Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 6: Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 6: Bài 6: Hợp tác cùng phát triển

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển.

- Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế.

- Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.

2. Kĩ năng:

- Tham gia các hoạt động hơp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.

3. Thái độ:

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn học Giáo dục công dân - Trường THCS Gio Quang - Nguyễn Anh Hùng - Tiết 6: Bài 6: Hợp tác cùng phát triển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/10/2011.
Ngày dạy : 08/10/2011.
TIẾT 6:	BÀI 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển.
- Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế. 
- Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta. 
2. Kĩ năng: 
- Tham gia các hoạt động hơp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Thái độ: 
- Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng xác định giá trị.
- Kĩ năng hợp tác. 
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Phòng tranh. Hỏi chuyên gia. Dự án.
IV Phương tiện dạy học.
1. Giáo viên: 
- SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan.
2. Học sinh: 
- Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
- Làm BT 2 ( 2 em )
- Nêu nội dung và ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc?
3. Bài mới.
a. Khám phá. (2 phút).
Trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước thì việc mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới là một yêu cầu không thể thiếu được. Vậy, hợp tác là gì? Việc mở rộng quan hệ hợp tác có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học này.
b Kết nối: 
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức cơ bản,
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk.
Gv: Cho Hs tự đọc thông tin và quan sát tranh. Sau đó trả lời những câu hỏi sau:
 1. Qua các tranh ảnh và thông tin trên, em có nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước khác trong khu vực và trên thế giới?
 (Tình đoàn kết hữu nghị ngày càng phát triển
- Quan hệ hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, công nghệ, khoa học kĩ thuật...)
 2. Hợp tác với các nước đã mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước khác?
(- Cùng chung sức làm việc
- Tạo điều kiện trong việc giao lưu học hỏi kinh nghiệm.
- Hộ trợ nhau trong công việc
- Hai bên cùng có lợi. )
HS: Các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
* HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.
Thảo luận nhóm.
Gv: Qua tìm hiểu bài, em hiểu thế nào là hợp tác?
GV: Hợp tác dựa trên những cơ sở nào?
Gv: Hợp tác có ý nghĩa như thế nào?
Gv: Hãy nêu một số việc làm thể hiện hợp tác giữa VN và các nước trên thế giới?
(VN là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Hiệp hội các nước ĐNÁ (A SEAN).v..v.)
Gv: Để sự hợp tác với các nước khác của chúng ta ngày càng phát triển, Đảng và nhà nước đã có chính sách và đường lối như thế nào?
Gv: Em đã hợp tác với mọi người trong công việc chung như thế nào? Kể một số trường hợp em cùng bạn hợp tác?( Học sinh liên hệ - 3 đến 5 em)
Gv: Qua tìm hiểu ở trên, em thấy chúng ta nên rèn luyện tính hợp tác như thế nào?
HS: các nhóm nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
*HĐ3:(6 phút) Luyện tập: 
Gv: Hướng dẫn HS làm BT.
HS: Làm bài tập.
HS: nhận xét bổ sung.
GV:nhận xét chốt lại ý chính .
1. Hợp tác:
Là cùng chung sức,giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không xâm hại đến lợi ích của người khác.
2. Ý nghĩa: 
- Giúp giải quyết những công việc có tính toàn cầu. 
- Tạo ĐK cho các nước nghèo pt, khắc phục tình trạng lạc hậu.
3.Chính sách của Đảng và nhà nước ta:
 - Coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước XHCN; các nước trong khu vực và trên thế giới.
 - Theo nguyên tắc:
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ
+ Không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.
+ Bình đẳng, cùng có lợi.
+ Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.
+ Phản đối mọi âm mưu gây sức ép.
4. Cách rèn luyện:
 Ngay từ bây giờ, HS chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và XH.
c. Thực hành / luyện tập ( 6 phút)
- Bài tập SGK. 1, 2, 3, 4, 
d.Củng cố, vận dụng: ( 2 phút)
- GV hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút)
Học bài; Liên hệ được bản thân đã hợp tác với tập thể lớp trường và xã hội chưa? (Ưu - Nhược);Làm tiếp BT 3 ở vế còn lại ( địa phương)
Xem trước bài 7. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:..
.
.
.
.
 Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra.
Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 6.doc