Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một lịch sử thế giởi hiện đại từ năm 1945 đến nay (tiết 2)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một lịch sử thế giởi hiện đại từ năm 1945 đến nay (tiết 2)

Kiến thức

 - Nắm được nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945, qua đó thấy được sự tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô. Những thành tựu to lớn và những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ỏ Liên Xô từ 1950 đến nửa đầu năm 70.

 

doc 485 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một lịch sử thế giởi hiện đại từ năm 1945 đến nay (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21/8/2010
Ngày dạy : 
Tuần 1
 Phần một
 Lịch sử Thế giởi hiện đại từ năm 1945 đến nay
Chương I : Liên Xô và các nước đông âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Tiết 1: Bài 1: Liên xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
 A / Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức
 - Nắm được nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945, qua đó thấy được sự tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô. Những thành tựu to lớn và những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xây dựng CNXH ỏ Liên Xô từ 1950 đến nửa đầu năm 70.
 - Nắm được những nét chính về việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu và công cuộc xd XHCN ở các nước Đông âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) 
 - Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN thông qua đó hiểu được những mối quan hệ chính, ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN với phóng trào CM TG nói chung và CMVN nói riêng. 
2. Kĩ năng 
 - Biết khai thác những thành tựu, tranh ảnh, các vấn đề KT- XH của Liên Xô và các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2.
 - Biết sd bản đồ để xác định vị trí của các nước Đông Âu .
3. Thái độ
 - Giáo dục cho các em lòng yêu nước, biết ơn của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
 - Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Âu đối với sự nghiệp Cm nước ta. Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết quốc tế.
B / Chuẩn bị : 
 - Thầy: Soạn bài, tranh ảnh về công cuộc xây dựng XHCN ở Liên Xô, Bản đồ các nước Đông Âu 
 - Trò: Sưu tầm tranh, ảnh về Liên Xô, các nước Đông âu.
C /Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
 1 . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 2. Dạy học bài mới : 
GTB: Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Liên Xô bị thiệt hại to lớn về người và của. Để khôi phục và phát triển kinh tế đưa đất nước tiến lên khẳng định vị thế của mình đối với các nước Tư bản, đồng thời để có điều kiện giúp đỡ phong trào CM TG, Liên xô phải tiến hành công cuộc khôi phục KT và xây XHCN. Để tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung, kết quả công cuộc khôi phục KT và xây dựng CNXH diễn ra ntn, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để lí giải câu hỏi trên.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 : 
GV: Sdụng bảng phụ đưa giữ liệu về sự thiệt hại của Liên Xô : 
- Hơn 27 triệu người chết 
- 1710 thành phố 
- Hơn 70.000 làng mạc bị tàn phá nặng nề
- Gần 32 nhà máy, xí nghiệp 
- Gần 65000 km đường sắt 
? Em có nx gì về sự thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh TG2.
- Thiệt hại nặng nề.
- HS : Nhận xét bổ sung (nếu cần) 
- GV: bổ sung, nhận xét: đây là sự thiệt hại rất lớn về người của nhân dân Liên Xô, những kk tưởng chừng ko vượt qua nổi. Các nước đồng minh mặc dù bị thua nhưng thiệt hại ko đáng kể.
? Theo em LX sẽ làm gì khi đứng trước hoàn cảnh đó 
 - Tiến hành khôi phục KT 
HS nắm được kết quả trong công cuộc khôi phục kinh tế. 
GV: Phân tích sự quyết tâm của Đảng và nhà nước LXô trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch, khôi phục KT. Quyết tâm này được sự ủng hộ của nhân dân nên đã hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn GV: Đưa ra các số liệu (kết quả) SGK 
HS: Thảo luận về các số liệu và trả lời 
? Em có nx gì về tốc độ tăng trưởng KT của LX trong thời kì khôi phục KT? Nguyên nhân của sự phát triển đó? 
HS: Thảo luận trình bày. HS khác bổ sung 
GV: nhận xét, bổ sung 
- Tốc độ tăng nhanh chóng.
- Do sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của XH Liên Xô, tinh thần tự lập, tự cường, tinh thần chịu đựng gian khổ, lđ cần cù, quên mình của nhân dân LX . 
GV: Chuyển 
HS hiểu được hoàn cảnh LX xây dựng CNXH
GV: Giải thích rõ khái niệm: Thế nào là xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH: Đó là nền SX đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, KHKT tiên tiến nhất. 
Lưu ý : đây là xd cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH mà các em đã được học từ trước đến 1939 .
GV: cho hs thảo luận nhóm – trả lời 
? Liên Xô xdựng cơ sở vật chất – kĩ thuật trong hoàn cảnh nào ? 
HS: thảo luận – trình bày ý kiến theo nhóm 
GV: gọi hs trình bày 
GV: nhận xét, bổ sung 
+ Các nước tử bản phương tây luôn có âm mưu và hoạt động bao vây chống phá LX cả kinh tế, chính trị, quân sự 
+ LX phải chi phí lớn, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc XD CN XH.
? Theo em hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công cuộc xd CNXH ở Liên Xô ? 
- ảnh hưởng trực tiếp tới việc xd cơ sở vật chất kt làm giảm tốc độ của công cuộc xd CNXH ở LX . 
? Trong hoàn cảnh đó LX phải làm gì? Phương hướng chính của các nhiệm vụ đó?
- HS nắm được những thành tựu về việc thực hiện kế hoạch 5 năm, 7 năm 
GV: đọc các số liệu trong SGK về những thành tựu đạt được của LX trong việc thực hiện kế hoạch trong 5,7 năm.
GV: GT hình trong SGK: Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người do LX phóng lên (1957 nặng 83,6 kg) 
? Em hãy cho biết ý nghĩa của những thành tựu mà LX đạt được ? 
- Tạo được uy tín và vị trí quốc tế của LX được đề cao . - LX trở thành chỗ dựa cho hoà bình TG 
GV: liên hệ với VN 
I. Liên Xô
1. Công cuộc khôi phục KT sau chiến tranh TG 2 (1945 –1950 ) 
a) Hoàn cảnh
Lxô chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh Tg 2 
b) Thành tựu 
- CN: 1950 sx công nghiệp nặng tăng 73% so với trước chiến tranh 
- NN: bước đầu khôi phục 1 số ngành pt
- Khoa học kĩ thuật: chế tạo thành công bom nguyên tử (1949)
2. Tiếp tục xây dựng cơ sở vc kt của CNXH (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX ) 
a. Nhiệm vụ:
- Tiếp tục tiến hành khôi phục KT bằng các kế hoạch NN
b. Phương hướng
- Ưu tiên công nghiệp nặng
- Thâm canh trong NN
- Đẩy mạnh KH – KT
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng
c. Những thành tựu: 
+ KT: là cường quốc CN hàng thứ hai TG sau Mỹ.
+ KHKT: các ngành KHKT ptriển đặc biệt là KH vũ trụ.
+ Quốc phòng: đạt được thế cân bằng chiến lược quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng.
+ Ngoại giao: thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào CM TG
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà
 ? Trình bày những thành tựu của LX trong công cuộc xây dựng CNXH sau CTTG thứ hai? ý nghĩa những thành tựu đó?
- Các em về nhà học bài. Chuẩn bị bài mới T2 – B1 
Kiểm tra ngày: 
TUầN 2
Ngày soạn : 26/8/2010
Ngày dạy : 
tiết 2: Bài 1 : Liên xô và các nước đông âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
C /Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ : 
? Nêu những thành tựu cơ bản về phát triển kt – khoa học kt của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
 2. Dạy học bài mới 
GTB: Từ sau CTTG I kết thúc 1 nước XHCN là LX đã ra đời. Đến sau CTTG II đã có nhiều nước XHCN ra đời, đó là những nước nào? Qúa trình xây dựng CNXH ở những nước này diễn ra như thế nào và đạt được thành tựu ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 2: Giúp hs nắm được sự ra đời của Nhà nước dân chủ ở các nước Đông Âu .
? Các nước dân chủ nd Đông Âu ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
- Trong chiến tranh bi lệ thuộc các nước TB Tây Âu .
- Trong chiến tranh bi bọn phát xít chiếm đóng, nô dịch 
- Khi Hồng quân Liên xô truy đuổi phát xít Đức, nd các nước Đông Âu đã phối hợp đấu tranh giành chính quyền.
GV: Nhận xét, bổ xung nhấn mạnh vai trò của Hồng quân LX đối với các nước Đông Âu 
- Sau đó cho hs đọc SGK đoạn nói về sự ra đời của các nước Đông Âu. 
? Em hãy nhớ và điền vào bảng sau ? 
STT 
Tên các nước 
Ngày, tháng thành lập 
1
Ba lan 
7- 1944
2
Ru ma ni 
8-1944
3
Hung – ga - ri
4-1945
4
Tiệp khắc
5- 1945
5
 Nam Tư 
11-1945
6
 An – Ba – Ni
12-1945
7
Bun- Ga – ri 
9-1945
8
Cộng Hoà DC Đức 
10-1949
GV: Lưu ý: Nước Đức – sau chiến tranh TG 2 để tiêu diệt tận gốc CN phát xít Đức, nước Đức chia thành 4 khu vực chiếm đóng của 4 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp theo chế độ quân quản, thủ đô Bec- Lin cũng bị chia thành 4 phần. Khu vực của Liên Xô chiếm đóng sau này trở thành lãnh thổ của CH dân chủ Đức (10/ 1949). Khu vực của Mỹ, Anh, Pháp trở thành lãnh thổ của CH Liên bang Đức (9/1949), thủ đô Béc – Lin chia thành Đông và Tây Béc – Lin 
HS nắm được các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu hoàn thành những nhiện vụ CM dân chủ nd ntn ? 
? để hoàn thành những nhiệm vụ CMDC nhân dân các nước Đông Âu đã làm gì ? 
HS: Trả lời dựa vào SGK 
GV: Cho các nhóm bổ xung 
GV: Nhấn mạnh: Việc hoàn thành nv trên là trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt, đập tan mọi âm mưu của các thế lực phản động. 
GV : Chuyển sang phần 2 
? Theo em các nước Đông Âu đã xd CNXH trong điều kiện nào ? 
 - Các nước Đông Âu xây dựng CNXH trong hoàn cảnh khó khăn phức tạp về: Cơ sở vật chất kt lạc hậu, các nước đế quốc bao vây về KT, chống phá về chính trị 
HS: Nắm được những thành tựu trong công cuộc xd XHCN ở các nước Đông Âu .
Cho Hs hoạt động cá nhân 
GV: Nhấn mạnh sự nỗ lực của các nhà nước và nhân dân ở Đông Âu cũng như sự giúp đỡ của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH ở nước này .
? Các em đọc, theo dõi SGK ? 
? Hãy cho biết thành tựu xd CNXH của các nước Đông Âu 
 - HS: trả lời dựa vào SGK 
? Dựa vào đó em hãy lập bảng thống kê những thành tựu của các cước Đông Âu ? 
- GV: gợi ý những thành tựu chủ yêú 
GV: Như vậy sau 20 năm xd CNXH (1950 – 1970) các nước Đông Âu đã đạt được những thành tựu to lớn, bộ mặt KTXH của các nước này đã thay đổi cơ bản. 
Hoạt động 3 : Nắm được việc ra đời của hệ thống XHCN.
? HS đọc SGK mục 3 
? Hệ thống các nước XHCN ra đời trong hoàn cảnh nào ? 
- Đòi hỏi có sự hợp tác cao của LX 
- Có sự phân công và chuyên môn hoá trong sản xuất. 
? Vậy sơ sở nào khiến CNXH ra đời ? 
- Mục tiêu chung 
- Tư tưởng Mác – Lê – Nin 
-> sau chiến tranh hệ thống XHCN ra đời 
? Sự hợp tác tương trợ giữa LX và Đông Âu được thể hiện ntn 
 - Thể hiện trong 2 tổ chức 
GV : Phân tích 
 - Hội đồng tương trợ KT của LX và Đông Âu gồm các thành viên: Ba Lan, Tiệp khắc, Hung ga ry, Bun ga ri, An ba ni, CH dân chủ Đức (1950), Mông cổ (1962), Cu ba (1972), Việt Nam (1978)
 - Tổ chức Vác Sa Va tổ chức này là liên minh phòng thủ quân sự và chính trị của các nước XHCN châu âu để duy trì hoà bình, an ninh thế giới. 
II. Đông Âu
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đ. Âu
- Hồng quân Liên Xô truy kích tiêu diệt quân phát xít, nhân dân và các lực lượng vũ trang nổi dậy giành chính quyền và thành lập chính quyền dân chủ nd. 
- Từ 1944 – 1946 cac nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời. 
- Những việc mà các nước Đông âu tiến hành 
+ XD cq dân chủ nd 
+ Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá xí nghiệp lớn của Tbản.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ 
2. Tiến hành xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX) 
- Đầu những năm 70 các nước Đông Âu là những nước công – nông ng ... 
GV cho HS xem H.84: ta bắt đầu khai thác dầu mỏ Bạch Hổ. H.85: ta xuất khẩu gạo tại cảng Hải Phòng.
( Em hãy trình bày kế hoạch 5 năm (1991 – 1995).
HS:
GV cho HS xem H.86: Công trình thủy điện Yaly ở Tây Nguyên.
. Em hãy trình bày kế hoạch 5 năm (1996 – 2000).
HS:
GV cho HS xem H.87:Lễ kết nạp VN là thành viên chính thức thứ 7 của ASEAN.
. Theo em , những thành tựu chúng ta đạt được trong 15 năm đổi mới có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
HS:
. Trong đổi mới chúng ta còn có những hạn chế và yếu kém gì?
HS:
GV cho HS xem H.88, 89, 90: giới thiệu sự thay đổi của nước ta sau 15 năm đổi mới.
GV kết luận:
 Tuy chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình đổi mới.Nhưng chúng ta còn không ít khó khăn, yếu kém để đi lên, thoát khỏi đói nghèo, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
I. Đường lối đổi mới của Đảng.
1. Hoàn cảnh đổi mới:
a. Trong nước:
- Sau khi đất nước thống nhất , chúng ta thực hiện 2 kế hoạch Nhà nước 5 năm,đạt được những thắng lợi đáng kể, nhưng gặp không ít khó khăn, yếu kém ngày càng trầm trọng.
- Đất nước trong tình trạng khủng hoảng về kinh tế xã hội.
b. Thế giới:
- Do tác động của cuộc CM khoa học kĩ thuật.
- Sự khủng hoảng của Liên Xô và Đông Âu.
- Quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi.
( Đảng chủ trương đổi mới.
2. Đường lối đổi mới:
- Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI (12/1986) được bổ sung và điều chỉnh ở Đại hội VII, VIII, IX.
- Nội dung:
+ Đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu CNXH mà cho mục tiêu ấy thực hiện có hiệu quả, với những bước đi thích hợp.
+ Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ từ kinh tế chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa đổi mới kinh tế luôn gắn liền với chính rị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000).
1. Kế hoạch 5 năm 1986 – 1990.
a. Mục tiêu:
- Cả nước tập trung lực lượng giải quyết 3 chương trình kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
b. Thành tựu:
- Lương thực : từ chỗ thiếu ăn thường xuyên.
+ 1989: ta xuất 1,5 triệu tấn gạo, đứng thứ 3 thế giới.
+ 1990: Bảo đảm lương thực có xuất khẩu.
+ Hàng tiêu dùng dồi dào hơn, hàng hóa trong nước sản xuất tăng.
+ Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, mở rộng cả về quy mô lẫn hình thức.
+ Từ 1989, bắt đầu xuất hàng có giá trị là gạo và dầu thô.
( Đời sống nhân dân ổn định hơn.
2. Kế hoạch 5 năm (1991 – 1995):
a. Mục tiêu:
- Cả nước phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường ổn định chính trị, về cơ bản đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng.
b. Thành tựu:
- Tình trạng đình đốn sản xuất và rối ren trong lưu thông được khắc phục.
- Kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP 8,2%, nạn lạm phát bị đẩy lùi.
- Kinh tế đối ngoại phát triển.
- Vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
- Hoạt động khoa học gắn liền với kinh tế, xã hội.
3. Kế hoạch 5 năm (1996 – 2000):
a. Mục tiêu:
- Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội.
- Bảo đảm an ninh, giữ vững quốc phòng.
- Cải thiện đời sống nhân dân.
- Nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
b. Thành tựu:
- Kinh tế tăng trưởng khá, GDP 7% năm. 
- Nông nghiệp phát triển liên tục.
- Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển, trong 5 năm xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD.
+ Nhập khẩu 61 tỉ USD.
+ Vốn đầu tư nước ngoài đưa vào thực hiện được 10 tỉ USD.
- Khoa học – Công nghệ chuyển biến tích cực.
- GD đào tạo phát triển nhanh.
- Chính trị, xã hội cơ bản ổn định.
- An ninh quốc phòng tăng cường.
- Quan hệ đối ngoại mở rộng.
4. ý nghĩa lịch sử của đổi mới:
- Những thành tựu của 15 năm đổi mới đã làm tăng sức mạnh tổng hợp thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân.
- Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ XHCN.
- Nâng cao vị thế nước ta trên thị trường quốc tế.
5. Hạn chế yếu kém:
- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
- Một số vấn đề văn hóa xã hội còn bức xúc gay gắt, chậm giải quyết.
- Tình trạng tham nhũng suy thoái về chính trị, đạo đức lối sống ở 1 số cán bộ Đảng viên còn nghiêm trọng.
 3. Củng cố: 
 a.Vì sao chúng ta phải tiến hành đổi mới?
 b. Quan điểm chủ yếu trong đường lối đổi mới của Đảng ta là gì?
 c. Thành tựu và ý nghĩa của quá trình đổi mới (1986 (2000).
 d. Hạn chế và yếu kém trong quá trình đổi mới (1986 (2000).
4. Dặn dò: HS về nhà chuẩn bị bài 34 tìm hiểu : Tổng kết lịch sử VN từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000.
TUầN: 35
Bài34 - Tiết 49 TổNG KếT LịCH Sử VIệT NAM Từ SAU CHIếN TRANH THế GIớI THứ NHấT ĐếN NĂM 2000.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 * Giúp HS nắm chắc một cách có hệ thống những nội dung chủ yếu sau:
- Quá trình phát triển lịch sử của dân tộc từ năm 1919 đến nay ( năm 2000) qua các giai đoạn chính với những đặc điểm lớn của từng giai đoạn.
- Nguyên nhân cơ bản đã quyết định quá trình phát triển của lịch sử, bài học kinh nghiệm lớn được rút ra từ đó.
2. Tư tưởng: 
 - Trên cơ sở thấy rõ quá trình đi lên không ngừng của lịch sử dân tộc, củng cố niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của CM và tiền đồ của Tổ quốc.
3. Kỹ năờng: 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, hệ thống sự kiện, lựa chọn sự kiện lịch sử điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn.
II. Chuẩn bị:
 - Cho HS sưu tầm các tranh ảnh, tài liệu liên quan đến giai đoạn lịch sử từ 1919 đến nay, chủ yếu là các thành tựu trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 a.Vì sao chúng ta phải tiến hành đổi mới?
 b. Quan điểm chủ yếu trong đường lối đổi mới của Đảng ta là gì?
 c. Thành tựu và ý nghĩa của quá trình đổi mới (1986 (2000).
3 Giới thiệu bài mới: Chúng ta đã học lịch sử VN từ 1919 ( đến nay, để giúp các em hệ thống hóa những kiến thức đã học các giai đoạn lịch sử đã qua và những nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm rút ra được trong thời kì lịch sử này. Hôm nay chúng sẽ tổng kết lịch sử VN từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến năm 2000.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
( Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm của lịch sử VN giai đoạn 1919 – 1930.
 HS: -
( Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm của CM VN giai đoạn 1930– 1945.
HS: -
( Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm của phong trào CM VN giai đoạn 1945– 1954.
HS: -
( Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm CM VN giai đoạn 1954 – 1975.
HS: -
( Em hãy nêu những nội dung cơ bản nhất và đặc điểm CM VN giai đoạn 1975 đến nay.
HS: -
Gv cho HS xem H.91: Mô hình kinh tế trang trại (nông nghiệp). H.92: Cầu Mĩ Thuận bắc qua sông Tiền, đây là 2 biểu tượng của quá trình đổi mới.
Hoạt động 2:
( Em hãy những nguyên nhân thắng lợi chủ yếu của CMVN (1919 ( nay)
HS:
GV cho HS xem H.84: ta bắt đầu khai thác dầu mỏ Bạch Hổ. H.85: ta xuất khẩu gạo tại cảng Hải Phòng.
( Trải qua quá trình hơn 70 năm lãnh đạo CM, Đảng ta đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì?
HS:
I. Các giai đoạn lịch sử chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử.
1. Giai đoạn 1919 – 1930:
- Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ 2, xã hội nước ta từ phong kiến lạc hậu chuyển thành xã hội thuộc địa.
- 3/2/1930, Đảng CSVN ra đời, từ đó CMVN chấm dứt sự khủng hoảng về đường hướng và lãnh đạo CM.
2. Giai đoạn 1930 – 1945:
- Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã lãnh đạo cao trào CM 1930 -1931, sau đó bị địch dìm trong máu lửa. Nhưng đó là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của CM tháng 8 1945.
- Sau phong trào tạm lắng 1932 -1935, CM được khôi phục bùng lên lên với khí thế mới.
- Cao trào dân chủ 1936 – 1939, chống bọn phản động thuộc địa đòi “tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
- Cao trào này Đảng đã tôi luyện được đội quân chính trị hàng triệu người. Đó thực sự là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 của CM tháng 8 1945.
- Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, phát xít Nhật vào ĐD.
- 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, nhân cơ hội đó, Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
- 14/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vô điều kiện, Đảng phát động quần chúng đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
3. Giai đoạn 1945 – 1954:
- CM tháng 8 thành công, chính quyền non trẻ phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách.
- 19/12/1946, Đảng phát động toàn dân đứng lên k/c với đường lối: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh với nỗ lực cao nhất, dân tộc ta đã lập nên chiến thắngĐBP (7/5/1954) chấn động địa cầu.
- Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình trở lại miền Bắc.
4. Giai đoạn 1954 – 1975:
- Sau khi k/c chống Pháp thắng lợi, đất nước tạm thời chia làm 2 miền.
- Đảng lãnh đạo nhân dân 2 miền Nam Bắc cùng 1 lúc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau:
+ Miền Bắc xây dựng CNXH.
+ Miền Nam tiếp tục hoàn thành CM dân tộc, dân chủ nhân dân.
- Sau hơn 20 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất, dân tộc ta đã lập nên đại thắng mùa xuân 1975, kết thuc 1thắng lợi cuộc k/c chống Mĩ, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do, cả nước đi lên CNXH.
5 Giai đoạn 1975 ( nay:
- Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH.
- 12/1976, đại hội Đảng lần thứ IV đã tổng kết 21 năm xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam, nêu rõ con đường chủ yếu cả nước đi lên CNXH.
- Đổi tên Đảng Lao động VN thành Đảng CSVN.
- Trong quá trình xây dựng CNXH, chúng ta đạt nhiều thành tựu và gặp không ít khó khăn thiếu sót.
- 12/1986, Đại hội Đảng lần VI đề ra đường lối đổi mới.
- Chúng ta đạt được thành tựu to lớn về nhiều mặt, chủ yếu là về kinh tế.
- Tuy vậy, khó khăn thách thức còn nhiều nhưng chúng ta nhất định thành công.
II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên.
1. Nguyên nhân thắng lợi:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta phát huy truyền thống yêu nước, kiên kì với con đường XHCN đã chọn, chúng ta đã đánh thắng kẻ thù hùng mạnh.
- Trong quá trình xây dựng XHCN, chúng ta đạt nhiều thành tựu to lớn, nhưng còn tồn tại không ít thiếu sót, sai lầm.
(12/1986, Đại hội lần VI của Đảng
b. Thành tựu: đã đề xướng đổi mới, đáp ứng được nhu cầu cấp bách của dân tộc, được toàn dân ủng hộ.
2. Bài học kinh nghiệm:
- Dưới sự lảnh đạo của Đảng, với đường lối giương cao 2 ngọn cờ: độc lập dân tộc và CNXH, đó là cội nguồn của mọi thắng lợi.
- Củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định mọi thành công của CM.
- Tăng cường khối đoàn kết khắng khít giữa Đảng và quần chúng, đặc biệt là quan hệ giữa Đảng với nhà nước và các cơ quan dân cử.
 3. Củng cố: 
 a.Em hãy nêu nội dung và đặc điểm của các giai đoạn lịch sử (1919 ( nay).
 b. Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của CMVN (1919 ( nay).
 c. Nêu những bài học kinh nghiệm lảnh đạo của Đảng ta từ 1919 ( nay.
4. Dặn dò: HS về nhà 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lich su 9Nam Dinh.doc