Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (tiết 11)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (tiết 11)

1. Kiến thức:

- Nắm được những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.

- Nắm được những thành tựu to lớn và những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xd CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX

Trọng tâm: Thành tựu công cuộc xd CNXH ở Liên Xô

 

doc 99 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1270Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (tiết 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chương I
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Tiết1 : Bài 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945
 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
(Tiết1)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.
- Nắm được những thành tựu to lớn và những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xd CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX
Trọng tâm: Thành tựu công cuộc xd CNXH ở Liên Xô
2. Kỹ năng: 
- Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế - xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào về những thành tựu xd CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết.
- Biết ơn sự giúp của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
B. Chuẩn bị dạy học
Đối với GV: 
+ Giáo án, SGK, Một số tranh ảnh mô tả công cuộc xd CNXH ở Liên Xô từ năm 1945 đến những năm 70.
+ Bản đồ Liên Xô.
- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về công cuộc xd CNXH ở Liên Xô.
C. Nội dung bài học
I.Ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: ( Giáo viên giới thiệu chương trình lịch sử lớp 9)
III. Dạy và học bài mới:
Hoạt động1: Cá nhân/cả lớp
GV: Tóm tắt sự thiệt hại của LX như SGK.
H?: Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của LX trong chiến tranh thế giới thứ hai?
HS: Dựa vào các số liệu về thiệt hại của LX trong chiến tranh thế giới thứ hai để trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung nội dung HS trả lời và nhấn mạnh: Đây là sự thiệt hại rất to lớn về người và của của nhân dân LX, đất nước gặp muôn khó khăn tưởng chừng như không có thể qua mổi.
GV: Có thể so sánh những thiệt hại to lớn của LX với các nước Đồng minh khác để thấy rõ hơn sự thiệt hại của LX là vô cùng to lớn còn các nước Đồng minh là không đáng kể.
GV: Nhấn mạnh cho HS thấy nhiệm vụ to lớn của nhân dân LX là khôi phục kinh tế.
Hoạt động2: Cá nhân/nhóm.
GV: Phân tích sự quyết tâm của Đảng và nhà nước LX trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế. Quyết tâm này được sự ủng hộ của nhân dân nên đã hoàn thành kế nhoạch 5 năm trước thời hạn chỉ trong 4 năm 3 tháng.
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm về những thành tựu khôi phục kinh tế qua các số liệu trong SGK và nêu câu hỏi: “Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của LX trong thời kỳ khôi phục kinh, nguyên nhân của của sự phát triển đó ?.”
HS: Dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi :
+ Tốc độ khôi phục kinh tế trong thời kỳ này tăng lên nhanh chóng.
+ Có được kết quả này là do: Sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội LX, tinh thần tự lập, tự cường, tinh thần chịu đựng gian khổ, cần cù lao động, quên mình của nhân dân LX.
Hoạt động3: Nhóm
GV: Giải thích rõ khái niệm: “Thế nào là xd cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH .”: Đó là nền sx đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học - kĩ thuật tiên tiến. Đồng thời GV nói rõ đây là việc tiếp tục xd cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH mà các em đã được học đến năm 1939.
GV: Nêu câu hỏi thảo luận nhóm: “ LX xd cơ sở vật chất - kĩ thuật trong hoàn cảnh nào?”
HS: Dựa vào nội dung SGK và vốn hiểu biết của mình để thảo luận và đưa ra ý kiến của mình.
GV: Nhận xét, bổ sung hoàn thiệt nội dung
HS trả lời.
GVhỏi: Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công cuộc xd CNXH ở LX ?
Hoạt động4: Cả lớp/nhóm 
GV: Y/c HS đọc các số liệu trong SGK về thành tựu của LX trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm và 7 nămnhằm xd cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH. Sau đó làm rõ nội dung chính về thành tựu của LX đạt được tính đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX để HS năm được.
GV: Có thể giới thiệu tranh , ảnh về những thành tựu trong công cuộc xd CNXH ở LX. 
GV: Y/c HS lấy 1 số ví dụ về sự giúp đỡ của LX đối với các nước trên thế giới và trong khu vực trong đó có VN?
GV nêu câu hỏi: “ Hãy cho biết ý nghĩa của các thành tựu mà LX đã đạt được ?”
I. Liên Xô: 
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1950)
a. Hoàn cảnh:
- Liên Xô chịu tổn thất nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
b. Chủ trương của Đảng cộng sản Liên Xô:
- Đảng và nhà nước Liên Xô đề ra kế hoạch khôi phục kinh tế.
c. Kết quả:
- Công nghiệp: Năm 1950, sx công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, hơn 6000 xí nghiệp được phục hồi.
- Nông nghiệp: Bước đầu khôi phục, một số ngành phát triển.
- Khoa học - kỹ thuật: Chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), phá vỡ thế độc quyền của Mĩ.
2. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
- Các nước tư bản phương Tây luôn có âm mưu và hành động bao vây, chống phá Liên Xô cả kinh tế, chính trị và quân sự.
- Liên Xô phải chi phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc xd CNXH.
- Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc về công nghiệp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Mĩ), một số ngành vượt Mĩ.
- Về khoa học - kỹ thuật: Các ngành KH - KT đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ.
- Về quốc phòng: Đạt được thế cân bằng chiến lược vè quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây.
- Về đối ngoại: Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
IV. Củng cố: Cả lớp làm bài tập sau
Bài 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
+ Iu ri Gagarin là người
a. Đầu tiên bay vào vũ trụ. c. Bay vào vũ trụ đầu tiên.
b. Thử thành công vệ tinh nhân tạo . d. Đặt chân lên mặt trăng đầu tiên
+ Vị trí công nghiệp của LX trong hai thập niên 50, 60 của thế kỉ XX là:
a. Đứng đầu thế giới c. Đứng thứ ba thế giới.
b. Đứng thứ hai thế giới. d. Đứng thứ tư thế giới.
Câu 2: Hãy điền tiếp thời gian về những thành tựu trong công cuộc xd CNXH của Liên Xô:
Thành tựu trong công cuộc xd CNXH ở Liên Xô
Thời gian
1: Chế tạo thành công bom nguyên tử
2: Phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin đầu tiên bay vào vũ trụ.
3: Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất. 
V. HDVN:- HS học bài cũ, đọc trước bài mới 
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài.
E. Rút kinh nghiệm:
.
.
.
.
.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 2: BÀI 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và ccong cuộc xd CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX).
- Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN thông qua đó hiểu được những mối quan hệ, ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.
Trọng tâm: Những thành tựu của công cuộc xd CNXH ở các nước Đông Âu.
2. Kỹ năng:
- Biết sử dụng bản đồ thế giới để xđ vị trí của từng nước Đông Âu.
- Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử đẻ đưa ra nhận xét của mình.
3. Thái độ:
- Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xd hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân của các nước Đông Âu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo án, SGK, Tranh ảnh về các nước Đông Âu (từ năm 1944 đén những năm 70)
- Tư liệu về các nước Đông Âu
- Bản đồ các nước Đông Âu
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp: 9A 9B
2. Kiểm tra bài cũ:
?1: Nêu những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - khoa học kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
?2: Hãy cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam
3. Dạy học bài mới:
 II. LI ÊN X Ô:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân/nhóm
GV:Nêu câu hỏi: Các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời năm nào ?”
HS:Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
GV:Nhận xét, bổ sung (chú ý đến vai trò của nhân dân, lực lượng vũ trang và của Hông quân Liên Xô)
GV:Cho HS đọc SGK đoạn về sự gia đời của các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và trên bản đồ Châu Âu yêu cầu.
HS: Lên bảng chỉ tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Đồng thời cần phân tích hoàn cảnh ra đời nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức. Sau đó GV tóm tắt những nội dung cần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Nhóm/cá nhân
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm câu hỏi: “Để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu cần tiến hành những công cuộc gì ?”
Gợi ý: Những việc cần làm trên các mặt sau: về mặt chính quyền? cải cách ruộng đất? công nghiệp.
HS: Dựa vào nội dung SGK để thảo luận nhóm và trình bày kết quả của mình. 
Hoạt động 3: Cá nhân/nhóm
GV: Nhấn mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai, CNXH trở thành hệ thống thế giới, tiếp đó GV: Nêu câu hỏi: “Tại sao hệ thống XHCN lại ra đời?”
Gợi ý: Các nước XHCN có điểm chung: Đều có Đảng cộng sản và công nhân lãnh đạo, lấy CN Mác-Lênin làm nền tảng, cùng có mục tiêu xd CNXH, Có cần giúp đỡ, hợp tác với nhau không?.
HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 4: Nhóm/cá nhân
GV: nêu câu hỏi: Về quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật các nước XHCN có những hoạt động gì?
HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi về sự ra đời của khối SEV, vai trò của khối SEVvà vai trò của Liên Xô trong khối SEV 
GV: Hướng dẫn HS trình bày sự ra đời và vai trò của khối Vác-xa-va.
GV: nhấn mạnh thêm về những hoạt động và sự giải thể của khối SEV và hiệp ước Vác-xa-va. Đồng thời GV lấy VD về mqh giữa các nước trong đó có sự giúp đỡ Việt Nam. 
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu.
- Hồng quân Liên Xô truy kích tiêu diệt quân đội phát xít. Nhân dân và các lực lượng vũ trang nổi dậy giành chính quyền và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.
- Hàng loạt các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời: Cộng hoà Ba Lan (7 - 1944) Cộng hoà Ru - ma - ni (8 - 1944).
- Những công việc mà các nước Đông Âu tiến hành:
+ Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của tư bản
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ
2. Các nước Đông Âu xd CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
- Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX các nước Đông Âu đều trở thành nước công - nông nghiệp phát triển, có nền văn hoá giáo dục phát triển.
+ An - Ba - ni đã điện khí hoá cả nước, giáo dục phát triển cao nhất châu Âu bấy giờ.
+ Ba Lan: sản lượng công - nông nghiệp đều tăng gấp đôi
+ Bun - ga - ri, sản xuất công nghiệp 1975 tăng 55 lần so với 1939 
- Các nước Đông Âu xd CNXH trong điều kiện khó k ...  quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá?
HS: Dựa vào SGK và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. 
 Cuối cùng GV nhận xét và bổ sung, kết luận. Đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ chủ yếu ở miền Nam là tiếp quản các vùng giải phóng từ thành thị đến nông thôn, từ hải đảo đến đất liền, từ các căn cứ quân sự đến các cơ sở sản xuất, ổn định tình hình chính trị.
GV đặt câu hỏi: Tình hình về mặt Nhà nước ở nước ta có đặc điểm gì nổi bật?
HS dựa vào SGK và đặc điểm tình hình của nước ta lúc bấy giờ để trả lời. HS khác trả lời bổ sung.
 Cuối cùng GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
GV: Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: Chúng ta đã làm gì để hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể nhận xét, bổ sung.
 Cuối cùng GV kết luận, đồng thời nói rõ: Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, họp tại Sài Gòn. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước về mặt Nhà nước do hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 24 đề ra. Tại kì họp Quốc hội lần thứ VI đã quyết định một số vấn đề quan trọng: thông qua chính sách đối nội, đối ngoại, quyết định lấy tên nước ta là CHXHCN VIỆT NAM, quyêt định Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô Hà Nội và thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.
GV giới thiệu hình 79 trong SGK “Đoàn tàu Thống nhất” và hình 80 “Quốc huy của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
GV hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?
HS dựa vào vốn kiến thức của mình để trả lời câu hỏi.
GV bổ sung, hoàn thiện nội dung trả lời. 
I. Tình hình hai miền Bắc - Nam sau đại thắng Xuân 1975
- Thuận lợi:
+ Chấm dứt tình trạng đất nước chia cắt trong 21 năm.
+ Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - độc lập, thống nhất, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.
* KHó khăn: Hậu quả của chiến tranh để lại rất nặng nề.
+ Kinh tế: Ruộng đất bỏ hoang, thất nghiệp, bom mìn ở đồng ruộng.
+ Xã hội: Những tàn dư của xã hội cũ vẫn tồn tại.
II. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá ở hai miền đất nước.
- Ở miền Bắc:
+ Nhiệm vụ trọng tâm là ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá. 
+ Kết quả: Tiến bộ đáng kể, diện tích trồng trọt tăng, nhiều công trình, nhà máy được xây dựng.
- Ở miền Nam:
+ Nhiệm vụ trọng tâm là ổn định tình hình, đồng thời khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá
+ Kết quả: Ở các thành phố, chính quyền cách mạng được thành lập. Ở nông thôn chính quyền đã điều chỉnh ruộng đất cho nông dân, các hoạt động sản xuất trở lại bình thường. Các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế được tiến hành khẩn trương.
III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976)
- Mỗi miền vẫn tồn tại hình thức Nhà nước riêng.
- Hoàn thành thống nhất Nhà nước được tiến hành theo các bước sau:
+ Họp hội nghị Hiệp thương (từ ngày 15 đến 21/11/1975) nhất trí chủ trương biện pháp thống nhất về mặt Nhà nước.
+ Tổng tuyển cử bầu Quốc hội tiến hành trong cả nước (25/4/1976)
+ Quốc hội khoá VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên quyết định nhiều vấn đề quan trọng.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí thống nhất của toàn dân.
+ Tạo điều kiện chính trị cơ bản phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước. 
4. Sơ kết bài học
- Tình hình nước ta sau thắng lợi đại thắng mùa Xuân 1975.
- Khắc phục hậu quả chiến tranh khôi phục và phát triển kinh tế văn hoá ở hai miền Nam - Bắc.
- Công cuộc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ
- Đọc trước bài mới, sưu tầm tranh ảnh nói về thời kì này.
- Làm bài tập sau:
Lập bảng thống kê so sánh những thành tựu đã đạt được trong hai kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980) và (1981 - 1985) theo nội sau.
Tên kế hoạch Nhà nước 5 năm
Những thành tựu đạt được
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 47: Bài 32: XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976- 1985)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 Cung cấp cho học sinh mhững hiểu biết về con đường tất yếu của cách mạng nước ta đi lên CNXH và tình hình đất nước 10 năm đầu sau giải phóng; Nắm được cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam.
2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, yêu CNXH, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
3. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, nhận định đánh giá sự kiện lịch sử.
II. Phương tiện dạy học:
 Giáo án, SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Tổ chức lớp: 9A 9B
2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Qúa trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước diễn ra như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(?) Kế hoạch nhà nước 5 năm lần 2 được đề ra như thế nào?
(?) Nêu nhiệm vụ của kế hoạch?
(?) Nêu kết quả chính của kế hoạch?
(?) Nêu những hạn chế của kế hoạch?
(?) Kế hoạch nhà nước 5 năm lần 3 được đề ra như thế nào? 
(?) Nhiệm vụ của kế hoạch là gì?
(?) Nêu kết quả của kế hoạch 5 năm lần 3?
(?) Pôn Pốt xâm lược nước ta như thế nào?
(?) Trước hành động của Pôn Pốt buộc ta phải làm gì?
(?) Năm 1978 Trung Quốc có hành độnh gì?
(?) Hiện nay quan hệ giữa ta với Trung Quốc như thế nào?
I. Việt Nam trong 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội (1976-1985)
1. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976- 1980):
- Tháng 12/1976 đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 họp đề ra kế hoạch nhà nước 5 năm lần 2 (1976- 1980).
* Nhiệm vụ của kế hoạch:
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
* Kết quả:
+ Kinh tế: Các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, GTVT cơ bản được khôi phục và bước đầu phát triển. Khai thông tuyến đường xe lửa Bắc Nam.
- Việc cải tạo XHCN được đẩy mạnh ở vùng mới giải phóng: Xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản, đại bộ phận nông dân vào làm ăn tập thể..
+ Văn hóa: Xây dựng nền văn hóa mới cách mạng, giáo dục các cấp đều phát triển
* Hạn chế: Kinh tế phát triển mất cân đối,thu nhập quốc dân và năng xuất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
2. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm ( 1981-1985):
- Tháng 3/1982 đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 họp đề ra kế hoạch nhà nước 5 năm lần 3 (1981-1985).
* Nhiệm vụ:
Xắp xếp lại cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh cải tạo XHCN nền kinh tế quốc dân,nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội.
* Kết quả:
- Sản xuất công nông nghiệp có sự tăng trưởng mạnh.
- Xây dựng nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật: Khai thác dầu, thủy điện Hòa Bình, Trị An
II. Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975- 1979):
1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam:
 - Trong hai năm1975-1976 Pôn Pốt nhiều lần khiêu khích lấn chiếm lãnh thổ của ta.
- Ngày 22/12/1978 Pôn Pốt huy động lực lượng lớn tấn công vào biên giới Tây Ninh
* Kết quả: Ta đánh bại cuộc xâm lược của chúng và giúp đỡ Cam Pu Chia giải phóng đất nước
2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc:
- Tháng 6/1978 , Trung Quốc đơn phương cắt mọi viện trợ, rút chuyên gia về nước và khiêu khích ta ở biên giới.
- Từ 17/2 => 18/3/1979 Trung Quốc cho quân tấn công biên giới phía Bắc của ta nhưng thất bại.
- Hiện nay quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc được cải thiện và không ngừng phát triển
4. Củng cố:
 (?) Vì sao ta phải kháng chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc?
5. Hướng dẫn về nhà: 
 Học bài xem bài 33.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 48: Bài 33: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ( TỪ 1986- 2000).
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
 Học simh thấy được sự tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên CNXH. Quá trình 15 năm đất nước thực hiện đường lối đổi mới
 2. Tư tưởng:
 Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
 3. Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng phân tích, nhận định đánh giá sự kiện lịch sử.
II. Phương tiện dạy học:
 Giáo án, SGK, Ảnh một số thành tựu đổi mới ( 1986- 2000).
III. Hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức lớp: 9A 9B
 2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Đảng và nhân dân ta đã thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1976- 1980 như thế nào?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(?) Việt Nam tiến hành đổi mới trong hoàn cảnh trong nước và thế giới như thế nào?
(?) Đường lối đổi mới của Đảng ta được đề ra trong những văn kiện nào? 
(?) Chủ trương đổi mới của ta như thế nào?
(?)Đổi mới những lĩnh vực nào của CNXH? 
(?) Nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 1986- 1990 là gì?
(?) Nêu kết quả của kế hoạch?
(?) Nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 1991- 1995 là gì?
(?) Nêu kết quả của kế hoạch?
(?) Mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996- 2000 là gì?
(?) Nêu kết quả của kế hoạch ?
(?) Bên cạnh những thành tựu trên ta còn có những hạn chế gì?
I. Đường lối đổi mới của Đảng :
 1. Hoàn cảnh đổi mới:
 - Nước ta gặp nhiều khó khăn và yếu kém dẫn tới khủng hoảng kinh tế, xã hội.
 - Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2, sự khủng hoảng của Liên Xô và các nước XHCN đòi hỏi ta phải đổi mới.
 2. Chủ trương đổi mới:
=> Đường lối đổi mới được đề ra tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 ( Tháng 12/ 1986) và được điều chỉnh bổ xung tại đại hội 7.8.9.
- Đổi mới đất nước không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những hình thức, biện pháp thích hợp.
- Đổi mới toàn diện và đồng bộ từ kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hóa, quan trọng nhất là đổi mới kinh tế
II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới ( 1986- 2000):
 1. Kế hoạch 5 năm ( 1986- 1990):
 a. Nhiệm vụ:
 Thực hiện nhiệm vụ mục tiêu của ba chương trình kinh tế: Lương thực thực phẩm; Hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
 b. Kết quả:
- Năm 1990 đáp ứng nhu cầu lương thực trong cả nước, có dự trữ và xuất khẩu.
- Kinh tế đối ngoại phát triển, mở rộng hàng xuất khẩu: dầu thô, gạo..
2. Kế hoạch 5 năm (1991 – 1995):
 a. Nhiệm vụ:
Ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tang cường ổn định chính trị, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng.
b. Kết quả: 
- Kinh tế tăng trưởng nhanh đẩy lùi lạm phát.
- Kinh tế đối ngoại phát triển, xuất khẩu được mở rộng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng.
3. Kế hoạch 5 năm ( 1996- 2000):
 a. Nhiệm vụ:
 Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững; Giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội ; Đảm bảo quốc phòng an ninh, cải thiện đời sống nhân dân.
b. Kết qủa:
Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 7% năm.
- Xuất khẩu đạt 51.6 tỉ USD, đầu tư nước ngoài đạt 10 tỷ USD.
- Khoa học công nghệ chuyển biến tích cực, chính trị quốc phòng ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng.
* Những hạn chế:
- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, sự cạnh tranh thấp.
- Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, lối sống ở một số cán bộ đảng viên
4. Củng cố:
 (?) Nêu ý nghĩa những thành tựu đạt được trong 15 năm đổi mới?
5. Hướng dẫn về nhà:
 Học bài xem bài 34
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 49: BÀI 34: TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000 VÀ ÔN TẬP
I . Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an su 9(3).doc