Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 11 - Tiết 22 - Bài 20 : Vùng đồng bằng Sông Hồng

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 11 - Tiết 22 - Bài 20 : Vùng đồng bằng Sông Hồng

Kiến thức:

-Nắm được đặc điểm cơ bản về vùng ĐBSH, giải thích 1 số đặc điểm của vùng như đông dân, NN thâm canh, cơ sở hạ tầng, KT-XH PT.

-Biết một số loại tài nguyên của vùng quan trọng nhất là đất, việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ đất khỏi bị ô nhiểm là một trong những vấn đề trọng tâm của vùng ĐBSH.

-Biết ảnh hưởng của mức độ tập trung dân cư đông đúc tới MT.

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 11 - Tiết 22 - Bài 20 : Vùng đồng bằng Sông Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :11	 NS: 28-10-2009
Tiết : 22	 ND: 31-10-2009
 Bài 20 : VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, HS cần nắm: 
1/Kiến thức:
-Nắm được đặc điểm cơ bản về vùng ĐBSH, giải thích 1 số đặc điểm của vùng như đông dân, NN thâm canh, cơ sở hạ tầng, KT-XH PT.
-Biết một số loại tài nguyên của vùng quan trọng nhất là đất, việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ đất khỏi bị ô nhiểm là một trong những vấn đề trọng tâm của vùng ĐBSH.
-Biết ảnh hưởng của mức độ tập trung dân cư đông đúc tới MT.
2/Kĩ năng:
-Đọc lược đồ kết hợp với kênh chữ giải thích được 1 số ưu thế, nhược điểm của vùng đông dân và 1 số giải pháp PT bền vững.
- Sử dụng lược đồ tự nhiên vùng ĐBSH để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. GV: GA, SGK, SGV, Lược đồ TN vùng ĐBSH.
2. HS: Chuẩn bị theo yêu cầu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC BÀI MỚI:
1. Oån định tổ chức: Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Không)
3. Dạy và học bài mới:
a.Giới thiệu: Tổ tiên ta thời văn hoá Phùng Nguyên đã sớm chọn cây lúa nước làm nguồn SX chính, đặt nền móng cho NN nước nhà ở ĐBSH. Cũng tại đây người Việt cổ đã sáng tao ra nền văn minh rực rỡ, chinh phục sông Hồng. ĐBSH chính là cội nguồn của văn minh Lạc Việt, và ngày nay ĐBSH có tầm quan trọng đặc biệt trong phân công lao động của cả nước, là vùng có vị trí, ĐKTN, TNTN thuận lợi , phong phú, dân cư đông. Để tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của vùng ĐBSH hiện tại, chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài học hôm nay.
b. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Trực quan, cá nhân.
HS: Quan sát lược đồ tự nhiên ĐBSH và nội dung trong SGK.
? Cho biết diện tích và dân số của vùng ĐBSH?.
? Xác định trên luợc đồ ĐBSH bao gồm các tỉnh và thành phố nào?
-Diện tích:14.806km chiếm 4,5 % diện tích của cả nước.
-Dân số:17,5 triệu người chiếm 22% dân số cả nước.
Hoạt động 2: Trực quan, cá nhân.
- Qua sát H20.1 hoặc lược đồ treo tường.
? Xác định ranh giới của vùng ĐBSH và vùng tiếp giáp?
? Xác định vị trí các đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ?
? Cho biết ý nghĩa về vị trí địa lí của vùng ĐBSH đối với sự PTKT-XH?
GV: Phân biệt ĐBSH với châu thổ SH.
I.Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- ĐBSH gồm đồng bằng châu thổ, dải đất rìa trung du và vịnh bắc bộ.
-Tiếp giáp: Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ.
=>Có vị trí địa lí thuận lợi trong việc giao lưu KT- XH với các vùng trong cả nước và nước ngoài.
Hoạt động 3: Nhóm. ( 3 nhóm)
?Dựa vào H20.1 hoặc lược đồ treo tường,nội dung SGK.(Sử dụng lược đồ tự nhiên vùng ĐBSH để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng).
N1: Nêu đặc điểm địa hình của vùng?
N2: Nêu đặc điểm khí hậu của vùng?
N3: Nêu đặc điểm Sông ngòi của vùng?
N4: Quan sát lược đồ tự nhiên ĐBSH, xác định một số con sông ở vùng ĐBSH? nêu ý nghĩa?
GV: Hướng dẫn HS thảo luận và chốt lại 
kiến thức.
?Kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở ĐBSH?
?ĐKTN của ĐBSH có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự PTKT?
GVGDMT: Một số loại tài nguyên của vùng quan trọng nhất là đất, việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ đất khỏi bị ô nhiểm là một trong những vấn đề trọng tâm của vùng ĐBSH.Biết ảnh hưởng của mức độ tập trung dân cư đông đúc tới MT.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1/Điều kiện tự nhiên
* Địa hình:Tương đối bằng phẳng.
*Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh, tạo ĐK thâm canh, tăng vụ, phát triển vụ đông thành vụ SX chính.
 *Sông ngòi: Dày đặc, có 2 hệ thống sông lớn: Sông Hồng và sông Thái Bình =>bồi đắp phù sa màu mỡ, cung cấp nước tưới, mở rông diện tích.
2/ Tài nguyên thiên nhiên :
*Thuận lợi:
 - hợp thâm canh lúa nước.
-Nhiều khoáng sản có giá trị như đá, sét, than nâu, khí tự nhiên,...
-Có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản và du lịch.
* Khó khăn:
- S đất lầy thụt, phèn, mặn chưa được cải tạo.
- Đại bộ phận đất canh tác ngoài đê bị bạc màu.
Hoạt động 4: Cặp.
? Dựa vào bảng 20.1 cho biết MĐDS của ĐBSH cao gấp bao nhiêu lần mức trung bình của cả nước, của vùng TD và MNBB và Tây Nguyên?
à( 4.9 lần cả nước, 14.6 lần TN, 10.3 lần TD và MNBB).
?MĐDS Bình Phước cùng thời điểm đó?
à( 108 người/ 1 km2 năm 2002)
? Mật độ DS cao ở ĐBSH có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự PTKT-XH?
GV: Giáo dục ý thức cho HS .
? Quan sát bảng 20.1 nhận xét tình hình DC –XH và kết cấu hạ tầng của vùng ĐBSH so với cả nước?
GV: Giảng về kết cấu hạ tầng nông thôn.
?Quan sát H20.3 Hãy cho biết tầm quan trọng của hệ thống đê ở ĐBSH?( Nét đăïc sắc của văn hoá sông Hồng, tránh lũ, mở rộng S vùng cửa sông, phân bố dân cư rông khắp ĐBSH, NN thâm canh tăng vụ, CN, DV phát triển, giữ gìn di tích và các giá trị văn hoá)
? Đời sống người dân ĐBSH còn nhiều khó khăn do những vấn đề nào?
III. Đặc điểm dân cư, xã hội.
- Là vùng dân cư đông nhất nước ta, mật độ dân số cao1192 người/ km( 2003)
- Trình độ phát triển kinh tế – xã hội khá cao.
- Kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện.
 –Có một số đô thị, di tích văn hoá được hình thành từ lâu đời.
	4/ Củng cố : - GV Hướng dẫn HS làm bài tập 3.
Đất NN	= Bình quân đất NN ( ha/ người).
Số dân tương ứng
 - Vẽ biểu đồ cột và nhận xét.
 5/ Dặn dị: Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK, đọc trước bài 21 trước khi lên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docT22.doc