Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Năm 2010 - Tiết: 35 - Bài: 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Năm 2010 - Tiết: 35 - Bài: 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)

.Kiến thức: Học sinh cần nắm được.

- Âm mưu của Pháp-Mĩ ở Đông Dương được thể hiện trong kế hoạch Na-va đây là sự cố gắng rất lớn của Pháp-Mĩ nhằm giành thắng lợi quyết định chuyển bại thành thắng kết thúc chiến tranh

- Chủ trương chiến lược của ta trong chiến cuộc đông-Xuân 1953-1954 nhằm phá tan kế hoạch Na-va giành thắng lợi quân sự quyết định

 

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1715Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Năm 2010 - Tiết: 35 - Bài: 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án lịch sử 9 Năm học 2009 - 2010
 Soạn ngày: 16/3/2009	 Ngày dạy 3/2009 dạy lớp 9A
 Ngày dạy 3/2009 dạy lớp 9B
 Ngày dạy 3/2009 dạy lớp 9C
Tiết: 35 - Bài: 27 CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC 
 CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC 
 (1953-1954)
1.Mục tiêu. 
a.Kiến thức: Học sinh cần nắm được.
- Âm mưu của Pháp-Mĩ ở Đông Dương được thể hiện trong kế hoạch Na-va đây là sự cố gắng rất lớn của Pháp-Mĩ nhằm giành thắng lợi quyết định chuyển bại thành thắng kết thúc chiến tranh 
- Chủ trương chiến lược của ta trong chiến cuộc đông-Xuân 1953-1954 nhằm phá tan kế hoạch Na-va giành thắng lợi quân sự quyết định 
b. Kĩ năng.
 - Rèn luyện sử dụng tranh ảnh lược đồ lịch sử.
 - Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
 c. Thái độ. Giáo dục cho học sinh.
 - Lòng kính yêu khâm phục chủ tịch Hồ Chí Minh.
 - Lòng tin vào sự lãng Đạo sáng của Đảng đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh và tinh thần đoàn kết quốc tế. 
 2. Chuẩn bị của thầy và trò
 a.Thầy: Soạn giáo án, sử dụng tranh ảnh trong SGK
 b.Trò: Đọc SGK, tham khảo tài liệu đề cập đến nội dung bài học
3.Tiến trình bài dạy 
* Ổn định. 9A 	 9B 9C
a. Kiểm tra bài cũ. không 
 * Giới thiệu (1’) Sau hơn 8 năm tiến hành cuộc chiến lần thứ hai xâm lược Đông Dương Pháp vấp phải nhiều thiệt hại hết sức nặng nề, Mĩ đã can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương với kế hoạch Na-va, hi vọng chuyển bại thành thắng. 
b. Bài mới 
GV
?Tb
?Tb
GV
GV
?Tb
GV
?Tb
?Tb
?Tb
?Tb
GV
?Tb
GV
?Tb
GV
?Tb
?Tb
?Kh
GV
?Tb
 Với sự thoả thuận của Mĩ, Pháp phải cử Na-va lúc bấy giờ là tham mưu trưởng lục quân Bắc Đại Tây Dương sang làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương vạch ra kế hoạch Na-va. 
 Em hãy cho biết âm mưu của Pháp-Mĩ trong việc thực hiện kế hoạch Na-va?
- Ngày 7-5-1953, tướng Na-va được cử làm Tổng chỉ quân đội Pháp ở Đông Dương nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ kết thúc chiến tranh trong danh dự 
 Kế hoạch Na-va được vạch ra như thế nào?
- Gồm hai bước:
+ Bước một: Trong thu-đông 1953-1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện chiến lược “bình định” miền Trung và Miền Nam đông Dương. 
+ Bước hai: Thu-đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược giành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh
 Thực hiện kế hoạch Na-va, TD Pháp xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự (gấp hai lần so với trước, chiếm 73% chiến phí chiến tranh ở Đông Dương) tăng thêm 12 tiểu đoàn bộ binh, tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 1 lực lượng cơ động mạnh gồm 44 tiểu đoàn (trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương) ra sức tăng cường nguỵ quân. 
Cho HS theo dõi 3 dòng đàu mục sgk
 Hội nghị Bộ Chính trị đã đề ra kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954, như thế nào? 
- Quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả 2 mặt trận: chính diện và sau lưng địch.
Phương hướng chiến lược của ta là tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công lớn vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt 1 bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo cho ta những điều kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm sinh lực của chúng. Phương châm chiến lược của ta là: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”. 
Em hãy cho biết chiến lược Đông-Xuân, quân ta đà đề ra thực hiện phương hướng như thế nào? 
- Thực hiện phương hướng chiến lược tiến công địch trên nhiều hướng ở hầu khắp các chiến trường Đông Dương. 
Khi phát hiện chủ lực của ta di chuyển lên Tây Bắc Na-va đã làm gì? (dùng lược đồ)
- Ngày 20-11-1953 Na-va cho 6 tiểu đoàn Âu- Phi nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, 
Trước tình hình đó bộ đội chủ lực ta đã làm gi?
 (gv kết hợp chỉ lược đồ)
- Tháng 12-1953, bộ đội chủ lực ta ở tây Bắc tổ chức 1 bộ phận bao vây, uy hiếp địch ở Điện Biên Phủ, bộ phận còn lại mở cuộc tiến công địch, giải phóng toàn tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ) Na –va buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường. Như vậy sau đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ hai của địch. Kế hoạch của Na-va bước đầu bị phá sản.
 Đầu tháng 12-1953, liên quân Lào-Việt mở cuộc tiến công địch ở trung Lào, kết quả ra sao?
- Giải phóng toàn tỉnh Thà Khẹt, đồng thời bao vây, uy hiếp Xê-nô , Na-va tăng cường lực lượng cho Xê-nô và xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ hai của địch.
- Cuối tháng 1-1954 để đánh lạc hướng phán đoán của địch, tạo điều kiện đảy mạnh công tác chuẩn bị cho chiến dịch ĐBP, quân ta phối hợp với quân Pa-Thét Lào mở cuộc tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong-xa-lì, Luông Pha-bang, Na-va cho tăng cường lực lượng để luông-Pha bang trở thành nơi tập trung binh lực thứ 4 của địch, 
- Ngày 20-1-1954, Pháp tập trung 20 tiểu đoàn bộ binh mở chiến dịch Át-lăng đánh chiếm Tuy Hoà (phú Yên) mở rộng đánh chiếm vùng tự do liên khu V của ta.
Quyền chủ động đánh địch đầu tháng 2-1954, ta tiến công địch ở Tây Nguyên như thế nào?
- Giữ vững quyền chủ động đánh địch, đầu tháng 2-1954, ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kon Tum, đồng thời bao vây uy hiếp Pây Cu và PLây Cu trở thành nơi tập trung quân thứ 5 của địch. 
 Phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính diện, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch. Bộ đội ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình-Trị-Thiên, đồng bằng Bắc Bộ cũng đẩy mạnh hoạt động đánh địch
 Em có nhận xét gì cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954?
- Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 của ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va của Pháp-Mĩ, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động phân tán và giam chân ở miền rừng núi.
Gọi HS đọc mục 2 sgk
Em biết gì về vị trí Điện Biên Phủ và được Mĩ giúp đỡ Pháp đã xây dựng cứ điểm Điện Biên Phủ như thhế nào?
- Điện Biên Phủ là một vùng thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc gần biên giới Lào, là nơi có vị trí chiến lược quan trọng.
- Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương
+ Có 16 200 quân chia làm 49 cứ điểm.
+ Có 3 phân khu: Trung tâm, Bắc và Nam
- Na-va và nhiều nhà quân sự Pháp-Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “pháo đài bắt khả xâm phạm” từ ngày 3-12-1953, chúng quyết định giao chiến với quân ta.
Trước tình hình đó Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã làm gì?
- Tháng 12-1953, ta quyết định mở chiến dịch Điên Biên Phủ
- Mục tiêu là để tiêu lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc và Lào
- Chiến dịch bắt đầu 13-3-1954->7-5-1954, chia làm 3 đợt.
Em hãy trình bày diễn biến chiến dịch Diện Biên Phủ? (bằng lược đồ)
+ Đợt 1: Ta tiêu diệt căn cứ Him Lam và phân khu Bắc.
+ Đợt 2: Quân ta tiêu diệt căn cứ phía đông phân khu Trung tâm.
+ Đợt 3: Ta tiêu diệt các căn ccứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7-5 ta đánh vào sở chỉ huy địch, 17 giờ 30 phút 7-5, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng ban tham mưu đầu hàng
- Trong cùng thời gian, trên các chiến trường toàn quốc, ta đẩy mạnh chiến đấu và tiêu diệt, giam chaan, phân tán lực lượng địch, tạo điều kiện Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
- Cho HS theo dõi 2 đoạn cuối mục 2 sgk
Em hãy nêu kết quả cuộc tiến công chiến lược 1953-1954 và chiến dịch Điện biên Phủ 1954?
- Chiến lược Đông- Xuân 1953-1954, ta giải phóng được vùng đông dân ở đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.
- Chiến dịch Điên Biên Phủ, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm của địch.
+ Loại khỏi vòng chiến đấu 16 200 tên địch và 1 tướng.
+ Phá huỷ và thu toàn bộ phương tiện chiến tranh.
+ bắn rơi và cháy 62 máy bay.
I. Kế hoạch Na-va của Pháp-Mĩ (10’)
- Pháp và Mỹ âm mưu trong kế hoạch Na-va nhằm xoay chuyển cục điện chiến tranh Đông Dương, trong vòng 18 tháng sẽ kết thúc chiến tranh trong danh dự.
 169
- Kế hoạch được thực hiện trong 2 bước. 
+ Bước 1: trong thu-đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược miền Bắc, tiến công chiến lược miền Trung và miền Nam.
+ bước 2 : Từ thu-đông 1954 chuyển lực lượng ra miền bắc, Thực hiện tiến công chiến lược giành thắng lợi quyết định, “kết thúc chiến tranh”
II. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 (20’)
1. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954
- Tháng 9-1953, Hội nghị Bộ Chính trị họp.
+ Đề ra kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954.
+ Quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch.
- Thực hiện phương hướng chiến lược tiến công địch trên nhiều hướng.
 170 
+ Tháng 12-1953, ta uy hiếp địch ở Điện Biên Phủ, giải phóng Lai Châu.
- Giải phóng Thà Khẹt, đồng thời bao vây, uy hiếp Xê-nô. 
- Cuối tháng 1-1954, ta phối hợp với Pa-thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào, giải phóng Phong Xa-lì và đánh Luông Pha-bang.
- Đầu tháng 2-1954, ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kon Tum, đồng thời bao vây uy hiếp Pây Cu. 
- Chiến lược Đông-Xuân 1953-1954, ta đã làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp-Mĩ, buộc chúng phải bị động phân tán và giam chân ở miền rừng núi. 
 171
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 
(1954)
* Căn cứ.
- Điện Biên Phủ là vị trí chiến lược quan trọng.
- Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
+ Có 16 200 quân chia làm 49 cứ điểm.
+ Có 3 phân khu: Trung tâm, Bắc và Nam.
- Tháng 12-1953, ta quyết định mở chiến dịch Điên Biên Phủ
- Chiến dịch bắt đầu 13-3-1954->7-5-1954, chia làm 3 đợt.
* Diễn biến.
+ Đợt 1: Ta tiêu diệt căn cứ Him Lam và phân khu Bắc.
+ Đợt 2: Quân ta tiêu diệt căn cứ phía đông phân khu Trung tâm.
+ Đợt 3: Ta tiêu diệt các căn ccứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7-5 ta đánh vào sở chỉ huy địch, 17 giờ 30 phút 7-5, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng ban tham mưu đầu hàng
* Kết quả.
- Chiến lược Đông- Xuân 1953-1954, ta giải phóng được vùng đông dân ở đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.
 172
- Chiến dịch Điên Biên Phủ, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm của địch.
+ Loại khỏi vòng chiến đấu 16 200 tên địch và 1 tướng.
+ Phá huỷ và thu toàn bộ phương tiện chiến tranh.
+ bắn rơi và cháy 62 máy bay.
c. củng cố, luyện tập (2’)
- Cuộc tiến công chiến lược Đông – xuân 1953-1954 đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na Va của Pháp - Mỹ, đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã đạp toàn bộ cứ điểm mạnh nhất của Pháp-Mĩ ở Đông Dương
d. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
 - Học thuộc bài 
 - Đọc trước phần 2 (của phần II) và phần III, IV
 ============= o O o =============
 Tòng Văn Hợp Trường THCS Chiềng Cọ
 173
Giáo án lịch sử 9 Năm học 2009 - 2010
Soạn ngày 14/3/2009	 Ngày dạy: /03/2009 Lớp 9A
 Ngày dạy: /03/2009 Lớp 9B
 Ngày dạy: /03/2009 Lớp 9C
Tiết: 34 – Bài: 26 BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
 TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950-1953) (Tiếp)
 1.Mục tiêu 
a. Kiến thức: Học sinh cần nắm được.
 - Từ sau chiến dịch Biên giới 1950, trở đi cuộc kháng chiến của ta đã bước sang giai đoạn mới ta đã  ... nh giá sự kiện lịch sử.
 b. Thái độ: Giáo dục cho học sinh.
 - Lòng kính yêu khâm phục chủ tịch Hồ Chí Minh.
 - Lòng tin vào sự lãng Đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh.
 - Tinh thần đoàn kết quốc tế.
 2. Chuẩn bị:
 a. Thầy: Soạn giáo án, sử dụng tranh ảnh trong SGK
 b. Trò: Học bài cũ, đọc SGK, tham khảo tài liệu đề cập đến nội dung bài học
 3. Tiến trình bài dạy 
 * Ổn định: 	 9A 	 9B 9C
 a. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
* Câu hỏi: Trình bày diễn biến của chiến dịch Biên giới Thu- Đông 1950, nêu kết quả?
* Đáp án :	
- Diễn biến : 
+ Ta dùng một lực lượng áp đảo tấn công Đông Khê 18-9, uy hiếp Thất Khê, Cao Bằng bị cô lập -> Hệ thống phòng ngự của Pháp trên Đường số 4, bị lung lay.
+ Pháp cho 1 cánh quân từ Thất Khê lên đánh chiếm Đông Khê và đón cánh quân từ Cao Bằng cùng rút về. 	
+Ta mai phục chặn đánh Đường số 4 cả hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng, buộc Pháp rút khỏi Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn, đến 22/10 rút khỏi Đường số 4.
- Kết quả: Sau hơn một tháng chiến đấu (từ 16-9 đến ngày 22-10-1950), ta đã giải phóng vùng biên giới Việt – Trung dài 750 Km, căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững, “Hành lang Đông Tây bị chọc thủng ở Hoà Bình kế hoạch Rơ-ve của địch bị phá sản.	
* Giới thiệu (1’) Sau chiến dịch Biên giới 1950, trở đi cuộc kháng chiến của ta đã bước sang giai đoạn mới ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính, ở Bắc bộ dưới ánh sáng của Đảng cuộc kháng chiến của ta có bước phát triển toàn diện.
 b. Dạy nội dung bài mới 
GV
?Tb
GV
?Tb
?Tb
GV
?Tb
GV
?kh
GV
?Tb
?Tb
GV
?Tb
?Tb
Gọi HS đọc SGK từ đầu->thuộc vùng tự do
Em hãy nêu những thành tựu về chính trị mà ta đạt được sau chiến dịch Biên giới 1950?
- Ngày 3-3-1951, Mặt trận Việt Minh đã hợp nhất với hội Liên Việt thành một mặt trận duy nhất là Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt) 
- Đảng Lao Động Việt Nam chính thức ra mắt trước đại biểu nhân dân tham dự trong Đại hội ngày 11-3-1951, Mặt trận liên việt Mặt trận Lào, Mặt trận Khơ-me đại diện cho nhân dân 3 nước Đông Dương họp hội nghị đại biểu, thành lập “Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào” trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau- 
Cho HS quan sát H49 Những đại biểu tham dự ĐH toàn quốc thống nhất Việt-Miên-Lào như vậy đến năm 1951 khối đoàn kết nhân dân 3 nước đã chặt chẽ hơn trong một mặt trận. 
Em hãy nêu những thành tựu về kinh tế của ta đã đạt được từ năm 1952-1953?
- Trên mặt trận kinh tế, từ 1952, Đảng và Chính phủ đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất thực hành tiết kiệm, đã lôi cuốn mọi ngành, mọi người, mọi giới tham gia. Đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, đề ra nhiều chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế khoá, xây dựng nền tài chính, ngân hàng và thương nghiệp.
Để bồi dưỡng sức cho dân, Đảng và Chính phủ đã có những chính sách gì? 
- Trước hết là nông dân, đầu năm 1953, Đảng và Chính phủ quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Tháng 12/1953, kì họp thứ ba Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua “Luật cải cách ruộng đất và tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do- - Từ tháng 4-1953-> 7-1954, ta thực hiện 5 đợt giảm tô và đợt 1 cải cách ruộng đất ở một số xã thuộc vùng tự do.
- Đến cuối năm 1953, tính từ Liên khu IV, trở ra cách mạng đã cấp hơn 18 vạn ha ruộng đất của thực dân, địa chủ ruộng đất vắng chủ và ruộng đất bỏ hoang cho chia cho Nông dân. 
 Nêu những thành tựu về văn hoá- giáo dục
- Tiếp tục thực hiện cải cách ruộng đất được đề ra từ 7-1950 được tiếp tục thực hiện với ba phương châm: phục vụ sản xuất, kháng chiến, dân sinh
- Số người đi học và HS phổ thông năm 1954 đều tăng so với năm 1950: cấp i- tăng 130%, cấp II và III – tăng 300%.Năm 1954 số sinh viên đại học và TH chuyên nghiệp là 4247 người. Từ năm 1951 Đến 1953, ta đào tạo được 7000 cán bộ kĩ thuật, đến năm 1954, ta có 3400 HS được gửi đi học ở nước ngoài. 
Trong phong trào thi đua yêu ta đã đạt được những thành tựu gì?
- Phong trào thi đua yêu nước ngày càng ăn sâu và lan rộng ra các ngành, các giới, làm nảy nở nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú. ngày 1/5/1952, Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua trong toàn quốc lần thứ i với 154 cán bộ và chiến sĩ tiêu biểu cho các ngành được khai mạc tại Căn cứ địa Việt Bắc.Đại hội tổng kết, biểu dương thành tích của phong trào thi đua yêu nước và chọn được 7 anh hùng.
 Sau chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950, quân ta liên tiếp mở những chiến dịch tiến công vào phòng tuyến của địch ở chiến trường vùng rừng núi, trung du và đồng bằng, nhằm phá âm mưu đẩy mạnh chiến tranh của Pháp- Mĩ giữ vững quyền chủ động đánh địch. 
Ta đã giữ vững và phát huy quyền chủ động trên chiến trường như thế nào? 
- Ta mở một loạt các chiến dịch trên khắp các địa bàn chiến lược quan trọng phòng tuyến của địch ở chiến trường, vùng rừng núi, trung du và đồng bằng nhằm phá âm mưu đẩy mạnh chiến tranh của Pháp-Mĩ, giữ vững quyền chủ động trên chiến trường trong đông – xuân 1950-195, ta mở ba chiến dịch: Chiến dịch Trung du (Trần Hưng Đạo) đánh địch ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, chiến dịch Đường số 18 (Hoàng Hoa Thám) ta đánh địch trên đường số 18 từ Phả Lại đi uông Bí, Chiến dịch Hà-Nam –Ninh (Quang Trung) đánh địch ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam. Trong ba chiến dịch, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 vạn tên địch tiêu diệt nhiều cứ điểm quan trọng của chúng.
 Sau 3 chiến dịch ta rút kinh nghiệm chỉ mở chiến dịch tiến công tiếp sau ở vùng rừng núi- chiến trường có lợi cho ta, còn trung du và đồng bằng là những chiến trường có lợi cho địch. 
 Thái độ của Pháp – Mĩ sau 3 chiến dịch của ta như thế nào? (kết hợp chỉ lược đồ)
- Từ ngày 9 đến ngày 14-11-1951, Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi tập trung 20 tiểu đoàn bộ binh, có pháo binh, cơ giới, máy bay phối hợp đánh chiếm Hoà Bình, nhằm giành lại quyền chủ động đã mất trên chiến trường Bắc Bộ, nối lại “Hành lang Đông-Tây”, chia cắt căn cứ địa Việt Bắc với liên khu III và IV ngày 11-10-1951 Pháp cho quân nhảy dù xuống Xuân Mai, Chợ Bến (Hoà Bình), hai cánh quân thuỷ và bộ có máy bay yểm trợ, theo sông Đà và Đường số 6 tiến vào thị xã Hoà Bình.
 Trước âm mưu của Pháp ta đối phó như thế nào?
- Thực dân Pháp tập trung lực lượng đánh Hoà Bình, nên chúng phải rút bớt quân ở đồng bằng, đó là cơ hội tốt để ta đánh địch, ta cho quân bao vây, truy kích tiêu diệt trên mặt trận Hoà Bình vừa đẩy mạnh hoạt động chống phá kế hoạch bình định ở đồng bằng Bắc Bộ của chúng, thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích ở sau lưng địch. Buộc Pháp phải rút khỏi Hoà Bình, kết thúc chiến dịch vào ngày 23-2-1952.
Sau chiến dịch Hoà bình ta thực hiện phương châm “đánh chắc thắng” và phương hướng chiến lược “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu” bộ đội ta chuyển hướng tấn công địch trên chiến trường rừng núi, mở chiến dịch ở Tây Bắc nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng đất đai mở rộng căn cứ địa K/C và phát triển chiến tranh du kích .Mở đầu chiên dịch, ngày 14-10-1952, quân ta tiến công địch ở Nghĩa Lộ, tiếp đó vào Lai Châu, Sơn La, Yên Bái. Sau hơn hai tháng chiến đấu (từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 12), 
Em hãy nêu kết quả sau hai tháng chiến đấu?
- Ta giải phóng toàn tỉnh Nghĩa Lộ, hầu hết tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản), bốn huyện thuộc Lai Châu, hai huyện thuộc Yên Bái, với 25 vạn dân, phá âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch. 
Từ năm 1953, Trung ương Đảng và Chính phủ tiếp tục mở cuộc kháng chiến ở nhũng địa bàn nào?
 - Ta cùng với chính phủ kháng chiến Lào và Mặt trận Ít-xa-ra của Lào thoả thuận mở chiến dịch Thượng Lào nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng đát đai và nhân dân, mở rộng căn cứ du kích, đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân Lào. Ngày 8-4-1953, chiến dịch bắt đầu. Sau gần 1 tháng chiến đấu liên quân Việt –Lào giải phóng toàn tỉnh Sầm nưa, 1 phần tỉnh Xiêm Khoảng và tỉnh Phong Xa-lì với 30 vạn dân. Căn cứ kháng chiến ở Thượng Lào được mở rộng, nối liền với Tây Bắc Việt Nam, tạo thế mới để uy hiếp địch.
IV. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt (17’)
 164
* Chính trị :
- Ngày 3-3-1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt họp Đại hội quyết định hợp nhất thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt) 
- Đảng Lao Động VN chính thức ra mắt đại biểu nhân dân. 
- Ngày 11-3-1951, liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào ra đời để cùng nhau đoàn kết chống Thực dân pháp 
* Kinh tế : 
- Năm 1952, Đảng và chính phủ đã đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
- Chấn chỉnh thuế khoá, xây dựng nền tài chính, ngân hàng và thương nghiệp 
- Ngày 12-1953, Quốc hội thông qua 
“luật cải cách ruộng đất”
+ Cải cách ruộng đất ở vùng tự do
+ Từ tháng 4-1953->7-1954, thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất
 165
* Văn hoá, giáo dục.
- Tiếp tục cải cách giáo dục với phương châm phục vụ sản xuất, kháng chiến, dân sinh
- Phong trào thi đua yêu nước lan rộng trong các ngành, ngày 1-5-1952, Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc được khai mạc ở Căn cứ địa Việt Bắc, biểu dương 7 anh hùng
V. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường (18’)
- Ta liên tiếp mở những chiến dịch tiến công vào phòng tuyến của địch vùng rừng núi, trung du và đồng bằng.
- Trong Đông – Xuân 1950-1951, ta mở 3 chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung -> Kết quả ta tiêu diệt hơn 1 vạn địch và nhiều cứ điểm quan trọng 
 166
- Tiếp tục mở chiến dịch ở vùng rừng núi có lợi cho ta
- Từ ngày 9"14-11-1951, Pháp tập chung lực lượng 20 tiểu đoàn bộ binh, pháo binh, cơ giới, máy bay đánh chiếm Hoà Bình 
- Quân ta bao vây truy kích ở Hoà Bình đẩy mạnh chống phá kế hoạch bình định đồng bằng Bắc Bộ, phát triển chiến tranh du kích sau lưng địch. 
- Ngày 23-2-1952, buộc Pháp phải rút khỏi Hoà Bình.
- Chiến dịch Tây Bắc nhằm tiêu diệt lực lượng địch và giải phóng đất đai
+ Mở đầu 14-10 -> 12-1952 ta tiến công địch ở Nghĩa Lộ.
+ Đánh vào Lai Châu, Sơn La, Yên Bái
 167
- Năm 1953, Nhân dân Lào-Việt mở chiến dịch Thượng Lào (8-4-1953), chiến dịch bắt đầu.
- Kết quả: Sau gần một tháng chiến đấu ta giải phóng tỉnh Sầm Nưa, Phong-xa-lì với 30 vạn dân 
 c Củng cố, luyện tập (3’) 
 - Sau chiến dịch biên giới ta liên tiếp mở 1 loạt chiến dịch trên khắp địa bàn chiến lược quan trọng ta đã giành và giữ vững thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. Trong thời gian 1950-1953, ta đã phát triển hậu phương về mọi mặt; chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục đều đạt kết quả. Mặt khác ta vẫn giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường, giải phóng nhiều vùng đất, đặc biệt ở Tây Bắc, Lào
 - Bài tập. Đông-Xuân 1950-1951, ta đánh địch ở những vùng nào? Khoanh tròn váo đáp án em chọn đúng nhất.
 A. Tây Bắc. B. Trung du. (Đ)
 C. Đồng bằng. D. Thượng Lào.
 d. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
 - Học thuộc bài 
 - Đọc trước bài 27: cuộc kháng chiến toàn quốc chống TDP xâm lược kết thúc 
============== * * * ==============
Tòng Văn Hợp Trường THCS Chiềng Cọ
 168

Tài liệu đính kèm:

  • docSử 9 tiết 34,35.doc