Giáo án Lớp 9 Môn Lịch sử - Năm 2009 - 2010

Giáo án Lớp 9 Môn Lịch sử - Năm 2009 - 2010

1. Kiến thức:

Sau tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2, nhân dân Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng CSVC . Liên Xô đã đạt được thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học kĩ thuật.

 

doc 130 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Lịch sử - Năm 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/8/2009 
Ngày dạy: 18/8/2009
Phần một:
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN NAY 
CHƯƠNG I: 
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX:
	Tiết 1: LIÊN XÔ
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức:
Sau tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2, nhân dân Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng CSVC . Liên Xô đã đạt được thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học kĩ thuật.
Khẳng định những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của Liên Xô (Liên Xô thực sự là thành trì của lực lượng cách mạng thế giới).
	2. Tư tưởng:
	Khẳng định những thành tựu to lớn của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô
3. Kỹ năng: 
 Rèn kĩ năng phân tích, nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.
B. Chuẩn bị:
- Thày: Bản đồ Liên Xô (bản đồ thế giới); một số tranh ảnh tiêu biểu về Liên Xô.
	- Trò: Chuẩn bị sách vở, bút, tài liệu học tập
C. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp
9D1
9D2.
9D3.
9D4.
2. Kiểm tra bài cũ
	1. Lịch sử loài người trãi qua những giai đoạn nào ?
	2. Nêu các hình thái KT-XH đã xuất hiện trong lịch sử loài người?
	3. Bài mới
	Ở lớp 8 các em đã được học Lịch sử thế giới hiện đại từ cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến năm 1945 khi kết thúc chiến tranh thế gới thứ 2. Lớp 9 chúng ta tiếp tục nghiên cưa giai đoạn còn lại của Lịch sử thế giới.
Hoạt động của thày và trò
Kiến thức cần đạt
- GV giới thiệu lược đồ,yêu cầu HS xác định vị trí Liên Xô ?
- HS xác định Liên Xô
GV yêu cầu HS đọc phần in chữ nhỏ SGK trang 3.
? Vì sao sau CTTG II, Liên Xô phải khôi phục kinh tế ?
+ Trong CTTG II, Liên Xô bị thiệt hại như thế nào ?
- Giáo viên phân tích?
? Trước những tồn thất ấy, Liên Xô phải làm gì?
- Học sinh đọc phần : Ngay từ đầu ..vượt mức kế hoạch như dự định.
? Những thành tựu về kinh tế và khoa học kĩ thuật của Liên Xô ?
- H theo dõi ghi nhớ sự kiện.
Giáo viên sơ kết mục 1, chuyển ý
? Liên Xô đạt được những thành tựu gì về kinh tế?
- GV phân tích thêm, 
- HS đọc chữ nhỏ SGK trang 4
? Về khoa học kĩ thuật Liên Xô đã được thành tựu gì ?
- Giới thiệu một số hình ảnh minh họa, giới thiệu H1 SGK
- HS quan sát, nêu nội dung
? Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong thời kỳ này là gì ?
-Nhận xét gì về chính sách đối ngoại của Liên Xô?
- Minh họa thêm dữ kiện (1961, 1963).
->Phân tích rút ra nhận xét.
- Giáo viên sơ kết, tiểu kết bài.
I. Liên Xô
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950)
- Sau CTTG II, Liên Xô là nước chiến thắng nhưng chịu tổn thất rất nặng nề
* Kinh tế: Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1946 - 1950) trước thời hạn 9 tháng. Các chỉ tiêu chính đều vượt mức kế hoạch dự định.
* Khoa học kĩ thuật: Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
a) Thành tựu về kinh tế
- Liên Xô thực hiện thành công một loạt các kế hoạch dài hạn: 5 năm lần thứ 5 ( 1951 - 1955), 5 năm lần thứ 6 ( 1956 - 1960), 5 năm lần thứ 7 ( 1959 - 1965).
+ Phương hướng chính: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thâm canh trong NN, đẩy mạnh tiến bộ KHKT.
b. Thành tựu của khoa học kỹ thuật.
Nền khoa học kĩ thuật Xô Viết phát triển mạnh và gặt hái được những thành công vang dội.
c) Về đối ngoại
Duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chính sách hòa bình, quan hệ hữu nghị với các nước
D. Củng cố, dặn dò
- Những thành tựu to lớn về kinh tế, khoa học kĩ thuật và đối ngoại của Liên Xô có ý nghĩa gì ?
	- Làm bài tập sơ kết.
- Học bài, nắm được nội dung SGK làm bài tập 3,4 sách bài tập, sưu tầm một số dữ liệu liên quan thành tựu kinh tế, khoa học.
- Chuẩn bị nội dung tiết 2: Đông Âu, sự hình thành chủ nghĩa xã hội.
Ngày soạn: 17/8/2009 
Ngày dạy: 25/8/2009
Phần một:
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ 1945 ĐẾN NAY 
CHƯƠNG I: 
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX:
	Tiết 2:	- II. ĐÔNG ÂU
	- III. SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được: hoàn cảnh và quá trình ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu, các nước Đông Âu tiến hành xây dựng CNXH đã đạt được những thành tựu to lớn, sự hình thành hệ thống XHCN trên thế giới.
- Quan hệ nước ta và các nước Liên Xô (cũ) Đông Âu vẫn duy trì.
	2. Tư tưởng:
	Khẳng định những thành tựu to lớn của công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu.
	Tình hình thế gới đã thay đổi, song cần tăng mối quan hệ truyền thống hữu nghị và đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển thiết thực của nước ta và Liên bang Nga ( nay là Nga).
3. Kỹ năng: 
 Rèn kĩ năng phân tích, nhận định các sự kiện, các vấn đề lịch sử.
B. Chuẩn bị:
- Thày: Bản đồ Liên Xô (bản đồ thế giới); một số tranh ảnh tiêu biểu về các nước Đông Âu..
	- Trò: Chuẩn bị sách vở, bút, tài liệu học tập, học bài cũ.
C. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp
9D1
9D2.
9D3.
9D4.
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu những thành tựu về kinh tế, khoa học kĩ thuật và đối ngoại của Liên Xô? Những thành tưu ấy có ý nghĩa gì đối với Liên Xô?
	3. Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Kiến thức cần đạt
- GV giới thiệu vài nét về các nước Đông Âu.
- HS theo dõi bản đồ, xác định các nước Đông Âu trên bản đồ.
-Yêu cầu HS đọc mục 1.
? Các nước Đông Âu ra đời như thế nào ?
- Học sinh đọc phần chữ nhỏ SCK trang 5.
- Giáo viên minh họa trên bản đồ sự kiện: 
- Theo dõi trên bản đồ.
GV, HS phân tích:
? Để hoàn thành thắng lợi cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu đã làm gì ?
? Em có suy nghĩ gì bước đi và cách làm của các nước Đông Âu.
Giáo viên sơ kết mục, chuyển ý, +Tiến hành cải cách ruộng đất
+ Quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp
+ Thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
GV khái quát chung: yêu cầu học sinh phân tích nội dung nhiệm vụ của các nước Đông Âu.
? Em hãy cho biết những thành tựu xây dựng CNXH của các nước Đông Âu ?
- Yêu cầu HS đọc chữ in nhỏ SGK/7
- Giáo viên minh họa thêm ví dụ.
? Hệ thống các nước XHCN ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- GV phân tích cơ sở hình thành các nước XHCN.
GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu mục đích, thành tựu của SEV và Vác- sa- va.
- Thảo luận nhóm, trình bày
+ N1: Tổ chức tương trợ kinh tế giữa các nước XHCN - SEV (8/1/1949).
+ N2: Tổ chức hiệp ước Vác - sa- va.
- GV theo dõi HS trình bày, nhận xét, đánh giá hoạt động các nhóm
- GV sơ kết toàn bài: 
+ Liên Xô
+ Đông Âu
II- Đông Âu
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
* Hoàn cảnh ra đời: Được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô nhân dân các nước Đông Âu đã nhanh chóng nổi dậy khởi nghĩa vũ trang giàng chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của ngững người cộng sản một lọat các nước dân chủ nhân dân được thành lập ở các nước Đông Âu từ cuối 1944 đến 1946.
Để hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu đã:
+ Tiến hành cải cách ruộng đất
+ Quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp
+ Thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.
2. Tiến hành xây dựng CHXH (từ 1950 đến đầu những năm 70)
- Nhiệm vụ của các nước Đông Âu:
+ Xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản
+ Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể
+ Tiến hành công nghiệp hoá XHCN
-Thành tựu:
+Bộ mặt kinh tế xã hội có nhiều thay đổi.
III - Sự hình thành hệ thống XHCN
Hoàn cảnh:
 + Các nước Đông Âu cần sự giúp đỡ cao hơn, toàn diện hơn.
+ Có sự phân công sản xuất theo chuyên ngành giữa các nước
D. Củng cố, dặn dò
* Củng cố:
Xác định vị trí các nước Đông Âu trên bản đồ, trình bày một số dẫn chứng về mối quan hệ của Việt Nam với Liên Xô và Đông Âu.
* Dặn dò:
- Học bài, nắm được nội dung SGK, tự so sánh, nhận định thành tựu mà Liên Xô và Đông Âu đạt được. Tìm thêm dẫn chứng về mối quan hệ Việt Nam và Liên Xô, Đông Âu.
- Đọc và trả lời câu hỏi bài 2.
Ngày soạn: 25 /8/2009 
Ngày dạy: 01/9/2009
Tiết 3: Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỶ XX
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức:
Giúp học sinh tìm hiểu được nét chính của quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
	2. Tư tưởng:
Thấy được khó khăn, phức tạp, những thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.
Bồi dưỡng và củng cố cho học sinh niềm tin tưởng vào thắng lợi cuarcoong cuộc CNH - HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam dưới sự lãnh đạo xủa Đảng cộng sản Việt Nam
3. Kỹ năng: 
 Rèn cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá và so sánh những vấn đề lịch sử, HS có những nhận định khách quan, khoa học.
B. Chuẩn bị:
- Thày: Bản đồ Liên Xô (bản đồ thế giới); một số tranh ảnh tiêu biểu về các nước Đông Âu..
	- Trò: Chuẩn bị sách vở, bút, tài liệu học tập, học bài cũ.
C. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp
9D1
9D2.
9D3.
9D4.
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày một số dẫn chứng về mối quan hệ của Việt Nam với Liên Xô và Đông Âu trong thời điểm hiện nay?
- Trình bày mục đích, thành tựu của Hội đồng tương trợ kinh tế trong những năm 1951 - 1973 ?
3. Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Kiến thức cần đạt
- HS quan sát bản đồ
- Ghi nhớ các nước SNG
- GV giới thiệu với HS lược đồ các nước SNG
- Nguyên nhân nào dẫn đến công cuộc cải tổ ở Liên Xô ?
- GV phân tích nguyên nhân, khái quát tình hình Liên Xô trong những năm 70.
+ Liên Xô không cải cách để khắc phục khó khăn.
+ Không khắc phục khuyết điểm trước đây.
- Công cuộc cải tổ của Liên Xô diễn ra như thế nào ? Nhận xét.
- Giáo viên rút ra nhận xét.
- Kết quả cuối cùng của cuộc cải tổ ra sao ? HS đọc chữ in nhỏ SGK.
- GV hướng dẫn HS phân tích hậu quả của công cuộc cải tổ.
- Tiểu kết mục và chuyển ý.
Treo bản đồ, yêu cầu HS xác định vị trí các nước Đông Âu.
- Quan sát bản đồ, xác định vị trí các nước Đông Âu.Phân tích.
Em hãy trình bày quá trình khủng hoảng, sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu ?
GV giải thích thuật ngữ "Đa nguyên chính trị" lấy ví dụ.
HS nghe, ghi nhớ sự kiện
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng ở các nước Đông Âu như thế nào ?
- Sự sụp đổ của các nước Đông Âu đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào ?
- Đọc chữ nhỏ.Tìm hiểu nguyên nhân sâu sa, trực tiếp.
GV tổng kết lại những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu.
+ Nguyên nhân sâu sa, trực tiếp.
I/ Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô Viết
* Nguyên nhân: - Năm 1973, khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ khủng hoảng dầu mỏ đòi hỏi các nước phải cải cách về kinh tế và chính trị.
+ Tháng 3/1985 Gooc - la - chốp đã đề ra đường lối cải tổ 
* Kết quả: Đất nước ngày càng khủng hoảng và rối loạn.
II/ Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu
+ Quá trình sụp đổ: từ cuối những năm 70 và đầu những năm 80, các nước Đông Âu khủng hoảng kinh tế, chính trị sâu sắc.
+ Cuối 1988 cuộc khủng hoảng tới ...  dân
- Thành tựu: HS đọc phần chủ nhỏ SGK
- Hạn chế: Nền kinh tế còn mất cân đối, sản xuất chậm phát triển
2. Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985)
Trình bày nội dung chủ yếu của Đại hội lần thứ V của Đảng 
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần V
- Khẳng định tiếp tục xây dựng CNXH
- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu của kế hoạch 5 năm,
- Phát triển thêm và sắp xếp lại cơ cấu kinh tế 
G giới thiệu Đại hội V
Sau 5 năm thực hiện kế hoạch Nhà nước ta đã đạt được những thành tựu gì ?
Thành tựu của kế hoạch 5 năm:
- HS đọc phần chữ nhỏ
* Hạn chế: khó khăn yếu kém của thời kỳ trước chưa khắc phục được 
- Mục tiêu cơ bản là ổn định kinh tế - xã hội chưa thực hiện được 
G giới thiệu H 82
- Hạn chế
G sơ kết bài
II/ Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975 - 1979)
1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây - Nam
Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây - Nam diễn ra như thế nào ?
Bọn Pôn pốt quay sáng bắn hại nhân dân ta, chúng liên tiếp xâm lấn biên giới Tây - Nam
G minh họa về cuộc
22-12-1978, 19 Sư đoàn bộ binh, pháo binh, xe tăng đánh chiếm Tây Ninh
2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía bắc nước ta
- HS nghiên cứu tài liệu
- Trình bày diễn biến, kết quả
G giới thiệu
* Củng cố
G điểm lại nội dung chính của bài
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm được nội dung bài học
- G hướng dẫn H lập bảng so sánh.
Tiết 48:
Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội 
(Từ năm 1986 đến 2000)
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm được sự tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên CNXH, nội dung của đường lối đổi mới, quá trình thực hiện đổi mới đất nước.
- Những thành tựu và yếu kém trong quá trình đổi mới
- Bồi dưỡng lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và đường lối đổi mới đất nước.
- Rèn kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá,.
B. Đồ dùng: - Tranh ảnh minh họa
C. Tổ chức hoạt động dạy học:
* Ổn định lớp.
* Kiểm tra bài cũ
- Trình bày nội dung chủ yếu của Đại hội IV, những thành tựu, hạn chế của kế hoạch 5 năm (1976 - 1980)
* Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Đường lối đổi mới của Đảng 
GV nêu vấn đề
- Cách mạng XHCN ở nước ta chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước và thế giới như thế nào ?
* Hoàn cảnh:
- Trong nước:
- Thế giới: Tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật, sự khủng hoảng của Liên Xô và Đông Âu
- Quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi
G phân tích
-Em hiểu như thế nào về quan điểm đổi mới của Đảng 
* Nội dung:
Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI, được điều chỉnh ử Đại hội 7, 8 , 9
G phân tích, kết luận
- HS đọc phần chữ nhỏ
II/ Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000)
GV chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu mục tiêu, thành tựu của kế hoạch 5 năm
- HS làm việc theo nhóm
* Nhóm 1: kế hoạch 5 năm 1986 - 1990
- Mục tiêu:
G phát vấn, minh họa kênh hình
- Thành tựu
* Nhóm 2: kế hoạch 5 năm (1991 - 1995)
* Nhóm 3: kế hoạch 5 năm (1996 - 2000)
Theo em những thành tựu chúng ta đạt được trong 15 năm đổi mới có ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
* ý nghĩa lịch sử: tăng sức mạnh tổng hợp, thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân
- Củng cố vững chắc độc lập dân tộc, và chế độ XHCN, nâng cao vị thế nước ta
Trong đổi mới chúng ta còn hạn chế, yếu kém gì ?
Hạn chế, yếu kém:
- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả va sức cạnh tranh thấp
- Một số vấn đề văn hoá, xã hội còn bức xúc, gay gắt
Tình trạng tham nhũng, suy thoái về chính trị, đạo đức.
G phân tích, kết luận
* Củng cố
- Vì sao chúng ta phải tiến hành đổi mới ?
- Quan điểm chủ yếu trong đường lối đổi mới của Đảng ta là gì ?
* Hướng dẫn về nhà
- Học và làm bài tập SGK
- Chuẩn bị bài tổng kết và lập bảng hệ thống theo giai đoạn.
- G hướng dẫn H lập bảng so sánh.
Tuần 34
Tiết 49:
Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất
đến năm 2000
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm được quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ 1919 đến nay (2000) các giai đoạn chính và những đặc điểm lớn của mỗi giai đoạn, nguyên nhân cơ bản quyết định quá trình phát triển của dân tộc.
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc
- Rèn kĩ năng phân tích, hệ thống hóa
B. Đồ dùng: 
C. Tổ chức hoạt động dạy học:
* Ổn định lớp.
* Kiểm tra bài cũ
- Trình bày mục tiêu, thành tựu của kế hoạch 5 năm.
* Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử
GV biểu diễn các giai đoạn lịch sử trên sơ đồ đoạn thẳng
1. Giai đoạn 1919-1930
Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần 2. 3/2/1930 Đảng CSVN ra đời
2. Giai đoạn 1930 - 1945
- Cao trào 1930 - 1931 cách mạng được khôi phục (1935)
- Cao trào dân chủ 1936 - 1939
- Cách mạng Tháng Tám thành công
3. Giai đoạn 1945 - 1954
- Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ. Chiến dịch ĐBP
- Hiệp định Giơ - ne - vơ được kí kết
- Hướng dẫn H tổng kết từng giai đoạn
4. Giai đoạn 1954 - 1975
- Đất nước bị chia cắt thành 2 miền
- Đảng lãnh đạo nhân dân 2 miền cùng một lúc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau
+ Nêu nội dung cơ bản và đặc điểm của mỗi giai đoạn
- Đại thắng mùa Xuân 1975
G gợi ý
5. Giai đoạn 1975 - nay
- 12/1976 Đại hội Đảng IV tổng kết 2 năm xây dựng XHCN
- Quá trình xây dựng CNXH
- Thành tựu to lớn của ta.
Nhận xét, kết luận chung về mỗi giai đoạn
G giới thiệu H 91, 92
II/ Nguyên nhân thắng lợi những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên
1. Nguyên nhân thắng lợi
Trình bày nguyên nhân thắng lợi chủ yếu của cách mạng Việt Nam 1919 - nay
- Truyền thống yêu nước, kiên trì với con đường XHCN đã chọn
- Trong quá trình xây dựng CNXH chúng ta đạt nhiều thành tựu to lớn nhưng còn tồn tại không ít thiếu sót, sai lầm
G phân tích
-> Tháng 12/1986 Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề sướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của dân tộc.
Kết luận
2. Bài học kinh nghiệm
Ta đã rút ta được những bài học kinh nghiệm gi 
Với đường lối giương cao 2 ngọn cờ: độc lập dân tộc và CNXH
- Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân là nhân tố quyết định mọi thành công của cách mạng
- Tăng cường mối đoàn kết khăng khít giữa Đảng và quần chúng 
GV kết luận
* Củng cố
- GV cho HS chơi trò chơi: hỏi đáp nhanh
- GV đọc câu hỏi, đội nào trả lời nhanh và đúng nhất sẽ thắng 
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập toàn bộ chương trình
- Chuẩn bị kiểm tra học kì II.
Tuần 35
Tiết 51:
Lịch sử địa phương (Từ 1945 - 1975)
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm được công cuộc đấu tranh, bảo vệ tổ quốc thời kỳ 1945 - 1946, nhân dân Hải Dương kháng chiến chống Pháp xâm lược.
- Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh.
B. Tổ chức hoạt động dạy học:
* Ổn định lớp.
* Kiểm tra bài cũ
C. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ?
* Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I/ Công cuộc đấu tranh, bảo vệ củng cố chính quyền cách mạng thời kì 1945 - 1946
1. Trên mặt trận chống khó khăn trước mắt
GV nêu vấn đề
- HS nghiên cứu tài liệu, trình bày
- Hướng dẫn H tìm hiểu
Khắp nơi trong tỉnh xây dựng phong trào xây dựng "hũ gạo tiết kiệm" trong tuần lễ vàng thu được 216 lạng vàng, 711 lạng bạc, 5 tấn đồng, 33 vạn tiền Đông Dương
-> Nạn đói dần được xóa bỏ
- Phong trào xóa nạn mù chữ được đẩy mạnh, đầu năm 1946 hàng nghìn người đã thoát nạn mù chữ
- Phong trào xây dựng "đời sống mới " thu được nhiều kết quả
Nhân dân Hải Dương đã tham gia phong trào chống giặc đói, giặc dốt như thế nào ?
- HS liên hệ thực tế xã, thôn
GV minh họa
Cảm nhận chung
Yêu cầu HS liên hệ thực tế địa phương 
GV kể câu chuyện về địa phương 
2. Xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân
GV nêu vấn đề
Nhân dân Hải Dương đã đạt được những thành tựu gì trong đấu tranh bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng ?
Ngày 6-1-1946, cả tỉnh có 90% cử tri đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên nước Việt Nam 
- Hải Dương có 12 đại biểu trúng cử vào Quốc hội khóa I
- 26-4-1946, nhân dân Hải Dương bầu HĐND tỉnh
GV minh họa
Ngày 12-7-1946, lực lượng vũ trang của ta tiến hành vây và bắt giữ bọn Việt Nam quốc dân Đảng, làm tan rã tổ chức phản động, đập tan âm mưu của chúng.
II Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)
GV hướng dẫn HS tìm hiểu
HS nghiên cứu tài liệu - 1950, phối hợp với các chiến trường trong toàn quốc, quân dân Hải Dương đẩy mạnh đánh phá giao thông, phát triển chiến tranh du kích trong toàn tỉnh. Đã diệt hàng trăm tên việt gian, hàng chục đoàn tàu của giặc
nhân dân đã đứng lên cùng nhân dân cả nước chống Pháp như thế nào 
3 - 1948 Hồ Chủ tịch gửi thư khen ngợi du kích Kim Thành 
26-1-1951, ta tấn công Ô Mễ, Xuân Nẻo
3-1954 ta tấn công trên tuyến đường sắt và đường sông, loại khỏi vòng chiến đấu 5 trung đội địch
- 28-6-1954, ta tập kích địch ở Lai Khê
G gợi ý
- 30 - 10-1954, bộ đội ta tiến công vào thị xã Hải Dương 
- Toàn tỉnh Hải Dương được giải phóng 
GV kể cho HS nghe câu chuyện về tấm gương tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp
HS liên hệ thực tế địa phương 
* Củng cố
- Tóm tắt nội dung chính của bài
* Hướng dẫn về nhà
- Tìm hiểu tiếp những trang sử Hải Dương thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Tìm câu chuyện về tấm gương tiêu biểu.
Tiết 52:
Lịch sử Hải Dương (Từ 1945 - 1975) (tiếp)
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm những thành tích trong công cuộc xây dựng CNXH.
- Những đóng góp của nhân dân Hải Dương trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
B. Tổ chức hoạt động dạy học:
* Ổn định lớp.
* Kiểm tra bài cũ
* Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
III/ Công cuộc xây dựng CNXH
GV hướng dẫn
Nhân dân Hải Dương đã được những thành tích trong công cuộc xây dựng CNXH ?
-2->7/1956 công cuộc cải cách ruộng đất đã cơ bản hoàn thành ở toàn tỉnh
- 1958 - 1960 Hải Dương bước vào giai đoạn cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa
GV minh họa
- Năm 1960, công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp cơ bản hoàn thành hơn 80% số hộ nông dân đã vào HTX nông nghiệp, 92% số hộ buôn bán nhỏ đã vào HTX.
- Các cơ sở y tế, văn hóa tiếp tục phát triển mạnh
- Năm 1956 trường cấp 3 thị xã Hải Dương được thành lập 
- Từ 1961 đến 1965 Hải Dương cùng cả nước bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
Kết luận
GV minh họa hình ảnh Bác Hồ về thăm Hải Dương 
Nhân dân Hải Dương đã 3 lần đón Bác về thăm 1957 - 1963 - 1965
IV/ Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm
- HS thảo luận theo nhóm
+ Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Hải Dương 
Trình bày:
+ Thành tích trong kháng chiến chống Mĩ
+ Thành tích về sản xuất 
+ Hải Dương đã chi viện cho miền Nam những gì
-> Sự chi viện của Hải Dương 
Kể câu chuyện
HS đại diện các nhóm kể chuyện
Liên hệ địa phương 
Liên hệ
GV theo dõi, nhận xét, kết luận
* Củng cố
- GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm
* Hướng dẫn về nhà
- Nắm được nội dung lịch sử địa phương ./.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lich su 9(1).doc