Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Học kì Năm học 2010 - 2011

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Học kì Năm học 2010 - 2011

Giúp học sinh nắm được:

-Hoàn cảnh lịch sử và sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước.

-Chủ trương, hoạt động của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng,sự khác nhau của tồ chức này với HVNCMTN do Nguyễn Ái Quốcthành lập ở nước ngoài.

-Sự phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam.

-Giáo dục học sinh lòng yêu nước.

-Rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu chủ trương hoạt động của các tổ chức cách mạng.

 

doc 55 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Học kì Năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:18/1/2010
Tiết 20.
Cách mạng việt nam trước khi đảng cộng sản ra đời
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh nắm được:
-Hoàn cảnh lịch sử và sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước.
-Chủ trương, hoạt động của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng,sự khác nhau của tồ chức này với HVNCMTN do Nguyễn ái Quốcthành lập ở nước ngoài.
-Sự phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam.
-Giáo dục học sinh lòng yêu nước.
-Rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu chủ trương hoạt động của các tổ chức cách mạng.
B.Chuẩn bị
-Giáo viên nghiên cứu tài liệu, SGK, SGV Lịch sử 9
-Học sinh soạn bài
C. Tiến trình dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu những hoạt động của lãnh tụ nguyễn ái quốc ở Pháp ? ý nghĩa của những hoạt động này?
2.Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
HS đọc mục I (SGK)
? Em hãy trình bày về phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1926- 1927?
GV minh họa thêm:
Từ năm 1926-1927 toàn quốc đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân . Họ nhằm hai mục đích: -Tăng lương 20%- 40%
 -Đòi làm ngày 8 giờ như công nhân Pháp
? Phong trào yêu nước thời kì này phát triển như thế nào?
? Theo em, phong trào cách mạng nước ta trong những năm 1926-1927có điểm gì mới so với thời gian trước đó?
*Phong trào cách mạng trong nước phát triển mạnh như vậy, đó là điều kiện thuận lợi cho các tổ chức CM ra đời ở Việt Nam.
Hoạt động 2
? Em hãy trình bày sự ra đời của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng?
? Tân Việt Cách mạng Đảng phân hoá trong hoàn cảnh nào?
GV minh họa thêm:
-Tân Việt Cách mạng Đảng đã nhiều lần cử người sang Quảng Châu xin hợp nhất với VNCMTN nhưng không thành và ngược lại VNCMTN cũng cử người về nước bàn hợp nhất với TVCMĐ nhưng không thành. Nhưng sau này lập trường của TVCMĐ chuyển mạnh sang khuynh hướng cách mạng vô sản.
I.Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam(1926-1927)
1. Phong trào công nhân 
-Công nhân và học sinh học nghề liên tiếp nổi dậy đấu tranh:dệt Nam Định , đồn điền cao su Phú Riềng..
-Phong trào phát triển với qui mô toàn quốc, mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài một xưởng, liên kết nhiều ngành nhiều địa phương.
-Trình độ giác ngộ của công nhân được nâng, họ trở thành lực lượng chính trị độc lập.
2.Phong trào yêu nước(1926-1927)
-Phong trào đấu tranh của nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân đã kết thành một làn sóng chính trị khắp cả nước.
II.Tân Việt Cách mạng Đảng (7/1928)
1.Sự thành lập :
 -Nguồn gốc:
+Từ Hội Phục Việt được thành lập từ(7/1925)
+Sau nhiều lần đỏi tên, đến tháng 7/1928 chính thức mang tên Tân Việt cách mạng Đảng
+Lúc đầu là tổ chức yêu nước, lập trường giai cấp chưa rõ ràng.
2. Sự phân hoá
-Tân Việt Cách mạng Đảng ra đời khi VNCMTN đã phát triển mạnh về lí luận và tư tưởng cách mạnh của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
-Tổ chức VNCMTN đã có sức hút mạnh mẽ với Tân Việt, nhiều người xin gia nhập HVNCMTN.
- Tổ chức này tuy có điểm mới, tiến bộ song còn hạn chế bị phân hoá sâu sắc thành 2 khuynh hướng rõ rệt:KH cải lương (TS) và KH vô sản , tổ chức bị thu hẹp.
d. Củng cố , dặn dò 
- GV củng cố nội dung bài. Hướng dẫn về nhà: tìm hiểu tiếp mục III, IV
Ngày soạn:19/01/2010
Tiết 21
Cách mạng việt nam trước khi đảng cộng sản ra đời(tiếp theo)
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh nắm được:
-Hoàn cảnh ra đời của Việt Nam Quốc dân Đảng, chủ trương và hoạt động của tổ chức này.
-Sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào của công nông đã dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản thể hiện bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam.
-Giáo dục học sinh lòng yêu nước, khâm phục các bậc tiền bối cách mạng.
-Kĩ năng so sánh hoạt động của các tổ chức cách mạng, đánh giá nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
B.Chuẩn bị
- Giáo viên nghiên cứu tài liệu
- Lược đồ cuộc khởi nghĩa yên Bái
- Trọng tâm – mục IV
C.Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
-Trình bày hoàn cảnh ra đời , sự phân hoá của tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng?
2. Bài mới
* Giới thiệu bài mới:
Các tổ chức cách mạng ra đời cùng với cuộc khởi nghĩa Yên Bái đánh dấu bước phát triển mới của phong trào cách mạng ở nước ta .Cuộc khởi nghĩa Yên Bái có dành được thắng lợi hay không,các tổ chức cách mạng ra đời đòi hỏi một yêu cầu bức thiết của lịch sử lúc bấy giờ là gì , bài học hôm nay giúp các em hiểu về điều đó.
Hoạt động 1
-HS tiếp xúc với sử liệu
? Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của tổ chức Vệt Nam quốc dân Đảng?
? Thành phần gồm những ai?
? Phương thức hoạt động của tổ chức này?
? Tổ chức này có chủ trương gì?
? Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Bái ?
? Diễn biến ?
(Tường thuật trên bản đồ )
? Kết quả ?
? Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa này ?
Hoạt động 2
GV : Cuối năm 1928 đầu 1929 phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh.
Trước yêu cầu đó ,vấn đề đặt ra lúc này là gì ?
? Các tổ chức đảng ra đời trong tình hình cụ thể như thế nào ?
? Vì sao nói, sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân và phong trào yêu nước cuối những năm 30 của thế kỉ XX ?
? vì sao sự thành lập một đảng duy nhất trở thành một yêu cầu bức thiết sau khi ba tổ chức cộng sản ra đời ?
III. Việt Nam quốc dân Đảng(1927) và cuộc khởi nghĩa yên Bái (1930)
a.Sự ra đời
-Hoàn cảnh : sự phát triển mạnh của phong trào dân tộc dân chủ, ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng bên ngoài.
-Thành phần:tư sản, học sinh, sinh viên,công chức, thân hào, binh lính
-Phương thức hoạt động: ám sát
-Chủ trương : đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển theo con đường TBCN
b. Khởi nghĩa yên bái(1930) 
* Nguyên nhân:
*Diễn biến:đêm 9/2/1930 nổ ra ở Yên Bái sau đó lan sang các nơi khác nhưng đều bị dập tắt .
*Kết quả: cuộc khởi nghĩa thất bại
-Nguyên nhân thất bại:địch quá mạnh , Việt Nam quốc dân Đảng non kém về chính trị và tổ chức
-ý nghĩa:cổ vũ lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc.
IV.Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929
-Phải có một đảng lãnh đạo.
-Tháng 6/1929 Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kì.
-8/1929 An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kì.
-9/1929 Đ DCS Liên Đoàn được thành lập ở Trung Kì.
-Thể hiện sự giác ngộ của giai cấp công nhân và vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp mình.
D. Củng cố, dặn dò:GV củng cố nội dung bài.
Ngày soạn:26/1/2010
Tiết 22.
ĐảNG CộNG SảN VIệT NAM RA Đời
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
-Nắm được bối cảnh lịch sử và nội dung của hội nghị thành lập Đảng.
-Những nội dung chính của Luận cương chính trị năm 1930
-ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
-Giáo dục học sinh lòng biết ơn và kính yêu đới với Chủ tịch Hồ Chí Minh, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
-Luyện kĩ năng sử dụng tranh ảnh lịch sử.
-Lập niên biểu những sự kiện lịch sử.
B. Chuẩn bị
-GV nghiên cứu tài liệu – TT mục I-Chân dung Nguyễn ái Quốc năm 1930 
HS xem trước bài , chú ý các câu hỏi
C.Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
-Tại sao chỉ trong bốn tháng ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản ra đời ? Một yêu cầu bức thiết của lịch sử lúc bấy giờ là gì ?
2. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
? Lí do nào dẫn tới hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
? Em hãy trình bày nội dung chính của hội nghị ?
? Hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa quan trọng như thế nào ?
 Hoạt động 2
? Tại sao có bản luận cương ?
? Luận cương chính trị do ai khởi thảo ?
( GV giới thiệu về đồng chí Trần Phú qua kênh hình )
? Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị ?
? Vì sao lúc này hội ngị lại đổi tên ĐCSVN thành ĐCS Đông Dương?
 Hoạt động 3
? Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
-GV hướng dẫn học sinh lập niên biểu
- Các nhóm trình bày- nhận xét 
I.Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)
a.Hoàn cảnh:
-Cuối 1929, ba tổ chức cộng sản đã xuất hiện ở nước ta, lãnh đạo phong trào cách mạng.
-Nhưng ba tổ chức hoạt động riêng rẽ, hay đố kị nhau ,có những lúc tranh dành, ảnh hưởng với nhau.
-Yêu cầu bức thiết của lịch sử lúc đó là phải thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam.
-Nguyễn ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
b. Nội dung hội nghị
-Hợp nhất ba tổ chứccộng sản thành một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Hội nghị thông qua Chính cương,sách lược vắn tắt ,Điều lệ của Đảng do Nguyễn ái Quốc khởi thảo.
c. ý nghĩa:
-Nó có ý nghĩa như một đại hội.
-Chính cương ,sách lược vắn tắtlà cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
II.Luận cương chính trị (10/1930)
-Để thống nhất tư tưởng và hành động trong đảng, nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng.
-Hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN.
Nhiệm vụ của cách mạng TS dân quyền: đánh đổ phong kiến, đế quốc.
Lực lượng là vô sản và nông dân.
Vai trò lãnh đạo và điều cốt yếu cho sự thắng lợi của CMVN là Đảng lãnh đạo .
-Đổi tên ĐCSVN thành ĐCS Đông Dương.
- Thể hiện sự khăng khít giữa CM ba nước Đông Dương.
III.ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
-Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
-Chấm dứt thời kì mò mẫm của cách mạng Việt Nam
-Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
-CMVN trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
-Là sự chuẩn bị tất yếu, đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam.
IV.Luyện tập
- Lập niên biểu các sự kiện chính trong quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn ái Quốc từ 1920-1930
D.Củng cố, dặn dò
- GV củng cố nội dung bài 
 - Hướng dẫn về nhà: làm bài tập, soạn:“ Phong trào CM trong những năm1930-1935”
Ngày soạn:02/02/2010
Tiết 23.
Phong trào cách mạng việt nam trong những năm 1930- 1935
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh :
Nắm được nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930- 1931 với đỉnh cao là xô viết Nghệ – Tĩnh.
Qúa trình phục hồi lực lượng cách mạng1930-1935
Hiểu rõ khái niệm “ khủng hoảng kinh tế”, “xô viết Nghệ – Tĩnh”
Giáo dục học sinh lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng nhân dân và các chiến sĩ cộng sản.
Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ
B. Chuẩn bị
 -Giáo viên nghiên cứu tài liệu.
 -Lược đồ phong trào công nông xô viết Nghệ Tĩnh.
 -Trọng tâm:mục II
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung chủ yếu của Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương(10/1930) ?
- ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng ?
2. Bài mới .
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
HS tìm hiểu mục I
? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 đã tác động đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam như thế nào ?
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng Việt Nam 1930- 1931 ? ... 65 tình hình chiến trường miền Nam như thế nào ?
 IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu CSVC- KT của CNXH
2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961- 1965)
a. Mục tiêu: Xây dựng bước đầu CSVC cho CNXH 
b. Thực hiện: Nhà nước tăng cường đầu tư vốn gấp 3 lần khôi phục kinh tế.
c. Thành tựu: 
+ CN: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
+ NN: ưu tiên phát triển các nông lâm trường, áp dụng KHKT vào sản xuất.
+ Thương nghiệp : quốc doanh phát triển.
+ GTVT: được xây dựng và củng cố
+ Văn hoá, giáo dục, y tế: phát triển và tiến bộ đáng kể
d. Tác dụng:
- 1961-1965, miền Bắc chi viện nhiều người và của cho chiến trường miền Nam.
- Miền Bắc đã có những thay đổi lớn về xã hội và con người.
V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965 
 1. chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam
a. Hoàn cảnh:
- Sau thất bại ở phong trào Đồng khởi”, đế quốc Mĩ thực hiện chiến tranh đặc biệt ở miền Nam.
b. Nội dung:
- Âm mưu “Dùng người Việt, trị người Việt”
- Công thức của “ Chiến tranh đặc biệt” là: Chủ lực nguỵ cùng với cố vấn và trang bị Mĩ.
c. Thực hiện:
- Tăng cường lực lượng nguỵ quân
- sử dụng chiến thuật “ Trực thăng vận” và “Thiết xa vận” do cố vấn Mĩ chỉ huy.
- Thực hiện những cuộc càn quét để tiêu diệt cách mạng miền Nam.
- Lập 16.000 áp chiến lược, để tách quân ra khỏi dân.
- Mĩ dự định sẽ “ bình định” miền Nam trong vòng 18 tháng, bắt đầu từ giữa 1961 bằng kế hoạch Stalây- Taylo.
2. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ 
a. Chủ trương của ta
- Ta chủ trương kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, kết hợp giữa tiến công và nổi dậy.
- Đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng, đô thị với 3 mũi giáp công: chính trị, quân sự, binh vận.
 b. Chiến thắng của ta
* Thắng lợi quân sự:
- 1962, ta đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch
- 2/1/1963, ta lập nên chiến thắng ấp Bắc
- Phong trào “ Thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công” rất sôi nổi.
* Thắng lợi chính trị:
- 8/5/1963, 2 vạn tăng ni phật tử Huế biểu tình.
- 11/6/1963, hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chế độ.
- 16/6/1963 , 70 vạn quân chúng Sài Gòn biểu tình.
- 1/11/1963, đảo chính anh em Diệm, Nhu.
- 1964-1965, điễn hình là chiến dịch Đông- Xuân.
- Giữa 1965, “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị thất bại.
D. Củng cố, dặn dò
Ngày soạn:26/4/2010
Tiết 42.
Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mĩ cứu nước (1965 -1973 )
A.Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh:
 - Nắm được đây là thời kì cả nước có chiến tranh, nhân dân hai miền Nam- Bắc cùng sát cánh đánh bại chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” và chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ.
 - Thấy được tình cảm ruột thịt của nhân dân hai miền Nam- Bắc, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
 - rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá và so sánh các sự kiện lịch sử.
B. Chuẩn bị
 - GV nghiên cứu tài liệu – TT mục 3
 -Lược đồ trận Vạn Tường
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ 
 - Nhân dân miền Nam đã đánh bại chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” bằng các sự kiện nào ?
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
- Đế quốc Mĩ đề ra chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” trong hoàn cảnh nào ?
- Âm mưu mới và thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong “chiến tranh cục bộ” là gì ?
- chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” và “ Chiến tranh đặc biệt”, của đế quốc Mĩ có điểm gì giống và khác nhau ?
(HS thảo luận theo nhóm)
- Em hãy trình bày về chiến thắng Vạn Tường (Quãng Ngãi )
- Sau chiến thắng vạn Tường ta còn lập nên những chiến thắng nào ? 
- Những thắng lợi về đấu tranh chính trị của nhân dân ta trong những năm đầu của “chiến tranh cục bộ” (1965 – 1967) ?
- Chúng ta tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) trong hoàn cảnh nào ?
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 diễn ra như thế nào ?
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa như thế nào ?
I. Chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965- 1968)
1.chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam
a. Hoàn cảnh
- Sau thất bại của “ Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mĩ đã thực hiện“ Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam
b. Âm mưu mới và thủ đoạn của đế quốc Mĩ
- Âm mưu:
+ Dựa vào ưu thế quân sự, quân đông (1,5 triệu), hoả lực mạnh, chúng đã “tìm diệt” quân giải phóng và “bình định” miền Nam
- Thủ đoạn:
+ Chúng đánh vào căn cứ Vạn Tường( Quãng Ngãi)
+ Tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô: 1965- 1966 và 1966-1967
2. Chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ 
 a. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965)
- 8/1965 quân ta chiến thắng ở Vạn Tường ( GV tường thuật ở lược đồ hình 65)
- Tiếp theo quân ta đập tan hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” trong 2 mùa khô 1965-1966 và 1966- 1967
- Trên mặt trận chính trị ta phá tan từng mảng “ấp chiến lược”
- Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng
- Kết quả: vùng giải phóng được mở rộng, uy tín Mặt trận DTGP miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)
a. Hoàn cảnh
- Bước vào Xuân 1968, ta nhận định : so sánh lực lượng trên chiến trường đã thay đổi có lợi cho ta.
- Lợi dụng mâu thuẫn của nước Mĩ trong năm bầu cử tổng thống.
=> Ta chủ trương tiến hành tổng tiến công và nổi dậy trên toàn chiến trường giành thắng lợi quyết định buộc Mĩ phải đàm phán và rút quân về nước.
b. Diễn biến 
- Đêm 30 rạng 31/1/1968, ta đồng loạt tấn công 37/44 tỉnh; 4/6 đô thị lớn; 62/242 quận lị; ở hầu khắp các “ấp chiến lược” và vùng nông thôn.
- Ta tấn công vào các cơ quan đầu não của địch ( Toà đại sứ, Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh, Sân bay Tân Sơn Nhất)
c. ý nghĩa
- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ. Buộc chúng tuyên bố “ Phi Mĩ hoá chiến tranh”. Ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc và chấp nhận đàm phán ở Paris.
d. Hạn chế :Ta còn mắc một số thiếu sót sai lầm về đánh giá lực lượng địch chưa chuẩn xác nên dẫn đến tổn thất nhất định.
 D. Củng cố, dặn dò
- GV củng cố nội dung bài
+ So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam ? 
Hướng dẫn về nhà: Học bài, tìm hiểu tiếp bài.
Ngày soạn: 04/5/2010
Tiết 43.
Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mĩ, cứu nước (1965 -1973 )
A.Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh:
 - Miền Bắc vừa chiến đấu , vừa sản xuất và làm hậu phương lớn.
 - Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh.
 - Thấy được tình cảm ruột thịt của nhân dân hai miền Nam- Bắc, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
 - rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá và so sánh các sự kiện lịch sử.
B. Chuẩn bị
 - GV nghiên cứu tài liệu – TT mục III.
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
- Đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta lần thứ nhất như thế nào ?
- GV nói thêm về “ sự kiện vịnh Bắc Bộ”.
- Miền Bắc có chủ trương gì trong việc thực hiện nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu ?
- Những thành tích của miền Bắc trong lĩnh vực chiến đấu, sản xuất ?
- Hậu phương miền Bắc đã chi viện những gì và bằng cách nào cho miền Nam đánh Mĩ ?
- Đế quốc Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trong việc tiến hành chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” 1969 – 1973 ?
- Thắng lợi của ta trên mặt trận chính trị , quân sự ?
- Cuộc tiến công chiến lược 1972 đã diễn ra như thế nào ? ý nghĩa lịch sử của cuộc tiến công đó ?
II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ, vừa sản xuất (1965 – 1968)
1. Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.
- 5/8/1964, Mĩ dựng lên “sự kiện vịnh Bắc Bộ”, cho quân đánh phá một số nơi ở miền Bắc: cửa sông Gianh, Vinh, Bến Thuỷ, Lạch Trường, Hòn Gai.
- 7/2/1965, chúng chính thức gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, bắn phá Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ.
- Mục tiêu: các đầu mối giao thông, nhà máy, xí nghiệp, các công trình thuỷ lợi, khu đông dân
2. Miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất .
a. Chủ trương:
- Chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến.
- Thực hiện vũ trang toàn dân, đào đắp công sự, hầm hào, triệt để sơ tán.
b. Thành tích chiến đấu:
- Bắn rơi 3243 máy bay các loại, bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến, hàng trăm giặc lái.
- 1/11/1968, Mĩ tuyên bố ngừng ném bom vô điều kiện miền Bắc.
c. Thành tích sản xuất:
3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn.
- Miền Bắc chi viện đầy đủ, kịp thời nhất cho cách mạng miền Nam.
- Đường Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển đã nối liền hai miền Bắc - Nam.
- Từ 1965- 1968, đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược
III. Chiến đấu chống chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ ( 1969 -1973 ).
- Âm mưu “ Dùng người Việt trị người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”, nhưng không bỏ chiến trường này.
- Thực hiện: + Chủ lực nguỵ cùng cố vấn, hoả lực tối đa của Mĩ.
 + Quân đội Sài Gòn được Mĩ sử dụng để xâm lược Campuchia (1970), Lào (1971).
2. Chiến đấu chống chiến lược “ Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ 
a. Thắng lợi chính trị:
-6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hào miền Nam ra đời.
4/1970, hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp cam kết chống Mĩ.
b. Thắng lợi quân sự:
- 30/4 ->30/6 /1970 chiến thắng lớn ở Đông Bắc Campuchia.
 - 12/2 ->23/3/1971, chiến thắng lớn ở đường 9 - Nam Lào.
3. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
- Cuộc tiến công với quy mô lớn, cường độ mạnh hầu khắp các địa bàn chiến lược, ác liệt nhất là ở Qủang Trị và đường Hồ Chí Minh.
- Ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch: Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Diệt hơn 20 vạn tên địch, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn.
- Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
D. Củng cố, dặn dò
- Về nhà học bài, tìm hiểu tiếp bài. 
Ngày soạn:
Tiết 44.
Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mĩ, cứu nước (1965 -1973 )
A.Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh:
 - Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ. – Với những thắng lợi to lớn trên cả hai miền buộc Mĩ kí Hiệp định Paris - Thấy được tình cảm ruột thịt, gắn bó sâu sắc của nhân dân hai miền Nam- Bắc, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
 - rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá và so sánh các sự kiện lịch sử.
B. Chuẩn bị
 - GV nghiên cứu tài liệu – TT mục V.
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2.Bài mới
Họat động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ.
1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá 
a. Thành tựu về khôi phục và phát triển kinh tế.
- NN: Tích cực áp dụng KHKT, nhiều HTX đạt 5 tấn thóc/ ha.

Tài liệu đính kèm:

  • docsu9(1).doc