Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh (tiếp)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh (tiếp)

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: Sau chiến tranh thế giới thứ Hai một trật tự thế giới mới được hình thành do hai siêu cường quốc Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.

- Sự hình thành Liên hợp quốc và những nhiệm vụ của nó.

- Thế giới trước và sau chiến tranh lạnh.

2. Tư tưởng: Giáo dục cho HS thấy được sự phân chia hai phe tư bản và chủ nghĩa xã hội trở thành đặc trưng lớn nhất chi phối tình hình chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.

3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận định và phân tích sự kiện lịch sử.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1749Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: 	 Ngày dạy: 
Tiết 13 	 Chương IV 	
	Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay
Bài 11 Trật tự thế giới mới sau chiến tranh 
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: Sau chiến tranh thế giới thứ Hai một trật tự thế giới mới được hình thành do hai siêu cường quốc Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
- Sự hình thành Liên hợp quốc và những nhiệm vụ của nó.
- Thế giới trước và sau chiến tranh lạnh.
2. Tư tưởng: Giáo dục cho HS thấy được sự phân chia hai phe tư bản và chủ nghĩa xã hội trở thành đặc trưng lớn nhất chi phối tình hình chính trị thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận định và phân tích sự kiện lịch sử.
B. Chuẩn bị.
- G/v: Giáo án và tài liệu tham khảo. Tranh ảnh.
- HS: SGK, SBT.
C. Tiến trình bài mới.
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Em hãy trình bày những nét chung về các nước Tây Âu? Kể tên các tổ chức lớn ở Tây Âu?
3. Bài mới: G/v giới thiệu bài mới.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét về sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
- G/v trình bày nội dung theo sgk.
? Mục đích của cuộc gặp gỡ này là gì?
(Học sinh yếu)
- Sử dụng tranh ảnh về 3 nguyên thủ quốc gia. (Hình 22)
? Hội nghị I-an-ta đã thông qua những quyết định nào? Hệ quả của các quyết định đó?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm vài nét về sự hình thành Liên hợp quốc.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Trong hội nghị I-an-ta có một quyết đinh khá quan trọng khác đó là quyết định gì?
? Nhiệm vụ của Liên hợp quốc là gì?
- Sử dụng tranh về cuộc họp của Liên hợp quốc.
? Hãy nêu những việc làm của Liên hợp quốc đối với nhân dân Việt Nam?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS nắm vài nét về chiến tranh lạnh và hậu quả của chiến tranh lạnh.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Em hiểu thế nào là “Chiến tranh lạnh”? (Học sinh yếu)
? Những biểu hiện của chiến tranh lạnh?
? Hậu quả của “Chiến tranh lạnh” mang lại là gì?
- G/v lấy dẫn chứng ở các nước châu á, Phi, Mĩ la-tin.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS nắm vài nét về thế giới sau “Chiến tranh lạnh”.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Sau 4 thập niên chạy đua vũ trang “Chiến tranh lạnh” đã chấm dứt như thế nào? (Học sinh yếu)
? Sau khi chấm dứt thế giới chuyển sang xu hướng như thế nào?
? Vì sao nói “Đây vừa là thời cơ, là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.”?
HS đọc thông tin sgk.
Trả lời, nhận xét.
- ở châu Âu: Liên Xô vùng Đông Đức và Đông Âu; Mĩ, Anh vùng Tây Đức và Tây Âu.
- ở châu á: Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên được trả lại nguyên trạng.
- ở Đông Nam á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Đọc thông tin.
Thành lập Liên hợp quốc.
Trả lời.
Quan sát.
- Nhân đạo, hỗ trợ về kinh tế, văn hóa...
Đọc thông tin sgk.
-Là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Lắng nghe.
Đọc thông tin sgk.
Trả lời.
Trả lời, nhận xét.
- Nếu nắm được thời cơ, điều kiện thuận lợi thì đất nước đó sẽ phát triển nhanh chóng và ngược lại.
I. Sự hình thành trật tự thế giới mới
- Từ ngày 4 đến 11 - 2 - 1945 ba nguyên thủ của 3 của 3 cường quốc Mĩ, Liên Xô, Anh gặp gỡ tại I-an-ta (Liên Xô).
- Mục đích: Thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa 3 cường quốc.
- Hệ quả: Nhưng thỏa thuận trên trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, trật tự I-an-ta.
II. Sự hình thành Liên hợp quốc.
- Hội nghị I-an-ta quyết định thành lập Liên hợp quốc.
- Nhiệm vụ: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo..
- Việt Nam tham gia vào tháng 9/1977.
III. “Chiến tranh lạnh”
- Là sự đối đầu gay gắt, mâu thuẩn gay gắt giữa 2 cường quốc Mĩ và Liên Xô.
- Biểu hiện: Chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự.
- Hậu quả: 
+ Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh.
+ Chi khối lượng tiền của lớn vào quân sự.
+ Loài người vẫn đói khổ, khó khăn.
IV. Thế giới sau “Chiến tranh lạnh”
- Tháng 12/1989 “Chiến tranh lạnh” chấm dứt.
- Xu hướng: 
+ Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quóc tế.
+ Xác lập trật tự mới, đa cực nhiều trung tâm.
+ Các nước tự điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế trọng điểm.
+ Nhiều khu vục vẫn diễn ra nội chiến, xung đột quân sự giữa các phê phái.
- Xu hướng chung đó là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
D. Cũng cố, hướng dẫn về nhà.
- Nắm nội dung của bài: 
	+ Sự hình thành trật tự thế giới mới
	+ Sự hình thành Liên hợp quốc
	+ “Chiến tranh lạnh”
	+ Thế giới sau “Chiến tranh lạnh”
- Chuẩn bị bài mới: 
Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng KHKT.
@&?
	Ngày soạn: 	 Ngày dạy: 
Tiết 14 	 Chương V 	
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ 1945 đến nay
Bài 12
Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng kh-kt
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: HS cần nắm được:
 	Nguồn gốc, những thành tựu chủ yéu, ý nhĩa lịch sử và tác động của cuộc cách mạng khoa học - lần thứ hai của loài người(từ 1945 đến nay). Bộ mặt thề giới đã thay đổi rất nhiều bởi sự phát triển như vũ bão của khoa học- kĩ thuật nửa thế kỉ qua
2. Tư tưởng
- Thông qua những kiến thức trong bài,HS cần xác định rõ ý trí vươn lênkhông ngừng, cố gắng phấn đấu không mệt mỏi để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật mới, sự phát triển không có giới hạn của con người sẽ phục vụ cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao của chính con người
- Từ đó HS nhận thức được, cần phải cố gắng, chăm chỉ học tập, có ý trí và hoài bão vươn lên vì hiện nay XH đang đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao, nắm được những tri thức mới về khoa học- kĩ thuật phục vụ cho sự nhiệp công nhiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy, tổng hợp phương pháp so sánh, liên hệ các kiến thức đã học với thực tế.
B. Thiết bị và bài học
- Một số tranh ảnh về những thạnh tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuậtlần thứ hai.
- HS: SGK, SBT.
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 ? Em hãy trình bày về hội nghị I-an-ta và các quyết định của hội nghị?
 ? Hệ quả của hội nghị I-an-ta?
 ? Em hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay?
3. Giới thiệu bài mới
 Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai của loài người bắt đầu từ năm 1945, hiện nay đang phát triển như vũ bão làm cho bộ mạt thế giới có nhiều thay đổi
 Cuộc cách mạng này bắt nguồn từ nhu cầu ngày càng cao của con người, lao động giản đơn không đáp ứng được. Mặt khác, do nạn bùng nơ dân số, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệtvà nhu cầu của cuộc chiến tranh hiện đại cần có vũ khí mới, thông tin liên lạc mới. Cho nên con người đã tiến hành cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu từ năm 1945, nơi khởi đầu cuộc cách mang này la Mĩ và nó nhanh chóng lan ra khắp thế giới. Hôm nay chúng ta học bài:cuộc cạch mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vài nét về những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học kĩ thuật.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Em có nhận xét gì về sự phát triển của KH-KT từ 1945 đến nay?
? Em hãy trình bày những thành tựu quan trọng mà thế giới đạt được?
(Học sinh yếu)
- Sử dụng tranh ảnh, giáo viên giới thiệu và thuyết minh về các thành tựu nổi bật.
? Các thành tựu trên có ý nghĩa gì? (Học sinh yếu)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm vài nét về ý nghĩa và tác động của cách mạng KH-KT.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
? Cách mạng KH-KT có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử loài người?
? Cuộc cách mạng KH-KT có tác động như thế nào đối với xã hội loài người? (Học sinh yếu)
- G/v giải thích về sự phát triển đó.
? Em hãy nêu những điểm hạn chế của cuộc cách mạng KH-KT?
- G/v lấy dẫn chứng để chứng minh.
- Chốt bài học.
Đọc thông tin sgk.
Phát triển rực rỡ, có những thành tựu kì diệu.
Quan sát, lắng nghe.
Trả lời, nhận xét.
Đọc thông tin sgk.
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Lắng nghe.
Trả lời.
I. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học kĩ thuật.
- Từ những năm 40 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng KHKT đã đạt được nhiều tựu kì diệu trên tất cả các lĩnh vực.
- Về khoa học cơ bản: Toán học, Vật lí, Hóa học và Sinh học. (PP sinh sản vô tính từ tế bào lấy từ tuyến vú mẹ; Bản đồ gen người..)
- Những công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
- Những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận: Nguyên tử, mặt trời, gió, thủy triều...
- Những vật liệu mới được sáng chế: Chất Pô-li-me (chất dẻo).
- Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp với những phương pháp cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học...
- Sự tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc: Máy siêu âm khổng lồ, tàu hỏa cao tốc.
- Bước đầu chinh phục được vũ trụ.
* ý nghĩa: Phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên nhiều phương diện.
II. ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật.
- Cách mạng KH-KT có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột móc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mạng lại những tiến bộ phi thường, kì diệu và làm thay đổi cuộc sống con người.
- Tác dụng:
+ Có bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống người dân.
+ Làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động. (N2 , DVụ tăng)
- Hạn chế: Chế tạo ra nhiều loại vũ khí hủy diệt, gây ô nhiễm môi trường (sông, hồ, biển, đất liền, vũ trụ), nhiễm phóng xạ, tai nạn lao động, nhiều căn bệnh mới xuất hiện.
D. Cũng cố, hướng dẫn về nhà.
- Nắm được nội dung bài học: Những thành tựu KH-KT ý nghĩa, tác dụng và hạn chế của nó.
- Chuẩn bị bài mới: 
Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.
	@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 13, 14.doc