Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Nguyễn Thị Tuyết Mai

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Nguyễn Thị Tuyết Mai

Nắm được những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.

Nắm được những thành tựu o lớn và những hạn chế thiếu xót, sai lầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến nữa những năm 70 của thế kỉ XX.

 

doc 52 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1282Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Nguyễn Thị Tuyết Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC CÀNG LONG
TRƯỜNG THCS AN TRƯỜNG C
---------------------
Giáo viên:NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI 
 SỔ ĐIỂM CÁ NHÂN
NĂM HỌC 2009 - 2010
Tuần: 01. 
Tiết: 01. 
Ngày sọan: 
Ngày dạy:
PHẦN I. 
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
BÀI 1. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Nắm được những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.
Nắm được những thành tựu o lớn và những hạn chế thiếu xót, sai lầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến nữa những năm 70 của thế kỉ XX.
2.Tư tưởng:
Giáo dục lòng tự hào về những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản và nhà nước Xô Viết.
Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
3.Kĩ năng:
 	Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô và các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên:
Một số tranh ảnh mô tả công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô
Bản đồ Liên Xô
	Học sinh:
Sưu tầm tranh ảnh
Những mẫu chuyện về công cuộc xây dựng CHXH ở Liên Xô
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Giới thiệu bài mới:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô bị thiệt hại to lớn về người và của. Để khôi phục và phát triển kinh tế đưa đất nước tiến lên, khẳng định vị thế của mình đối với các nước tư bản, đồng thời để có điều kiện giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội diễn ra như thế nào? Chúng ta tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 
ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG 
GV: Gọi HS đọc phần chữ nhỏ SGK trang 3?
HS:đọc .
GV: Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai?
HS: Dựa vào nội dung SGK trả lời.
GV:Uốn nắn, sửa chữa và kết luận?
GV: Đảng và nhà nước Liên Xô đã làm gì để khắc phục những hậu quả đó?
HS: Học sinh dựa vào nội dung SGK trả lời. 
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm về những thành tựu khôi phục kinh tế của Liên Xô qua các số liệu SGK trang 4?
HS: Dựa vào số liệu cụ thể trong SGK để thảo luận.
GV:Em có nhận xét gì về tốc độ phát triển kinh tế của Liên Xô trong thời kì khôi phục kinh tế ?
HS:Tốc độ khôi phục kinh tế trong thời kì này tăng lên nhanh chóng.
GV: Nguyên nhân của sự phát triển đó?
HS: Sự thống nhất về tư tưởng chính trị xã hội của Liên Xô, tinh thần lao động quên mình của nhân dân Liên Xô .
GV:Khi nền kinh tế của Liên Xô đạt nhiều thành tựu to lớn thì Đảng và nhà nước Liên Xô lại tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
GV: Giải thích khái niệm “thế nào là xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội” – đó là nền sản xuất đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, khoa học tiên tiến. 
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm “Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật trong hoàn cảnh nào”?
HS: Dựa vào nội dung SGK và vốn kiến thức của mình để thảo luận.
àCác nước tư bản bao vây, chống phá Liên Xô về kinh tế và quân sự.
GV: Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô?
HS: Làm giảm tốc độ của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
GV: Những thành tựu mà Liên Xô đạt đựơc trong năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX?
HS: Dựa vào SGK học sinh trả lời .
GV: Liên Xô đã thực hiện chính sách đối ngọai như thế nào?
HS: Thực hiện chính sách hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
I.Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh năm 1945 – 1950:
Liên Xô chịu nhiều tổn thất nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Đảng và Nhà nước Liên Xô đề ra kế họach khôi phục kinh tế, đạt nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khoa học và kĩ thuật.
Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới.
Về khoa học và kĩ thuật đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ
Về đối ngọai: thực hiện chính sách hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
3.Sơ kết bài học:
ØCông cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh đã đạt được những thành tựu gì?
ØNhờ những thành tựu đó mà Liên Xô trở thành trụ cột của các nước chủ nghĩa xã hội là thành trì của hòa bình, là chổ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
Bài tập:
1.Liên Xô đã chế tạo thành công bơm nguyên tử vào năm nào?
a. 1945
b. 1948
c. 1949
d. 1950
2.Vị trí công nghiệp của Liên Xô trong hai thập niên 50, 60 của thế kỉ XX là:
a. Đứng đầu thế giới 
b. Đứng thứ hai thế giới
c. Đứng thứ ba thế giới
d. Đứng thứ tư thế giới
3. Hãy điền thời gian vào những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô:
Thành tựu của Liên Xô trong công cuộc
 xây dựng chủ nghĩa xã hội
Thời gian
1.Chế tạo thành công bơm nguyên tử 
1949
2.Phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin đầu tiên bay vào vũ trụ 
1961
3.Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất.
1957
4..Dặn dò:
ØHọc bài .
ØXem tiếp Phần II. Các nước Đông Âu .
ØHọc và trả lời câu hỏi SGK.
PHẦN BỔ SUNG
Tuần: 2.Tiết: 2. 
Ngày sọan: 
Ngày dạy:
BÀI 1. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶXX 
(tiếp theo)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
-Nắm được những nét chính về sự thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Aâu và công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Aâu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX).
-Nắm được những nét cơ bản về hệ thống XHCN, thông qua đó hiểu được mối quan hệ, ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam.
2.Tư tưởng:
Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Aâu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới
Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho học sinh
3.Kĩ năng:
 Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định từng nước Đông Aâu 
Khai thác tranh ảnh lịch sử 	
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên:
Tranh ảnh về các nước Đông Aâu (từ 1944 - 1970)
Tư liệu về các nước Đông Aâu 
	Học sinh: Đọc sách giáo khoa, sưu tầm tài liệu có liên quan
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp : kiểm diện 
2.Kiểm tra bài cũ:
ØNêu những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế – KHKT của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 1970 của thế kỉ XX?
ØHãy cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam? àLiên Xô giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí, thủy điện,.
3.Giới thiệu bài mới:
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã nảy sinh ra một nước XHCN duy nhất đó là Liên Xô, thế thì sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã có những nước XHCN nào ra đời ? Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước này diễn ra và đạt được kết quả gì? Chúng ta tìm hiểu nội dung đó trong tiết này. 
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ 1945 
ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶXX
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG 
GV: Dựa vào nội dung SGK, hãy cho biết các nước dân chủ nhân dân Đông Aâu ra đời trong hòan cảnh nào?
HS: Tóm tắt nội dung SGK trả lời.
GV: Bổ sung àKết luận
GV: Treo bảng đồ các nước Đông Aâu. Cho HS lên xác định các nước Đông Aâu đã thành lập chính quyền ? Thời gian?
HS:Lên xác định và dựa vào SGK và cho biết thời gian thành lập của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
GV:Cho HS thảo luận nhóm “để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân, các nước dân chủ nhân dân Đông Aâu cần tiến hành những công việc gì?”
HS:.Thảo luận trả lời
GV:Các nước Đông Aâu xây dựng CNXH trong điều kiện như thế nào?
HS:Dựa vào nội dung SGK trả lờiàcơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, các nước đế quốc bao vây kinh tế.
II. Đông Aâu:
 1.Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Aâu:
-Hồng quân Liên xô truy kích tiêu diệt quân đội Phát Xít.nhân dân và các lực lượng vũ trang nổi dậy giành chính quyền, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.
-Ba lan (7-1944).
-RuMaNi (8-1944),
-Các nước Đông Aâu tiến hành:
+Xây dựng chính quyền.
+Cải cách ruộng đất.
+Quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản.
+Ban hành các quyền tự do dân chủ.
GV:Công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Aâu đạt được những thành tựu như thế nào?
HS:Dựa vào phần chữ in nhỏ trong SGK trả lời.
GV:Tại sao hệ thống XHCN lại ra đời?
HS:Vì các nước có điểm chung:
+Đều có Đảng cộng sản.
+Lấy CN Mác làm nền tảng.
+Cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
GV:Hội đồng kinh tế tương trợ ra đời vào thời gian nào? nhằm mục đích gì?
HS:Dựa và SGK trả lời.
GV:Gồm các quốc gia nào?
HS:Liên Xô, Anbani, Balan,.
GV:Sự thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật?
HS:Thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
GV:Tổ chức hiệp ước Vac-sa-va thành lập ngày tháng năm nào? nhằm mục đích gì?
 2.Tiến hành xây dựng CNXH (từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX):
-Đầu những năm 70 của thế kỷ XX các nước Đông Aâuđều trở thành nước công-nông nghiệp phát triển .
8-1-1949 Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập.
14-5-1955 Tổ ch ... ở các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh hầu hết đều giành được độc lập.
Hệ thống ĐQCN có nhiều chuyển biến: Mĩvươn lên giàu nhất thế giới
Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
Quan hệ quốc tế mở rộng và đa dạng.
GV:Từ 1991 khi Liên Xô tan rã và trật tự thế giới hai cực I-an Ta sụp đổ thì xu thế phát triển chính của thế giới hiện nay là gì?
HS:-Hòa hoãn, thỏa hiệp.
 -Lấy kinh tế làm trọng tâm.
 -Nguy cơ xung đột nội chiến.
GV:Từ 1991 khi Liên Xô tan rã và trật tự thế giới hai cực I-an Ta sụp đổ thì xu thế phát triển chính của thế giới hiện nay là gì?
HS:-Hòa hoãn, thỏa hiệp.
 -Lấy kinh tế làm trọng tâm.
 -Nguy cơ xung đột nội chiến.
II. Những xu thế phát triển chính của thế giới hiện nay:
Xu thế hòa hoãn, thỏa hiệp giữa các nước lớn
Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
Xung đột, nội chiến.
4.Củng cố:
Liên hệ đến Việt Nam đường lối đổi mới, chính sách ngọai giao của ta.
5.Dặn dò:
ØHọc bài .
ØXem tiếp Bài Việt Nam sau chiến tranh.
-Đọc và trả lời câu hỏi
-Sưu tầm tài liệu có liên quan.
Tuần: 16. Tiết: 16. 
Ngày sọan: 
Ngày dạy:
PHẦN II. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930
BÀI 14. VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH 
THẾ GIỚI THỨ NHẤT 
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
	Nắm được nguyên nhân, mục đích, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực dân Pháp.
	Hiểu được thủ đọan chính trị, văn hóa, giáo dục thâm độc của Thực dân Pháp nhằm phục vụ công cuộc khai thác
	Sự phân hóa xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thái độ khả năng của từng giai cấp.
2.Tư tưởng:
	Thấy được chính sách thâm độc, xảo quyệt của thực dân Pháp, sự đồng cảm với những vất vả cơ cực của người lao động dưới chế độ thực dân.
3.Kĩ năng:
 	Quan sát bản đồ, phân tích, đánh giá sự kiện.
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Sọan bài
	Học sinh: Đọc sách giáo khoa.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện 
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay?
3.Bài mới:
	Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp là nước thắng trận, song nền kinh tế Pháp bị thiệt hại nặng nề, để bù đắp lại những thiệt hại đó Thực dân Pháp tăng cường khai thác ở các thuộc địa trong đó có Đông Dương và Việt Nam.
VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG 
GV: Tại sao Thực dân Pháp lại tiến hành khai thác lần thứ hai ở Đông Dương và Việt Nam?
HS: Kinh tế Pháp bị kiệt quệ .
GV: Mục đích của cuộc khai thác mà Pháp tiến hành ở Việt Nam?
HS: Bù đắp lại thiệt hại do chiến tranh.
GV: Trong nông nghiệp thì Pháp làm gì ?
HS: Đầu tư vào đồn điền nhằm tăng diện tích khai thác .
GV: Còn trong công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải ?
HS: Công nghiệp khai thác quặng, mỏ, mở thêm nhiều cơ sở .
Thương nghiệp: đánh thuế hàng hóa các nước vào Việt Nam
Giao thông vận tải: đầu tư phát triển thêm
GV: Đặc điểm cuộc khai thác lần thứ hai của Pháp ?
1.Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp:
Pháp là nước thắng trận song đất nước bị tàn phá nặng nề.
Mục đích: bù đắp lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
Nông nghiệp: tăng cường đầu tư vốn vào đồn điền cao su.
Công nghiệp: khai thác quặng mỏ, nhiều công ty mới ra đời.
Thương nghiệp: tăng cường đánh thuế.
àDiễn ra với tốc độ nhanh, chưa từng thấy từ trước đến nay.
GV: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp đã thi hành những thủ đọan chính trị như thế nào ?
HS: Chia để trị, cấm đóan quyền tự do của nhân dân, dụ dỗ, lừa bịp,..
GV: Về văn hóa, giáo dục thực dân Pháp đã dùng những thủ đọan gì ?
HS: Bài trò mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, tuyên truyền chính sách khai hóa .
GV: Tất cả những thủ đọan trên nhằm mục đích gì ?
II.Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục:
Về chính trị: thực hiện chính sách chia để trị, đàn áp, khủng bố, dụ dỗ mua chuộc,.
Về văn hóa: khuyến khích các họat động mê tín, các tệ nạn xã hội,
àPhục vụ đắc lực cho chính sách khai thác.
GV: Sau chiến tranh xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào, thái độ chính trị và khả năng của từng giai cấp.
GV: Giai cấp công nhân quốc tế và giai cấp công nhân Việt Nam còn mang những đặc điểm riêng nào ?
HS: Bị ba tầng áp bức của đế quốc, phong kiến, tư sản có quan hệ mật thiết với nông dân.
III.Xã hội Việt Nam phân hóa:
Địa chủ phong kiến: làm tay sai cho Pháp, bóc lột nhân dân. Bộ phận nhỏ yêu nước.
Tư sản: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc.
Tiểu tư sản: có tinh thần hăng hái cách mạng
Nông dân: là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
Công nhân là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.
4.Củng cố :
ØNguyên nhân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần hai?
ØLĩnh vực mà Pháp đầu tư trong chương trình khai thác lần hai?
5.Dặn dò:
ØHọc bài .
ØXem tiếp Bài Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh .
-Đọc và trả lời câu hỏi
-Sưu tầm tài liệu có liên quan.
PHẦN BỔ SUNG
Tuần: 17. Tiết: 17 . 
Ngày sọan: 
Ngày dạy:
BÀI 15. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 - 1925)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
	Hiểu được cách mạng tháng 10 Nga và phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam
	Nắm được những nét chính trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc, tiểu tư sản dân tộc và phong trào công nhân từ 1919 – 1925.
2.Tư tưởng:
	Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối 
3.Kĩ năng:
 	Rèn kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử cụ thể, tiêu biểu và tập đánh giá các sự kiện đó .	
II. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Sọan bài 
	Học sinh: Đọc sách giáo khoa.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện 
2.Kiểm tra bài cũ:
Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
3.Bài mới:
	Việt Nam là một bộ phận của lịch sử thế giới, chịu ảnh hưởng, tác động của lịch sử thế giới thứ nhất là khi cách mạng tháng mười Nga thắng lợi. Để tìm hiểu những tác động của tình hình thế giới đặc biệt ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga đến cách mạng Việt Nam như thế nào?
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM 
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 - 1925)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG 
GV: Cách mạng tháng mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào cách mạng thế giới ?
HS:Làm cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản phương tây gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc .
GV: Quốc tế cộng sản được thành lập trong hòan cảnh lịch sử như thế nào ? tại đâu ?
HS: Cao trào cách mạng thế giới lên cao, nhiều Đảng cộng sản ra đời ở nhiều nước tư bản, đòi hỏi có tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn. Quốc tế cộng sản ra đời vào tháng 3 năm 1919 tại Mat-xcơ –va.
GV:Tình hình thế giới sau chiến tranh ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào ?
HS: Truyền bá chủ nghĩa Mac-Lenin vào Việt Nam..
I.Aûnh hửơng của phong trào cách mạng tháng mười đến phong trào cách mạng thế giới:
Sự thắng lợi của cách mạng tháng mười, sự thành lập quốc tế cộng sản, sự thành lập Đảng Cộng sản Pháp 1920, Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921 tác động đến cách mạng Việt Nam.
Phong trào cách mạng thế giới và Việt Nam gắn bó với nhau, tạo điều kiện để chủ nghĩa Mác –Lênin truyền bá vào Việt Nam.
GV: Nêu mục tiêu và tính chất của các phong trào đấu tranh trong cao trào dân tộc dân chủ công khai ?
HS:Mục tiêu: đòi quyền tự do.
Tính chất: có tính chất quần chúng rộng rãi
GV: Nêu một vài phong trào tiêu biểu của giai cấp tư sản dân tộc và các tầng lớp tiểu tư sản trí thức trong giai đọan 1919 -1926 ?
HS: Giai cấp tư sản dân tộc phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngọai khóa,.
GV: Tiểu tư sản trí thức ?
HS: Thành lập nhiều tổ chức chính trị như Lập Hiến, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam,.
II.Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 -1925):
Giai cấp tư sản dân tộc: phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngọai khóa (1919), chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì (1923)
Các tầng lớp tiểu tư sản đấu tranh dưới nhiều hình thức: báo chí, ám sát, đòi thả Phan Bội Châu, đưa tang Phan Châu Trinh.
GV: Tác dụng của các phong trào đấu tranh ?
HS: Khuấy động lòng yêu nước, chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư bản nước ngòai .
HS: Hạn chế của phong trào mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ thực dân, phục vụ cho quyền lợi cho tầng lớp trên .
GV: Nêu một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của công nhân trong giai đọan 1919 -1925?
GV:Đánh giá chung về phong trào công nhân năm 1919-1925 có bứơc phát triển mới gì?
HS:Tuy đấu tranh còn mang tính lẻ tẻ, mang tính tự phát, nhưng ý thức giai cấp, chính trị ngày càng phát triển.
III.Phong trào công nhân (1919 - 1925):
1922 đấu tranh của công nhân Bắc Kì đòi nghĩ chủ nhật có trả lương
1924 nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,
Tháng 8/1925 cuộc đấu tranh của công nhân Ba son thắng lợi.
4.Củng cố :
ØPhong trào đấu tranh dân chủ và phong trào công nhân 1914 -1925?
ØAûnh hưởng của cách mạng tháng mười đến Việt Nam?
5.Dặn dò:
ØHọc bài .
ØXem tiếp Bài 16. Họat động của Nguyễn Aùi Quốc ở nước ngòai (1919 -1925) .
-Đọc và trả lời câu hỏi
-Sưu tầm tài liệu có liên quan.
Ô duyệt
Duyệt, ngàytháng.năm 2007.
Tổ trưởng
PHẦN BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN sU 9(10).doc