Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 2 - Tiết 3: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 2 - Tiết 3: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX

- Những nét chính về sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết (Từ nửa sau những năm 70 đến 1991) và của các nước XHCN ở Đông Âu.

b. Tư tưởng

- Cần nhận thức đúng sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu là sự sụp đổ của mô hình không phù hợp, chứ không phải là sự sụp đổ của lý tưởng XHCN.

 

docx 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 12167Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Bài 2 - Tiết 3: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/9/08 Ngày giảng: 9A : 11/9/08
 9B : 12/9/08
 	9C : 11/9/08
Bài 2_Tiết 3:
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỶ XX
1/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:
a. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Những nét chính về sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết (Từ nửa sau những năm 70 đến 1991) và của các nước XHCN ở Đông Âu.
b. Tư tưởng
- Cần nhận thức đúng sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu là sự sụp đổ của mô hình không phù hợp, chứ không phải là sự sụp đổ của lý tưởng XHCN.
c. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết sự biến đổi của lịch sử từ tiến bộ sang phản động bảo thủ. Từ chân chính sang phản bội quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
2/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a.GV: 
 - Giáo án
 - Tranh ảnh về sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu
 - Tranh ảnh về 1 số nhà lãnh đạo Liên Xô va các nước Đông Âu
b.HS: 
 - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3/ PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP.
a/ Kiểm tra bài cũ: 
*Hỏi: Nêu những thành tựu chủ yếu trong công cuộc XD CNXH ở các nước Đông Âu?
*Đáp: - Đầu những năm 70 Đông Âu đã trở thành những nước công nghiệp
 - Bộ mặt KTXH đã thay đổi căn bản và sâu sắc
b/ Bài mới:
 	Giới thiệu bài: Chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đạt được những thành tựu nhất định về mọi mặt. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế, sai lầm và thiếu sót cùng với sự chống phá của các thế lực đế quốc bên ngoài. CNXH đã từng tồn tại và phát triển hơn 70 năm đã khủng hoảng và tan rã. Để tìm hiểu nguyên nhân của sự tan rã đó như thế nào? Quá trình khủng hoảng tan rã ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng của LX?
GV: Khủng hoảng dầu mỏ 1973 đã tác động tới nhiều quốc gia , dân tộc trên thế giới, nhưng các nhà lãnh đạo LX lại cho rằng LX ko chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, nên vẫn duy trì nề lối quản lý cũ, tiếp tục XD CNXH theo mô hình cũ. Kết quả là nền KT LX trong suốt những năm 70 và đầu những năm 80 của TK XX đã khủng hoảng trầm trọng. Trong 15 năm với các kế hoạch 5 năm lần 9,10,11 thu nhập quốc dân giảm 2,5 lần, SXCN giảm 2,5 lần, NN giảm 3,5 lần, thu nhập theo đầu người giảm 3 lần.
Hỏi: Trong hoàn cảnh đó LX đã làm gì?
GV: Cải tổ diễn ra trong 6 năm, chia làm 3 thời kì:
+ 1985-1986: Thời kì tăng tốc
+ 1987-1989: Thời kì cải tổ
+ 1989-1991: Thời kì XD KT thị trường
Hỏi: Mục đích và nội dung của cuộc cải tổ?
->Giảng: Đất nước lún sâu vào khủng hoảng ,rối loạn, hàng loạt nước đòi khai. Mà nguyên nhân dẫn đến nền kinh tế, chính trị xã hội Liên Xô trong thời kỳ này gặp khó khăn chính là do ban lãnh đạo không tiến hành cải cách cần thiết.
Giải thích: Li khai: Đòi tách ra khỏi 1 tổ chức , hay những quan điểm , tư tưởng nào đó.
YC HS QS H3 SGK/10
Giảng: Bức tranh chụp về một cuộc biểu tình đòi độc lập của ND Lit-va muốn tác ra khỏi liên bang Xô viết. Tham gia cuộc biểu tình có cả người lớn, trẻ con, đàn ông, đàn bà.Họ mang theo biểu ngữ, cờ và bản đồ. Họ đòi tách khỏi LX để trở thành một quốc gia độc lập.Ước muốn độc lập của họ thể hiện ở trong bức tranh mà họ mang theo khi biểu tình. Cụm từ viết tắt CCCP nghĩa là LX. Hình chiếc kéo cắt đôi làm hai phần một phần có chữ CCCP biểu thị cho việc tách khỏi Liên bang Xô viết để thành lập một nhà nước riêng đó là Lit-va. Bức ảnh cũng diễn tả lại không khí tham gia biểu tình của người Lit-va đòi độc lập, trong bối cảnh chung lúc bấy giờ ở LX , nó đã góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự tan rã của LX sau hơn 70 năm tồn tại.
Hỏi: Để giải quyết những khó khăn này Đảng và nhà nước Liên Xô có những chính sách gì?
Hậu quả?
GV: Cho HS QS lược đồ SGK/11, chỉ ra 11 quốc gia độc lập.
Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại này?
GV: Sau khi cải tổ càng lún sâu vào khủng hoảng lớn nhỏ, sắc tộc bùng nổ, tệ nạn xã hội gia tăng
Treo bản đồ: chỉ các nước Đông Âu.
Hỏi: Tình hình các nước Đông Âu cuối những năm 70 đầu những năm 80 như thế nào?
YC HS đọc phần chữ nhỏ SGK/11.
Giảng: Đầu những năm 80 các nhà lãnh đạo của các nước Đông Âu đề ra chiến lược phát triển KT-XH , dựa trên sự phát triển của KH-KT , chuyển sang phát triển KT theo chiều sâu , tuy nhiên kquả ko như mong muốn.
Hỏi: Khủng hoảng diễn ra ntn?
Giảng: Cuối T1/1990, Đảng CN thống nhất Ba Lan chấm dứt hoạt động, đảng XHDC ra đời.QH Ba Lan đổi tên nước thành CH Ba Lan.
Tiếp theo Ba Lan là hàng loạt các nước khác.
Ở Đức: 18/5/1990, hai nước Đức kí kết Hiệp ước liên minh tiền tệ , kinh tế, XH. Ngày 22/8/1990, CHDC Đức đã quyết định ra nhập CHLB Đức. Đúng 0h 3/111990 tại quốc hội đã diễn ra lễ kéo cờ CHLB Đức, đánh dấu sự thống nhất của nước nầy.
Hỏi: Trước những khó khăn này ban lãnh đạo Đông Âu đã thực hiện chính sách gì?
Hỏi: Em hiểu thế nào là đa nguyên chính trị?
Gv: Lấy VD ở Liên Xô có gần 1000 Đảng phái cùng hđ.
Hỏi: Hậu quả của cuộc khủng hoảng ở các ước Đông Âu như thế nào?
GV: Lợi dụng cuộc khủng hoảng CNĐQ kích động nhân dân đẩy mạnh chống phá.
Hỏi: Sự sụp đổ của các nước Đông Âu đã dẫn đến hậu quả như thế nào?
Hỏi: Em có nhận xét gì về sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN?
Hỏi: Nguyên nhân sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu?
Kết luận: CNXH sụp đổ ở Đông Âu và LX. Đây là một tổn thất nặng nề , chưa từng có đối với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và CNXH TG. Tuy nhiên đây chỉ là sự sụp đổ của mô hình CNXH chưa khoa học chứ ko phải là CNXH mà Mác- Lê nin đã xd lên. Từ sự sụp đổ này mà các nước XHCN khác trên TG trong đó có VN tự rút ra bài học để XD thành công CNXH trong nước mình.
Khách quan: 1973 khủng hoảng dầu mỏ dẫn tới khủng hoảng nhiều mặt của thế giới
-Chủ quan: + LX chậm sửa đổi những khuyết điểm cũ, chậm cải cách kinh tế , xã hội, vi phạm pháp chế, thiếu dân chủ.
-1985,Gooc-ba-chốp lên nắm quyền và đề ra cải tổ
MĐ: Sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trước kia đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng
ND: - Chính trị: Thiết lập chế độ tổng thống đa nguyên, đa đảng, 
- KT: thực hiện nền KT thị trường theo định hướng TBCN.
Quan sát
Tiến hành đảo chính
ĐCS bị đình chỉ hoạt động
Các nước đòi li khai
Thành lập cồng đồng các quốc gia độc lập
Thảo luận : Do không có sự chuẩn bị đầy đủ các ĐK cần thiết đường lối chiến lược toàn diện nhất quán. Mặt khác giữa lời nói và việc làm của Gooc-ba-chốp, giữa lý thuyết và thực tiễn của công cuộc cải tổ này cách xa nhau.
Sản xuất công nghiệp bị giảm sút, chính trị mất ổn định
Đọc.
- 1988 cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh cao.
- Cải cách kinh tế.
- Thực hiện đa nguyên về chính trị, tiến hành tổng tuyển cử
- Nhiều Đảng phái chính trị cùng phái, cùng hoạt động làm mất quyền thống trị của Đảng cộng sản.
- Chính quyền mới ở các nước Đông Âu tuyên bố từ bỏ CNXH và CN Mác-Lênin
- Thực hiện đa nguyên, đa Đảng.
- Chuyển sang kinh tế thị trường.
- Đổi tên nước và ngày quốc khánh ,chỉ gọi chung là nước cộng hoà.
Đây là tổn thất hết sức nặng nề với phong trào CM thế giới và các lực lượng tiến bộ, các dân tộc bị áp bức đang dấu tranh cho hoà bình và cho độc lập dân tộc.
- Kinh tế lâm vào khủng hoảng sâu sắc 
- Rập khuôn mô hình ở Liên Xô 
- Sự chống phá của thế lực trong và ngoài nước.
- Nhân dân bất bình với các nhà lãnh đạo
1. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết 
-Nguyên nhân:
+1973, khủng hoảng dầu mỏ
->khủng hoảng nhiều mặt trên thế giới.
+ LX chậm cải cách, ko sửa đổi khuyết điểm, vi phạm pháp chế
-1985,Gooc-ba-chốp lên nắm quyền và đề ra cải tổ
- 21.8.1991, một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiến hành đảo chính nhưng thất bại. 
-21/12/1991, thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập(SNG)
- 25.12.1991, Gooc-ba-chốp từ chức.
-> Liên bang Xô viết tan rã hoàn toàn
2/ Cuộc khủng hoảng và tan tã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu
- Kinh tế: Khủng hoảng gay gắt
- Chính trị: Mất ổn định
- 1988 cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh cao.
- Đảng cộng sản các nước Đông Âu mất quyền lãnh đạo.
- 1989 chế độ XHCN ở hầu hết các nước Đông Âu bị sụp đổ
- 28.6.1991 hội đồng tương trị kinh tế (SEV) chấm dứt mọi hoạt động.
-1.7.1991 tổ chức hiệp ước Vác- sa-va tuyên bố giải thể
c/ Củng cố, bài tập 
Hỏi: Số thành viên của liên minh Vác- sa-va là:
8 quốc gia
10 quốc gia
9 quốc gia
12 quốc gia
d / Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà.
Học bài cũ. Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa .
Đọc và chuẩn bị bài : Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á-Phi-Mĩ la-tinh

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 3.docx