Giáo án lớp 9 môn Hóa học - Trần Công Hoàn

Giáo án lớp 9 môn Hóa học - Trần Công Hoàn

1.Kiến thức:

Củng cố, gợi nhớ, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của hoá học lớp 8 làm tiền đề cho việc tiếp thu hoá học 9.

2.Kỷ năng:

Từ những kiến thức cơ bản HS vận dụng thành thạo các kỷ năng viết CTHH, lập CTHH, viết PTHH, tính toán hoá học.

3.Thái độ:HS có tính tự giác cao trong học tập

 

docx 66 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1181Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Hóa học - Trần Công Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 01: Ngày soạn://2011
ÔN TẬP ĐẦU NĂM.
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
Củng cố, gợi nhớ, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản của hoá học lớp 8 làm tiền đề cho việc tiếp thu hoá học 9.
2.Kỷ năng: 
Từ những kiến thức cơ bản HS vận dụng thành thạo các kỷ năng viết CTHH, lập CTHH, viết PTHH, tính toán hoá học.
3.Thái độ:HS có tính tự giác cao trong học tập 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Vấn đáp tái hiện, Thảo luận nhóm. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: Giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập. 
2. HS: SGK 8, các kiến thức đã học ở lớp 8. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (0’) 
III. Nội dung bài mới: (38’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Năm ngoái các em đã được làm quen với hoá học 8, với nhiều khái niệm cơ bản, nhiều kiến thức quan trọng như chất, nguyên tử, phân tử, CTHH, PTHH, mol tính toán hoá học,...Nhằm nắm chắc lại những kiến thức đó hôm nay ta sẽ ôn tập lại... 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (9’)
? Chất có ở đâu? Đơn chất, hợp chất là gì?
Phân tử là gì?
Hãy biểu diễn cấu tạo nguyên tử Na?
Hãy cho biết CTHH tổng quát của đơn chất và hợp chất?
Phát biểu nội dung quy tắc hoá trị hợp chất 2 nguyên tố?
PƯHH là gì? Ghi PT bằng chử của PƯHH?
Nội dung định luật bảo toàn khối lượng?
Biểu diễn ngắn gọn PƯHH ta làm gì?
I. Ôn tập chất- nguyên tử- phân tử- phản ứng hoá học.
- Chất có trong vật thể gồm đơn chất và 
hợp chất. Chất do các hạt phân tử đại diện.
- Nguyên tử: nhỏ bé trung hoà về điện.
- Nguyên tử, ph tử đều có khối lượng = đ.v.C
- CTHH biểu diễn ngắn gọn chất.
 + Đơn chất: Ax
 + Hợp chất: AxByCz
- Mỗi nguyên tố hoá học đều có hoá trị (quy ước H là I, O là II).
- Sự biến đổi của chất:
- PƯHH:QT b. đổi chất này thành chất khác.
- ĐLBTKL:mA + mB 	mC + mD 
- PTHH: biểu diễn ngắn gọn PƯHH
Hoạt động 2: (9’)
Mol là gì? 6.1023 là gì?
Khối lượng mol là gì? MH, O, H2O =?
Ở đktc 1mol H2, 1mol N2 =?
32gCu có số mol = ?
0,2 mol O2 ở đktc có V =?
?khí ôxi nặng hơn khí hiđrô bao nhiêu lần?
II. Ôn tập Mol- tính toán hoá học.
- Mol: Lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử
- Khối lượng mol.-Thể tích mol chất khí..
- Tính tóan dựa vào mol.
 + m= n.M Þ n = m/M, M= m/n
 +V = 22,4. n Þ n =V/22,4
- Tỉ khối chất khí: dA/B = MA/MB
- Tính toán theo CTHH, PTHH.
Hoạt động 3: (10’)
?Nêu tính chất hoá học của ôxi?
?Sự ôxi hoá là gì? PƯHHợp là gì? Lấy ví dụ?
Ôxit là gì? Phân loại ôxit?
Nêu tính hoá học của hiđrô?
PƯ: CuO + H2 ® Cu + H2O làPƯ gì?
Nêu tính hoá học của nước?
?Nêu t/phần, k/niệm, của axit, bazơ, muối?
?Tên gọi: H2SO4, NaOH, CuSO4
III. Ôn tập: Ôxi- Hiđrô.
- Ôxi: +Tính chất hoá học: tác dụng với S, P, kim loại, các hợp chất. 
+ Sự ôxi hoá -phản ứng hoá hợp- ứng dụng.
+ Ôxit: Hợp chất của 2 nguyên tố- O
+ Không khí, sự cháy.
- Hiđrô: +Tính chất hoá học: tác dụng với ôxi, đồng ôxit.
+Phản ứng ôxi hoá khử:
 CuO + H2 ® Cu + H2O 
+ Nước: T. d với k. loại, oxit bazơ, oxit axit
+ Axit- B- M khái niệm, t/phần, tên gọi.
+ Đọc tên: H2SO4 Axit sunfuric, 
NaOH: Natri hiđroxit, CuSO4: Đồng sunfat
Hoạt động 4: (10’)
?Dung dịch là gì?Chỉ ra dung dịch, dung môi, chất tan trong nước muối?
Độ tan là gì?
Nồng độ %, nồng độ mol là gì?
? Tính nồng độ % trong 200g nước hoà tan 15g NaCl?
?Trong 200ml dd có hoà tan 16g , CuSO4?
IV. Ôn tậpchương: Dung dịch
- Dung dịch- Dung môi- Chất tan
- dd bão hoà- dd chưa bão hoà
- Độ tan của một chất trong nước?
- Nồng độ dung dịch 
+Nồng độ %: C% =mct .100/ mdd. 
+Nồng độ mol: CM = n/ V
- Biết cách pha chế dung dịch
IV. Củng cố: (4’)
Cho HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản của hoá học 8.
V. Dặn dò: (2’)
-Về nhà ôn tập lại hoá học 8.
- Chuẩn bị SGK hoá 9.
- Xem trước bài “Tính chất hoá học của ôxit- khái quát phân loại ôxit”
CHƯƠNG I: CÁC LOẠI CHẤT VÔ CƠ
Tiết 02: Ngày soạn://2011
Bài 1: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT, KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Khái niệm hợp chất ôxit, phân loại ôxit.
- Tính chất hoá học của hợp chất nước.
- Tính chất hoá học của ôxit (tính chất hoá học của ôxit axit, ôxit bazơ).
- Khái quát sự phân loại ôxit.
A. MỤC TIÊU: Biết được:
1.Kiến thức 
- Tính chất hoá học của oxit:
+ Oxit bazơ tác dụng được với nước, dd axit, oxit axit
+ Oxit axit tác dụng được với nước, dd bazơ, oxit bazơ.
- Sự phân loại oxit, chia oxit ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.
2.Kỷ năng: 
- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ và oxit axit.
- Viết PTHH minh hoạ tính chất của một số oxit.
- Phân biệt được 1 số oxit cụ thể.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất.
3.Thái độ: HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Vấn đáp tái hiện, Thảo luận nhóm.- Vấn đáp gợi nhớ, thí nghiệm quan sát. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV:
- Hoá chất: CuO, CaO, CO2, P2O5, H2O, CaCO3, P đỏ, dung dịch HCl, Ca(OH)2.
- Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm, thiết bị điều chế CO2, P2O5.
2. HS: Sách vở. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (0’) 
III. Nội dung bài mới: (38’)
1. Đặt vấn đề: (2’) Ở chương “Ôxi- không khí” lớp 8 các em đã được đề cập đến 2 loại ôxit đó là ôxit axit và ôxit bazơ.Vậy 2 loại ôxit này chúng có những tính chất hoá học nào? Làm thế nào để phân loại ôxit? Để hiểu được những vấn đề này hôm nay chúng ta đi vào bài học mới. 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (16’)
? Oxit bazơ là oxit như thế nào?
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm cho CaO vào nước, cho quỳ tím vào sản phẩm tạo thành rồi nhận xét kết quả?
Thay CaO bằng BaO, Na2O PƯ có xảy ra không?
? Vậy oxit bazơ + H2O tạo thành sản phẩm gì?
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm cho CuO + HCl rồi nhận xét hiện tượng kết quả TN?
? Nếu thay CuO = các oxit bazơ #, HCl bằng các axit # PƯ có xảy ra không?
GV thông báo thêm tính chất thứ 3 của oxit bazơ.
I.Tính chất hoá học của oxit bazơ.
a.Tác dụng với nước:
CaO(r) + H2O(l) → Ca(OH)2(dd).
Một số ôxit bazơ + H2O → dung dịch Bazơ (kiềm)
b. Tác dụng với Axit:
CuO(r) + HCl(dd) → CuCl2(dd) + H2O(l)
***TQ: O.Bazơ +Axit → Muối + Nước
c. Tác dụng với oxit Axit:
BaO(r) + CO2(k) → BaCO3(r)
Một số O.Bazơ +ôxit Axit → Muối
Hoạt động 2: (15’)
GV hướng dẫn HS đ/c CO2, P2O5 sau đó HD HS tiến hành làm TN cho P2O5 + H2O, CO2 + Ca(OH)2.
HD HS nhận xét hiện tượng TN → kết quả TN?
Ôxit axit có những tính chất nào?
HS:
Nếu thay P2O5 = SO2, SO3, N2O5 ta có thu được axit không?
Nếu thay CO2,Ca(OH)2 = SO2, SO3, N2O5 hay KOH, NaOH ta có thu được sản phẩm M + H2O?
II. Tính chất hoá học của oxit axit:
a. Tác dụng với nước:
P2O5(r) + 3H2O(l) → 2H3PO4(dd)
***TQ: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dd axit
b. Tác dụng với bazơ:
CO2(k) + Ca(OH)2(dd) → CaCO3(r) + H2O(l)
***TQ: Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ → Muối + H2O
c. Tác dụng với ôxit bazơ:
(như tính chất của ôxit bazơ)
Hoạt động 3: (5’)
GV giới thiệu cho HS cách phân loại oxit dựa vào tính chất hoá học
Oxit bazơ, axit, lưỡng tính, trung tính là oxit có những tính chất hoá học như thế nào?
HS:
III. Khái quát về sự phân loại ôxit.
1. Oxit bazơ: là oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
2. Oxit axit: là oxit tác dụng với dung 
dịch bazơ tạo thành muối và nước.
3. Oxit lưỡng tính: là oxit tác dụng với dung dịch axit, bazơ tạo thành muối và nước.
4. Oxit trung tính: là oxit không tác dụng với axit, bazơ,nước (NO, CO...)
IV. Củng cố: (4’)
- Cho HS làm bài tập 1-SGK trang 6.
- Cho: CaO, Fe2O3, SO3 Ôxit nào tác dụng với: Nước, HCl, NaOH?
V. Dặn dò: (2’)
- Học bài củ
- Làm các bài tập 2,3,4,5,6 (SGK). Riêng bài tập 4,6 dành cho HS khá giỏi.
- Xem trước bài mới “Một số oxit quan trọng”. 
Tiết 03: Ngày soạn://2011
Bài 2: MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG (2 tiết)
Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Tính chất hoá học của ôxit nói chung.
- Các hiểu biết thực tế về vôi sống ...
- Tính chất hoá học của CaO.
- Ứng dụng của CaO, cách điều chế.
A. MỤC TIÊU: Giúp HS biết được:
1.Kiến thức: Tính chất hoá học, ứng dụng và điều chế CaO, SO2 
2.Kỷ năng: Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học của CaO, SO2.
3.Thái độ: HS có ý thức cẩn thận khi sử dụng các hoá chất và dụng cụ thí nghiệm. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp gợi nhớ, thí nghiệm quan sát. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV:
- Hoá chất: CaO, S, H2O, CaCO3, dung dịch HCl, Ca(OH)2 , Na2SO4, H2SO4l...
- Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm, thiết bị điều chế SO2, Na2SO3, đèn cồn.... 
2. HS: Kiến thức đã học về ôxit. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
- Oxit bazơ có những tính chất hoá học nào? 
- Viết các PTPƯ minh hoạ? 
III. Nội dung bài mới: (34’)
1. Đặt vấn đề: (2’) 
Các em đã biết ôxit ôxit bazơ tác dụng với nước tạo thành Bazơ,tác dụng với axit tạo thành muối và nước,tác dụng với ôxit axit tạo thành muối.Vậy CaO có những tính chất gì? Ứng dụng ra sao? Làm thế nào để sản xuất CaO? Để hiểu được những vấn đề này hôm nay chúng ta đi vào bài học mới.... 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (20’)
GV thông báo những tính chất vật lý của CaO.
? CaO là oxit gì?
? Vậy CaO có thể có những tính chất nào?
GV cho HS tiến hành làm các TN của CaO để khẵng định các tính chất vừa nêu. GV hướng dẫn HS chú ý các hiện tượng của TN.
**Lưu ý: Ca(OH)2 tạo thành ít tan- phần tan tạo thành dung dịch bazơ.
GV gọi HS lên bảng viết các PTPƯ?
?Trong thực tế nếu ta để vôi sống lâu ngày trong không khí thì sẽ có hiện tượng gì?
HS: Liên hệ thực tế, nêu
A. CANXIOXIT (CaO = 56)
I. Canxi oxit có những tính chất nào?
1. Tính chất vật lý: (SGK)
2. Tính chất hoá học:
 a. Tác dụng với nước:
*TN (SGK)
-Hiện tượng:Toả nhiệt, sinh ra chất rắn, ít tan trong nước.
PTPƯ: CaO(r) + H2O(l) →Ca(OH)2(d d).
*Lưu ý: Ca(OH)2 tạo thành ít tan- phần tan tạo thành dung dịch bazơ.
-CaO có tính hút ẩm → làm khô nhiều chất.
b. Tác dụng với axit:
PTPƯ: 
CaO(r) +2 HCl(dd)→CaCl2(dd) + H2O(l)
c.Tác dụng với oxit axit:
- Để vôi sống trong không khí → vón lại.
PTPƯ: CO2(k) + CaO(r) → CaCO3(r) 
Hoạt động 2: (5’)
GV cho HS nghiên cứu SGK-8
?Qua nghiên cứu các tính chất hoá học của CaO ta thấy CaO có những ứng dụng gì?
HS: Nêu ứng dụng của CaO
II. Canxi oxit có những ứng dụng gì?
- Dùng trong CN luyện kim.
Làm nguyên liệu cho CN hoá học.
Khử chua đất trồng trọt, xử lý nước thải CN, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường...
Hoạt động 3: (7’)
? Ở địa phương sản xuất CaO bằng những nguyên liệu nào?
GV cho HS quan sát 2 hình vẽ.
? Người ta cho nguyên liệu vào lò như thế nào? Đốt cháy nguyên liệu ra sao ... H: Cl2; NTK: 35,5)
Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- TCVL và TCHH của Clo
- Bài tập vận dụng
- Ứng dụng và điều chế Clo
- Bài tập vận dụng
A. MỤC TIÊU: Biết được:
1. Kiến thức: 
- TCVL của Clo
- Clo có tính chất chung của phi kim(tác dụng với kim loại, với Hiđro), Clo còn tác dụng với nước và dd bazơ, Clo còn là một khi kim HĐHH mạnh.
- Ứng dụng, phương pháp điều chế và thu khí Clo trong PTN và trong CN 
2. Kỷ năng: 
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được TCHH của Clo và các PTHH
- Quan sát TN, nhận xét về tác dụng của Clo với nước, với dd kiềm và tính tẩy màu của Clo ẩm
- Nhận biết được khí Clo bằng giấy quỳ ẩm
- Tính được thể tích khí Clo tham gia hoặc tạo thành trong PUHH ở đktc.
3.Thái độ: Yêu thích bộ môn, cẩn thận chính xác. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Trực quan, nêu vấn đề; 
- Hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: -Các dụng cụ và hoá chất để tiến hành làm TN: Cl2 + Cu; Cl2 + H2O; Cl2 + NaOH; HCl + MnO2. .
2. HS: Ôn tập t/c hoá học của KL, t/c hoá học của H2 và O2 học ở lớp 8. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Nêu tính chất hoá học của clo? 
- Viết các PTPƯ minh hoạ?
III. Nội dung bài mới: (33’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Ở giờ học trước các em đã biết được t/c vậy lí và t/c hoá học của phi kim clo chúng có đầy đủ t/c hoá học của phi kim, ngoài ra còn có các t/c hoá học khác... Vậy clo có ứng dụng như thế nào? Để điều chế nó ta thực hiện ra sao?.... 
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(10’)
GV cho HS q/s sơ đồ hình vẽ 3.4 (SGK).
- Từ tính chất hoá học của phi kim clo và qua q/s sơ đồ hình vẽ 3.4 hãy cho biết clo có những ứng dụng gì?
HS: Nêu những ứng dụng của Clo
III. Ứng dụng của Clo:
- Làm chất tẩy trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng vải, bột giấy.
- Điều chế nhựa P.V.C, chất dẻo, chất màu, cao su...
- Điều chế nước giaven, clorua vôi, HCl...
b. Hoạt động 2:(22’)
GV nêu vấn đề: Clo có nhiều ứng dụng quan trọng, trong tự nhiên clo không tồn tại ở dạng đơn chất. Vậy phải điều chế clo như thế nào?
- Để điều chế clo trong phòng thí nghiệm cần những nguyên liệu gì?
HS: Trả lời
GV lắp dụng cụ như hình vẽ 3.5 SGK.
GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng khi mỡ khoá cho axit chảy xuống bình cầu đựng MnO2 đun nóng.
- Có hiện tượng gì xảy ra ở đáy bình cầu, thành bình cầu, ở bình thu khí clo?
HS: Nêu hiện tượng quan sát được
GV yêu cầu HS dự đoán và viết sản phẩm, phương trình phản ứng?
HS: Viết PTHH
- Điều chế clo trong công nghiệp có gì khác?
- Nguyên liệu điều chế là gì? Tại sao là dung dịch NaCl?
HS: Nêu
GV giới thiệu phương pháp sản xuất, hướng dẫn HS quan sát sơ đồ điện phân như ở trong SGK.
HS dự đoán sản phẩm và viết PT.
IV. Điều chế khí Clo:
1. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm:
- Nguyên liệu: Dung dịch HCl đậm đặc, MnO2, (KMnO4)
- Phương pháp: Đun nóng nhẹ hổn hợp dung dịch HCl và MnO2.
PTHH: to
HCl(dd) + MnO2 ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
2. Điều chế clo trong công nghiệp:
- Nguyên liệu: Dung dịch NaCl bảo hoà.
- Phương pháp: Điện phân dung dịch NaCl bảo hoà có màng ngăn xốp.
PTHH: đpcmnx
2NaCl + H2O Cl2 + H2 + NaOH
IV. Củng cố: (4’)
- Nêu 2 phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, viết PTPƯ điều chế? 
- Điều chế clo trong công nghiệp và phòng thí nghiệm có gì khác nhau?
V. Dặn dò: (2’) 
- Học bài củ.
- Làm các bài tập 9,10,11(SGK - 81).
- Xem trước bài mới “Cacbon”. 
Tiết 33 Ngày soạn://2011
Bài 27: CACBON (C = 12)
Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- TCVL và TCHH của phi kim
- TCVL và TCHH của phi kim
- TCVL và TCHH của C
- Ứng dụng của C
A. MỤC TIÊU: Biết được:
1. Kiến thức: 
2. Kỷ năng: 
3.Thái độ: Yêu thích bộ môn, cẩn thận chính xác. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Trực quan, nêu vấn đề; 
- Hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
- Hoá chất: Nước có màu, than gỗ tán nhỏ, bông thấm nước...
- Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm, giá ống nghiệm,ống hình trụ, nút có ống vuốt, kẹp, nút cao su có ống dẫn luồn qua, đèn cồn, diêm....
2. HS: Ôn tập tính chất hoá học của phi kim.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Nêu tính chất hoá học của clo? 
- Viết các PTPƯ minh hoạ?
III. Nội dung bài mới: (33’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Ở bài trước chúng ta đã n/cứu t/c của PK có rất nhiều ứng dụng là Clo. Hôm nay chúng ta tiếp tục n/cứu xem C có những t/c gì đặc biệt? C có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất? Bài mới... 
2. Triển khai bài dạy: 
	HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1: (8 phút)
-GV giới thiệu khái niệm thù hình của C.
-GV lấy ví dụ: O ® O2 và O3.
 P ® đỏ, trắng (Khí)
-GV cho HS q/sát hình vẽ SGK.
?C có những dạng thù hình nào? Nêu tính chất vật lí của từng dạng thù hình?
-GV lưu ý về C vô định hình.
I. Các dạng thù hình của Cacbon:
1. Dạng thù hình là gì?
- Các dạng thù hình của 1 NTHH là những đơn chất khác nhau do n.tố đó tạo nên.
2. C có những dạng thù hình nào?
- C có 3 dạng thù hình:
+ Kim cương: Cứng, trong suốt, k0 dẫn điện.
+ Than chì: Mềm, dẫn điện.
+ C vô định hình: Xốp không dẫn điện.
b. Hoạt động 2: (19 phút)
GV cho HS làm TN: Mực chảy qua lớp bột than gỗ - phía dưới đặt 1 cốc thuỷ tinh.
- TN trên ta thấy trong cốc có hiện tượng gì?
- Vì sao lại như vậy?
GV thông báo qua nhiều TN khác người ta đã rút ra tính chất hấp phụ của than gỗ.
GV giới thiệu thêm về than hoạt tính.
- Liệu C có tính chất hoá học của phi kim nói chung hay không?
GV thông báo cho HS một số thông tin về t/c của C: C + Kim loại; C + Hiđrô® PƯ xảy ra khó khăn vì C là 1 phi kim yếu.
- Trong thực tế khi đốt củi, than ta thấy có hiện tượng gì?
GV biểu diễn TN: Trộn CuO + C cho vào ống nghiệm, đốt như hình vẽ SGK.
- Q/sát TN các em thấy có hiện tượng gì?
- Tại sao có hiện tượng đó? (Do C khử CuO)
GV cho HS viết PTPƯ: C + PbO; C + ZnO.
II. Tính chất của Cacbon:
1. Tính chất hấp phụ:
+ TN: (SGK)
+ Hiện tượng: Dung dịch thu được trong cốc thuỷ tinh không màu.
+ Nhận xét: Than gỗ có tính chất hấp phụ chất màu tan trong dung dịch.
+ Kết luận: Than gỗ có khả năng giử trên bề mặt các chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch ® tính chất hấp phụ.
- Than gỗ, than xương mới điều chế có tính hấp phụ cao ® Than hoạt tính.
2. Tính chất hoá học:
a. Cacbon tác dụng với ôxi:
- C cháy trong ôxi ® Cacbonđiôxit + Q.
 to
PTPƯ: C + O2 ® CO2 + Q
b. Cacbon tác dụng với ôxit kim loại:
+ TN: (SGK)
+ Hiện tượng: Màu đen dần chuyển sang màu đỏ, nước vôi trong vẫn đục.
 to
 PTPƯ: 2CuO + C ® 2Cu + CO2.
* Ngoài ra ở nhiệt độ cao C còn khử được với một số ôxit kim loại khác: PbO, ZnO...
c. Hoạt động 3: (5 phút)
- Từ những tính chất vật lí, t/c hoá học của C hãy cho biết C có những ứng dụng gì?
GV cho HS đọc thông tin SGK.
III. Ứng dụng của Cacbon:
- Than chì: Làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì.
- Kim cương: Làm đồ trang sức, mủi khoan, dao cắt kính.
- C vô định hình: Than hoạt tính ®làm chất khử màu, mùi, phòng độc; Nhiên liệu, chất khử các ôxit kim loại.
IV. Củng cố: (3 phút)
- Dạng thù hình của nguyên tố là gì? C có mấy dạng thù hình?
- Viết các PTPƯ hoá học giữa C với:
	a. C + CuO	b. C + PbO	c. C + CO2 	d. C + FeO
V. Dặn dò: (2 phút)
- Về nhà học bài củ. Làm các bài tập 3,4,5 (SGK).
- Xem trước bài mới “Các ôxit của Cacbon”. 
Tiết 34 Ngày soạn://2011
Bài 28: CÁC OXIT CỦA CACBON
Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- TCVL và TCHH của C
- Ứng dụng của C
- Tính chất của oxit C
- Ứng dụng,...
A. MỤC TIÊU: Biết được:
1. Kiến thức: 
2. Kỷ năng: 
3.Thái độ: Yêu thích bộ môn, cẩn thận chính xác. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Trực quan, nêu vấn đề; 
- Hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
- Thí nghiệm điều chế khí CO2 trong phòng TN bằng bình kíp cải tiến: 1 bình kíp cải tiến, 1 bình dựng dd NaHCO3 để rửa khí, lọ có nút để thu khí.
- TN CO2 PƯ với nước: Ống nghiệm đựng nước và giấy quỳ tím. 
2. HS: Ôn tập lại t/c hoá học của oxit, và bài sản xuất Gang, thép.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Viết PTPƯ của Cacbon với các ôxit sau: CuO, PbO, CO2, FeO? 
III. Nội dung bài mới: (33’)
1. Đặt vấn đề: (1’) GV: Phi kim Cacbon có thể tạo ra được 2 loại ôxit là Cacbonôxit (CO) và Cacbonđiôxit (CO2). Vậy 2 ôxit của Cacbon có gì giống và khác nhau về thành phần phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng? .....
2. Triển khai bài dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1: (15 phút)
GV cho HS đọc tính chất vật lí của CO Þ GV chốt lại.
- Ôxit trung tính là ôxit như thế nào?
GV cho HS quan sát hình vẽ 3.11 SGK.
- Hảy mô tả cách tiến hành làm thí nghiệm, cho biết hiện tượng gì xảy ra?
- Ngoài CuO bị khử bởi CO, những oxit nào còn bị khử bởi CO nửa không?
HS đọc thông tin SGK.
GV tổng kết về ứng dụng của CO.
I. Cacbon Ôxit (CO = 28):
1. Tính chất vật lí: (SGK)
2. Tính chất hoá học:
a. CO là ôxit trung tính:
- Ở điều kiện thường CO không phản ứng với nước, kiềm, axit.
b. CO là chất khử:
- Ở t0 cao CO khử được nhiều ôxit kim loại.
+ CO khử CuO: to
PTPƯ: CO + CuO ® CO2 + Cu
+ CO khử ôxit sắt ở nhiệt độ cao:
 to
PTPƯ: 3CO + Fe2O3 ® 3CO2 + 2Fe
3. Ứng dụng: 
- Làm nhiên liệu, chất khử trong CN.
- Là nguyên liệu trong công nghiệp hoá học.
 	 b. Hoạt động 2: (18 phút)
GV cho HS nghiên cứu t.chất vật lí SGK.
GV giới thiệu 1 số t.chất đặc biệt của CO2.
GV tiến hành thí nghiệm: Sục khí CO2 + H2O đã cho sẵn giấy quỳ tím.
- Q/sát TN thấy có hiện tượng gì xảy ra?
- Vì sao có hiện tượng Quì ® Đỏ ® Tím?
- Vậy H2CO3 là axit như thế nào?
- Vì sao CO2 + NaOH sinh ra 2 muối Na2CO3 và NaHCO3?
- CO2 còn có tính chất nào khác?
- Qua những tính chất hoá học của CO2 cho biết CO2 là ôxit gì?
GV cho HS đọc ứng dụng ở SGK - 87.
II. Cacbon điôxit (CO2 = 44):
1. Tính chất vật lý: (SGK)
2. Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với nước:
- TN (SGK)
- Hiện tượng: Quì tím ® Đỏ ® Quì tím
PTPƯ: CO2 + H2O H2CO3.
b. Tác dụng với dung dịch bazơ:
- Khí CO2 + NaOH ® Muối + H2O
 CO2 + NaOH ® Na2CO3 + H2O
 1mol 2mol
 CO2 + NaOH ® NaHCO3. 
 1mol 1mol
* Tuỳ vào tỉ lệ số mol CO2 và NaOH mà tạo ra 2 muối khác nhau hoặc hổn hợp 2 muối.
c. Tác dụng với ôxit bazơ:
 CO2 + CaO ® CaCO3.
* Kết luận: CO2 là oxit axit.
3. Ứng dụng:
- CO2 dùng chữa cháy, bảo quản thực phẩm, sản xuất nước giải khát, sô đa, phân đạm ure...
IV.Củng cố: (3 phút)
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK .87.
- Làm bài tập 2 (SGK - 87)
V.Dặn dò: (2 phút)
- Học bài củ. Đọc mục “Em có biết” ở SGK - 87.
- Làm các bài tập 1,3,4,5 SGK
- Về nhà ôn tập các kiến thức ở chương I, II giờ học sau ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGIAO AN HOA 9 HKI.docx