Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Năm 2013

Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Năm 2013

1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của chí công vô tư, vì sao cần phải CCVT?

2. Kĩ năng: Biết phân loại các hành vi, thể hiện hành vi CCVT, hoặc không CCVT. Học sinh biết tự kiểm tra hành vi của mình, rèn luyện phẩm chất CCVT.

 

doc 76 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 16/ 08 /2013
Tiết 1: Chí công vô tư
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là chí công vô tư, những biểu hiện của chí công vô tư, vì sao cần phải CCVT? 
2. Kĩ năng: Biết phân loại các hành vi, thể hiện hành vi CCVT, hoặc không CCVT. Học sinh biết tự kiểm tra hành vi của mình, rèn luyện phẩm chất CCVT.
3. Thái độ: Quý trọng những hành vi CCVT và phê phán những hành vi tư lợi, thiếu công bằng.
B. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học
- Phương pháp đăt và giải quyết vân đề, phương pháp hợp tác
- Kỹ thuật đạt câu hỏi,Sơ đồ tư duy
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, Giáo dục công dân 9
- Sưu tầm một số câu chuyện, câu nói của danh nhân, ca dao, tục ngữ về CCVT.
C. Tiến trình bài dạy học:
I. Kiểm tra sách vở (đầu năm) môn GDCD
II. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
GV dùng câu hỏi lấy thông tin
? Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc giải quyết công việc.
 ? Vì sao Tô Hiến Thành không tiến cử Vũ Tán Đường.
? Tô Hiến Thành là người như thế nào.
- Giáo viên khái quát
GV dùng câu hỏi lấy ý kiến
? em suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác.
 - GV khái quát : Bác Hồ và Tô Hiến Thành là những người CCVT
GV dùng câu hỏi lấy thông tin
 ? Vậy từ phần 1 em cho biết thế nào là CCVT
? Nêu những biểu hiện của CCVT
GV có thể sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát
 Biểu hiện
GV cho HS quay lại thông tin: Điều mong muốn của Bác Hồ
? Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác 
Gv: Đưa ra tình huống có vấn để chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết để học sinh thảo luận 
? Có quan điểm cho rằng chí công vô tư chỉ thiệt cho bản thân, Em có đồng tình với quan điểm trên không? Vì sao? 
? CCVT có tác dụng như thế nào trong cuộc sống.
? để rèn luyện phẩm chất này HS cần phải làm gì.
- GV khái quát
- GV cho HS liên hệ thực tế về CCVT (trong gia đình, nhà trường, xã hội).
- GV khái quát
- GV khái quát.
 Nội dụng bài học
- Học sinh đọc truyện Tô Hiến Thành một tấm gương về CCVT
- Chọn người có khả năng gánh vác việc nước mà tiến cử, chứ không vì cá nhân.
- ông thật sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.-
 HS đọc: Điều mong muốn của Bác Hồ
- Bác là tấm gương sáng tuyệt vời của một con người, dành trọn đời mình cho dân tộc.
1. Thế nào là chí công vô tư
Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2. Biểu hiện của chí công vô tư
+ công bằng, không thiên vị
+ tôn trọng lẽ phải
+ luôn đặt lợi ích chung lên hàng đầu
3. ý nghĩa của chí công vô tư 
- nhân dân tin yêu, kính trọng, tự hào về Bác
- Người CCVT được mọi người tin cậy, kính trọng, khâm phục...
- góp phần xây dựng đất nước văn minh
4. Cách rèn luyện chí công vô tư
+ ủng hộ, quý trọng hành vi CCVT
+ phê phán, lên án những việc làm thiếu công bằng...
- HS tự nêu ra ví dụ
5. Luyện tập:
Bài 1: Những hành vi d, e là CCVT; a, b, c, đ là không CCVT
- HS làm bài tập cá nhân
- HS lí giải vì sao lại có các phương án đó.
Bài 2: - Tán thành quan điểm d, đ.
- Không tán thành a, b, c.
- HS giải thích vì sao?
IV. Hướng dẫn học ở nhà
- Nắm vững nội dung đã học
- Làm bài tập còn lại SGK
- Tìm hiểu thêm và tuyên truyền rộng cho mọi người về phẩm chất CCVT.
- Đọc trước bài tự chủ, tìm hiểu bài qua các câu hỏi trong SGK.
E. Đánh giá, điều chỉnh giờ dạy
......................................................................................................................................................
 ----------------------------***------------------------
 Ngày soạn: 21/08/2013
Tiết 2: Tự chủ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: - HS hiểu được bản chất của Tự chủ.
2. Kĩ năng: - HS nhận biết các biểu hiện của tự chủ, biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ.
3. Thái độ: - Tôn trọng những người có tính tự chủ, phê phán những kẻ thiếu tự chủ trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị tài liệu, phương tiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, Giáo dục công dân 9
- Tìm hiểu những tấm gương về tự chủ
C. Tiến trình bài dạy học:
I- ổn định lớp.
II.Kiểm tra bài cũ? Em hiểu như thế nào về phẩm chất CCVT, lấy ví dụ liên hệ trong học sinh?
III- Bài mới * giới thiệu bài mới
Hoạt động của thầy và trò 
? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình.
? Theo em bà Tâm là người như thế nào?
- GV khái quát
? Từ một HS ngoan - đến nghiện ngập, trộm cắp, N đã trải qua các giai đoạn như thế nào?
? Vì sao N lại như vậy?
? Em rút ra kết luận gì qua hai câu truyện trên?
? Em hiểu như thế nào là tính tự chủ?
? Biểu hiện của người có tính tự chủ là gì?
Lấy ví dụ minh hoạ?
? Trái với tự chủ là những biểu hiện nào?
? Tự chủ trong cuộc sống sẽ có ích lợi gì?
? Nếu không tự chủ được sẽ gây ra những hậu quả gì?
? Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
? Hãy đưa ra một số tình huống HS tự chủ?
- Giáo viên kết luận
Nội dung bài học
- HS đọc “Một người mẹ”
- nén chặt nỗi đau để chăm sóc con
- Tích cực giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS, vận động người thân không xa lánh họ
- Làm chủ được tình cảm, suy nghĩ, hành vi vượt qua đau khổ để sống có ích.
- HS đọc “Chuyện của N” 
- N bị bạn xấu rủ- tập hút thuốc lá, uống rượu – trốn học – trượt tốt nghiệp - thử hút thuốc cần sa – nghiện ma tuý – trộm cắp – bị bắt.
- Thiếu sự làm chủ của bản thân. 
1. Thế nào là tự chủ:
Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân.
 2. Biểu hiện của tự chủ
+ Làm cảm xúc, suy nghĩ
+ Làm chủ hành vi
+ Bình tĩnh, tự tin, biết điều chỉnh hành vi phù hợp...
- HS tự liên hệ
 3. ý nghĩa của tính tự chủ
- Tự chủ giúp chúng ta sống đúng đắn, ứng xử có văn hoá, luôn đứng vững trong mọi hoàn cảnh...
 4. Cách rèn luyện tính tự chủ:
+ Suy nghĩ chín chắn trước khi hành động
+ Xem xét thái độ, hành vi, lời nói... kịp thời điều chỉnh.
- HS liên hệ thực tế
 5. Luyện tập:
- HS làm bài tập SGK
Bài 1:
- Đồng ý: a, b, d, e.
- Tự chủ, tự tin, chín chắn
- c, đ không tự chủ
- Gia đình
- Nhà trường
- Xã hội
IV. Hướng dẫn học sinh học ở nhà :
- Nắm vững nội dung đã học
- Làm bài tập 1, 3, 4 (SGK).
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ... về tự chủ.
- Hãy tự đặt ra tình huống để ứng xử tự chủ.
- Tham khảo trước nội dung bài: Dân chủ và kỉ luật
D. Nhận xét, đánh giá, giờ dạy 
.................
................
 -------------------------------***-------------------------------
 Ngày soạn: 24/8/2013
Tiết 3+4 : Dân chủ và kỉ luật
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: - Hiểu được bản chất của dân chủ, kỉ luật và mối quan hệ của chúng.
2. Kĩ năng: - HS biết phân tích, đánh giá các tình huống trong cuộc sống xã hội thể hiện tính dân chủ, kỉ luật, biết tự đánh giá bản thân.
3. Thái độ:- Tự giác rèn luyện tính kỉ luật, dân chủ. ủng hộ những việc đúng kỉ luật, dân chủ, phê phán hành vi vi phạm kỉ luật.
B. Chuẩn bị tài liệu, phương tiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, Giáo dục công dân 9.
- Bài tập tình huống, bài tập thực hành, sưu tầm sự việc thực tế.
C. Tiến trình bài dạy học:
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
? Em hiểu như thế nào về tự chủ? Tại sao trong cuộc sống lại cần phải tự chủ. Hãy lấy ví dụ về việc thiếu tự chủ và hậu quả?
III- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
? Hãy nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ của lớp 9A?
? Sự kết hợp biện pháp phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của lớp 9A ntn?
? Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?
? Tác dụng của việc phát huy dân chủ và thực hiện kỉ luật của lớp 9A?
? Việc làm của ông giám đốc ở câu chuyện 2 đã có tác hại như thế nào? Vì sao ?
- Giáo viên khái quát
? Em hiểu thế nào là dân chủ? Láy ví dụ minh hoạ?
- GV hướng lấy vd nhiều về dân chủ trong trường lớp đối với HS
? Kỉ luật là gì?
? Nêu ví dụ về kỉ luật? Kỉ luật của Trường/ lớp em được thể hiện như thế nào?
? Dân chủ và kỉ luật có MQH với nhau như thế nào? 
? Chứng minh mqh giữa dân chủ và kỉ luật trong trường/ tập thể lớp em?
? Tính dân chủ và kỉ luật cao có ý nghĩa như thế nào?
? Đảm bảo dân chủ và kỉ luật trong trường/ lớp đem lại kết quả gì? Ngược lại thì sẽ gây ra những hậu quả?
- Giáo viên kết luận.
- HS đọc lại toàn bộ phần bài học SGK.
- Cho HS làm bài tập 1.
- HS giải thích lí do.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
Nội dung bài học
- HS đọc phần 1,2 của phần ĐVĐ
* Chuyện của lớp 9A:
- Sôi nổi thảo luận - đề xuất ý kiến.
- Tình nguyện tham gia các hoạt động tập thể
- Thành lập đội “ thanh niên cờ đỏ”.
- Cán bộ lớp nhắc nhở, đôn đốc.
- Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được hiệu quả.
- Khắc phục được khó khăn – tuyên dương là 1 T2 xuất sắc toàn diện...
* Chuyện ở một công ty: 
- áp đặt mọi quy định đối với công nhân, không phát huy tính dân chủ –> không đảm bảo kỉ luật khiến cho công ty thua lỗ nặng nề.
1. Thế nào là dân chủ, kỉ luật
- Dân chủ:
+ Làm chủ công việc tập thể, xã hội.
+ Cùng biết, cùng tham gia bàn bạc.
+ Thực hiện giám sát công việc chung.
- kỉ luật là những quy định chung của cộng đồng, tổ chức, thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc chung.
2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
 Là mối quan hệ hai chiều: kỉ luật là điều kiện để dân chủ thực hiện có hiệu quả, dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
3. ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật
 Dân chủ và kỉ luật tốt tạo sự thống nhất về hành động, tạo cơ hội để mọi người cùng phát triển-> xây dựng xã hội tốt đẹp.
4. Luyện tập:
+ dân chủ: a, c, d.
+ thiếu dân chủ: b.
+ kỉ luật: đ.
IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà
- Nắm vững nội dung đã học; làm bài tập 2, 3, 4 SGK.
- Sưu tầm các ví dụ thực tế về dân chủ, kỷ luật và ngược lại.
- tìm hiểu bài: Bảo vệ hoà bình, sưu tầm tranh ảnh về hoà bình, chiến tranh...
D. Nhận xét, đánh giá giờ dạy
.. 
Ngày soạn: 08 /9/2013
Tiết 5: Bảo vệ hoà bình
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức: - Hiểu được giá trị của hoà bình và hệ quả của chiến tranh. Trách nhiệm bảo vệ hoà bình là của toàn nhân loại.
2. Kĩ năng: - Tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình, biết cách ứng xử hoà nhã thân thiện.
3. Thái độ: - Biết yêu hoà bình, căm ghét chiến tranh.
B. Phương pháp dạy học;
 Thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn phủ bàn
C. Chuẩn bị tài liệu, phương tiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, Giáo dục công dân 9.
- Tranh ảnh, thơ, bài hát về hoà bình và chiến tranh.
D. Tiến trình bài dạy học:
 I .ổn định lớp. 
II.Kiểm tra bài cũ
? Em hiểu như thế nào về dân chủ và kỉ luật? Cho ví dụ.
 III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò 
? Vì sao phải bảo vệ hoà bình và ngăn ngừa chiến tranh?
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hoà bình và ngăn ngừa chiến tranh?
? Em có suy nghĩ gì khi xem các bức ảnh (SGK)?
- ? Để thể hiện lòng yêu hoà bình ngăy từ bây giờ HS cần phải làm những gì?
- GV nhận xét, khái quát.
? Em ... thể như thế nào?
- Nó có phải là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân không? vì sao?
- Giáo viên khái quát.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2,3 SGK
Nội dung cần đạt
I. Đặt vấn đề
- Quyền quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân, xây dựng bộ máy Nhà nước.
1. Quyền tham gia quản lí nhà nước:
- Quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội là quyền tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước và các tổ chức xã hội.
+ Tham gia bàn bạc
+ Tổ chức thực hiện.
+ Giám sát, đánh giá.
 - Đây là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân (nó đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, dân chủ).
Bài tập 1: Những quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân
a) Bầu cử đại biểu quốc hội
b) ứng cử. c) Khiếu nại, tố cáo
d) Giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước
Bài tập 2: Đáp án c, đúng với quy định của pháp luật.
Bài tập 3: * Trực tiếp:- Bầu cử - ứng cử - Tham gia ý kiến - Giám sát các hoạt động
* Gián tiếp:- Góp ý cho các hoạt động của cán bộ trên đài báo
- Kiến nghị với đại biểu quốc hội
* Giáo viên khái quát, cho điểm những học sinh làm bài tập tốt.* Giáo viên sơ kết tiết 1.
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học sinh nắm vững lý thuyết.
- Vận dụng giải quyết bài tập và thực tế.
- Chuẩn bị bài sau (phần còn lại của bài học).
D. Nhận xét, điều chỉnh tiết dạy:
................................................................................................................................. 
 Ngày soạn: 25 /02/2012
Tiết 28: Quyền tham gia quản lý nhà nước
 và quản lý xã hội của công dân 
A. Mục tiêu cần đạt: (Tiết 27)
B. Chuẩn bị:
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách GDCD 9.
- Sách bài tập tình huống.
C. Tiến trình bài dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi: Quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân là gi? Cho ví dụ, liên hệ học sinh?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
- Giáo viên khái quát nội dung tiết 1
- Tìm hiểu về cách thực hiện quyền quản lý Nhà nước, xã hội.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận. 
Bài tập SGK: Nhóm 1: Bài tập 3
Nhóm 2: Bài tập 4
Nhóm 3: Bài tập 5
? Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng những cách nào?
? Nhà nước có trách nhiệm gì về quyền này của công dân?
? Trách nhiệm của công dân?
- Giáo viên khái quát.
- Học sinh đọc lại phần nội dung bài học và tư liệu tham khảo. 
Nội dung cần đạt
2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp: Tự mình tham gia các công việc
Gián tiếp: Thông qua đại biểu, thông tin đại chúng
- Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng hai cách trực tiếp và gián tiếp.
- Nhà nước đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt
- Công dân có quyền và trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước, xã hội.
3. Luyện tập:
- Học sinh xem xét lại bài tập SGK.
- Giáo viên đưa ra một số bài tập tình huống - học sinh giải quyết.
- Học sinh lần lượt làm các bài tập 2,3,5,6,7.
- Bài tập thực hành.
- Bài tập tình huống.
- Giáo viên đưa ra các đáp án - cho điểm học sinh làm tốt.
- Giáo viên khái quát bài học.
3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Tiếp tục tìm hiểu về quyền quản lý Nhà nước, xã hội của công dân.
- Liên hệ thực tế.
- Chuẩn bị bài mới: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
D. Nhận xét, điều chỉnh giờ dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------------***------------------------- 
 Ngày soạn: 02 /03/2012
Tiết 29+ 30: nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: - Hiểu đựơc vì sao phải bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
2. Kĩ năng: - Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở nơi cư trú và trong trường học.
3. Thái độ: - Tuyên truyền vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
B. Chuẩn bị:
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách GDCD 9.
- Hiến pháp 1992, luật nghĩa vụ quân sự, Bộ luật hình sự.
- Tranh ảnh.
C. Tiến trình bài dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Hãy lấy ví dụ về quyền tham gia quản lý Nhà nước, xã hội trực tiếp và gián tiếp? Liên hệ bản thân?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
- Giáo viên giới thiệu bài
- Hướng dẫn học sinh quan sát ảnh và thảo luận
- Giáo viên cho học sinh quan sát các bức ảnh
- Học sinh thảo luận
Hỏi: Nội dung các bức ảnh?
Hỏi: Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?
Hỏi: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những gì?
Hỏi: Bảo vệ Tổ quốc là trách nhệm của ai?
Hỏi: Học sinh cần phải làm gì để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc?
- Các nhóm trình bày.
- Giáo viên kết luận.
-Tìm hiểu pháp luật Việt Nam có liên quan đến nghĩ vụ bảo vệ Tổ quốc
- Những điều khoản liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong hiến pháp 1992.
- Những điều khoản trong luật nghĩa vụ quân sự.
- Bộ luật hình sự.
- Giáo viên khái quát.
- Hình thành nội dung bài học
Hỏi: Tổ quốc là gì?
Hỏi: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là gì?
Hỏi: Vì sao nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý?
- Học sinh thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc như thế nào?
- Học sinh dựa vào phần bài học để khái quát.
- Giáo viên kết luận, học sinh đọc phần tham khảo
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Nội dung cần đạt
I- Đặt vấn đề
- Tổ quốc do cha ông xây dựng, vẫn luôn bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tìm mọi cách phá hoại.
- Bảo vệ Tổ quốc gồm:
+ Tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng.
+ Nghĩa vụ quân sự.
+ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
+ Đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
- Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân.
- Học sinh ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, tích cực tham gia các phong trào bảo vệ trật tự
- Điều 13, 44, 48.
- Điều 12.
- Điều 78, 259, 262.
2- Bài học
- Khái niệm Tổ quốc.
- Bảo vệ Tổ quốc.
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý.
- Công dân - học sinh thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
III- Bài tập:
Giáo viên cho học sinh làm bài tập SGK
Bài tập 1: Hành vi, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, a, c, d, đ, e, h, i.
- Học sinh giải thích, giáo viên kết luận.
Bài tập 3: Tình huống
Hoà cần phải giải thích cho mẹ hiểu rõ về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân (việc làm vừa thiêng liêng, cao quý).
- Giáo viên kết luận bài học.
3. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Nắm vững nội dung bài học. - Làm bài tập 2, 4 SGK.
- Tích cực rèn luyện sức khoẻ, tham gia luyện tập quân sự, tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh ở nơi cư trú.
- Tuyên truyền, vận động về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc đến mọi người.
- Chuẩn bị bài mới: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
D. Nhận xét, điều chỉnh giờ dạy:
.
 Ngày soạn//200
 Ngày dạy //200
Tiết 32
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
A. Mục tiêu cần đạt 
- Hiểu đựơc thế nào là sống có đạo đực và tuân theo pháp luật.
- Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.
- Cần phải học tập rèn luyện toàn diện.
- Biết sống có đạo đức và tuân thủ pháp luật, là công dân tốt.
B. Chuẩn bị
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách GDCD 9.
- Tìm hiểu những tấm gương danh nhân đất nước, địa phương.
- Đọc hiểu biết về chính trị - xã hội.
C. Tiến trình bài dạy
I- Kiểm tra bài cũ: 
Hỏi: Hãy kể những phẩm chất đạo đức của con người mà em đã được học?
Hỏi: Kể những quyền và nghĩa vụ của công dân được pháp luật quy định?
Hỏi: Em có kết luận gì khi học rất nhiều về phẩm chất đạo đức và những quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân?
II- Bài mới
Hoạt động của thầy, trò
Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần đặt vấn đề
- Học sinh đọc truyện kể SGK.
- Học sinh thảo luận
Hỏi: Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại sống có đạo đức?
Hỏi: Những chi tiết chứng tỏ anh Thoại là một người tuân thủ pháp luật?
Hỏi: Động cơ nào thôi thúc anh Thoại có sáng tạo phát triển công ty?
- Giáo viên khái quát
Hỏi: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật như anh hùng lao động Nguyễn Hải Thoại có tác dụng gì cho bản thân, mọi người và xã hội?
- Giáo viên kết luận
Hoạt động 3: Học sinh liên hệ thực tế
- Kể những tấm gương sống có đạo đức, tuân theo pháp luật ở trường lớp, địa phương.
- Tìm một số ví dụ về những hành vi thiếu đạo đức vi phạm pháp luật, kỷ luật.
- Học sinh tự giác liên hệ.
- Giáo viên khái quát, cho điểm khuyến khích những học sinh có được những ví dụ sâu sắc.
 Hoạt động 4: Hình thành nội dung bài học
Hỏi: Thế nào là sống có đạo đức?
Hỏi: Tuân thủ pháp luật có nghĩa là gì?
Hỏi: Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân thủ pháp luật?
Hỏi: Tác dụng của việc sống có đạo đức và tuân thủ pháp luật?
Hỏi: Là học sinh phải rèn luyện như thế nào để luôn là một công dân sống có đạo đức và tuân thủ pháp luật?
- Giáo viên khái quát.
- Học sinh đọc lại toàn bộ phần bài học SGK.
Nội dung cần đạt
1- Đặt vấn đề
Truyện kể “Nguyễn Hải Thoại một tấm gương sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật”.
- Tự trọng.
- Quan tâm đến người khác.
- Hoàn thành đúng quy định: Đóng thuế, đống bảo hiểm, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng
- Góp phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.
- Cống hiến cho mọi người, cho đất nước, là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh, trí tuệđem lại lợi ích cho tập thể trong đó có lợi ích cá nhân.
2- Bài học
- Sống có đạo đức: là những suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Tuân theo pháp luật: là sống và hành động theo những quy định của pháp luật.
- Người có đạo đức (phẩm chất vững bền của mỗi cá nhân), tự nguyện thực hiện các quy định của pháp luật và ngược lại.
- Giúp con người tiến bộ không ngừng làm được những điều có ích, được mọi người yêu quý kính trọng.
- Học sinh cần thường xuyên tự kiểm tra đánh giá hành vi của bản thân theo đúng chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
III- Bài tập
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm một số bài tập SGK
Bài tập 2: 
Hành vi đạo đức
Hành vi tuân theo pháp luật
a) Chăm sóc ông bà ốm đau
a) Chăm sóc ông bà
b) Làm việc nhà
g) Không đua xe
c) Giúp em
h) Không tàng trữ
d) Tham gia tích cực
i) Tham gia giữ gìn
đ) Rủ nhau thăm hỏi
k) Không vượt đèn đỏ
e) Tham gia hiến mắu
l) Giúp nhà chức trách
- Giáo viên khái quát
Bài tập 5: Học sinh giải quyết tình huống
Nừu là Thanh, Hà: Không làm theo người phụ nữ, gặp chú công an nói rõ sự việc.
- Người phụ nữ đang vi phạm pháp luật.
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh tự học
- Nắm vững nội dung bài học.
- Vận dụng tốt vào thực tế cuộc sống.
- Làm bài tập 1, 3, 4 SGK.
- Tự hệ thống ôn tập (lí thuyết + bài tập) 3/5 thi học kỳ II.
D. Nhận xét, rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN GDCD 9.doc