Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (tiết 5)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (tiết 5)

. Kiến thức:

- Nắm được những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.

- Nắm được những thành tựu to lớn và những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xd CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX

Trọng tâm: Thành tựu công cuộc xd CNXH ở Liên Xô

 

doc 138 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Phần một lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay (tiết 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/08/2010
Ngày dạy : 25/08/2010 
Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Chương I
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Tiết1 : Bài 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945
 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
(Tiết1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về công cuộc khôi phục kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1945 đến năm 1950, qua đó thấy được những tổn thất nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh và tinh thần lao động sáng tạo, quên mình của nhân dân Liên Xô nhằm khôi phục đất nước.
- Nắm được những thành tựu to lớn và những hạn chế, thiếu sót, sai lầm trong công cuộc xd CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX
Trọng tâm: Thành tựu công cuộc xd CNXH ở Liên Xô
2. Kỹ năng: 
- Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế - xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào về những thành tựu xd CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng cộng sản và nhà nước Xô Viết.
- Biết ơn sự giúp của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
- Gi¸o dôc vÒ thµnh tùu cña Liªn X« trong viÖc chinh phôc vò trô
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
Đối với GV: 
+ Giáo án, SGK, Một số tranh ảnh mô tả công cuộc xd CNXH ở Liên Xô từ năm 1945 đến những năm 70.
+ Bản đồ Liên Xô.
- Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về công cuộc xd CNXH ở Liên Xô.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp: 9A1 9A2
2. Kiểm tra bài cũ: ( Giáo viên giới thiệu chương trình lịch sử lớp 9)
3. Dạy và học bài mới:
 I. Liên Xô: 
Hoạt động của GV - HS
KiÕn thøc cÇn ®¹t
Hoạt động1: Cá nhân/cả lớp
GV: Tóm tắt sự thiệt hại của LX như SGK.
H?: Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của LX trong chiến tranh thế giới thứ hai?
HS: Dựa vào các số liệu về thiệt hại của LX trong chiến tranh thế giới thứ hai để trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét, bổ sung nội dung HS trả lời và nhấn mạnh: Đây là sự thiệt hại rất to lớn về người và của của nhân dân LX, đất nước gặp muôn khó khăn tưởng chừng như không có thể qua mổi.
GV: Có thể so sánh những thiệt hại to lớn của LX với các nước Đồng minh khác để thấy rõ hơn sự thiệt hại của LX là vô cùng to lớn còn các nước Đồng minh là không đáng kể.
GV: Nhấn mạnh cho HS thấy nhiệm vụ to lớn của nhân dân LX là khôi phục kinh tế.
Hoạt động2: Cá nhân/nhóm.
GV: Phân tích sự quyết tâm của Đảng và nhà nước LX trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế. Quyết tâm này được sự ủng hộ của nhân dân nên đã hoàn thành kế nhoạch 5 năm trước thời hạn chỉ trong 4 năm 3 tháng.
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm về những thành tựu khôi phục kinh tế qua các số liệu trong SGK và nêu câu hỏi: “Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của LX trong thời kỳ khôi phục kinh, nguyên nhân của của sự phát triển đó ?.”
HS: Dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi :
+ Tốc độ khôi phục kinh tế trong thời kỳ này tăng lên nhanh chóng.
+ Có được kết quả này là do: Sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội LX, tinh thần tự lập, tự cường, tinh thần chịu đựng gian khổ, cần cù lao động, quên mình của nhân dân LX.
Hoạt động3: Nhóm
GV: Giải thích rõ khái niệm: “Thế nào là xd cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH .”: Đó là nền sx đại cơ khí với công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học - kĩ thuật tiên tiến. Đồng thời GV nói rõ đây là việc tiếp tục xd cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH mà các em đã được học đến năm 1939.
GV: Nêu câu hỏi thảo luận nhóm: “ LX xd cơ sở vật chất - kĩ thuật trong hoàn cảnh nào?”
HS: Dựa vào nội dung SGK và vốn hiểu biết của mình để thảo luận và đưa ra ý kiến của mình.
GV: Nhận xét, bổ sung hoàn thiệt nội dung
HS trả lời.
GVhỏi: Hoàn cảnh đó có ảnh hưởng gì đến công cuộc xd CNXH ở LX ?
Hoạt động4: Cả lớp/nhóm 
GV: Y/c HS đọc các số liệu trong SGK về thành tựu của LX trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm và 7 năm nhằm xd cơ sở vật chất - kĩ thuật của CNXH. Sau đó làm rõ nội dung chính về thành tựu của LX đạt được tính đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX để HS năm được.
GV: Có thể giới thiệu tranh , ảnh về những thành tựu trong công cuộc xd CNXH ở Liªn X«.
GV gióp HS t×m hiÓu thªm vÒ vÖ tinh nh©n t¹o ®Çu tiªn cña Liªn X« vµ chuyÕn bay cña nhµ du hµnh vò trô Ga-ga-rin. 
GV: Y/c HS lấy 1 số ví dụ về sự giúp đỡ của LX đối với các nước trên thế giới và trong khu vực trong đó có VN?
GV nêu câu hỏi: “ Hãy cho biết ý nghĩa của các thành tựu mà LX đã đạt được ?”
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1950)
a. Hoàn cảnh:
- Liên Xô chịu tổn thất nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
b. Chủ trương của Đảng cộng sản Liên Xô:
- Đảng và nhà nước Liên Xô đề ra kế hoạch khôi phục kinh tế.
c. Kết quả:
- Công nghiệp: Năm 1950, sx công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, hơn 6000 xí nghiệp được phục hồi.
- Nông nghiệp: Bước đầu khôi phục, một số ngành phát triển.
- Khoa học - kỹ thuật: Chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), phá vỡ thế độc quyền của Mĩ.
2. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
- Các nước tư bản phương Tây luôn có âm mưu và hành động bao vây, chống phá Liên Xô cả kinh tế, chính trị và quân sự.
- Liên Xô phải chi phí lớn cho quốc phòng, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc xd CNXH.
- Về kinh tế: Liên Xô là cường quốc về công nghiệp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Mĩ), một số ngành vượt Mĩ.
- Về khoa học - kỹ thuật: Các ngành KH - KT đều phát triển, đặc biệt là khoa học vũ trụ.
- Về quốc phòng: Đạt được thế cân bằng chiến lược vè quân sự nói chung và sức mạnh hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây.
- Về đối ngoại: Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
4. Củng cố: Bài 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
+ Iu ri Gagarin là người
a. Đầu tiên bay vào vũ trụ. c. Bay vào vũ trụ đầu tiên.
b. Thử thành công vệ tinh nhân tạo . d. Đặt chân lên mặt trăng đầu tiên
5. HDVN:- HS học bài cũ, đọc trước bài mới 
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài.
Ngày soạn: 23/08/2010
Ngày giảng: /08/ 2010
TIẾT 2: BÀI 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX (TIẾT 2)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm được những nét chính về việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và c«ng cuéc CNXH ở các nước Đông Âu (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX).
- Nắm được những nét cơ bản về hệ thống các nước XHCN thông qua đó hiểu được những mối quan hệ, ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.
Trọng tâm: Những thành tựu của công cuộc xd CNXH ở các nước Đông Âu.
2. Kỹ năng:
- Biết sử dụng bản đồ thế giới để xđ vị trí của từng nước Đông Âu.
- Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử đẻ đưa ra nhận xét của mình.
3. Thái độ:
- Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xd hệ thống XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân của các nước Đông Âu đối với sự nghiệp cách mạng nước ta.
Gi¸o dôc vÒ vai trß vÞ trÝ ®Þa lÝ cña c¸c n­íc §«ng ¢u víi nh÷ng ®iÒu kiÖn tù nhiªn cña khu vùc.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Giáo án, SGK, Tranh ảnh về các nước Đông Âu (từ năm 1944 đén những năm 70)
- Tư liệu về các nước Đông Âu
- Bản đồ các nước Đông Âu
- Bảng phụ
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Tổ chức lớp: 9A1 9A2 
II. Kiểm tra bài cũ:
?1: Nêu những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - khoa học kĩ thuật của Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
?2: Hãy cho biết sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam
III. Dạy học bài mới:
*Giíi thiÖu bµi: Cïng víi qu¸ tr×nh khoi phôc kinh tÕ sau chiÕn tranh vµ tiÕp tôc x©y dùng c¬ së vËt chÊt kÜ thuËt cña CNXH ë Liªn X« th× c¸c n­íc §«ng ¢u còng næi dËy thµnh lËp mét lo¹t c¸c n­íc d©n chñ nh©n d©n, x©y dùng CNXH ®· ®­a tíi sù h×nh thµnh hÖ thèng c¸c n­íc XHCN thÕ giíi.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân/nhóm
GV:Nêu câu hỏi: Các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời năm nào ?”
HS:Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
GV:Nhận xét, bổ sung (chú ý đến vai trò của nhân dân, lực lượng vũ trang và của Hông quân Liên Xô)
GV:Cho HS đọc SGK đoạn về sự gia đời của các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và trên bản đồ Châu Âu yêu cầu.
HS: Lên bảng chỉ tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. Đồng thời cần phân tích hoàn cảnh ra đời nhà nước Cộng hoà dân chủ Đức. Sau đó GV tóm tắt những nội dung cần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Nhóm/cá nhân
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm câu hỏi: “Để hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu cần tiến hành những công viÖc gì ?”
Gợi ý: Những việc cần làm trên các mặt sau: về mặt chính quyền? cải cách ruộng đất? công nghiệp.
HS: Dựa vào nội dung SGK để thảo luận nhóm và trình bày kết quả của mình. 
Hoạt động 3: Cá nhân/nhóm
GV: Nhấn mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai, CNXH trở thành hệ thống thế giới, tiếp đó GV: Nêu câu hỏi: “Tại sao hệ thống XHCN lại ra đời?”
Gợi ý: Các nước XHCN có điểm chung: Đều có Đảng cộng sản và công nhân lãnh đạo, lấy CN Mác-Lênin làm nền tảng, cùng có mục tiêu xd CNXH, Có cần giúp đỡ, hợp tác với nhau không?.
HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 4: Nhóm/cá nhân
GV: nêu câu hỏi: Về quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật các nước XHCN có những hoạt động gì?
HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi về sự ra đời của khối SEV, vai trò của khối SEVvà vai trò của Liên Xô trong khối SEV 
GV: Hướng dẫn HS trình bày sự ra đời và vai trò của khối Vác-xa-va.
GV: nhấn mạnh thêm về những hoạt động và sự giải thể của khối SEV và hiệp ước Vác-xa-va. Đồng thời GV lấy VD về mqh giữa các nước trong đó có sự giúp đỡ Việt Nam. 
II. §«ng ¢u: 
1. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu.
- Hồng quân Liên Xô truy kích tiêu diệt quân đội phát xít. Nhân dân và các lực lượng vũ trang nổi dậy giành chính quyền và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.
- Hàng loạt các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời: Cộng hoà Ba Lan (7 - 1944) Cộng hoà Ru - ma - ni (8 - 1944).
- Những công việc mà các nước Đông Âu tiến hành:
+ Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.
+ Cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của tư bản
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ
2. TiÕn hµnh x©y dùng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
- Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX các nước Đông Âu đều trở thành nước công - nông nghiệp phát triển, có nền văn hoá giáo dục phát triển.
+ An - Ba - ni đã điện khí hoá cả nước, giáo dục phát triển cao nhất châu Âu bấy giờ.
+ Ba Lan: sản lượng công - nông nghiệp đều tăng gấp đôi
 ... ng dẫn về nhà:
 - Học bài cũ
 - Đọc trước bài mới, sưu tầm tranh ảnh nói về thời kì này.
 ******************************
Ngày soạn: 25/4/2010
Ngày giảng: 29/4/2010
Tiết 47: Bài 32: XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976- 1985)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 Cung cấp cho học sinh mhững hiểu biết về con đường tất yếu của cách mạng nước ta đi lên CNXH và tình hình đất nước 10 năm đầu sau giải phóng; Nắm được cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam.
2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, yêu CNXH, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
3. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, nhận định đánh giá sự kiện lịch sử.
II. Phương tiện dạy học:
 Giáo án, SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Tổ chức lớp: 
 9A 9B 9C
2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Qúa trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước diễn ra như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(?) Kế hoạch nhà nước 5 năm lần 2 được đề ra như thế nào?
(?) Nêu nhiệm vụ của kế hoạch?
(?) Nêu kết quả chính của kế hoạch?
(?) Nêu những hạn chế của kế hoạch?
(?) Kế hoạch nhà nước 5 năm lần 3 được đề ra như thế nào? 
(?) Nhiệm vụ của kế hoạch là gì?
(?) Nêu kết quả của kế hoạch 5 năm lần 3?
(?) Pôn Pốt xâm lược nước ta như thế nào?
(?) Trước hành động của Pôn Pốt buộc ta phải làm gì?
(?) Năm 1978 Trung Quốc có hành độnh gì?
(?) Hiện nay quan hệ giữa ta với Trung Quốc như thế nào?
I. Việt Nam trong 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội (1976-1985)
1. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976- 1980):
- Tháng 12/1976 đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 họp đề ra kế hoạch nhà nước 5 năm lần 2 (1976- 1980).
* Nhiệm vụ của kế hoạch:
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
* Kết quả:
+ Kinh tế: Các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, GTVT cơ bản được khôi phục và bước đầu phát triển. Khai thông tuyến đường xe lửa Bắc Nam.
- Việc cải tạo XHCN được đẩy mạnh ở vùng mới giải phóng: Xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản, đại bộ phận nông dân vào làm ăn tập thể..
+ Văn hóa: Xây dựng nền văn hóa mới cách mạng, giáo dục các cấp đều phát triển
* Hạn chế: Kinh tế phát triển mất cân đối,thu nhập quốc dân và năng xuất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
2. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm ( 1981-1985):
- Tháng 3/1982 đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 họp đề ra kế hoạch nhà nước 5 năm lần 3 (1981-1985).
* Nhiệm vụ:
Xắp xếp lại cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh cải tạo XHCN nền kinh tế quốc dân,nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội.
* Kết quả:
- Sản xuất công nông nghiệp có sự tăng trưởng mạnh.
- Xây dựng nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật: Khai thác dầu, thủy điện Hòa Bình, Trị An
II. Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975- 1979):
1. Đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam:
 - Trong hai năm1975-1976 Pôn Pốt nhiều lần khiêu khích lấn chiếm lãnh thổ của ta.
- Ngày 22/12/1978 Pôn Pốt huy động lực lượng lớn tấn công vào biên giới Tây Ninh
* Kết quả: Ta đánh bại cuộc xâm lược của chúng và giúp đỡ Cam Pu Chia giải phóng đất nước
2. Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Bắc:
- Tháng 6/1978 , Trung Quốc đơn phương cắt mọi viện trợ, rút chuyên gia về nước và khiêu khích ta ở biên giới.
- Từ 17/2 => 18/3/1979 Trung Quốc cho quân tấn công biên giới phía Bắc của ta nhưng thất bại.
- Hiện nay quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc được cải thiện và không ngừng phát triển
4. Củng cố:
(?) Vì sao ta phải kháng chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc?
5. Hướng dẫn về nhà: 
 Học bài, xem bài 33.
 Ký duyÖt: 26/4/2010
Ngày soạn: 08/5/2010
Ngày giảng: 12/5/2010
Tiết 48: Bài 33: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ( TỪ 1986- 2000).
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
 Học simh thấy được sự tất yếu phải đổi mới đất nước đi lên CNXH. Quá trình 15 năm đất nước thực hiện đường lối đổi mới
 2. Tư tưởng:
 Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước gắn với chủ nghĩa xã hội, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
 3. Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng phân tích, nhận định đánh giá sự kiện lịch sử.
II. Phương tiện dạy học:
 Giáo án, SGK, Ảnh một số thành tựu đổi mới ( 1986- 2000).
III. Hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức lớp: 
 SÜ sè: 9A 9B 9C
 2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Đảng và nhân dân ta đã thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1976- 1980 như thế nào?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(?) Việt Nam tiến hành đổi mới trong hoàn cảnh trong nước và thế giới như thế nào?
(?) Đường lối đổi mới của Đảng ta được đề ra trong những văn kiện nào? 
(?) Chủ trương đổi mới của ta như thế nào?
(?)Đổi mới những lĩnh vực nào của CNXH? 
(?) Nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 1986- 1990 là gì?
(?) Nêu kết quả của kế hoạch?
(?) Nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 1991- 1995 là gì?
(?) Nêu kết quả của kế hoạch?
(?) Mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996- 2000 là gì?
(?) Nêu kết quả của kế hoạch ?
(?) Bên cạnh những thành tựu trên ta còn có những hạn chế gì?
I. Đường lối đổi mới của Đảng :
 1. Hoàn cảnh đổi mới:
 - Nước ta gặp nhiều khó khăn và yếu kém dẫn tới khủng hoảng kinh tế, xã hội.
 - Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2, sự khủng hoảng của Liên Xô và các nước XHCN đòi hỏi ta phải đổi mới.
 2. Chủ trương đổi mới:
=> Đường lối đổi mới được đề ra tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 ( Tháng 12/ 1986) và được điều chỉnh bổ xung tại đại hội 7.8.9.
- Đổi mới đất nước không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những hình thức, biện pháp thích hợp.
- Đổi mới toàn diện và đồng bộ từ kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hóa, quan trọng nhất là đổi mới kinh tế
II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới ( 1986- 2000):
 1. Kế hoạch 5 năm ( 1986- 1990):
 a. Nhiệm vụ:
 Thực hiện nhiệm vụ mục tiêu của ba chương trình kinh tế: Lương thực thực phẩm; Hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
 b. Kết quả:
- Năm 1990 đáp ứng nhu cầu lương thực trong cả nước, có dự trữ và xuất khẩu.
- Kinh tế đối ngoại phát triển, mở rộng hàng xuất khẩu: dầu thô, gạo..
2. Kế hoạch 5 năm (1991 – 1995):
 a. Nhiệm vụ:
Ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tang cường ổn định chính trị, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng.
b. Kết quả: 
- Kinh tế tăng trưởng nhanh đẩy lùi lạm phát.
- Kinh tế đối ngoại phát triển, xuất khẩu được mở rộng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng.
3. Kế hoạch 5 năm ( 1996- 2000):
 a. Nhiệm vụ:
 Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững; Giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội ; Đảm bảo quốc phòng an ninh, cải thiện đời sống nhân dân.
b. Kết qủa:
Tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân 7% năm.
- Xuất khẩu đạt 51.6 tỉ USD, đầu tư nước ngoài đạt 10 tỷ USD.
- Khoa học công nghệ chuyển biến tích cực, chính trị quốc phòng ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng.
* Những hạn chế:
- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, sự cạnh tranh thấp.
- Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, lối sống ở một số cán bộ đảng viên
4. Củng cố:
 (?) Nêu ý nghĩa những thành tựu đạt được trong 15 năm đổi mới?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài xem bài 34
 ********************************
Ngày soạn: 08/5/2010
Ngày giảng: 13/5/2010
TIẾT 49: BÀI 34: TæNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NĂM 2000 VÀ ÔN TẬP
I . Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 Giúp học sinh nắm được quá trình phát triển của lịch sử dân tộc từ 1919 đến nay (2000), qua các giai đoạn chính với từng đặc điểm chính của từng giai đoạn; Nguyên nhân cơ bản đã quyết định quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, bài học kinh nghiệm được rút ra từ đó.
 2. Tư tưởng:
 Củng cố niềm tự hào dân tộc, nièm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
 3. Kỹ năng: 
 Rèn kỹ năng phân tích hệ thống hóa sự kiện lịch sử cho học sinh.
II. Phương tiện dạy học:
 Giáo án, SGK, 
III. Hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức lớp: 
Sü sè: 9A 9B 9C
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 (?) Nêu đường lối đổi mới của Đảng được đề ra từ đại hội đảng toàn quốc lần thứ 6 (Tháng 12/1986) ?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(?) Nêu những điểm chính, sự kiện cơ bản của giai đoạn 1919-1930?
(?) Nêu những điểm chính, sự kiện cơ bản của giai đoạn 1930- 1945?
(?) Giai đoạn 1945- 1954 có gì nổi bật?
(?) Đặc điểm chính sự kiện cơ bản của giai đoạn này?
(?)Đặc điếm chính sự kiện cơ bản của giai đoạn 1954- 1975?
(?) Vì sao cách mạng nước ta thu được những thắng lợi to lớn như vậy?
(?) Nêu bài học kinh nghiệm được rút ra qua quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam?
I. Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử:
1. Giai đo ạn 1919 – 1930:
-Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp tại Việt Nam chuyển Việt Nam từ xã hội phong kiến nông nghiệp lạc hậu trở thành một xã hội thuộc địa
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê Nin về Việt Nam, dẫn tới sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam.
2. Giai đoạn 1930 – 1945: 
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển qua các cao trào: 1930- 1931; 1936- 1939; 1939- 1945..dẫn tới cách mạng tháng 8/ 1945 thắng lợi mở ra kỷ nguyên độc lập tự do.
3. Giai đoạn 1945- 1954:
 Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện , trường kỳ của nhân dân ta chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ giàng thắng lợi với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
4. Giai đoạn 1954- 1975:
- Hai miền thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau, đồng thời thực hiện nhiệm vụ chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã giàng thắng lợi hoàn toàn với trận đại thắng xuân 1975 thống nhất tổ quốc.
5. Giai đoạn 1975 đến nay:
Trong 10 năm đầu xây dựng CNXH , cách mạng nước ta gặp nhiều khó khăn.
Từ đại hội 6 ( Tháng 12/ 1986) thực hiện đường lối đổi mới, nước ta giàng nhiều thắng lợi to lớn về mọi mặt, khẳng định đường lối đổi mới là phù hợp.
II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên:
 1. Nguyên nhân thắng lợi:
Sự lãnh đạo sáng xuốt của Đảng là nguyên nhân hàng đầu, quyết định thắng lợi của cách mạng.
 2. Phương hướng đi lên:
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH theo đường lối đổi mới của đảng là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng Việt Nam.
3.Bài học kinh nghiệm:
+ Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc với CNXH.
+ Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do dân và vì nhân dân. Nhân dân là người làm lên thắng lợi lịch sử.
+ Không ngừng củng cố tăng cường đoàn kết toần dân , đoàn két dân tộc, đoàn kết quốc tế.
+ Sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
+ Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế
4. Củng cố:
(?) Nêu các giai đoạn chính của cách mạng Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới I đến nay?
5. Hướng dẫn về nhà:
-S­u tÇm lịch sử địa phương tØnh, huyÖn, x· cã liªn quan ®Õn giai ®o¹n lÞch sö ®· häc ë líp 9.
 Ký duyÖt: 10/5/2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An LS9.doc