kéo , đẩy xe khác .
..
*Các nhóm thể hiện ý tưởng của nhóm mình .
*Tai nạn giao thông là hiểm họa ,vì vậy toàn xã hội cần quan tâm đến an toàn giao thông .
*Ý thức chấp hành kém là nguyên nhân chính gây nên tai nạn giao thông .
*Nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông là do ý thức chấp hành luật giao thông của 1 số ít người quá kém .
VD: 
+Vượt đèn đỏ.
+Đổ chất thải ra đường .
+Tổ chức đua xe trài phép .
..
 *Khi tham gia giao thông, mọi người phải tuyệt đối chấp hành những quy định về an toàn giao thông .
 ÔN TẬP HỌC KỲ I
 Tiết 18 Ngày dạy : / /
 *Mục tiêu :
-Kiến thức : Giúp cho học sinh :
-Ôn lại, nắm lại những chuẩn mực đạo đức, những kiến thức pháp luật đã được học . 
-Kỹ năng : Giúp cho học sinh :
-Biết vận dụng, tự kiểm tra, đánh giá hành vi của mình, của người khác .
-Thái độ : Giúp cho học sinh :
-Biết tự điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tốt .
-Biết yêu lớp, yêu trường, yêu quê hương, đất nước của mình từ đó ra sức học tập tốt . 
 *Nội dung :
-Các bài đã học .
 *Các hoạt động chủ yếu :
a/Phát triển chủ đề :
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
*Hệ thống các câu hỏi :
1)Thế nào là chí công vô tư ?
2)Chí công vô tư mang lại những lợi ích gì cho cuộc sống ?
3)Tự chủ là gì ?
4)Học sinh cần làm gì để rèn tính tự chủ ? 
5)Tại sao dân chủ đi đôi với kỷ luật ?
6)Tại sao con người yêu chuộng hòa bình và căm ghét chiến tranh ?
7)Em hiểu như thế nào về các tổ chức sau :
+Fao :
+Uniceff :
+Unesco :
+WTO :
+WHO :
8)Em sẽ làm gì khi thấy các bạn của mình vây quanh người nước ngoài để xin tiền, xin quà ?
9)Kể tên 7 di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam ?
10)Thế nào là truyền thống quý báu của dân tộc ?
11)Tính năng động , sáng tạo có biểu hiện ra sao ?
12)Tính năng động , sáng tạo mang lại những lợi ích gì ?
13)Muốn học tập tốt , học sinh cần rèn luỵện thế nào ?
14)Lý tưởng sống là gì ?
15)Hãy nêu lý tưởng sống của cha anh ta ngày trước ?
16) hãy nêu lý tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn hiện nay ?
+Chí công vô tư là : 
Công bằng, không thiên vị , đặt việc chung lên trước việc riêng .
+ Chí công vô tư làm cho : Quan hệ xã hôi tốt đẹp hơn, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh . 
+Tự chủ là tự mình làm chủ .
+Để rèn luyên tính tự chủ học sinh cần phải: bình tỉnh, tự tin, không nóng vội, biết kiềm chế bản thân không bị lôi kéo vào những việc xấu, biết nhận và sữa lỗi .
* Dân chủ đi đôi với kỷluật,
Vì:
+Dân chủ mà không kỷ luật thì ai muốn làm gì cũng được, không có sự thống nhất trong công việc, lợi ích cá nhân sẽ bị xâm phạm .
+Có kỷ luật mà không dân chủ thì bị gò bó , không phát triển được tài năng sẽ dẫn đến trình trạng độc đoán, độc quyền . 
* Con người yêu chuộng hòa bình và căm ghét chiến tranh,
bởi vì: chiến tranh gây đau thương, mất mát, chết chóc, nghèo đói, thất học ..
+Fao :Tổ chức lương nông LHQ .
+Uniceff : Quỹ nhi đồng LHQ.
+Unesco : Tổ chức văn hóa – giáo dục LHQ .
+WTO : Tổ chức thương mại thế giới .
+WHO : Tổ chức y tế thế giới 
*Em sẽ : can ngăn, giải thích là làm như thế là mất thể diện con người Việt Nam, đất nước Việt, một nước tươi đẹp, hòa bình, hữu nghị; con người Việt Nam hiếu khách .
*7 di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam :
1-Vịnh Hạ Long .
2-Động Phong Nha – Kẽ Bàng
3-Phố Cổ Hội An .
4-Thánh địa Mỹ Sơn .
5-Kinh thành Huế .
6-Nhã nhạc cung đình Huế .
7-Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên .
*Truyền thống là những giá trị tinh thần được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác .
* Tính năng động , sáng tạo có biểu hiện được biểu hiện :
+Chủ động, tích cực .
+Say mê, tìm tòi, học hỏi .
+Dám nghĩ, dám làm .
+Luôm tìm ra cái mới, cái tiến bộ .
+Luôn cải tiến máy móc, áp dụng KHKT vào cuộc sống .
+Biềt lắng nghe ý kiến của người khác .
* Tính năng động , sáng tạo làm cho tăng năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả công việc .
* Muốn học tập tốt, học sinh cần rèn luỵện :
+Có phương pháp học tập tốt.
+Lập kế hoạch, thời gian học tập khoa học .
+tự giác, vượt khó .
+Trau dổi kinh nghiệm học tập 
+Tu dưỡng, rèn luyện sức khỏe, đạo đức .
+Sẳn sàng tham gia các hoạt động có ích .
+Lý tưởng sống là cái đích cuối cùng mà con người mong muốn đạt đến .
+ Lý tưởng sống của cha anh ta ngày trước là sẳn sàng hy sinh để dành lại độc lập, tự do cho dân tộc, cho đất nước .
+ Lý tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn hiện nay là thực hiện mục tiêu: “xây dựng nước Việt Nam độc lập –dân giàu – nước mạnh – xãhội công bằng –dân chủ - văn minh.”
*Chí công vô tư :
*Tự chủ :
*Dân chủ - kỷ luật :
*Chống chiến tranh , bảo vệ hòa bình : 
*Quan hệ hữu nghị với các dân tộc :
*Kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc :
*Năng động , sáng tạo – Làm việc có năng suầt, chất lượng, hiệu quả :
*Lý tưởng sống của thanh niên :
 b/Hướng dẫn học tập ở nhà :
 	 -Xem – đọc lại tất cả các bài đã học để tuần sau thi học kỳ I .
 Tiết 18 Thi học kỳ I Ngày thực hiện : 
*Đề :
A/Phần trắc nghiệm : (4 điểm )
1/Em hiểu thế nào là : (1đ)
 	+Uniceff:	+Unesco:
	+WTO:
	+WHO:
2/Asean là hiệp hội các nước Đông Nam Á . Hiện nay hiệp hội này gồm 11 nước ; đó là :( 2đ)
1- .
2-..
3-..
4-..
5-..
6-..
7- .
8-..
9-..
10-
11-....................................................................
*Khoanh tròn chữ cái đầu mà em cho là đúng .( 1đ )
3/Asean là hiệp hội các nước Đông Nam Á , được hành lập vào năm :
a- 1965	b- 1966	c- 1967	d- 1968
4/Việt nam gia nhập tổ chức Asean vào năm :
a- 1994	b- 1995	c- 1996	d- 1997
B/Phần tự luận : ( 6 điểm )
1) Em sẽ làm gì khi : (2đ)
	a) Trên đường đi học về , nhặt được cái ví bên trong có rất nhiều tiền và 1 số giấy tờ khác .
	b) Gặp các bạn của em đang vây quanh người nước ngoài để xin tiền .
2) Hãy nêu những biểu hiện của tính năng động , sáng tạo trong học tập . (1đ)
3) Hãy nêu lý tưởng sống của cha anh ta ngày trước và lý tưởng sống của thanh niên ta trong giai đoạn hiện nay . Là thanh niên – học sinh cần làm gì để thực hiện lý tưởng đó? (3 đ)
	*Đáp án và hướng dẫn chấm :
	A/Phần trắc nghiệm :
	1/ Điền đúng . (0,25 đ /1 từ)
+Uniceff: Quỹ nhi đồng LHQ .
+Unesco: Tổ chức văn hóa – giáo dục LHQ .
	+WTO: Tổ chức thương mại thế giới .
	+WHO: Tổ chức y tế thế giới .
	2/ Viết đủ , đúng 11 nước của tổ chức này ( 0,2 đ / 1 nước )
1-Brunây .
2-Campuchia .
3-Đông Timo .
4-Inđônêsia .
5-Lào .
6-Malaysia .
7-Myanma .
8-Philippin.
9-Singapo .
10- Thái Lan .
11- Việt Nam .
	4/Chọn c (0,5đ)
	5/ Chọn b (0,5đ)
	B/Phần tự luận :
	-câu 1 :
 a) Trả lại cho người mất : 
	+Theo địa chỉ của giấy tờ trong ví . (0,5đ)
	+Đem nộp cho thầy cô , cha mẹ , đồn công an .(0,5đ)
	b)+Can ngăn và giải thích cho các bạn hiểu rõ .(0,5đ)
	 +Giải thích được : Làm như vậy là hạ nhục con người VN, đất nước VN (0,5đ)
	-Câu 2 : (0,25 đ / 1ý )
	+Đọc thêm sách báo , tài liệu , truy cập mạng Internet.
	+Giải bài bằng nhiều cách khác nhau .
	+Có phương pháp tự học hợp lý .
	+Trau đổi cách học tập với bạn bè .
	-Câu 3 : 
	+Lý tưởng của cha anh ta ngày trước : Đấu tranh dành độc lập , tự do cho đất nước . (0,5đ)
	+Lý tưởng của thanh niên hiện nay : Thực hiện mục tiêu :” Xây dựng nước Việt Nam độc lập – dân giàu – nước mạnh – xã hội công bằng – dân chủ - 
văn minh .”(1đ)
	*Thanh niên – học sinh cần phải : (0,5đ /1 ý)
	+Ra sức học tập tốt, lao động giỏi .
	+Tu dưỡng đạo đức ,rèn luyện thân thể để có sức khỏe tốt .
	+Sẳn sàng tham gia những hoạt động có ích . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an GDCD LOP9 HKI.doc