1. mục tiêu.
a. Kiến thức: Học sinh nắm được
- Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản.
- Bảo vệ chính quyền, thành quả to lớn của cách mạng tháng Tám năm 1945
b. kỹ năng: rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử
c . tư tưởng: Giáo dục cho học sinh.
- Lòng yêu nước, kính yêu lãnh tụ.
Giáo án lịch sử 9 Năm học 2009 - 2010 Ngày soạn: /02/2010 Ngày dạy: /02/2010 Lớp 9A Ngày dạy: /02/2010 Lớp 9B Ngày dạy: /02/2010 Lớp 9C Tiêt: 30 – Bài: 24 CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 - 1946) (Tiếp theo) 1. mục tiêu. a. Kiến thức: Học sinh nắm được - Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản. - Bảo vệ chính quyền, thành quả to lớn của cách mạng tháng Tám năm 1945 b. kỹ năng: rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, tổng hợp, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử c . tư tưởng: Giáo dục cho học sinh. - Lòng yêu nước, kính yêu lãnh tụ. - Có tinh thần cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng và lòng tự hào dân tộc 2. chuẩn bị của thầy và trò: a . Thầy: Soạ giáo án, Sử dụng tranh ảnh trong SGK + đọc tài liệu tham khảo b. Trò: Tự sưu tầm tranh ảnh về giai đoạn lịch sử này 3. Tiến trình tiết dạy * Ổn định tổ chức: 9A 9B 9C a. kiểm tra bài cũ: (5’) * Hỏi: ?Đảng và chính phủ ta đã thực hiện những biện pháp gì để diệt giặc đói, giặc dốt? * Đáp án : - Giải quyết giặc đói: Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân lập “ hũ gạo cứu đói” tổ chức “ngày đồng tâm” để người có, giúp người không có. - Tăng gia sản xuất được đẩy mạnh . + Thực hiện khai hoang phục hóa . + chia lại ruộng công . + Ra thông tư giảm tô và ra sắc lệnh giảm các loại thuế. * Giải quyết giặc dốt: - Ngày 8-9-1945 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh thành lập cơ quan bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân xóa nạn mù chữ . - Các cấp học đều phát triển mạnh .đổi mới cả nội dung và phương pháp * Giới thiệu (1’) Nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” với muôn vàn khó khăn to lớn, với những biện pháp đúng đắn và sự ủng hộ to lớn của nhân dân, Đảng và chính phủ ta đã nhanh chóng giải quyết được nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, vậy khó khăn to lớn nhất đe dọa nền độc lập của dân tộc ta đã được Đảng và chính phủ ta giải quyết, chúng ta tìm hiểu b. Dạy nội dung bài mới 145 GV ?Tb ?Tb ?Kh GV ?Tb ?Tb GV ?Tb ?Kh ?Tb GV ?Tb ?Tb Đêm 22 rạng sáng ngày 23 -9 -1945 thực dân Pháp đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân nam bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ 2 Đảng, chính phủ và nhân dân ta có thái độ như thế nào trước hành động xâm lược của thực dân Pháp? - Quân và dân sài gòn chợ lớn đã kiên quyết đánh trả bằng mọi hình thức và mọi thứ vũ khí sẵn có trong tay ... Từ đầu tháng 10-1945, chiến sự diễn ra như thế nào ? - Đầu tháng 10-1945, thực dân Pháp nhận thêm viện binh và sự hỗ trợ Anh- Nhật giúp đỡ, chúng đã phá được vòng vây xung quanh Sài Gòn-Chợ Lớn và đánh rộng ra các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Trước tình hình đó ,đảng và chính phủ ta đã tổ chức kháng chiến như thế nào? - Chính phủ, Hồ Chí Minh đã phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến - tích cực đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước ... Giới thiệu hình 44 sgk: Đoàn quân nam tiến vào Nam chiến đấu rất hăng hái và nhiệt tình HS đọc mục V sgk Quân Tương Giới Thạch có âm mưu và thủ đoạn gì để chóng phá cách mạng nước ta? - Quân Tưởng đã sử dụng bọn Việt Quốc ,Việt Cách để phá ta từ bên trong . - dựa vào quân tưởng chúng đòi ta phải cải tổ chính phủ ,gạt những đảng viên công sản ra khỏi chính phủ lâm thời Trước âm mưu và thủ đoạn Đảng, chính phủ ta đã có bi4ẹn pháp gi? - Tại phiên họp đầu tiên của quốc hội, ta đồng ý nhượng cho chúng 70 ghế trong quốc hội không qua bầu cử và một số ghế bộ trưởng : bộ ngoại giao ,bộ kinh tế ,bộ xã hội ... - Đồng thời nhân nhượng cho tưởng một số quyền lợi về kinh tế ,cung cấp một phần lương thực ,thực phẩm ,nhận tiêu tiền “ Quan kim ” “ quốc tệ ” - Chính phủ đã ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng ... Trong lúc này ta không muốn cùng một lúc đánh 2 kẻ thù là Pháp và Tưởng. Lực lượng ta còn non yếu, cho nên với sách lược khôn khéo, đảng ta đã chủ trương “Hòa hoãn” với Tưởng, tránh đụng độ, giao thiệp thân thiện với chúng để tập chung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam cho nên ta phải nhượng bộ một số yêu sách của Tưởng và bọn Việt Quốc, Việt Cách Yêu cầu HS đọc từ đầu mục->6-319456 Hoàn cảnh nào đã dẫn đến việc chúng ta ký hiệp định sơ bộ 6/3/1946? - Ngày 28/ 2/ 1946, Pháp – Tưởng kí kết hiệp ước Hoa – Pháp (Tại Trùng Khánh) câu kết với nhau, với hiệp ước này Tưởng đã dọn đường cho Pháp xâm lược miền Bắc nước ta - Theo hiệp ước này Tưởng để cho Pháp thay thế ở Miền Bắc việt nam để giải giáp quân Nhật Vì sao ta phải hoà hoãn với Pháp? + Tránh được cuộc chiến bất lợi giữa ta và Pháp, đẩy được 20 vạn quân Tưởng cùng bọn tay sai về nước + Ta chọn giải pháp “hoà để tiến” Em hãy trình bày nội dung hiệp định sơ bộ 6/3/1946? + Nội dung : sgk - Pháp công nhân VN là 1 quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. - Ta đồng ý cho 15 000 quân Pháp thế chân Tưởng ở MB và rút quân sau 5 năm. - Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ - Hiệp định Sơ Bộ được ký kết tại 38 Lý Thái Tổ – Hà nội giữa Hồ Chủ Tịch và Sainteny. Đây là Hiệp định quốc tế đầu tiên mà chính phủ cách mạng kí với nước ngoài (VN lợi dụng được mâu thuẫn trong nội bộ thực dân Pháp nắm bắt được khó khăn của Pháp trong việc tiến hành chiến tranh xâm lược chính phủ P thừa nhận VN là 1 nước tự do không còn là thuộc địa của Pháp. Đây là 1 thắng lợi to lớn của nước VNDCCH trẻ tuổi. +Ý nghĩa : Ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi, đẩy được 20 vạn quân Tưởng về nước cùng bọn tay sai. Ta có thêm thời gian hoà bình để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến Sau Hiệp định Sơ Bộ 6/3/1946 thái độ của Pháp ra sao? - Thực dân Pháp liên tiếp bội ước, gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, lập chính phủ Nam Kì Tự TrịQuan hệ Việt - Pháp căng thẳng - Sau khi kí hiệp định sơ bộ ta đấu tranh với Pháp để ký Hiệp định chính thức. Tuy nhiên cuộc đàm phán giữa ta và Pháp tại Phong-ten-nơ-blô, Pháp bị thất bại do phía Pháp ngoan cố. Nhưng Pháp lại càng tăng cường và khiêu khích. Trước tình hình đó Đảng ta đã làm gì? - 14/ 9 /1946 ta kí với Pháp Tạm ước, tiếp tục nhân nhượng Pháp. Tạm thời đẩy lùi nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở Đông Dương. “Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninít về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và về sự nhân nhượng có nguyên tắc” Lê Duẩn “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng” chính phủ và chủ tịch HCM thể hiện sự sáng suốt, tài tình và khôn khéo đưa con thuyền cách mạng vượt qua thử thách to lớn trong thời điểm đó và sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới mà chắc chắn không thể tránh khỏi. IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược (11’) - Ngày 23-9-1945 thực dân Pháp chính thức trở lại xâm lược nước ta . - Quân dân Sài Gòn anh dũng đứng lên đánh địch bằng mọi vũ khí sẵn có trong tay với nhiều hình thức phong phú - Đầu tháng 10-1945, thực dân Pháp nhận thêm viện binh và sự hỗ trợ Anh- Nhật giúp đỡ, chúng đã phá được vòng vây xung quanh Sài Gòn-Chợ Lớn và đánh rộng ra các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. - Trước tình hình đó Đảng, chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến + hàng vạn thanh niên nô nức lên đường nhập ngũ. + Nhân Bắc, Trung Bộ quyên góp, ủng hộ đồng bào Nam Bộ V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng (9’) - Trong lúc kháng chiến chống Pháp ở Miền Nam dâng cao thì ở miền Bắc phải đối phó với 20 vạn quân Tưởng và bọn bè lũ tay sai. + Chúng sử dụng bọn “Việt quốc” “Việt cách” chống phá cách mạng. + Đòi ta phải cải tổ chính phủ. 146 - Ta đã mở rộng chính phủ đại biểu chính phủ. - Nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế. - Mặt khác chính phủ ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng, lập toà án cách mạng trừng trị bọn ngoan cố. VI. Hiệp định sơ bộ ( 6-3-1946) và tạm ước việt pháp (14-9-1946) (13’) 1 Hoàn cảnh * Thực dân Pháp. - Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ, thực dân Pháp chuẩn bị tiến quân ra Bắc để thôn tính cả nước ta. - Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết (28-2-1946) - Tưởng để cho Pháp thay thế ở Miền Bắc Việt Nam để giải giáp quân Nhật * Ta. - Chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước và có thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến lâu dài 2 . Nội dung Hiệp định Sơ bộ ( 6-3-1946 ) - Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, - Có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp 147 - Chính phủ Việt Nam cho 15 000 quân Pháp ra bắc thay thế quân Tưởng và trong vòng 5 năm Pháp phải rút quân hết về nước. 3. Tình hình sau Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) - Sau Hiệp định sơ bộ, thực dân pháp liên tiếp bội ước và gây xung đột vũ trang. - Ta ký Tạm ước 14-9-1946, với Pháp để tranh thủ thời gian hòa hoãn, chuẩn bị kháng chiến lâu dài 148 c. Củng cố, luyện tập (5’) - Nền độc lập non trẻ đang bị đe doạ mà Đảng ta đã từng bước tìm cách tháo gỡ, kí với bản Hiệp ước Sơ Bộ (6-3-1946) và bản Tạm ước (14-9-19456), để tranh thủ thời gian hoà, chuẩn bị cho chiến tranh lâu dài. Bài tập. Lập niên biểu những sự kiện chính của thời kỳ lịch sử (1945-1946) Thời gian Sự kiện 23/9/1945 6/1/1946 28/12/1946 6/3/1946 14/9/1946 d. Hướng dẫn học ở nhà (1’) - Học thuộc bài cũ - Tiếp tục hoàn thành bài tập - Đọc trước bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1950) & & &.. Tòng Văn Hợp Trường THCS Chiềng Cọ 149
Tài liệu đính kèm: