Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 10 - Tiết 20 - Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 10 - Tiết 20 - Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Kiến thức: Sau bài học, HS cần:

- Hiểu được về cơ bản tình hình PTKT ở TD và MNBB theo trình tự CN, NN, dịch vụ.

- Nắm được 1 số vấn đề trọng tâm.

2/ Kĩ năng: Nắm vững phương pháp so sánh giữa các yếu tố địa lí, kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích, giải thích1 theo các câu hỏi gợi ý trong bài. ( Chữ nghiên)

II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 

doc 2 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 10 - Tiết 20 - Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :10	NS: 20 -10-2009.
Tiết : 20	ND: 24-10-2009.
 Bài 17: VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ.
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau bài học, HS cần nắm :
1/ Kiến thức: Sau bài học, HS cần:
Hiểu được về cơ bản tình hình PTKT ở TD và MNBB theo trình tự CN, NN, dịch vụ. 
Nắm được 1 số vấn đề trọng tâm.
2/ Kĩ năng: Nắm vững phương pháp so sánh giữa các yếu tố địa lí, kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích, giải thích1 theo các câu hỏi gợi ý trong bài. ( Chữ nghiên)
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:	
1. GV: GA, SGK, SGV, Lược đồ KT của TD và MNBB.
2. HS: Chuẩn bị theo yêu cầu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC BÀI MỚI:
1. Oån định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Hãy nêu thế mạnh về TNTN của TD và MNBB?
? Tại sao TDBB là địa bàn đông dân, PTKTXH cao hơn miền núi BB?
3. Dạy và học bài mới:
a.Giới thiệu:TD và MNBB là địa bàn PT của nhiều ngành CN quan trọng như khai khoáng và thuỷ điện. Cơ cấu SXCN đa dạng, đặc biệt là trồng cây CN, cây dược liệu, rau quả cân nhiệt và ôn đới. Các thành phố CN đang phát huy vai trò KT vùng, để minh chứng cho điều đó. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
b. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Cặp, cá nhân.
- Quan sát H18.1/ SGK.
? Xác định các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung tâm CN luyện kim, hoá chất?
? Vì sao khai thác KS là thế mạnh của vùng ĐB?
à ( Giàu KS bậc nhất nước ta)
? Vì sao PT thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?( Địa hình cao, sông nhiều thác ghềnh)
GV: Nêu tên moat số thuỷ điện lớn ở khu vực.
- Quan sát H18.2/ SGK.
? Hãy nêu ý nghĩa của thuỷ điện Hoà Bình?
( SX điện, điều tiết lũ, du lịch, cung cấp nước, nuôi trồng thuỷ sản, điều hoà khí hậu)
- Quan sát H18.1/ SGK..
? Xác định các cơ sở chế biến KS ? Cho biết mối liên hệ giữa nới khai thác và nơi chế biến?
( Khai thác và chế biến gần nhau)
à GV kết luận:
IV. Tình hình phát triển kinh tế.
1. Công nghiệp:
- Tập trung phát triển CN khai thác năng lượng ( nhiệt điện và thuỷ điện)
- Khai thác gắn liền vói chế biến , 1 phần phục vụ xuất khẩu.
Hoạt động 2:Cá nhân.
? ĐKTN của vùng có những thuận lợi gì cho PT Nông nghiệp?
- Quan sát H18.1/ SGK.
?Xác định địa bàn phân bố các cây CN lâu năm? Cây CN nào chiếm tỉ trọng lớn nhất? ( Chè)
? Nhờ ĐK thuận lợi nào mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về S và sản lượng so với cả nước?
à( Đất feralit, KH cận nhiệt, thị trường Japan, EU, TNÁ)
GV: Giới trhiệu 1 số thương hiệu chè.
? TD và MNBB có ĐK gì để SX luơng thực? 
à ( Cánh đồng giữa núi, nương rẫy)
? Vùng còn có những thế mạnh gì đem lại hiệu quả KT cao?
à( Nghề rừng, nuôi trâu, lợn, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản)
? Nêu ý nghĩa của việc PT nghề rừng theo hướng N-L kết hợp ở TD và MNBB?
à( Bảo vệ rừng đầu nguồn, hạn chế xói mòn, điều tiết nguồn nước ở các hồ, cân bằng sinh thái, nâng cao đời sống)
? Trong SXNN của vùng còn có những khó khăn nào?
à( mang tính tự cấp, tự túc, thiên tai, xói mòn đất)
2. Nông nghiệp:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây cân nhiệt và ôn đới PT
- Cây chè là thế mạnh của vùng, chiếm tỉ trọng lớn nhất, nhiều thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước.
- Ngô là nguồn lương thực chính của ngưới dân vùng cao phía Bắc.
- Đàn trâu chiếm tỉ trọng lớn ( 57.3 %).
- Nghề rừng PT theo hướng nông lâm kết hợp.
- Phát triển NN còn nhiều khó khăn.
Hoạt động 3: Cá nhân.
? Xác định trên H18.1 các tuyến đường sắt, đường ôtô xuất phát từ thủ đô HN đi đến các thành phố thị xã các tỉnh biên giới Việt Trung , Việt Lào?
? Hãy cho biết đặc điểm của các tuyến đường trên?
à Nối liền ĐBSH với TQ và Lào.
Cho biết TD và MNBB có thể trao đổi sản phẩm gì với các vùng khác?à( Xuất khẩu KS, lâm sản, chăn nuôi, nhập khẩu hàng CN)
- Quan sát H18.1/ SGK.
? Xác định các cửa khẩu quan trọng trên biên giới Việt Trung, Việt Lào?
? Cho biết các thế mạnh PT du lịch của vùng?
3. Dịch vụ.
-Các cửa khẩu quốc tế quan trọng: Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai, Tây Trang.
- Hoạt động du lịch là thế mạnh của vùng, đặc biệt là vịnh hạ long.
Hoạt động 4: Cặp.
? Xác định H18.1 vị trí các trung tâm KT?
? Nêu các ngành CN đặc trưng của mỗi trung tâm?
à( Thái Nguyên: Luyện kim, cơ khí
Việt trì: Hoá chất, vất liệu xây dựng..
 Hạ Long: Than , du lịch..
Lạng Sơn: Cửa khẩu quốc tế)
V. Các trung tâm kinh tế.
- Các thành phố có vị trí quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.
- Mỗi trung tâm có 1 chức năng riêng.
4/ Củng cố : - Yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK.
5/ Dặn dị: 
- Về nhà: Học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài thực hành khi lên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docT20.doc