Giáo án Lớp 9 môn học Công nghệ năm 2010

Giáo án Lớp 9 môn học Công nghệ năm 2010

Mục tiêu bài giảng:

+ HS kể tên được đối tượng lao động của nghề điện, nắm được mục đích lao động của nghề điện dân dụng .

+ Kể tên được các công cụ lao động trong nghề điện dân dụng.

+ HS nắm được các đặc điểm hoạt động của nghề điện đân dụng (Điều kiện lao động, yêu cầu của nghề)

+ Biết vận dụng kiến thức để liên hệ thực tế đặc biệt sử dụng điện an toàn trong gia đình và ngoài xã hội.

+ HS nắm được tầm quan trọng của nghề điện trong đời sống và trong kĩ thuật , nắm đqợc tình hình phát triển công nghiệp điệnở nước ta.

 

doc 125 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn học Công nghệ năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/9/2010
Ngày dạy : 
Tiết 1, 2 :
Bài mở đầu
A. Mục tiêu bài giảng:
+ HS kể tên được đối tượng lao động của nghề điện, nắm được mục đích lao động của nghề điện dân dụng .
+ Kể tên được các công cụ lao động trong nghề điện dân dụng.
+ HS nắm được các đặc điểm hoạt động của nghề điện đân dụng (Điều kiện lao động, yêu cầu của nghề)
+ Biết vận dụng kiến thức để liên hệ thực tế đặc biệt sử dụng điện an toàn trong gia đình và ngoài xã hội.
+ HS nắm được tầm quan trọng của nghề điện trong đời sống và trong kĩ thuật , nắm đqợc tình hình phát triển công nghiệp điệnở nước ta.
+ Rèn kĩ năng lao động hướng nghiệp.
+ Rèn tính cẩn thận.
B. Phương tiện : 
+ GV: Tài liệu tham khảo
+ HS: Vở ghi
C. Cách thức tiến hành
+ Đàm thoại gợi mở
D. Tiến trình bài giảng 
	I. Tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ 
+ GV quy định học tập bộ môn
III. Bài mới.
Em hãy cho biết đối tượng lao động của nghề điện là gì ?
Hãy lấy VD về nguồn điện, vật liệu kĩ thuật điện các thiết bị đồ dùng điện , các mạng điện.
Theo em mục đích lao động nghề điện là gì?
Trong lao động nghề điện cần những công cụ nào?
Những người hoạt động trong nghề điện thường làm việc ở đâu ?
Để hoạt động được nghề điện theo em cần phải có những yêu cầu gì/
Theo em những người làm nghề điện cần có những đức tính gì? 
Tại sao những người bị bệnh tim phổi, thấp khớp thì không nên làm nghề điện?
Điện có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống, trong kĩ thuật và trong sản xuất ?
ở nước ta hiện nay nguồn điện được cung cấp chủ yếu từ nguồn nào ?
em hãy kể tên một số nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện mà em biết ?
1. Đặc điểm hoạt động của nghề điện dân dụng.
a. Đối tượng lao động của nghề điện.
- Nguồn điện năng (1 chiều , xoay chiều )
- Các loại vật liệu kĩ thuật điện.
- Các loại thiết bị điện, khí cụ đồ dùng điện.
- Đường dây truyền tải điện, các mạng điện.
b/ Mục đích lao động.
- Duy trì , khôi phục , các nguồn điện năng
- Sản xuất các loại khí cụ , thiết bị và đồ dùng điện.
- Phát hiện những hư hỏng về điện để sửa chữa và khôi phục chức năng cho chúng.
- Phán đoán phát hiện hư hỏng của mạng điện để sửa chữa nhằm đảm bảo cung cấp điện năng liên tục.
- Lắp đặt các trạm và các mạng điện phân phối điện áp thấp.
c. Công cụ lao động.
- Đồ dùng bảo hộ như : mũ, quần áo, găng tay ....
- Dụng cụ đo, kiểm tra điện : đồng hồ vạn năng, vôn kế, ampe kế , bút thử điện....
- Dụng cụ cơ khí : Kìm , búa, khoan , tuốc-nơ -vít ....
- Bản vẽ , tranh, tài liệu về kĩ thuật điện.
2. Đặc điểm hoạt động của nghề điện.
a. Điều kiện lao động.
 Môi trường làm việc của nghề điện có thể ở trong nhà, ngoài trời có thể ở trên cao nên dễ xảy ra tai nạn lao động .
b. Yêu cầu của nghề điện.
* Tri thức 
Có trình độ văn hoá hết cấp phổ thông cơ sở trở lên.
Nắm được những tri thức cơ bản về lĩ thuật điện như an toàn điện vật liệu điện , mạng điện áp, khí cụ điện và nhà máy điện.
- Kĩ năng nghề: 
Phải có những kĩ năng nghề cần thiết như đo điện, sửa chữa thiết bị điện, sửa chữa lắp ráp mạng điện sịnh hoạt.
- Sức khoẻ.
Những người làm nghề điện dân dụng phải có sức khoẻ trên trung bình, không mắc những bệnh về huyết áp, tim phổi, thấp khớp ... có thần kinh tốt, tâm lý ổn định nhanh nhẹn linh hoạt nhưng phải cẩn thận chính xác.
3. Triển vọng của nghề điện.
a. Tầm quan trọng của nghề điện.
- Sự phát triển của nghề điện gắn liền với sự phát triển của điện năng, Sự phát triển của hàng hoá nhà ở nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung.
 Nhờ có điện mà đèn sáng, tầu điện chạy máy móc hoạt động dã đem lại những tiến bộ trong mọi lĩnh vực khoa học kĩ thuật sản xuất sinh hoạt của con người.
Vì vậy chúng ta phải có những hiểu biết cơ bản về kĩ thuật điện . từ đó có thể sửa chữa các đồ dùng điện, mắc các mạch điện, chế tạo ra các nguồn điện, sử dụng tiết kiệm điện năng.
b/ Tình hình phát triển công nghiệp điện ở nước ta hiện nay.
ở nước ta hiện nay nguồn điện được cung cấp chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện 
+ Các nhà máy nhiệt điện như : Uông bí, Thái Nguyên, Phả lại, Việt Trì, Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Đức.
+ Các nhà máy thuỷ điện như: Hoà Bình, Đa Nhim, Trị An ...
Để truyền tải điện năng từ nguồn đến các điểm phân phối và cung cấp, chúng ta đã xây dựng nhiều lưới điện bao gồm các đường dây cao thế ( 6, 10, 35 , 110 ...KV) , các trạm biến áp có công suất hàng trăm đến hàng chục nghìn KVA, đã xây dựng nhiều nhà máy sane xuất các loại máy điện , thiết bị điện và đồ dùng điện .
Với trữ lượng khá lớn về than đá , thuỷ
IV. Củng cố.
	- Hãy kể tên đối tượng lao động của nghề điện
	- Hãy cho biết mục đích lao động của nghề điện.
	- Trong lao động điện ta thường sử dụng những công cụ nào ?
	- Hãy nhắc lại điều kiện lao động của nghề điện.
	- Hãy trình bày những yêu cầu của nghề điện.
	- Những người có bệnh lý nào thì không nên làm nghề điện.
	+ Nhắc lại tầm quan trọng của nghề điện
+ Nêu những nét chính về tình hình phát triển điện năng ở nước ta.
V. Hướng dẫn về nhà. 
	- Học kĩ bài.
	- Lấy thêm các VD để minh hoạ và liên hệ thực tế.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 3, 4
An toàn điện
A. Mục tiêu bài giảng:
+ HS nắm được tác dụng của dòng điện lên cơ thể người, nắm được nguyên nhân gây ra tai nạn điện và cách xử lý, nắm được các biện pháp an toàn khi lắp đặt điện, những quy tắc an toàn khi vận hành và sử dụng điện
+ Rèn kĩ năng sử dụng các thiết bị điện, sử dụng điện an toàn
+ Rèn tính cẩn thận chính xác.
+ Rèn tính cẩn thận, tự tin
B. Phương tiện : 
+ GV: Tài liệu tham khảo
+ HS: Vở ghi
C. Cách thức tiến hành
+ Đàm thoại
D. Tiến trình bài giảng 
	I. Tổ chức :
	II. Kiểm tra bài cũ 
+ HS1: Hãy nêu tầm quan trọng của nghề điện trong đời sống và trong kĩ thuật 
+ HS2: Kể tên một số nguồn cung cấp điện chủ yếu của nước ta hiện nay ?
III. Bài mới
Khi bị điện giật thì hiện tượng gì sẽ sảy ra ?
Theo em các yếu tố nào quyết định mức độ nguy hiểm cho người bị điện giật ?
Qua thực tế và qua sách báo, truyền hình .... em thấy những nguyên nhân nào thường dẫn đến tai nạn về điện.
Tại sao ở kìm điện chổ tay nắm người ta thường làm phần cách điện nhô lên một chút ?
GV giới thiệu điện áp bước 
Khi lắp đặt điện ta phải thực hiện những biện pháp an toàn nào?
Tại sao những bộ phận như cầu dao, cầu chì.. phải được che chắn cẩn thận ?
GV nêu các yêu cầu khi thực hiện nối đất 
Theo em dây nối phải đảm bảo những yêu cầu gì ?
Chỗ làm việc về điện phải thoả mãn yêu cầu gì?
Trước khi sửa chữa các thiết bị điện ta thường thực hiện những thao tác gì?
Giả sử trong trường hợp bắt buộc phải làn việc với các phần tử mang điện thì theo em cần phải có những phương tiện gì?
I. Tác dụng của dòng điện lên cơ thể người.
Khi bị điện giật, dòng điện qua cơ thể sẽ tác động lên hệ thần kinh và làm tê liệt hoạt động bình thường của cơ thể như tim ngừng đập, chân tay co quắp, trí óc mất sáng suốt 
 Các yếu tố quyết định mức độ nguy hiểm do điện giật:
+ cường độ dòng điện càng lớn càng nguy hiểm
+ Đường đi của dòng điện qua cơ thể.
+ Thời gian dòng điện qua cơ thể : Thời gian đi qua cơ thể càng lâu thì điện trở của cơ thể càng giảm do đó nguy hiểm càng cao.
+ Tần số dòng điện qua cơ thể. Dòng điện có tần số càng cao thì mức độ nguy hiểm càng lớn.
II. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạm điện nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
1. Chạm vào vật mang điện.
Trường hợp này xẩy ra có thể do chỗ làm việc quá hẹp, người làm vô ý chậm vào những bộ phận mang điện như dây trần, cầu dao 
Sử dụng các dụng cụ kim loại có vỏ bọc bị hỏng hoặc các bộ phận cách điện bị rò điện.
2. Tiếp xúc với những bộ phận chi tiết của thiết bị có lớp vỏ cách điện không tốt .
3. Do phóng điện.
Do đến quá gần những nơi có điện áp cao như đường dây cao áp, khi đóng cắt dòng điện có cường độ lớn chỗ tiếp xúc thường sinh ra tia lửa điện.
4. Điện áp bước.
Là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện thế cao như cọc tiếp đất làm việc của biến áp, cọc tiếp đất lúc chịu sét , dây cao áp chạm đất .. thì điện áp giữa hai chân có thể đạt mức gây tai nạn .
III. Các biện pháp an toàn khi lắp đặt điện.
Để đảm bảo an toàn cho người vận hành và sử dụng khi lắp đặt điện cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Phải cách điện tốt giữa những phần tử mang điện với những phần tử không mang điện như tường nhà, trần nhà, vỏ máy, lõi thép, mạch từ...
- Phải che chắn những bộ phận dễ gây nguy hiểm như cầu dao, cầu chì, mối nối dây, chỗ bắt dây...tuyệt đối trong nhà không được dùng dây trần kể cả dưới mái nhà trần nhà.
- Phải nối đất theo chỉ dẫn đối với các thiết bị điện nhằm làm đẳng thế các chi tiết đó với đất. Việc nối đất phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Điện trở nối đất càng nhỏ càng tốt. Với mạng điện hạ thế điện trở nối đất không vượt quá 4 W.
+ Dây nối đất phải chắc chắn, dễ kiểm tra (đặt hở sơn đen hoặc xám ) . không đặt cầu dao hay cầu chì trong mạch nối đất. Nối đất thực hiện bằng hệ thống cọc và thanh nối. Cọc nối đất là những ống thép đường kính 25 – 35 mm dày 3 – 5 mm và dài 2 – 3m. Cọc càng chôn sâu thì dẫn điện càng tốt , khoảng cách từ đỉnh cọc tới mặt đất 0,7 – 0,8m và nên chôn ở chỗ ẩm ướt .
- Nối dây trung hoà cho các thiết bị điện.
Phương pháp này chỉ áp dụng cho mạch điện ba pha . ( Động cơ )
IV. Những quy tắc an toàn khi vận hành và sử dụng điện.
1. Chỗ làm việc phải đủ rộng để tránh chạm trực tiếp vào vật mang điện.
2. Phải cắt nguồn điện ( bằng công tắc, cầu dao...) dùng bút thử điện để biết chắc chắn dây pha đã bị cắt và dây trung hoà không có điện trước khi sửa chữa các thiết bị điện. Phải cắt điện trước khi di chuyển các thiết bị điện, nguồn điện.
3. Trong trường hợp bắt buộc phải làm việc với các phần tử mang điện thì nhất thiết phải có phương tiện bảo hiểm như ủng, đệm cách điện, ghế gỗ khô, kìm cách điện.
4. Đối với các thiết bị điện mới đưa vào sử dụng hoặc sau thời gian dài mới sử dụng trở lại thì nhất thiết phải kiểm tra về điện trước khi dùng.
5. phải thường xuyên kiểm tra nối đất ( nếu có)
IV. Củng cố bài.
- Nhắc lại các tác dụng của dòng điện lên cơ thể người.
- Nêu các nguyên nhân gây ra tai nạn về điện.
- Nhắc lại các biện pháp an toàn khi lắp đặt điện.
- Trong các biện pháp trên thì biện pháp nào thường hay sử dụng nhất?
- Nhắc lại các quy tắc an toàn khi vận hành và sử dụng điện.
V. Hướng dẫn về nhà. 
+ Học bài theo vở ghi và sách giáo khoa 
+ Vận dụng những kiến thức đã học để khắc phục và phòng tránh những tai nạn đáng tiếc về điện.
Ngày soạn: / /2010
Ngày dạy : 
Tiết 5, 6 : Thực hành 
sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện
A. Mục tiêu bài giảng:
+ HS được tìm hiểu các yếu tố như: Vật liệu, cấu tạo, công dụng của các dụng cụ an toàn điện.
+ Được tập và sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
+ Luôn có ý thức tuân thủ các qyu tắc an toàn điện..
B. Phương tiện : 
+ GV: Tài liệu tham khảo, bảng phụ; thảm cao su, giá cách điện, ủng, găng tay cách ... mỏ hàn.
III. Bài mới.
Khi sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào ta phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
GV nêu các nguyên tắc khi sử dụng thiết bị điện.
GV: Hãy nhận xét lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị kể trên.
GV: Các loại dụng cụ điện này có nên để trên các chất dễ cháy không ? Vì sao?
IV. Củng cố.
Nhắc lại các nguyên tắc khi sử dụng các thiết bị đốt nóng?
V. Hướng dẫn về nhà 
+ Vận dụng các kiến thức đã học để sử dụng các thiết bị gia đình đúng kĩ thuật và bền lâu.
+ Quan sát trước sự hoạt động của nồi cơm điện.
+ Giờ sau các nhóm mang các thiết bị : nồi cơm điện, bàn là, máy sấy tóc để học.
Học sinh lên bảng trả lời
Học sinh ghi bài mới.
1. Nguyên tắc sử dụng và bảo quản.
Trước khi sử dụng một thiết bị điện phải nắm vững các chỉ tiêu kĩ thuật.
+ Trước khi đưa điện vào bất cứ thiết bị nào cần phải kiểm tra xem điện áp của nguồn có phù hợp với điện áp định mức hay không?
+ Cần có thói quen kiểm tra an toàn trước khi dùng thiết bị điện 
+ Các dụng cụ điện loại này thường tiêu thụ dòng điện lớn , do đó nếu cần thay dây nối nguồn phải dùng dây đủ lớn, các ốc vít bắt đầu dây phải chặt để tiếp xúc tốt, phích cắm và ổ cắm lấy điện phải đảm bảo tốt.
+ Các dụng cụ loại này có độ nóng cao nên không được đặt trên gỗ hay các chất dễ cháy 
+ Không được đổ nước vào dây điện trở.
+ Các dụng cụ này phải có cầu chì bảo vệ.
Tuần 28
Ngày soạn :25/3/2010
Ngày dạy : 30/3/2010
Tiết 85
Thực hành Sử dụng và bảo quản một số đồ dùng điện trong gia đình (TT)
A. Mục Tiêu bài giảng:
+HS nắm được các nguyên tắc sử dụng và bảo quản một số đồ dụng điện trong gia đình
+Rèn kĩ năng sử dụng thiết bị điện gia dụng 
+Rèn tính cẩn thận
B. Phương tiện : 
+ Tài liệu tham khảo
+ Vở ghi
C. Cách thức tiến hành
+Đàm thoại + trực quan
D. Tiến trình bài giảng 
I. Tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ.
GV: Nêu câu hỏi
Nêu các nguyên tắc chung khi sử dụng các thiết bị đốt nóng.
III. Bài mới.
Yêu cầu học sinh quan sát máy sấy tóc, nồi cơm điện, ấm điện, bàn là khi các thiết bị đó đang hoạt động.
Yêu cầu học sinh điều chỉnh nhiệt độ trên bàn là
Yêu cầu học sinh cho biết chức năng của một số bộ phận đang quan sát và ghi vào vở theo mẫu.
IV. Củng cố.
+ Rút kinh nghiệm buổi thực hành.
V. hướng dẫn về nhà.
+ Tiếp tục quan sát các thiết bị đốt nóng đang hoạt động.
+ Giờ sau mang máy sấy tóc để quan sát.
Học sinh lên bảng trả lời
Học sinh ghi bài mới.
3. Quan sát các đồ dùng điện khi đang sử dụng.
HS quan sát các thiết bị khi đang hoạt động 
Học sinh thực hiện 
Học sinh giải thích chức năng của từng bộ phận.
STT
Tên bộ phận
Chức năng
1
..
2
..
Tuần 28
Ngày soạn :25/3/2010
Ngày dạy : 30/3/2010
Tiết 86
Thực hành Sử dụng và bảo quản một số đồ dùng điện trong gia đình (TT)
A. Mục Tiêu bài giảng:
+HS biết được các số liệu kĩ thuật của máy sấy tóc, biết sử dụng đúng kĩ thuật.
+Rèn kĩ năng sử dụng các thiết bị điện gia dụng.
+Rèn tính cẩn thận, kiên trì.
B. Phương tiện : 
+ Máy sấy tóc, tài liệu tham khảo
+ 
C. Cách thức tiến hành
+Hỏi đáp, trực quan
D. Tiến trình bài giảng 
I. Tổ chức :
II.Kiểm tra bài cũ 
Trước khi sử dụng các thiết bị điện nói chung ta cần chú ý đến vấn đề gì?
III. Bài mới.
GV cho học sinh quan sát máy sấy tóc, yêu cầu học sinh nêu các số liệu kĩ thuật.
GV: Cho học sinh cắm điện, hãy quan sát sự hoạt động của máy sấy tóc.
GV: Cho học sinh điều chỉnh các nút của máy sấy tóc.
GV: Máy sấy tóc gồm mấy phần chính
Hướng dẫn về nhà 
+ Quan sát thêm các bộ phận của máy sấy tóc.
+ Tự tìm hiểu các bộ phận của máy giặt.
HS trả lời..
Học sinh ghi bài mới.
4. Quan sát sử dụng máy sấy tóc.
HS quan sát.
Các số liệu kĩ thuật.
+ Hiệu điện thế : 220 V
+ Tần số dòng điện: 50 HZ
+ Công suất tiêu thụ: 250W
HS: Quan sát sự hoạt động của máy sấy tóc.
HS điều chỉnh các nút như tắt, mở, 
HS: máy sấy tóc gồm 2 bbộ phận chính là :
+ Bộ phận toả nhiệt.
+ Bộ phận quạt gió.
Tuần 28
Ngày soạn :25/3/2010
Ngày dạy : 30/3/2010
Tiết 87
Thực hành Sử dụng và bảo quản một số đồ dùng điện trong gia đình (TT)
A. Mục Tiêu bài giảng:
+HS biết được các số liệu kĩ thuật của máy giặt, biết sử dụng đúng kĩ thuật.
+Rèn kĩ năng sử dụng các thiết bị điện gia dụng.
+Rèn tính cẩn thận, kiên trì.
B. Phương tiện : 
+ Tranh vẽ máy giặt, tài liệu tham khảo
+ Quan sát trước máy giặt ở nhà
C. Cách thức tiến hành
+Hỏi đáp, trực quan
D. Tiến trình bài giảng 
I. Tổ chức :
II.Kiểm tra bài cũ 
III. Bài mới.
GV: Treo tranh giới thiệu máy giặt.
Máy giặt gồm những bộ phận nào?
GV hướng dẫn cách vận hành qua tranh vẽ
GV lưu ý một số điểm khi sử dụng máy giặt.
Hướng dẫn về nhà.
+ tự tìm hiểu thêm về cấu tạo và sử dụng máy giặt.
+ Giờ sau tiếp tục mang máy sấy tóc để thực hành.
5. Hướng dẫn sử dụng máy giặt.
HS: 
+ Bộ phận điều khiển gồm các nút điều khiển tốc độ, chế độ điều tiết lượng nước , hẹn giờ
+ Bộ phận vò gồm khoang chứa đồ và động cơ kéo 
+ Bộ phận xả và hút nước 
HS ghi:
Khi sử dụng máy giặt cần lưu ý một số điểm sau:
+ Không để các vật cứng vào máy.
+ Nguồn điện vào phải ổn định.
+ Dùng đúng theo thiết kế.
+ Để nơi khô dáo tránh ẩm ướt.
Tuần 28
Ngày soạn :25/3/2010
Ngày dạy : 30/3/2010
Tiết 88
Thực hành Sử dụng và bảo quản một số đồ dùng điện trong gia đình (TT)
A. Mục Tiêu bài giảng:
+HS biết được các số liệu kĩ thuật của máy giặt, biết sử dụng đúng kĩ thuật.
+Rèn kĩ năng sử dụng các thiết bị điện gia dụng.
+Rèn tính cẩn thận, kiên trì.
B. Phương tiện : 
+ Tranh vẽ máy giặt, tài liệu tham khảo
+ Quan sát trước máy giặt ở nhà
C. Cách thức tiến hành
+Hỏi đáp, trực quan
D. Tiến trình bài giảng 
I. Tổ chức :
II.Kiểm tra bài cũ 
Khi sử dụng máy giặt ta cần chú ý điều gì?
III. Bài mới.
Trước khi vận hành máy ta cần phải kiểm tra những gì?
Yêu cầu học sinh tự quan sát tại gia đình 
IV. Củng cố.
+ Nhắc lại các nguyên tắc chung khi sử dụng tất cả các đồ dùng điện.
+ Trong quá trình sử dụng phải đặt mục tiêu an toàn lên trên hết.
V. Hướng dẫn về nhà 
+ Vận dụng những điều đã học để sử dụng các đồ dùng trong gia đình đúng khoa học, đúng kĩ thuật giúp cho đồ dùng được bền lâu.
+ Tự ôn tập lại các kiến thức đã học để giờ sau ôn tập và kiểm tra.
Học sinh lên bảng trả lời
6. Thực hành sử dụng máy sấy tóc và máy giặt.
Trước khi vận hành yêu cầu kiểm tra :
+ Điện áp sử dụng có đúng không.
+ Kiểm tra độ an toàn của thiết bị ( có bị dò điện hay không)
 Với máy giặt cần kiểm tra xem trong đồ giặt có vật cứng hay không . Nếu khoá sắt bằng kim loại phải gấp giấu bên trong ( lộn ngược đồ) 
+ Kiểm tra lượng nước có đủ không .
+ Đặt chế độ giặt ( số lượng đồ, chế độ giặt )
Quy trình thực hiện.
+ Vặn vòi nước 
+ Bật công tắc điện 
+ Điều khiển chế độ giặt.
Tuần 29
Ngày soạn :28/3/2010
Ngày dạy : 2/4/2010
Tiết 89
ôn tập
A. Mục Tiêu bài giảng:
+Hệ thống hoá kiến thức đã học trong chương trình 
+Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức 
+
B. Phương tiện : 
+ Hệ thống câu hỏi 
+ Kiến thức đã học
C. Cách thức tiến hành
+Đàm thoại gợi mở
D. Tiến trình bài giảng 
I. Tổ chức :
II.Kiểm tra bài cũ 
( lồng trong giờ)
III. Bài mới.
GV: nêu các nguyên nhân gây ra tai nạm điện và cách sử lý khi có tai nạn điện.
GV: Hãy nêu các phương pháp nối dây đã học.
GV: Em hãy nêu một số khí cụ và thiết bị của mạng điện sinh hoạt.
GV: Hãy nêu các loại sơ đồ của mạng điện sinh hoạt mà em đã học.
GV: Hãy nêu tóm tắt công dụng, cấu tạo của máy biến áp.
GV: Hãy kể tên các loại động cơ điện mà em đã học.
GV: Có những loại máy bơm nước nào mà em đã được biết.
GV: Hãy kể tên các đồ dùng điện phổ biến trong gia đình.
IV. Củng cố.
- Trả lời, giải đáp các thắc mắc của học sinh về các nội dung chưa rõ trong chương trình.
V. Hướng dẫn về nhà 
Tự ôn tập theo các nội dung đã hướng dẫn.
Giờ sau kiểm tra 1 tiết.
1. Nguyên nhân gây ra tai nạn điện và một số biện pháp sử lý khi có tai nạn điện. 
* Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
+ Chạm vào vật mang điện.
+ Tiếp xúc với những bộ phận, các chi tiết của thiết bị có vỏ cách điện không tốt.
+ Do phóng điện.
+ Điện áp bước.
* Các biện pháp sử lý khi có tai nạn điện.
- Tách nạn nhân ra khỏi dòng điện.
- Cấp cứu hồi tỉnh nạn nhân bằng một trong ba phương pháp.
+ Đặt nạn nhân nằm sấp.
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa.
+ Hà hơi thổi ngạt.
2. Nối dây dẫn.
- Nối nối tiếp dây lõi 1 sợi.
- Nối nối tiếp dây lõi nhiều sợi.
- Nối phân nhánh dây lõi 1 sợi.
- Nối phân nhánh dây lõi nhiều sợi.
- Nối bằng chốt nối dây.
3. Một số khí cụ và thiết bị của mạng điện sinh hoạt.
- Công tơ điện.
- Cầu dao.
- cầu chì.
- Công tắc.
- ổ cắm.
- Phích điện.
4. Một số sơ đồ của mạng điện sinh hoạt.
- Sơ đồ mạch điện bảng điện.
- Sơ đồ mạch đèn chiếu sáng.
- Sơ đồ quạt trần.
- Sơ đồ chuông điện.
- Sơ đồ mạch điện cầu thang.
5. Máy biến áp.
- Công dụng: tăng giảm nguồn điện.
- Cấu tạo: gồm cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp.
6. Động cơ điện xoay chiều 1 pha, quạt bàn.
- Công dụng: Biến đổi điện năng thành cơ năng.
- Cấu tạo: Rôto và Stato
- Nguyên tắc hoạt động: Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay.
- Phân loại.
- Cách sử dụng.
7. Máy bơm nước.
Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của máy li tâm và máy hướng trục.
8. Một số đồ dùng điện trong gia đình.
- Bàn là điện.
- Nồi cơm điện.
- ấm điện
- Quạt điện.
- Mỏ hàn.
Tuần 29
Ngày soạn :28/3/2010
Ngày dạy : 2/4/2010
Tiết 90
Kiểm tra 1 tiết
A. Mục Tiêu bài giảng:
+HS nắm được kiến thức cơ bản trọng tâm của chương trình, lấy kết quả làm cơ sở đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+Rèn kxi năng diễn giải kiến thức lý thuyết với thực tế.
+Giáo dục tính tự giác, tự tin, tinh thần vượt khó.
B. Phương tiện : 
+GV: Đề kiểm tra, đáp án+ thang điểm
+ HS: Giấy kiểm tra + kiến thức đã học.
C. Cách thức tiến hành
+Kiểm tra viết 1 tiết
D. Tiến trình bài giảng 
I. Tổ chức :
II. GV đọc và chếp đề.
đề kiểm tra
	Câu 1: Em hãy nêu nguyên lý, cấu tạo chung, nguyên tắc sử dụng và bảo quản của các thiết bị đốt nóng.
	Câu 2: Giải sử một người thân của em có 1 chiếc quạt bị hỏng nhờ em xem giúp. Em sẽ bắt đầu kiểm tra như thế nào?
	Câu 3: Một người bạn của em nhờ em thiết kế cho một mạch điện lắp tại góc học tập gồm hai bóng, 1 công tắc đôi, 1 cầu chì, 1 ổ cắm. Em hãy thiết kế một mạch điện trên.
đáp án.
	Câu 1: (3đ)
	+ Nguyên lý chung dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. Khi dòng điện chạy qua dây dẫn làm nó nóng lên, điện năng biến thành nhiệt năng.
	+ Cấu tạo chung gồm hai bộ phận chính: Dây điện trở và bộ phận điều chỉnh.
	+ Nguyên tắc sử dụng và bảo quản ( 5 nguyên tắc)
	Câu 2: 
	+ Xác định chi tiết hỏng và nguyên nhân gây hỏng. Quy trình kiểm tra
Kiểm tra cơ khí.
Kiểm tra về điện.
	Câu 3: ( 4đ) 
Vẽ đúng sơ đồ nguyên lý.
Vẽ đúng sơ đồ lắp dựng.
Lập bảng dự trù vật liệu đủ.
	Thu bài và rút kinh nghiệm.
	9B: 9D:
	Hướng dẫn về nhà 
Tự ôn lại kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi.
Thường xuyên vận dụng kiến thức áp dụng vào trong cuộc sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docNghe.doc