Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại - Từ năm 1945 đến nay (tiếp theo)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại - Từ năm 1945 đến nay (tiếp theo)

. Kiến thức:

 - Sau những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng CSVC cho CNXH.

 - Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu lớn về KT, KH - KT ( từ những năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX )

 2. Tư tưởng :

 - Học sinh hiểu được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô đã tạo cho Liên Xô một thực lực để chống lại âm mưu phá hoại và bao vây của CNĐQ

 

doc 42 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1168Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại - Từ năm 1945 đến nay (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 
Phần 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
 - TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chương I: :Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai
Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX
NS:15/8/2011
I. Liên Xô
A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học sinh cần nắm được:
 1. Kiến thức:
 - Sau những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô đã nhanh chóng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng CSVC cho CNXH.
 - Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu lớn về KT, KH - KT ( từ những năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX )
 2. Tư tưởng :
 - Học sinh hiểu được những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô đã tạo cho Liên Xô một thực lực để chống lại âm mưu phá hoại và bao vây của CNĐQ
 - Liên Xô thực sự là thành trì của cách mạng thế giới
 3. Kĩ năng:
 - Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử trong những hoàn cảnh cụ thể.
* Tích hợp: Nội dung giáo dục bỏa vệ môi trường
B. Đồ dùng dạy học : 
 - Bản đồ Liên Xô hoặc châu Âu.
 - Một số tranh ảnh tiêu biểu về Liên Xô trong thời kì này
 - Ảnh vệ tinh nhân tạo đầu tiên về con tàu " phương Đông" 1961.
C. Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định và kiểm tra: kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
 2. Dạy và học bài mới : 
 * Giới thiệu bài mới:
 Chương trình lịch sử lớp 9 gồm 2 phần:
 - Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 - 2000 gồm 14 tiết
 - Lịch sử hiện đại Việt Nam từ 1919 - 2000 gồm 33 tiết
 - Bài đầu tiên hôm nay chúng ta tìm hiểu về Liên Xô và Đông Âu từ 1945 à giữa những năm 70 của thế kỷ XX.
 * Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng 
GV: Treo bản đồ châu Âu, yêu cầu học sinh quan sát, xác định vị trí Liên Xô trên bản đồ.
- Gọi học sinh đọc mục 1 SGK
H? Vì sao Liên Xô phải khôi phục kinh tế? (bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh)
H? Trong chiến tranh Liên Xô bị thiệt hại như thế nào? ( yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ sgk)
=> Do đó nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm nên cần phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
H? Em hãy cho biết những thành tựu về KT, KH - KT mà Liên Xô đạt được trong giai đoạn này?
GV: giới thiệu một số tranh ảnh về thành tựu mà Liên Xô đạt được trong thời kì này.
H? Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử ở Mỹ, đồng thời cho ta thấy được sức mạnh về quân sự của Liên Xô 
GV: giải thích k/n cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH đó là nền sx đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, KH - KT tiên tiến.
=> Để chống lại sự phá hoại của TB phương Tây, củng cố chính trị quân sự, quốc phòng và giúp đỡ các nước XHCN, nên Liên Xô phải tiếp tục xây dựng...
* Việc phát triển KHKT của Liên Xô (vũ khí hạt nhân), nếu không biết sử dụng phù hợp và đúng lúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sự sống của con người (Gv cho ví dụ và minh chứng).
H? Nêu những tành tựu về kinh tế?
GV: Minh hoạ thêm từ 1951 -> 1975 tốc độ tăng trưởng Công nghiệp 9,6%, 1979 điện lực tăng 740 tỉ KW/ giờ, gấp 352 lần so với năm 1913 bằng 4 nước Anh, Pháp, Đức, Ý cộng lại
H? Nêu những thành tựu về KH - KT?
GV: Nói về việc Liên Xô phóng con tàu vũ trụ đưa Phạm Tuân của Việt Nam bay vòng quanh trái đất
H? Nêu những thành tựu về ngoại giao?
I. Liên Xô :
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh:
a. Những thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai:
- Hơn 27 triệu người bị chết và bị thương, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị thiêu huỷ.
- 32000 xí nghiệp và 65000km đường sắt bị tàn phá...
b. Thành tựu KT và KHKT của Liên Xô từ (1945-> 1950):
* Kinh tế:
- Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1945-1950) trước thời hạn 9 tháng
- Năm 1950 CN tăng 73 %
- Hơn 6000 nhà máy được khôi phục và xây dựng
- Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh ( 1939)
* KH - KT :
- Năm 1949 Liên Xô ché tạo thành công bom nguyên tử
2. Tiếp tục xây dựng CS/CV-KT của CNXH (từ 1950 -> đầu những năm 70 của thế kĩ XX)
a. Thành tựu:
* Kinh tế:
- Thực hiện thành công hàng loạt kế họach dài hạn. 
- Phương hướng chính là ưu tiên phát triển Công nghiệp nặng
- Nông nghiệp: thâm canh trong sản xuất, đẩy mạnh tiến bộ KH - KT
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng trong những năm 50, 60. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới sau Mĩ.
* Khoa học - kỹ thuật:
- 1957: phóng thành công vệ tinh nhân tạo
- 1961 phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ GaGaRin bay vòng quanh trái đất.
* Chính sách ngoại giao:Hoà bình hữu nghị với tất cả các nước, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới, là chỗ dựa của cách mạng thế giới.
3. Củng cố bài:
 * GV chốt lại những ý chính trong bài
 * Tổ chức cho HS làm bài tập: 
1/ Vị trí công nghiệp Liên Xô trong hai thập kỉ của thế kỉ XX là:
 A. Đứng đầu thế giới 
 B. Đứng thứ hai thế giới
 C. Đứng thứ ba thế giới 
 D. Đứng thứ tư thế giới
2/ Hãy điền thời gian cho phù hợp với sự kiện sau:
Thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô 
Thời gian
1. Chế tạo thành công bom nguyên tử
2. Phóng con tàu vũ trụ đầu tiên
3. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo
 4. Dặn dò:
- HS học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Trả lời các câu hỏi cuối 
* Rút kinh nghiệm:
Tiết 2
Bài 1 (tt) 	CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
Ngày soạn: 20/8/02011 
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học sinh cần:
 1.Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu và công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 -> nửa đầu những năm 70 của TK XX)
- Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN, thông qua đó hiểu được những mối quan hệ, ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.
 2. Tư tưởng:
- Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN, biết ơn sự giúp đỡ của các nước Đông Âu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
 3. Kĩ năng:
- Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí từng nước Đông Âu 
- Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình
II. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh ảnh về các nước Đông Âu (từ 1044 -> 1970)
- Bản đồ các nước Đông Âu, bản đồ thế giới, đèn chiếu
III. Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định và kiểm tra: 
- Nêu những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - KHKT của Liên Xô từ 1950 -> những năm 70 của TK XX?
- Hãy cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam?
 2. Dạy và học bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung ghi bảng 
HĐ1: cá nhân/ nhóm
? Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào
GV: Chú ý đến vai trò của nhân dân, lực lượng vũ trang và của Hồng quân Liên Xô
HS: Đọc phần ghi SGK đoạn sự ra đời của các Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu
GV: cho HS lên bảng chỉ trên bản đồ vị trí các nước Đông Âu.
- Nói thêm về sự ra đờicủa nhà CHDC Đức
? Để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu cần tiến hành những công việc gì?
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
- Có thể gợi ý: về mặt chính quyền, cải cách ruộng đất, công nghiệp...
=> các nước Đông Âu hoàn thành trách nhiệm trên trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, đã đập tan mọi mưu đồ của các thế lực đế quốc phản động.
HĐ2: Cả lớp/ cá nhân
GV: Sự nổ lực của nhân dân và Nhà nước cùng với sự giúp đỡ của Liên Xô, các nước Đông Âu đã đạt những thành tựu to lớn:
? Nêu những thành tựu mà các nước Đông Âu đã đạt được
=> GV: bổ sung, ghi bảng
HĐ 3: nhóm
Tổ chức cho HS thảo luận
? Các nước Đông Âu xây dựng CNXH trong điều kiện ntn?
GV: gợi ý những thuận lợi, khó khăn về kinh tế, chính trị.
=> Trong điều kiện khó khăn phức tạp: cơ sở vật chất kĩ thật lạc hậu, các nước đế quốc bao vây về kinh tế, chống phá về chính trị
HĐ 4: cá nhân/ nhóm
GV: Nhấn mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai CNXH trở thành hệ thống thế giới.
? Tại sao hệ thống CNXH ra đời
GV: gợi ý các nước này có điểm chung đều có ĐCS lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng cùng có mục tiêu xây dựng CNXH...cần có sự giúp đỡ, hợp tác với nhau không?
? Về kinh tế, văn hoá, KH-KT các nước XHCN có những hoạt động gì
GV: nói thêm vai trò của Liên Xô trong khối SEV và mối quan hệ của các nước trong khối Vác-xa-va trong đó có
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu.
- Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân hầu hết ở các nước Đông Âu tiến hành cuộc đấu tranh chống phát xít và đã giành được thắng lợi, giải phóng đất nước, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân( Ba Lan tháng 7 -1944, Tiệp Khắc 5-1945).
- Riêng Đức bị chia cắt, với sự thành lập nhà nước Cộng hoà Liên ban Đức(9-1945) ở phía Tây lãnh thổ và nhà nước Cộng hoad Dân chủ Đức(10-1945) ở phía Đông.
- Từ năm 1945 đến năm 1949 các nước Đông Âu hoàn thành những nhiệm vụ của cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ, xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân 
2Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX):
- Sau 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950-1970), với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, các nước Đông Âu đã giành được những thắng lợi to lớn:
+ Xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản
+ Đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thức hợp tác xã.
+Công nghiệp hoá xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội 
- Nhờ đó, các nước Đông Âu đã trở thành các nước công –nông nghiệp, bộ mặt kinh tế xã hội ccủa đất nước đã thay đổi căn bản và sâu sắc.
3. Sự hình thành hệ thống các nước XHCN:
- Sau chiến tranh thế giứi thứ hai, hệ thống XHCN ra đời.
- Về kinh tế: ngày 8-01-1949 hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ra đời gồm các nước Liên Xô, An-ba-ni, Ba Lan, Bungari....
- Về chính trị và quân sự:
Ngày 14-5-1955 tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va thành lập
3. Củng cố:
GV sơ kết toàn bài:- Sự ra đời các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã làm cho CNXH ngày càng mở rộng đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng thế giới
- Khối SEV, Vac-xa-va ra đời có vai trò to lớn trong việc củng cố và phát triển hệ thống XHCN
* Bài tập: Điền thời gian cho phù hợp sự kiện sau:
Sự kiện
Thời gian
Thành lập liên minh phòng thủ Vac-xa-va
Thành lập hội đồng tương trợ kinh tế SEV
Các nước Đông Âu bước đầu xây dựng CNXH
Nhà nước cộng hoà dân chủ Đức ra đời
* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Hoàn cảnh các nước Đông Âu xây dựng CNXH là:
A. Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu
B. Bị bao vây kinh tế, chính trị.
C. Được sự giúp đỡ của Liên Xô
D. Cả 3 ý trên
4. Dặn dò:
+ Học bài cũ, đọc bài mới
Tuần 3
Tiết 3
Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỶ XX
Ngày soạn:25/8/2011
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, học sinh cần:
 1. Kiến thức:
+ Nắm được những nét  ... a, giáo dục thâm độc của thực dân Pháp nhằm phục vụ công cuộc khai thác .
- Sự phân hóa xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp.
2. Tư tưởng:
- Giúp HS thấy rõ chính sách thâm độc, xảo quyệt của thực dân Pháp, đồng cảm với sự vất vả, cơ cực của người lao động dưới chế độ thực dân, phong kiến.
3. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát bản đồ, phân tích đánh giá sự kiện lịch sử
B/ Chuẩn bị của thầy và trò :
* Bản đồ Việt Nam kí hiệu các nguồn lợi của tư bản thực dân Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai
* Một số tranh về cuộc khai thác lần thứ hai
C/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định và kiểm tra bài cũ: 
H? Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay?
H? Xu thế phát triển của thế giới hiện nay là gì?
2. Dạy và học bài mới:
* Giới thiệu: Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp là nước thắng trận nhưng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, để bù đắp sự thiệt hại đó Pháp đã tăng cường khai thác và bóc lột các nước thuộc địa lần hai. Việt Nam chúng ta cũng bị khai thác và bóc lột, để thấy được hậu quả của cuộc khai thác và bóc lột hôm nay chúng ta tìm hiểu qua nội dung bài 14"..."
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ 1: Cả lớp/ nhóm (15')
GV: Nêu lại hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất cho HS nhớ 
H? Tại sao Pháp lại tiến hành khai thác Đông Dương và VN?
HS trả lời, GV nhấn mạnh về mục đích của cuộc khai thác mà Pháp tiến hành ở VN
HS quan sát hình 27(SGK)
H? Trình bày nội dung khai thác trong tất cả các lĩnh vực
( Cần nêu số liệu minh họa)
H? Em có nhận xét gì về cuộc khai thác này?
HĐ 3: Nhóm/ cá nhân (10')
GV: Sau chiến tranh chính sách thống trị của Pháp đối với VN không hề thay đổi, Pháp nắm mọi quyền hành, vua của triều Nguyễn chỉ là bù nhìn. 
HS: Thảo luận nhóm 
N1+ N2 trình bày về chính trị.
N3 + N4 trình bày về văn hóa giáo dục
H? Những thủ đoạn trên có phục vụ cho khai thác và bóc lột không?
HĐ 3: Nhóm (10')
GV: Do chính sách khai thác của thực dân Pháp xã hội VN phân hóa mạnh, có nhiểu giai cấp mới xuất hiện
HS: Thảo luận theo nhóm mỗi nhóm trình bày một giai cấp tầng lớp sau đó hoàn thành vào bảng tổng hợp sau:
I/ Chương trình khai thác lần thứ hai của Pháp:
* Nguyên nhân: Pháp bị thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh
* Mục đích:
- Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra
* Nội dung: 
- Nông nghiệp: Tăng cuờng đầu tư vốn vào đồn điền cao su tăng diện tích
- Công nghiệp: Chú trọng khai mỏ, số vốn tăng, nhiều công ty mới ra đời, mở thêm một số cơ sở chế biến
- Thương nghiệp: Pháp độc quyền đánh thuế hàng hóa các nước vào VN.
- GTVT: Đầu tư phát triển thêm
- Ngân hàng: Chi phối các hoạt động kinh tế Đông Dương
* Đặc điểm: Diễn ra với tốc độ và quy mô lớn chưa từng thấy từ trước đến nay.
II/ Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục:
* Chính trị: Chia để trị, nắm mọi quyền hành, cấm đoán các quyền tự do dân chủ, đàn áp, khủng bố, mua chuột, dụ dỗ
* Văn hóa- giáo dục: Kích thích các hoạt động mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội, xuất bản sách báo tuyên truyền cho cuộc khai thác, trường học mở nhỏ giọt
=> Phục vụ đắc lực cho chính sách khai thác.
III/ Xã hội Việt nam phân hóa
 * Sự phân hóa của xã hội VN
Giai cấp
Đời sống kinh tế
Thái độ chính trị
Địa chủ PK
Làm tay sai cho Pháp và bóc lột nhân dân
Bộ phận nhỏ yêu nước
Tư sản
Tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp bị tư sản pháp chèn ép về kinh tế kể cả tư sản dân tộc
 Tư sản dân tộc ít nhiều cũng có tinh thần yêu nước
Tiểu tư sản
Có đời sống kinh tế khó khăn
Có tinh thần hăng hái cách mạng.
Nông dân
 Bị bóc lột nặng nề có đời sống khổ cực
Là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng
Công nhân
 Bị bóc lột nặng nề có đời sống khổ cực
Là lực lượng tiên phong lãnh đạo cách mạng
3/Củng cố: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi sau:
• Nêu nguyên nhân
• Đặc điểm
• Nội dung Cuộc khai thác lần II của Pháp
• Tác động 
* Bài tập: Giáo viên chuẩn bị sẵn bài tập trên bảng phụ với hình thức trắc nghiệm
	Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
- Bài 1: Những lĩnh vực Pháp đầu tư trong chương trình khai thác.
A. Nông nghiệp; 	
B. Khai mỏ;	 
C. Công nghiệp chế biến
D. Ngân hàng, thương nghiệp.
- Bài 2: Các giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện
A. Địa chủ
B. Nông dân
C. Công nhân.
D. Tư sản
4/ Dặn dò:
- Học bài cũ, đọc và soạn trước bài mới
* Rút kính nghiệm
Tuần 17
Tiết 17
BÀI 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT( 1919- 1925)
NS:10/12/11:
A/ Mục tiêu bài học:Sau khi học xong bài HS cần nắm được
1. Kiến thức:
- Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Những nét chinha trong phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc và tiểu tư sản dân tộc, phong trào công nhân từ 1919 - 1926
2. Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho HS làng yêu nước và lòng kính phục các bậc tiền bối
3. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử cụ thể, tiêu biểu và đánh giái các sự kiện đó.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò:
* Chân dung một số nhân vật lịch sử như Phan Châu Trinh, phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái, Tôn Đức Thắng.
C/ Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định và kiểm tra:
H? Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
2. dạy và học bài mới:
* Giới thiệu bài: Cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng thế giới,tác động của cách mạng thế giới đến cách mạng VN như thế nào? Cách mạng VN phát triển ra sao?. Để trả lời các câu hỏi trên hôm nay, chúng ta tìm hiểu qua nội dung bài 15"..."
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HĐ 1: Cả lớp/ cá nhân(10')
GV: Nhắc lại năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công có ảnh hưởng đến cách mạng thế giới trong đó coa VN- Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản, đi theo Lê nin và cách mạng tháng Mười.
H? Vậy cách mạng tháng Mười đã ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới như thế nào?
HS trả lời dựa vào SGK
GV: Nhấn mạnh sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười thì phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước TBCN có sự gắn bó mật thiết với nhau vì cùng chung một kẻ thù là CNĐQ
H? Thế giới còn có sự kiện nào ảnh hưởng đến cách mạng VN?
GV: Gợi ý QTCS( Thứ ba) được thành lập, các đảng cộng sản lần lượt ra đời
=> Cách mạng VN gắn bó với cách mạng thế giới trở thành một bộ phận
HĐ 2: Nhóm/ cá nhân(10)
HS thảo luận nhóm câu hỏi
H? Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản diễn ra như thế nào? Tại sao?
HS trả lời theo nhóm, nhóm khác bổ sung
GV bổ sung thêm giai cấp tư sản đã dỳng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình, một số tư sản và địa chủ lớn trong nam( Tiêu biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long..) đã thành lập Đảng lập hiến để tập hợp lực lượng và đưa ra một số khẩu hiệu đấu tranh tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng gây áp lực với Pháp. Tuy nhiên khi Pháp nhường một số quyền lợi họ lạiquay sang thỏa hiệp
- Nguyên nhân giai cấp tư sản đấu tranh là: Muốn vưon lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế
H? Phong trào đấu tranh của các tầng lớp tiểu tư sản và trí thức diễn ra như thế nào?
GV sử dụng bức tranh chân dung để trình bày " Tiếng bom Sa Điện" của Phạm Hồng Thái, đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, đám tang Phan Châu trinh
GV Cho HS tìm hiểu các nội dung sau:
- Mục tiêu đấu tranh: Chống cường quyền, áp bức đòi tự do dân chủ
- Tác dụng: khấy động laòng yêu nước, chống cạnh tranh, chèn ép của tư bản nước ngoài
- Hạn chế: Mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ thực dân, phục vụ quyền lợi của tầng lớp trên
GV giải thích khái niệm dân tộc dân chủ công khai là phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản trong những năm 1919- 1925 đòi các quyền tự do dân chủ và các quyền lợi về kinh tế
HĐ3: Cả lớp/ cá nhân(10')
H? Điểm mới của phong trào đấu tranh của công nhân là gì? 
HS dựa vào SGK trả lời- GV: Bổ sung nhấn mạnh phong trào đấu tranh của công nhân VN phát triển mạnh và cao hơn một bước thể hiện ý thức giai cấp phát triể nhanh chóng.
GV: sử dụng chân dung Tôn Đức Thắng kết hợp với tường thuật diễn biến cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn- Chợ Lớn năm 1920 và đấu tranh của thợ máy xưởng Ba Son ( 8/ 1925)
GV: Trình bày cho HS rõ trong những năm 1919 - 1925 có những cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các xưởng công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kỳ đòi nghĩ ngày chủ nhật có trả lương (1922), 1924 có nhiều cuộc bãi công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương...
H? Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son thắng lợi có ý nghĩa gì? 
H? Hãy đánh giá chung về phong trào công nhân 1919 - 1925 có bước phát triển mới gì? ( Tuy đấu tranh còn lẻ tẻ, mang tính tự phát nhưng ý thức giai cấp, chính trị ngày càng phát triển, bước đầu đâú tranh có tổ chức và mục đích rõ ràng )
I/ Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười và cách mạng thế giới:
- Sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, sự thành lập của QTCS(3-1919) và sự ra đời của đảng cộng sản ở nhiều nước như : Đảng Cộng sản Pháp(1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc(1921)...đã tác độngvà ảnh hưởng đến cách mạng VN
- Phong trào cách mạng thế giới và cách mạng VN gắn bó với nhau tạo điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác- lên nin truyền bá vào VN.
II/ Phong trào dân tộc dân chủ công khai:
- Tư sản dân tộc: Phát động phogn trào chấn hưng nội hóa bài trừ ngoại hóa(1919), chống độc quyền cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì(1923), 
- các tầng lớp tiểu tư sảnđược tập hợp trong các tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt... với nhiều hình thức đấu tranh phong phú như xuất bản những báo tiến bộ, tổ chức, ám sát những tên trùm thực dân( tiếng bom Sa Điện), phong trào đòi thả Phan Bội Châu và tổ chức đám tang Phan Châu Trinh..
III/ Phong trào công nhân (1919- 1925).
- 1922 đấu tranh của công nhân các xưởng công thương Bắc Kỳ đòi nghĩ chủ nhật có trả lương.
- 1924 nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, hà Nội, Hải Dương.
- 8- 1925 cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son thắng lợi.
-Tháng 8-1925, công nhân Ba son bải công nhằm ngăn cảng tàu chiến Pháp chở binh lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc.
 Cuộc đấu tranh này đã đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam- Giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng
- Phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác
3/ Củng cố:
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đến cách mạng Việt Nam.
- Phong trào dân tộc dân chủ công khai và phong trào công nhân.
4/ Dặn dò: 
- Học bài cũ, đọc bài soạn bài mới
- Bài tập về nhà: Lập bảng thống kê theo nội dung sau:
Phong trào
Tư sản dân tộc
Tiểu tư sản
Công nhân
Mục tiêu
Tính chất
Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao anLS9.doc