Giáo án Lớp 9 môn học Ngữ văn - Năm 2010

Giáo án Lớp 9 môn học Ngữ văn - Năm 2010

. Kiến thức:

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kỹ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1296Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn học Ngữ văn - Năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 22/8/2010 Tiết 1	
Giảng 9A:	
	9B:
phong cách hồ chí minh
(Lê Anh Trà)
I. Mục tiêu cần đạt. 
1. Kiến thức: 
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kỹ năng: 
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
3. Thái độ: 
- Lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. Chuẩn bị 
 GV: + Những tranh ảnh, mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác. 
	 HS: + Đọc văn bản, soạn bài.
	 + Sưu tầm những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
III. Các hoạt động dạy
1. Kiểm tra : 
 - Sĩ số: 9A .. 9B ..
 - Bài cũ: Kiểm tra vở bài soạn của HS
2. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động1: Hướng dẫn HS đọc văn bản, và tìm hiểu chú thích. 
GV: Hướng dẫn đọc -> Đọc chậm rãi, trang trọng, chú ý nhấn mạnh những từ ngữ thể hiện chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh – “Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
GV: Đọc mẫu -> gọi học sinh đọc
HS: Đọc bài
GV: Nhận xét
GV: Lưu ý các chú thích 1, 3, 4, 9, 12.
GV: Gọi học sinh đọc chú thích
GV: Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
HS: Văn bản chia làm 2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến hiện đại: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Phần 2: Còn lại: Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác
* Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
HS: Đọc từ đầu đến "rất hiện đại"
GV: Hồ Chí Minh đã làm thế nào để tìm ra văn hoá thế giới?
HS: Đi nhiều nước, tiếp xúc với nhiều văn hoá phương Đông, phương Tây
GV: Theo em, việc đi nhiều nước có tất yếu đem đến vốn hiểu biết văn hoá các nước không?
HS: Không. Phải có sự tìm hiểu, tiếp thu
GV: kể một vài mẩu chuyện về hoạt động của Hồ Chí Minh ở nước ngoài.
HS: 2 HS kể
GV: Việc tiếp xúc nhiều nước trên thế giới đã cho Người vốn kiến thức như thế nào?
HS: Vốn trí thức sâu rộng
GV: Để có vốn kiến thực sâu rộng ấy, Người đã làm những gì?
GV: SGK chỉ nói "Người đã làm nhiều nghề" theo em đợc biết thì Bác Hồ đã làm những nghề gì?
HS: + Nghề phụ bếp trên chiếc tàu La tút Tê rê vin năm 1911
 + Nghề làm vườn cho gia đình chủ tàu tại một hải cảng miền Tây nước Pháp năm 1912
 + Nghề cào tuyết tại một trường học ở Luân Đôn
+ Nghề đốt lò tại một xưởng dệt ở Luân đôn
 + Nghề bồi bàn tại một hiệu ăn Các-tơ- lơn, hiệu ăn lớn nhất ở Luân Đôn.
 + Nghề viết báo, nghề rửa và phóng ảnh, nghề sơn vẽ đồ cổ ở Pari năm 1917- 1923
 + Từ 12/1924 được Quốc tế Cộng sản phân công Người là uỷ viên phương Đông trực tiếp phụ trách cục phương nam, Người về Quảng Châu (Trung Quốc). Thời gian này Người làm phiên dịch, bán báo, bán thuốc lá)
GV: Những công việc ấy đã giúp Bác như thế nào trong việc tiếp thu văn hoá nhân loại?
 GV: Bác đã tiếp thu văn hoá nhân loại như thế nào?
HS: Qua lao động mà học hỏi.
GV: Vậy theo em điều kì lạ nhất trong phong cách Hồ chí Minh là gì? 
HS: Tiếp thu cái đẹp ,cái hay, phê phán cái xấu, cái tiêu cực.
- Tiếp thu có chọn lọc, không ảnh hưởng một cách thụ động
GV giảng: Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được -> tạo nên một nhân cách một lối sống rất Việt Nam, rất phơng Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
* Thảo luận nhóm 
ã GV nêu vấn đề nhiệm vụ
- Bằng hiểu biết lịch sử, em hãy cho biết đoạn văn trên nói về thời kỳ nào trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh?
- Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong đoạn văn.
ã Hoạt động nhóm:Thời gian: 5 phút
- Nhiệm vụ: Các nhóm nhận nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, thư ký, các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
ã Đại diện nhóm trình bày kết quả
ã GVnhận xét
- Thời kỳ hoạt động ở nước ngoài.
- Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, diễn đạt tinh tế -> tạo nên sức thuyết phục.
GV: ở đoạn văn này tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
HS: kết hợp giữa kể và bình luận 
GV: Hãy chỉ ra các câu ( đoạn) bình luận trong đoạn văn đó?
HS: Những điều kì lạ... rất hiện đại
*Liên hệ thực tế
GV: Trong cuộc sống hiện nay, với xu thế hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Theo em, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?
- Bản thân em đã tiếp thu văn hoá thế giới như thế nào? ( HS liên hệ)
I. tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản
2. Chú thích
3. Bố cục
2 phần 
- Phần 1: Từ đầu đến hiện đại: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Phần 2: Còn lại: Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác
II. Tìm hiểu văn bản
1. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Nắm vững phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ.
- Qua lao động mà học hỏi.
- Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
- Tiếp thu cái đẹp ,cái hay, phê phán cái xấu, cái tiêu cực.
- Tiếp thu có chọn lọc, không ảnh hưởng một cách thụ động
=> Tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế trên nền tảng văn hoá dân tộc nhào nặn nên cốt cách văn hoá dôn tộc Hồ Chí Minh.
3. Củng cố. 
- Bác Hồ đã tiếp thu những tinh hoa văn hoá thế giới như thế nào?
- Người đã làm gì để có vốn tri thức sâu rộng?
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài cũ
- Soạn tiếp phần còn lại của bài. Sưu tầm tranh, truyện về đức tính giản dị của Bác.
**********************************************************************
Soạn 23/8/2010 Tiết 2	
Giảng 9A:	
	9B:
phong cách hồ chí minh (Tiếp theo)
(Lê Anh Trà)
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
- ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kỹ năng: 
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
3. Thái độ: 
- Lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. Chuẩn bị 
 GV: + Những tranh ảnh, mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác. 
	 HS: + Đọc văn bản, soạn bài.
	 + Sưu tầm những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.
III. Các hoạt động dạy
1. Kiểm tra : 
 - Sĩ số: 9A .. 9B ..
 - Bài cũ: - Cách tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ chí Minh?
2. Bài mới: 
Hoạt động của thây và trò
Nội dung
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản (tiếp) 
GV: ở chương trình ngữ văn 7, các em đã học văn bản nào nói về đời sống giản dị của Bác?
HS: Đức tính giản dị của Bác Hồ
GV: Văn bản đó nói tới đức tính giản dị của Bác trên những phương diện nào?
HS: Ăn, ở, lối sống, nói và viết 
GV: Gọi HS đọc phần 2
GV: Đoạn văn này nói tới thời kỳ nào trong cuộc đời hoạt động của Bác?
HS: ở trong nước với cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng. =>Sự nhất quán
GV: Đoạn văn này đề cập đến vấn đề gì?
HS: Lối sống bình dị của Bác
GV: Lối sống bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh được biểu hiện như thế nào?
HS: Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn vẻn vẹn có vài ba phòng
- Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, đôi dép lốp 
- Ăn uống đạm bạc: cá kho rau luộc, cháo hoa
GV: Hãy đọc một vài câu thơ, hoặc kể mẩu chuyện nói về đức tính giản dị của Bác.
HS: - Vẫn đôi dép lốp mòn quai gót
 Bác vẫn thường đi khắp thế gian
 - Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
 áo nâu túi vải đẹp tơi lạ thường
GV: Qua đó em có nhận xét gì về lối sống của Bác?
HS: Bác có lối sống giản dị, đạm bạc lại vô cùng thanh cao, sang trọng.
GV: Em thử so sánh bữa ăn, tác phong  của Bác với các vị vua chúa hoặc các nguyên thủ Quốc gia khác?
HS: Sơn hảo hải vị
GV: Vì sao Bác lại chọn lối sống như vậy?
GV: Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó, cũng không phải cách tự thần thánh hoá làm cho khác đời, hơn đời mà là một cách sống có văn hoá, đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ -> sự giản dị, tự nhiên.
GV: lối sống của Bác được liên hệ với những ai trong lịch sử dân tộc?
HS: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm -> cuộc sống gắn với thôn quê đạm bạc mà thanh cao
GV: Việc liên hệ giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết xa nhằm nói lên điều gì?
HS: Kế thừa truyền thống tốt đẹp là cách di dưỡng tinh thần , thể hiện một quan niện thẩm mĩ đẹp
* Thảo luận nhóm
ã GV nêu vấn đề nhiệm vụ (phát phiếu học tập)
 - Vì sao nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? 
ã Hoạt động nhóm
- Thời gian: 7 phút
- Nhiệm vụ: Các nhóm nhận nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, thư ký, các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
ã Đại diện nhóm trình bày kết quả
ã GVnhận xét: Cốt lõi phong cách của Bác là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
GV: Cảm nhận của em về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
GV: Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài?
HS: Nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân và giản dị; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà rất giản dị, rất Việt Nam 
HS: Đọc ghi nhớ (SGK T.8)
GV: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra vấn đề của thời kì hội nhập tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
* Hoạt động 3 Luyện tập 
GV: Kể chuyện về lối sống giản dị và thanh cao của Bác?
II. Tìm hiểu văn bản 
1.	Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh
2. Lối sống giản dị, thanh cao của Hồ Chí Minh
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ
- Trang phục hết sức giản dị 
- Ăn uống đạm bạc.
- Bác có lối sống giản dị, đạm bạc lại vô cùng thanh cao, sang trọng.
-> Là cách di dưỡng tinh thần , thể hiện một quan niện thẩm mĩ đẹp
III. Tổng kết 
* Nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
- Kết hợp kể và bình luận
- chọn lọc những chi tiét tiêu biểu
- Sử dụng nghệ thuật đối lập, vận dụng các hình thức so sánh
* Ghi nhớ ( SGK )
IV. Luyện tập
4. Củng cố: 
- Vì sao nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
- Hệ thống bài
4. Hướng dẫn học ở nhà 
- Học bài cũ.
- Tìm những mẩu chuyện nói về đức tính giản dị của Hồ Chí Minh, cuộc đời hoạt động của Bác
- Cảm nhận của em về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
- Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích
- Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại 
Soạn 24/8/2010 Tiết 3	
Giảng 9A:
	9B:	
Các phương châm hội thoại
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
 1. Kiến thức: Nắm được nội dung phương châm về lượng, ph ... : Nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp, không thừa, không thiếu. Đó là phương châm về lượng
HS: Đọc ghi nhớ
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm về chất
HS: Kể lại chuyện “Quả bí khổng lồ”
GV: Theo em truyện phê phán điều gì?
HS: Phê phán tính nói khoác lác
GV: Như vậy, cần tránh điều gì trong giao tiếp?
GV: Trong trờng hợp không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học, em sẽ nói với thầy cô như thế nào? vì sao?
HS: Có lẽ bạn ấy ốm
GV: Qua các VD trên, em thấy điều gì cần chú ý khi giao tiếp?
HS: Trong giao tiếp, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
HS: Đọc ghi nhớ ( SGK- T 10 )
* Hoạt động 3: Luyện tập
HS: Đọc yêu cầu bài tập 1
HS: Trả lời
HS: Đọc yêu cầu bài tập 2
GV: Treo bảng phụ
HS: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
GV: Nhận xét
HS: Đọc yêu cầu bài tập 3
HS: Đọc truyện
GV: Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
Bài tập 4
* Thảo luận nhóm
ã GV nêu vấn đề nhiệm vụ 
 - Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi dùng những cách diễn đạt như trên
ã Hoạt động nhóm
- Thời gian: 5 phút
- Nhiệm vụ: Các nhóm nhận nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, thư ký, các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
ã Đại diện nhóm trình bày kết quả
ã GVnhận xét 
I. Phương châm về lượng
*VD1:
- Câu trả lời của Ba chưa mang đầy đủ nội dung mà An cần biết
=> Nói phải có nội dung không nên nói thiếu.
- Hỏi thừa -> gây cười 
- Trả lời thừa
->Khi giao tiếp, cần nói có nội dung: Nội dung của lời nói phải đúng yêu cầu của giao tiếp, không thừa, không thiếu. Đó là phương châm về lượng
* Ghi nhớ ( SGK )
II. Phương châm về chất
* Truyện cười “Quả bí khổng lồ.”
-> Phê phán tính nói khoác.
=> Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.
* Ghi nhớ (SGK )
III. Luyện tập
Bài tập 1 (T.10)
a. Thừa cụm từ “Nuôi ỏ nhà”
b. Thừa cụm từ “Có hai cánh”
Bài tập 2 (T.11) 
a.	Nói có sách, mách có chứng
b.	Nói dối
c.	Nói mò
d.	Nói nhăng nói cuội
e.	Nói trạng
=> Phương châm hội thoại về chất.
Bài tập 3 (T.11 ) 
Phương châm về lượng không được tuân thủ
Bài tập 4 ( T.11 ) 
a.	Để đảm bảo phương châm về chất.
b.	Để ngời nghe biết việc nhắc lại là chủ ý -> Không vi phạm phương châm về lượng.
3. Củng cố 
- Vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp
4. Hướng dẫn học ở nhà 
Học bài cũ.
xem lại các bài tập, làm bài tập 5 (T. 11)
Xác định các câu nói không tuân thủ phương châm về lượng, phương châm về chất trong hội thoại và chữa lại.
Chuẩn bị bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
**********************************************************************
Soạn: 24/8/2010 Tiết 4	
Giảng 9A :
	9B:
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
	trong văn bản thuyết minh
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Nắm được văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng
- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng: 
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
3. Thái độ: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào việc tạo lập văn bản thuyết minh
II. Chuẩn bị 
	GV: SGK, SGV, một số đoạn văn mẫu
HS: đọc và tìm hiểu bài
III. Các hoạt động dạy học 
Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A . 9B 
- Bài cũ:
2. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
GV: Thế nào là văn bản thuyết minh?
HS: Là kiểu văn bản nhằm cung cấp thông tin tri thứcvề đặc điểm, ttính chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng bằng
 phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích
GV: Văn bản thuyết minh có những tính chất gì?
HS: Tri thức, khách quan
GV: Các phương pháp thuyết minh?
HS: Định nghĩa, phân loại, nêu VD, so sánh, liệt kê, dùng số liệu
HS: Đọc Văn bản
GV: Bài văn thuyết minh đặc điểm đối tượng nào?
HS: Hạ Long
GV: Bài văn thuyết minh đặc điểm nào của Hạ Long?
HS: Sự kì lạ của Hạ Long: đá và nước
GV: Văn bản cung cấp cho người đọc điều gì?
 HS: Cung cấp trí thức về đối tượng.
GV: Đặc điểm ấy có dễ dàng thuyết minh bằng cách đo, đếm, liệt kê không?
HS: không
GV: Vậy tác giả thuyết minh bằng cách nào ?
HS: Tưởng tượng, liên tưởng
GV: Giả sử tác giả chỉ dùng phương pháp liệt kê: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng... thì đã nêu được sự kì lạ của Hạ Long chưa?
- Tác giả hiểu sự kì lạ này là gì?
- Gạch chân câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long?
HS: Chính nước...tâm hồn
GV: Tác giả sử dụng các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng như thế nào để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long?
GV lưu ý HS: Sau mỗi đổi thay góc độ quan sát, tốc độ di chuyển, ánh sáng phản chiếu... là sự miêu tả những biến đổi của hình ảnh đảo đá.
-> Chúng trở nên sinh động, có hồn
GV: Như vậy, qua văn bản, tác giả đã làm rõ sự kì lạ của Hạ Long chưa?
Trình bày được như thế nhờ biện pháp gì?
HS: Đã nêu được sự kỳ lạ của Hạ Long nhờ biện pháp thuyết minh xen nghệ thuật kể chuyện, miêu tả theo lối ẩn dụ, nhân hóa.
- HS đọc ghi nhớ (SGK- T.13)
* Hoạt động 3: Luyện tập 
HS đọc văn bản
* Thảo luận nhóm
ã GV nêu vấn đề nhiệm vụ 
a. Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã đợc sử dụng?
b. Văn bản thuyết minh này có nét gì đặc biệt? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
c. Biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không?
ã Hoạt động nhóm
- Thời gian: 7 phút
- Nhóm 1+2: ý a
- Nhóm 3+4: ý b,c
- Nhiệm vụ: Các nhóm nhận nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, th ký, các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
ã Đại diện nhóm trình bày kết quả
ã GVnhận xét, kết luận trên bảng phụ.
HS: Đọc bài tập 2
GV: Nhận xét biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh trong đoạn văn?
I Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
- Khái niệm
- Tính chất: Tri thức, khách quan
- Các phương pháp thuyết minh: Định nghĩa, phân loại, nêu VD, so sánh, liệt kê, dùng số liệu
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
* Văn bản: Hạ long - đá và
 nước.
- Đối tượng: Hạ Long
- Đặc điểm: Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận.
- Cung cấp tri thức về sự kì lạ của Hạ Long
- Liên tưởng, tưởng tượng.
+ Nước tạo nên sự di chuyển...đảo đá
+ Tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển ... đến lạ lùng
*Ghi nhớ (sgk- T.13)
II. Luyện tập
Bài tập 1 (T. 13)
a. Văn bản có tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi có hệ thống: những tính chất chung về họ, giống, loài, tập tính sống, sinh nở, đặc điểm cơ thể...
(Nhân hoá, có tình tiết)
- Các phương pháp thuyết minh:
+ Định nghĩa: thuộc họ côn trùng hai cánh...
+ Phân loại: các loại ruồi
+ Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi
+ Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính.
b. Các biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa, có tình tiết.
c.	Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức.
Bài 2: (SGK – T.15)
- Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
3. Củng cố 
	- Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
	- Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
4. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Học bài cũ.Tập viết đoạn văn ngắn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật 
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
Soạn 24/8/2010 Tiết 5	
Giảng 9A :
	9B:
Luyện tập
 sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh
I. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
Kiến thức: 
- Nắm được cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng ( cái quạt, cái bút, cái kéo)
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
2. Kỹ năng: 
- Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
- Lập dàn ý chi tiết và viết phần mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào việc tạo lập văn bản thuyết minh.
II. Chuẩn bị
	- GV: SGK, SGV , bảng phụ
	- HS: chuẩn bị bài ( Tìm hiểu đề, lập dàn bài, viết phần mở bài)
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 9A  9B 
- Bài cũ: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
2. Bài mới: 	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 * Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
HS: Đọc đề bài
GV: Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì?
HS: Thuyết minh về đồ dùng
GV: Vậy nội dung cần thuyết minh là gì?
HS: Cấu tạo, đặc điểm, lịch sử ra đời, lợi ích... 
GV: Có thể sử dụng những phương pháp nào để thuyết minh?
HS: Có thể dùng kể chuyện, tự thuật...
* Hoạt động 2: Hướng dẫn lập dàn bài
GV: Trình bày bố cục của một bài văn thuyết minh?
HS: Trình bày -> nhận xét )
GV: Hướng dẫn HS lập dàn bài chung cho bài văn giới thiệu đồ dùng.
 ( Bảng phụ)
* Thảo luận nhóm
ã GV nêu vấn đề nhiệm vụ 
 - Sử dụng biện pháp nghệ thuật nào cho phù hợp và sử dụng như thế nào?
ã Hoạt động nhóm
- Thời gian: 3 phút
- Nhiệm vụ: Các nhóm nhận nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, thư ký, các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
ã Đại diện nhóm trình bày kết quả
ã GVnhận xét kết luận.
So sánh, miêu tả- Khi giới thiệu về đặc điểm của đối tượng.
VD: Một đề bài cụ thể (Giới thiệu chiếc nón lá Việt Nam) (bảng phụ)
* Mở bài: 
- Giới thiệu và định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam.
* Thân bài: 
- Giới thiệu được hình dáng của chiếc nón.
- Nón được làm bằng nguyên liệu gì?
- Cách làm nón ra sao?
- Nón thường được sản xuất ở đâu? Vùng nào nổi tiếng về nghề nón?
- Nón có thể làm quà tặng được không?
- Nón có thể là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chiếc nón lá Việt Nam.
* Hoạt động 3: HS luyện viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố nghệ thuật.
- HS viết mở bài (theo đề bài đã chuẩn bị ở nhà) 
HS: Trình bày chỉ ra được biện pháp nghệ thuật trong phần mở bài
GV: Nhận xét, bổ sung, sửa lỗi. 
I. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
Đề bài: thuyết minh về một đồ dùng: cái quạt ( cái bút, cái kéo, chiếc nón)
II. Lập dàn bài
* Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng
* Thân bài: trình bày về lịch sử hình thành, biến đổi
+ Cấu tạo
+ Đặc điểm
+ Lợi ích
* Kết bài 
Bày tỏ thái độ đối với đối tượng thuyết minh
III. Viết bài
3. Củng cố 
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật vào trong bài văn thuyết minh
4. Hướng dẫn học ở nhà 
- Viết phần thân bài và kết bài cho đề bài đã luyện tập trên lớp. Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Họ nhà kim (trang 16)
- Chuẩn bị bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1 soan.doc