Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Đỗ Thị Nga - Trường THCS Việt Long

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Đỗ Thị Nga - Trường THCS Việt Long

Sau khi học xong bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Nắm được những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.

Trọng tâm: thành tựu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

 

doc 228 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Đỗ Thị Nga - Trường THCS Việt Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. 
Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay
Chương I. 
Liên Xô và các nước Đông Âu 
sau chiến tranh thế giới thứ hai
Bài 1. 
Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 
đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX
Tiết 1. Liên Xô
I. Mục tiêu bài học 
Sau khi học xong bài học, HS cần: 
1. Kiến thức
- Nắm được những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước. 
Trọng tâm: thành tựu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 
2. Tư tưởng, thái độ, tình cảm 
- Giáo dục lòng tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và Nhà nước Xô Viết. 
- Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. 
3. Kĩ năng 
- Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế - xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu 
- Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai 
II. Thiết bị đồ dùng dạy học 
- Giáo viên 
+ Một số tranh ảnh mô tả công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 đến những năm 70
+ Bản đồ Liên Xô 
+ Đèn chiếu 
- Học sinh: sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô 
III. Tiến trình tổ chức dạy - học 
1. Giới thiệu bài mới 
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô bị thiệt hại to lớn về người và của. Để khôi phục và phát triển kinh tế, đưa đất nước tiến lên phát triển khẳng định vị thế của mình đối với các nước tư bản, đồng thời để có điều kiện giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH. Để tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. 
2. Dạy và học bài mới 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV cần dùng đèn chiếu các số liệu về sự thiệt hại của Liên Xô trong SGK lên bảng. Sau đó GV nêu câu hỏi:
+ "Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai"? 
- Đây là sự thiệt hại rất to lớn về người và của của nhân dân Liên Xô, đất nước gặp muôn vàn khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nổi. 
- so sánh những thiệt hại to lớn của Liên Xô với các nước Đồng minh là không đáng kể 
- nhiệm vụ to lớn của nhân dân Liên Xô là khôi phục kinh tế 
* GV phân tích sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước Liên Xô trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế. Quyết tâm này được sự ủng hộ của nhân dân nên đã hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn chỉ trong 4 năm 3 tháng 
* GV cho HS thảo luận nhóm :
-"Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong thời kỳ khôi phục kinh tế, nguyên nhân của sự phát triển đó?" 
HS dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi theo nội dung: 
- Tốc độ khôi phục kinh tế trong thời kỳ này tăng lên nhanh chóng 
- Có được kết quả này là do: Sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội Liên Xô, tinh thần tự lập, tự cường, tinh thần chịu đựng gian khổ, lao động cần cù, quên mình của nhân dân Liên Xô 
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950) 
- Liên Xô chịu tổn thất nặng nền trong Chiến tranh thế giới thứ hai 
- Đảng và Nhà nước Liên Xô đề ra kế hoạch khôi phục kinh tế 
* Kết quả:
- Công nghiệp: Năm 1950, sản xuất công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, hơn 6000 xí nghiệp được phục hồi 
- Nông nghiệp: Bước đầu khôi phục, một số ngành phát triển 
- Khoa học - kỹ thuật: chế tạo thành công bom nguyên từ (1949), phá vỡ thế độc quyền của Mĩ. 
- GV giải thích rõ khái niệm :"Thế nào là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH": Đó là nền sản xuất đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Đồng thời GV nói rõ đây là việc tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH mà các em đã được học đến năm 1939
- câu hỏi thảo luận nhóm: "Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trong hoàn cảnh nào"?
- Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô?" 
 ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, làm giảm tốc độ công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô 
2. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX) 
-Hoàn cảnh:
+các nước tư bản phương Tây luôn có âm mưu và hành động bao vây, chống phá Liên Xô cả về kinh tế, chính trị và quân sự 
+ Liên Xô phải chi phí lớn, cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc xây dựng CNXH 
GV cho HS đọc các số liệu trong SGK về thành tựu của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm và 7 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH. 
GV: có thể giới thiệu một số tranh ảnh về những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô, giới thiệu hình 1 SGK "Vệ tinh nhân tạo đầu tiên (nặng 83,6 kinh doanh) của loài người do Liên Xô phóng lên vũ trụ"
 - Hãy lấy một số ví dụ về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam 
 Hãy cho biết ý nghĩa của những thành tựu mà Liên Xô đã đạt đượcvề mặt đối ngoại? 
Gợi ý: 
Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao
Liên Xô trở thành chỗ dựa cho hoà bình thế giới 
- Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Mĩ), một số ngành vượt Mĩ 
- Về khoa học - kỹ thuật: các ngành KH - KT đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ 
- Về quốc phòng: đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây 
- Về đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng của thế giới 
IV. Sơ kết bài học:
Làm bài tập sau: 
1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng 
- Iu ri Gagari là người 
A. Đầu tiên bay vào vũ trụ B. Thử thành công vệ tinh nhân tạo
C Bay vào vũ trụ đầu tiên D. Đặt chân lên mặt trăng đầu tiên 
- Vị trí công nghiệp của Liên Xô trong hai thập niên 50, 60 của thế kỷ XX là: 
A. Đứng hàng đầu thế giới B. Đứng thứ hai thế giới 
C. Đứng thứ ba thế giới D. Đứng tư thế giới 
V. Dặn dò, ra bài tập 
- HS học bài cũ, đọc trước bài mới 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài 
Tiết 2. 	Bài 1. Các nước Đông Âu
I.mục tiêu tiết học:
Sau khi học xong bài học, HS cần: 
1. Kiến thức 
- Nắm được những nét chính về thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX) 
- Nắm được những nét cơ bản về hệ thống của các nước xã hội chủ nghĩa, thông qua đó hiểu được những mối quan hệ, ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. 
Trọng tâm: những thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu 
2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ 
- Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của các nước Đông Âu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta. 
- Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS 
3. Kỹ năng 
- Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của từng nước Đông Âu 
- Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình 
II. Thiết bị đồ dùng dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Giới thiệu bài mới 
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã sản sinh ra một nước xã hội chủ nghĩa duy nhất đó là Liên Xô, thì sau Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc đã có những nước XHCN nào ra đời? Quá trình xây dựng CNXH ở các nước này diễn ra và đạt được kết quả ra sao? Để có câu hỏi trả lời chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay. 
3. Dạy và học bài mới 
Hoạt động của thày trò
Nội dung kiến thức cần đạt
- Các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào? 
chú ý đến vai trò của nhân dân, lực lượng vũ trang của Hồng quân Liên Xô 
Tiếp đó, GV cho HS đọc GSK đoạn về sự ra đời của cách mạng Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu trên bản đồ Châu Âu yêu cầu HS lên bảng chỉ tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Hoặc yêu cầu HS lên bảng điền vào bảng thống kê theo yêu cầu sau: Số thứ tự, tên nước, ngày, tháng, năm thành lập 
Đồng thời cần phân tích hoàn cảnh ra đời Nhà nước cộng hoà dân chủ Đức. Sau đó GV tóm lược những nội dung cần ghi nhớ 
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu 
-cuối năm 1944 đầu năm 1945 Hồng quân Liên Xô phối hợp với nhân dân và các lực lượng vũ trang ccác nước ĐÂ nổi dậy giành chính quyền và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân 
- Hàng loạt các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời: Cộng hoà Ba Lan (7-1944), Cộng hoà Ru-ma-ni (8-1944) 
- Để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu cần tiến hành những công việc gì ?
Trước khi HS trả lời GV có thể gợi ý: Những việc cần làm trên các mặt sau: về mặt chính quyền, cải cách ruộng đất? công nghiệp 
+ xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân 
+ Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của tư bản 
+ Ban hành quyền tự do dân chủ 
-GV nhấn mạnh cho HS biết việc hoàn thành nhiệm vụ trên là trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, đã đập tan mọi mưu đồ của các thế lực đế quốc phản động 
-các nước dân chủ nhân dân ĐÂ đã hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 
2. Các nước Đông Âu xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX) 
-những nhiệm vụ chính của các nước ĐÂ trong công cuộc xây dựng CNXH là gì?
-
 - hãy nêu những thành tựư to lớn mà nhân dân các nước ĐÂ đã đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH
 Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX các nước Đông Âu đều trở thành công - nông nghiệp phát triển. có nền văn hoá giáo dục phát triển, có nền văn hoá giáo dục phát triển 
+An-ba-ni đã điện khí hoá cả nước, giáo dục phát triển cao nhất Châu Âu bấy giờ 
+ Ba Lan:sản lượng công nghiệp đều tăng gấp đôi 
+Bun-ga-ri, sản xuất công nghiệp 1975 tăng 55 lần so 1939 
- Các nước Đông Âu xây dựng CNXH trong điều kiện khó khăn, phức tạp: cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu, các nước đế quốc bao vây kinh tế, chống phá về chính trị 
- nhiệm vụ:
+xoá bỏ sự bóc lột
+ đưa nông dân vào làm ăn tập thể
+xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH
- thành tựu:
+các nước đã cơ bản trở thành nước công nông nghiệp
+ kinh tế xã hội thay đổi căn bản sâu sắc
- hệ thống các nước XHCN ra đời khi nào?
III Sự hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa 
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai hệ thống XHCN ra đời 
- trình bày hoàn cảnh ra đời hệ thống XHCN
- hệ thống các nước XHCN hình thành trên cơ sở nào?
sự ra đời của khối SEV,
 vai trò của khối SEV và vai trò của Liên Xô trong khối SEV. 
Tiếp sau, GV hướng dẫn HS trình  ... ng chiến chống Mĩ, ở biên giới Tây Nam chúng ta phải đối phó với cuộc xâm lược nào?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, HS bổ sung cho bạn.
Cuối cùng GV kết luận.
Hoạt động 2: Cả lớp
II. Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975-1979)
1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
- Tập đoàn Pôn Pốt mở cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây-Nam (22-12-1978).
GV trình bày cho HS cuộc chiến đấu bảo vệ ở biên giới Tây Nam: Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân và dân ta tổ chức cuộc phản công đánh đuổi Pôn Pốt. Cuộc chiến đấu nhanh chóng chấm dứt, toàn bộ quân Pôn Pốt bị quét ra khỏi nước ta. Hoà bình được lập lại.
- Quân dân ta tổ chức phản công quét quân xâm lược Pôn Pốt khỏi nước ta.
Hoạt động 1: Cá nhân
ở biên giới phía Bắc, Trung Quốc đã có hành động gì?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi
2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phái Bắc
GV nhận xét, bổ sung và kết luận. Đồng thời nhấn mạnh: Từ 1978 Trung Quốc có những hành động làm tổn hại đến tình cảm hai nước như cho quân đội khiêu khích, cắt chuyên gia. Ngày 17-12-1979, Trung Quốc cho quân đội với 32 sư đoàn mở cuộc tiến công nước ta dọc biên giới từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).
Hoạt động 2: Cả lớp
- Từ 1978 Trung Quốc cho quân đội khiêu khích, cắt viện trợ. Mở cuộc tiến công biên giới phía Bắc (17-2-1979)
GV trình bày cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
- Quân và dân ta chiến đấu ngoan cường buộc Trung Quốc phải rút quân (18-3-1979).
4. Sơ kết bài học
- Thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976-1985.
- Cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài tập SGK.
- Đọc trước bài mới sưu tầm ảnh về thời kì đổi mới.
Bài 33
việt nam trên đường đổi mới
đi lên chủ nghĩa xã hội (Từ năm 1986 đến năm 2000)
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức 
- Nắm được hoàn cảnh, yêu cầu dẫn đến việc chúng ta cần phải đổi mới. 
- Hiểu được nội dung đường lối đổi mới của Đảng. 
- Những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc đổi mới.
2. Tư tưởng, thái độ, tình cảm
	Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tinh thần và từ duy đổi mới trong lao động, học tập, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới. 
3. Kĩ năng
	Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá con đường tất yếu phải đổi mới đi lên CHXH và quá trình 15 năm đất nước thực hiện đường lối đổi mới.
II. Thiết bị, đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh trong SGK.
- Sưu tầm một số hình ảnh về thành tựu của công cuộc đổi mới.
III. Tiến trình tổ chức dạy-học
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Sau 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta đã đạt những thành tựu gì? Còn những khó khăn nào?
Câu hỏi 2: Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tây Nam diễn ra như thế nào?
2. Giới thiệu bài mới
	Trong 10 năm cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn rất nhiều yếu kém, cần phải đổi mới để đưa đất nước đi lên. Hoàn cảnh nào dẫn đến việc chúng ta phải đổi mới? Đường lối của công cuộc đổi mới là gì? Những thành tựu của công cuộc đổi mới ra sao? Bài học hôm nay sẽ lí giải các câu hỏi trên.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Cá nhân 
GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: Nguyên nhân tại sao chúng ta phải đổi mới?
HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung cho bạn.
Cuối cùng GV nhận xét, bổ sung và kết luận. Đồng thời nhấn mạnh thêm: Đổi mới là yêu cầu cấp thiết và tất yếu, nếu không đổi mới chúng ta sẽ gặp những khó khăn và suy yếu về mọi mặt. Để khắc phục những hạn chế thiếu sót và đưa đất nước ta vượt qua khỏi khủng hoảng đòi hỏi chúng ta phải đổi mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986) là mốc quan trọng đánh dấu quá trình đổi mới.
Mặt khác, tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, những thay đổi của tình hình thế giới nhất là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, cũng đặt ra yêu cầu Đảng ta phải đổi mới.
Hoạt động 2: Cả lớp/cá nhân
Trước hết GV trình bày cho HS thấy rõ sự đổi mới của đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đùng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
I. Đường lối đổi mới của Đảng 
- Nguyên nhân đổi mới: 
+ Nền kinh tế - xã hội nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng. 
+ Tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật, Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa sụp đổ
+ Đại hội Đảng VI (12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới.
Sau đó GV hỏi: Theo em chúng ta đổi mới trên lĩnh vực nào
HS dựa vào SGK trả lời
GV bổ sung và kết luận: Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá, đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế.
- Nội dung đổi mới: Đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá trọng tâm là đổi mới về kinh tế.
GV giới thiệu hình 83 trong SGK "Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng "
Hoạt động 1: Nhóm
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi, nhiệm vụ cụ thể của mỗi nhóm như sau:
II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000)
Nhóm 1: Tìm hiểu những thành tựu của công cuộc đổi mới trong thực hiện kế hoạch 5 năm 1986-1990?
Nhóm 2: Tìm hiểu những thành tựu của công cuộc đổi mới trong thực hiện kế hoạch 5 năm 1986-1990?
Nhóm 3: Tìm hiểu những thành tựu của công cuộc đổi mới trong thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000?
- Trong kế hoạch 5 năm 1986-1990: Đáp ứng được nhu cầu lương thực, hàng hoá thị trường dồi dào, kinh tế đối ngoại phát triển.
- Trong kế hoạch 5 năm 1990-1995: kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm phát được đẩy lùi, kinh tế đối ngoại phát triển 
HS dựa vào SGK thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày kết quả của mình, HS bổ sung cho bạn
Cuối cùng GV nhận xét bổ sung và chốt ý. Đồng thời giới thiệu một số hình ảnh trong SGK và sưu tầm được về những thành tựu trong công cuộc đổi mới của nhân dân ta trong việc thực hiện đổi mới
- kế hoạch 5 năm 1996-2000: Kinh tế tăng trưởng khá cao, vốn đầu tư nước ngoài tăng cao, quan hệ đối ngoại không ngừng mở rộng
4. Sơ kết bài học
- Nguyên nhân và đường lối đổi mới
- Những thành tựu của công cuộc đổi mới.
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ
- Ôn tập hệ thống hoá lại toàn bộ phần lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.
Bài 34
Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.
I. Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài học, HS cần:
1. Kiến thức
Nắm được một cách hệ thống quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ năm 1919 đến năm 2000 qua các giai đoạn chính với những đặc điểm lớn của từng giai đoạn; đồng thời giúp HS hiểu rõ nguyên nhân cơ bản đã quyết định quá trình phát triển của lịch sử, bài học kinh nghiệm lớn được rút ra từ đó.
2. Tư tưởng.
Trên cơ sở thấy rõ quá trình đi lên không ngừng của lịch sử dân tộc, củng cố niềm tự hào dân tộc, lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của cách mạng và tiền đồ của tổ quốc.
3. Kĩ năng.
Rèn luyện HS khả năng phân tích, hệ thống sự kiện, lựa chọn sự kiện lịch sử điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn.
II. Thiết bị đồ dùng dạy học.
Sưu tầm tranh ảnh lịch sử liên quan đến giai đoạn từ năm 1919 đến năm 2000,
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Giới thiệu bài mới.
GV khái quát lại những nội dung lịch sử Việt Nam đã học rồi dẫn dắt các em vào học bài tổng kết.
2. Dạy và học bài mới.
Mục 1: Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử.
* Phương án 1: GV nêu câu hỏi: hãy cho biết các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam từ 1919 đến nay và nội dung của từng giai đoạn đó?
HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý những nội dung sau:
- Giai đoạn 1919-1930: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tại Việt Nam (1919-1929) đã tác động, làm biến đổi tình hình kinh tế xã hội Việt Nam , dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự kiện mở đầu bước ngoặt của cách mạng Việt Nam.
- Giai đoạn 1930-1945: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Hồ Chí Minh , cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển qua các ptr 1930-1031, 1936-1939, 1939-1945 dẫn tới Cách mạng tháng tám Thắng lợi, mở ra kỉ nguyên độc lập tự do.
- Giai đoạn 1945-1954: nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi cuối cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền 
Bắc.
- Giai đoạn 1954-1975: Hai miền đất nước tiến hành hai chiến lược cách mạng khác nhau (cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam) và đã giành thắng lợi hoàn toàn với trận địa thắng Xuân 1975, mở ra kỉ nguyên độc lập thống nhất, đi lên CNXH.
- Giai đoạn 1975 đến nay: Trong 10 năm đầu 1975-1985 chúng ta gặp nhiều khó khăn thử thách, từ Đại hội lần thứ VI (12-1986) của Đảng, thực hiện đường lối đổi mới, cách mạng nước ta giành thắng lợi to lớn, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.
Các giai đoạn
của cách mạng Việt Nam
Nội dung chủ yếu và đặc điểm
Của lịch sử Việt Nam
1919-1930
1930-1945
1945-1954
1954-1975
1975 đến nay
Để bài học sinh động, GV kết hợp với việc giới thiệu những tranh ảnh lịch sử tương ứng với các giai đoạn để học sinh hiểu sâu sắc hơn nội dung bài tổng kết.
Mục 2: Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng di lên.
Về nguyên nhân thắng lợi: GV nêu câu hỏi HS thảo luận theo nhóm: Hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam?:
HS thảo luận theo nhóm và trình bày kết quả của mình. HS nhóm khác có thể bổ sung. Cuối cùng GV kết luận. Chú ý nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng là nguyên nhân quyết định mọi sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Về bài học kinh nghiệm: GV chi HS trao đổi, đàm thoại để trả lời câu hỏi: Nêu những bài học của cách mạng Việt Nam>?
Sau khi HS trả lời, GV chốt ý:
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH.
- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử.
- Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với thời đại, sức mạnh trong nước và quốc tế.
- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, nhân tố quyết định mọi sự thắng lợi.
3. Sơ kết bài học.
- Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của tiến trình lịch sử Việt Nam.
- Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam.
4. Dặn dò, bài tập
Học theo các giai đoạn để nắm được những nội dung chủ yếu của cách mạng Việt Nam.
Lập bảng thống kê các sự kiện chủ yếu của cách mạng Việt Nam theo nội dung sau:

Thời gian
Sự kiện chủ yếu
Tác động của sự kiện đó đến lịch sử Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 9 ca nam(1).doc