1/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
a. Kiến thức:
-Nắm được sự hình thành trật tự thế giới hai cực sau chiến tranh thế giới thứ 2 và những hệ quả của nó như sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.
-Diễn biến cuộc chiến tranh lạnh và sự đối đầu giữa hai phe.
-Tình hình thế giới từ sau chiến tranh lạnh: những hiện tượng mới và xu thế phát triển hiện nay của thế giới.
Ngày soạn: 18/11/08 Ngày giảng: 9a: 21/11/08 9b: 21/11/08 9c: 21/11/08 Chương V: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY Tiết 13- Bài 11. TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH 1/ MỤC TIÊU BÀI HỌC a. Kiến thức: -Nắm được sự hình thành trật tự thế giới hai cực sau chiến tranh thế giới thứ 2 và những hệ quả của nó như sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc. -Diễn biến cuộc chiến tranh lạnh và sự đối đầu giữa hai phe. -Tình hình thế giới từ sau chiến tranh lạnh: những hiện tượng mới và xu thế phát triển hiện nay của thế giới. b. Tư tưởng: - Giúp cho học sinh thấy được 1 cách khái quát toàn cảnh thế giới trong nửa sau thế kỷ XX với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gây gắt vì mục tiêu hoà bình thế giới, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển. c. Kỹ năng: - Kỹ năng quan sát và sử dụng bản đồ thế giới, rèn luyện phương pháp khái quát, phân tích tổng hợp. 2/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a. Thầy +Giáo án +Bản đồ thế giới + 1 số tranh ảnh. b. Trò: +Học bài cũ chuẩn bị bài mới. 3/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: a. Kiểm tra bài cũ:5’ * Hỏi: Vì sao các nước Tây Âu lại có xu hướng liên kết? * Đáp: Mục tiêu: Hình thành thị trường chung, xoá bỏ hàng rào thế quan, tự do lưu thông buôn bán. Muốn thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ, họ muốn đứng riêng để đọ với Mĩ, do đó cần liên kết. b. Bài mới: Giới thiệu bài: Sau chiến tranh thế giới thứ 2 một trật tự thế giới mới được hình thành, trật tự 2 cực I-an-ta do 2 cường quốc Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. Trật tự 2 cực được hình thành trong bối cảnh lịch sử nào? Hội nghị I-an-ta đã quyết định những vấn đề quan trọng gì? Diễn biến cuộc chiến tranh lạnh và tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh ra sao? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay: Hoạt động của GV Hỏi: Thế nào là trật tự thế giới mới? Hỏi: Đầu năm 1945, hoàn cảnh thế giới có gì đặc biệt? Trong đó nổi bật lên ba vấn đề bức xúc. +Nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Châu Âu. +Châu á và Thái Bình Dương. +Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh phân chia khu vực đóng quan theo chế độ quân quản ở các nước phát xít chiến bại và phân chia phạm vi thế lực giữa các nước tham gia chiến tranh chống phát xít. Hỏi: Trong bối cảnh đó sự kiện chính trị nào đã diễn ra? Giảng: Hội nghị tam cường (Ba cường quốc hình thành hệ thống tam cường được coi như nòng cốt của mặt trận đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít. Hội nghị họp tại I-an-ta (Liên Xô) GV: Treo bức kênh hình 22. Hỏi: Em hiểu gì về bức kênh hình này? Giảng: Hội nghị đã diễn ra gay go, quyết liệt vì thực chất nội dung hội nghị là cuộc tranh giành và phân chia thành quả thắng lợi cạnh tranh giữa các lực lượng tham chiến có liên quan mật thết tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới sau này mà trước hết là lợi ích riêng của mỗi nước tham chiến, quan sát kênh hình ta có thể thấy tổng thống Mỹ Rudơven và thủ tướng Anh Sớc Sin bàn luận rất sôi nổi, tâm đắc, phấn khởi, vui vẻ còn bộ trưởng liên Xô Xtalin thái độ tâm tư, suy nghĩ. Tuy nhiên hội nghị cũng đưa ra được những quyết định quan trọng. Hỏi: Hãy trình bày những nội dung chủ yếu của hội nghị I-an-ta? Hỏi: Các quyết định đó được triển khai cụ thể như thế nào? GV: Hội nghị nhất trí : Tiêu diệt tận gốc CN phát xít Đức và Nhật, nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Châu Âu, Liên Xô sẽ đánh nhật ở Châu á, ba cường quốc thoả thuận cho Mỹ chiếm đóng ở Nhật Bản, Liên Xô và Mỹ cùng có lợi ở TQ Hỏi: Hãy cho biết hệ quả của các quyết định trên là gì? GV: Liên Xô đứng đầu đại diện cho phe XHCN. Mỹ đứng đầu đại diện cho phe TBCN. Treo bản đồ thế giới. Cho HS quan sát. -Giới thiệu: Khu vực màu hồng là hệ thống các nước XHCN -Khu vực màu xanh lam là các nước TBCN Hỏi: So sánh với hệ thống Véc -sai sau chiến tranh thế giới thứ nhất có gì giống và khác nhau: Gv: Khi đã hình thành 2 cực I-an-ta vấn đề đặt ra cho các quốc gia lúc này là phải có một tổ chức chỉ đạo. Vì vậy dẫn tới sự hình thành liên hợp quốc. Hỏi: Liên hợp quốc nghĩa là gì? Hỏi: Liên hợp quốc được hình thành từ hội nghị nào? Hỏi: Nhiệm vụ chính của liên hợp quốc là gì? Giảng: Ngoài ra, còn khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo trở thành trung tâm phối hợp của mọi hành động của các dân tộc nhằm đạt được nhiệm vụ trên. Hỏi: Quan sát hình 22, cho em nhận thấy gì? Giảng: Cuộc họp của đại hội đồng Liên hợp quốc, gồm thành viên của 50 đoàn đại biểu các nước Châu Âu, Châu á, Châu Phi và Châu Đại Dương từ ngày 25 ->26.6.1945 tại Xanphranxicô (mỹ). Đàm phán trong không khí hoà bình, hữu nghị, chứ không giải quyết bằng bạo lực, chiến tranh. Hỏi: Nêu những việc đã làm được của LHQ từ khi thành lập đến nay? Giảng: Trong hơn nửa thế kỷ qua LHQ đã có vai trò quan trọng việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới, xoá bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, Cam pu chia, Công gô, Nam tư giúp đỡ các nước phát triển KTVH. Hỏi: Việt Nam tham gia liên hợp quốc vào thời gian nào? Giảng: Trong phiên họp ngày 20.9.1977 của đại hội đồng LHQ, thứ trưởng ngoại giao Nam Tư trịnh trọng nói: Tôi tuyên bố nước Cộng hoà xã hội CN VN được công nhận là thành viên của LHQ trở thành thành viên thứ 149. Hỏi: Hãy kể tên 1 vài tổ chức LHQ mà em biết? Hỏi: Hãy nêu lên những việc làm của LHQ giúp đỡ nhân dân VN mà em biết? Giảng: . -Chương trình phát triển LHQ VNDP viện trợ khoảng 270 triệu USD, quỹ nhi đồng LHQ UNICEPgiúp khoảng 300 triệu USD Hỏi: Qua đó em có đánh giá gì về vai trò của tổ chức Liên hợp quốc? Hỏi: Quan hệ 2 cực Xô-Mĩ có sự chuyển biến như thế nào ở nửa sau thế kỷ XX? Mâu thuẫn đó dẫn tới hậu quả gì? Hỏi: Em hiểu thế nào là Chiến tranh lạnh? Hỏi: Nêu những biểu hiện của tình trạng Chiến tranh lạnh? GV: Thành lập các căn cứ quân sự ở Malaixia, Thái Lan, Mianma, khối quân sự: NaTo ở Châu Âu; SEATO ở Đông Nam á, Đông Bắc á. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Lào, VN, cấm vận kính tế VN, cô lập kinh tế chính trị ở CuBa Hỏi: Tại sao Mỹ và các nước đế quốc lại có hành động như vậy? Hỏi: Trước tình hình đó phe XHCN đã làm gì để đối phó? Hỏi: Những việc làm trên của Mỹ đã gây nên hậu quả gì? Gv: Trong khi đó loài người đứng trước bao khó khăn, bệnh tật, đói kém Hỏi: Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào? Vì sao? Hỏi: Sự kiện này có ý nghĩa như thế nào đối với tình hình thế giới nói chung? Hỏi: Hãy chỉ ra các xu hướng phát triển của lịch sử thế giới ngay sau chiến tranh lạnh? Hỏi: Kết quả của việc thực hiện xu hương trên là gì? Hỏi: Thái độ của Mỹ trong việc thực hiện xu thế này là gì? GV: Các nước ra sức phát triển sản xuất và tham gia các liên minh kinh tế khu vực để cùng hợp tác phát triển như: Liên minh Châu Âu , Hiệp hội các nước Đông Nam á ASEAN mà VN là 1 thành viên. Tuy hoà bình trên thế giới được củng cố nhưng từ đầu những năm 90 nhiều khu vực xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến như ở Liên bang Nam Tư cũ, Châu Phi 1 số nước trung á như ả rập, Paletxtin, Đông Nam á, Xrilanca Hỏi: Nguyên nhân sâu xa của những xung đột trên là gì? Hỏi: Xu thế chung của thế giới ngày nay của là gì Hỏi: Đảng và nhà nước ta đã làm gì để phù hợp với xu thế phát triển chg đó của thế giới? Kết luận: Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với 175 nước đều là bạn, hoà nhập chứ không hoà tan, vẫn kiên trì đi lên CNXH, đảm bảo quyền lợi của NDLĐ. . Hoạt động của HS -Trật tự thế giới mới hay còn gọi là trật tự quốc tế là sự sắp xếp thế giới theo 1 thứ tự nào đó để đảm bảo tình trạng ổn định cho 1 số hay nhiều quốc gia. Nhiều tranh chấp, nhiều mâu thuẫn trong nội bộ phe đồng minh chống phát xít nổi lên gay gắt. Hội nghị tam cường gồm Liên Xô, Mỹ, Anh họp tại I-an-ta từ ngày 4-> 12/2/1945 Những nguyên thủ đại diện của 3 cường quốc Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô Xtalin, Tổng thống Mĩ Rudơven, thủ tướng Anh Sớcsin Hội nghị đã thông qua quyết định quan trọng về khu vực ảnh hưởng giữa Mỹ và Liên Xô. SGK Tất cả những quy định và những thoả thuận trên đã trở thành khuân khổ trật tự thế giới mới. -Giống: Cùng là sự phân chia quyền lợi thế giới sau chiến tranh. -Khác: +Hệ thống Véc- sai Đảm bảo quyền lợi các nước thắng trận Nước bại trận bị chà đạp +Trật tự 2 cực I-an-ta: đảm bảo quyền lợi cho cả nước thắng trận và bại trận, bồi thường chiến tranh thoả đáng. I-an-ta ổn định và cân bằng hơn. Các quốc gia liên hiệp lại để cùng thực hiện 1 mục đích nào đó. Hội nghị I-an-ta Bằng cách áp dụng những biện pháp có hiệu lực để đề phòng và thủ tiêu sự đe doạ đối với hoà bình, trừng trị mọi hành động XL và phá hoại hoà bình. Đây là 1 cuộc họp của đại hội đồng Liên hợp quốc Duy trì hoà bình, an ninh thế giới, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá. -9.1977 Việt Nam gia nhập LHQ + Chương trình lương thực: FAM + Quỹ nhi đồng quốc tế: UNICEF. + Tổ chức văn hoá thế giới: UNESCO + Tổ chức y tế thế giới: WHO -Trong hơn 20 năm qua LHQ đã giúp ND VN hàng trăm triệu đô la và cử nhiều chuyên gia giúp VN xây dựng đất nước. Là tổ chức tiến bộ hoạt động có hiệu quả Mỹ và các nước đế quốc > gây chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mỹ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN. SGK -Mưu đồ muốn bá chủ thế giới. Liên Xô và các nước XHCN buộc phải tăng cường ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình. + Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng +Nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới +Hao tổn tiền của cho quốc phòng. +Con người đói nghèo, bệnh tật. Vì sau 4 thập niên chạy đua vũ trang quá tốn kém và mệt mỏi không phân thắng bại Thế giới bước sang một thời kì mới SGK Các nước lớn tránh xung đột trực tiếp đối đầu từ những năm 90, Nhiều khu vực đi dần vào thương lượng hoà bình giải quyết các tranh chấp xung đột. -Mỹ chủ trương Thế giới đơn cực để dễ bề chi phối, thống trị thế giới. Mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp biên giới, lãnh thổ của nhau để lại hậu quả nghiêm trọng làm cho tình hình chính trị ở nhiều nước không ổn định, đời sống nhân dân đau khổ đặc biệt là phụ nữ và trẻ em Xu thế chung: Hoà bình, ổn định hợp tác cùng phát triển. Thảo luận, trả lời Nội dung I. Sự hình thành trật tự thế giới mới: 11’ -Chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn chót -Hội nghị tam cường gồm Liên Xô, Mỹ, Anh họp tại I-an-ta (từ ngày 4-> 12/2/1945) +Hội nghị đã thông qua quyết định quan trọng về khu vực ảnh hưởng giữa Mỹ và Liên Xô. -> Trật tự 2 cực I-an-ta hình thành do liên Xô và Mỹ đứng đầu mỗi cực. II/ Sự thành lập Liên Hợp Quốc: 8’ -Tại hội nghị Ian-ta LHQ được thành lập -Nhiệm vụ: +Duy trì hoà bình và an ninh thế giới +Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc, hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá -Những việc đã làm của LHQ trong hơn 50 năm qua: duy trì hoà bình, an ninh thế giới, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá. -9.1977 Việt Nam gia nhập LHQ IV/ Chiến tranh lạnh:7’ Mỹ và các nước đế quốc > gây chiến tranh lạnh. -Biểu hiện: Chạy đua vũ trang, thành lập các liên minh quân sự, căn cứ quân sự, tiến hành chiến tranh khu vực. Hậu Quả: + Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng +Nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới +Hao tổn tiền của cho quốc phòng. +Con người đói nghèo, bệnh tật. V/ Thế giới sau chiến tranh lạnh:10’ -12.1989 Mỹ-Xô cùng nhau chấm dứt chiến tranh. -Thế giới bước sang thời kỳ mới. -Xu thế chung: Hoà bình, ổn định hợp tác cùng phát triển. c. Củng cố-Bài tập: 3’ Hỏi: Điền thời gian sao cho đúng với sự kiện. Sự kiện Thời gian Thành lập tổ chức LHQ Hội nghị Ian- ta khai mạc. Chiến tranh lạnh chấm dứu 7.5->26.6.1945 4->11.2.1945 12/1989 d. Hướng dẫn về nhà: 1’ Học bài cũ + Trả lời câu hỏi SGK Đọc trước bài mới. Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa của các thành tựu KH-KT
Tài liệu đính kèm: