Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 13 – Bài 11: Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 13 – Bài 11: Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai

 I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- Hiểu được những nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991.

- Sự hình thành trật tự thế giới mới và sự thành lập tổ chức Liên hiệp quốc.

- Những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay.

 2. Kỷ năng.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, sử dụng bản đồ.

- Rèn luyện phương pháp khái quát, phân tích tổng hợp

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 10176Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 13 – Bài 11: Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
 Ngày soạn: 07/11/2010
 Ngày dạy: 10/11/2010
TIẾT 13 – BÀI 11: 
TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
 I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
- Hiểu được những nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991.
- Sự hình thành trật tự thế giới mới và sự thành lập tổ chức Liên hiệp quốc.
- Những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay.
 2. Kỷ năng.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, sử dụng bản đồ. 
- Rèn luyện phương pháp khái quát, phân tích tổng hợp
 3. Thái độ.
Giáo dục Hs: tình hình thế giới nửa sau thế kỉ XX với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì hoà bình, độc lập dân tộc và hợp tác , phát triển.
II. Phương pháp:
III. Chuẩn bị của giáo viện và học sinh.
1.Giáo viên: 
+ Bản đồ thế giới.
+ Một số tranh ảnh liên quan.
2.Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp.
Ổn định tổ chức. 1’
Kiểm tra bài cũ.( 4’ )
Quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu diễn ra nhưthế nào ?
Bài mới:
*Đặt vấn đề: 
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi và diễn biết hết sức phức tạp đó sự phân chia thế giới thành hai cực với hai hệ tư tưởng chính trị khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu...
*Hoạt động 1: ( 10’) Sự hình thành trật tự thế giới mới .
- Mục tiêu: Biết được sự hình thành trật tự thế giới mới – Trật tự hai cực Ianta sau chiến tranh thế giới thứ hai.
 - Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Hội nghị Ianta được triệu tập trong hoàn cảnh nào?
Hs: Trả lời theo sách giáo khoa.
Gv: Kết luận:
Gv: Trình chiếu: 
Gv: Hướng dẫn hs quan sát: “địa điểm Ianta” và “3 nguyên thủ quốc gia”.
Gv: Hội nghị thông qua những quyết định quan trọng nào?
HS: Trả lời theo sách giáo khoa.
Gv: Chỉ bản đồ và trình bày.
Gv: Kết luận và ghi bảng.
Gv: Những quyết địch của Hội nghị Ianta đưa đến hệ quả gì ?
Hs: Trả lời theo sgk.
Gv:Phân tích và tổng kết phần một.
1.Hội nghị Ianta: 
- Thời gian: từ ngày 4 -> 11/ 2/ 1945.
- Tham dự: Liên Xô, Mỹ, và Anh 
2. Các quyết định.
- Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mỹ.
- Thành lập Liên hợp quốc.
3. Hệ quả: Trật tự hai cực I-an-ta hình thành do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
* Hoạt động 2: ( 10’) Sự thành lập Liên hợp quốc.
- Mục tiêu : Biết được sự hình thành, mục đích và vai trò của tổ chức Liên hiệp quốc.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Trình chiếu tư liệu kiến thức về quá trình thành lập.
Gv: Trình chiếu tranh về trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Ban-Ki-Moon, Biểu tượng của Liên hợp quốc, tranh ảnh các cuộc họp của Hội đồng Liên hiệp quốc.
Gv:Nhằm mục đích gì và có vai trò như thế nào trong việc phát triển chung của thế giới.
Hs: Trả lời theo sách giáo khoa.
Gv: Kết luận và phân tích.
Gv: Những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam mà em biết?
Hs: Giúp đỡ VN hàng trăm triệu Đô la thông qua các chương trình : + Phát triển Liêp hợp quốc. 
 + Quỹ nhi đồng ( UNICEF)
 + Dân số thế giới (UNFPA).
 + Tổ chức Nông lương thế giới( FAO)...
Gv:Việt Nam có những đống góp gì trong sự phát triển của Liên hợp quốc?
Hs: 
Gv: Trình chiếu tư liệu việc làm mà LHQ giúp đỡ VN.
Hs: Nhật xét về vị thế của VN trong LHQ.
Gv: Kết luận: 
1. Thời gian: Ngày 24/10/1945 tại Francixco (Mĩ).
2. Mục đích và vai trò.
- Duy trì hoà bình, an ninh thế giới.
- Thúc đẩy, giúp đỡ hợp tác, phát triển kinh tế,văn hóa, giáo dục...
- Chống chủ nghĩa thực dân và phân biệt chủng tộc.
3.Việt Nam với Liên hợp quốc.
- Tháng 9-1977: Việt Nam gia nhập Liên hiệp quốc.
- Là thành viên thứ 149.
* Hoạt động 3: ( 8’ )“Chiến tranh lạnh”.
- Mục tiêu : Trình bày được những biểu hiện của cuộc chiến tranh lạnh và những hậu quả của nó.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Em hiểu như thế nào là chiến tranh lạnh?
Hs: Trả lời theo sách giáo khoa.	
Gv: Mĩ và các nước đế quốc dùng những chính sách thù địch gì để chống lại Liên Xô và các nước XHCN.
Gv: Liên Xô và các nước XHCN có thái độ như thế nào trước hành động ấy ?
Hs: Trả lời gv kết luận.
Gv: Cho hs kể về hành động chạy đua vũ trang, thực hiện cấm vận bao vây kinh tế, chiến tranh xâm lược.
 Gv: Trình chiếu tranh.
GV: Với những hành động trên theo em tình hình thế giới sẽ như thế nào ? 
Hs: Trả lời gv kết luận.
Gv: Nếu sau này các em là người đứng đầu đất nước thì các em có thái độ như thế nào trong quan hệ với các nước trên thế giới ?
Hs : Trả lời gv gợi ý và hướng dẫn.
Gv: Kết luận và chuyển ý đến xu thế trong quan hệ quốc tế ngày nay.
1.Khái niệm: là chiến sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và XHCN.
2. Biểu hiện:
- Chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự, cấm vận kinh tế, tiến hành chiến tranh xâm lược.
- Tăng ngân sách để phòng thủ.
3. Hậu quả :
- Thế giới căng thẳng, nguy cơ chiến tranh mới.
- Hao tổn về sức người, sức của.
* Hoạt động 4: ( 6’ )Thế giới sau chiến tranh lạnh.
- Mục tiêu : Biết được đặc điểm trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hs: Quan sát tranh, xem tư liệu:
Gv: Xu hướng mới sau chiến tranh lạnh là gì?
Hs: Trả lời theo sách giáo khoa.
Gv: Kết luận.
Gv: Xu hướng chung của thế giới hiện nay là gì?
Gv: Phân tích thêm.
- Tháng 12/1989 chấm dứt “ Chiến tranh lạnh”.
- Các xu thế mới:
+ Hòa hoãn, hòa dịu giữa các nước.
+Trật tự đa cực, nhiều trung tâm.
+ Phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Xảy ra xung đột, nội chiến.
- Xu thế chung hiện nay:
 + Hòa bình và ổn định.
 + Hợp tác và phát triển.
->là thời cơ, là thách thức.
4. Củng cố: (4’)
 ? Chiến tranh lạnh là gì? Vì sao Liên Xô và Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh.
 ? Xu hướng hiện nay trong quan hệ quốc tế là gì.
 ? Theo em nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là gì.
5. Dặn dò: (2’)
*Học bài: 
Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh và những hậu quả của nó.
Vai trò , nhiệm vụ của Liên hiệp quốc đối với thế giới.
Biểu hiện của chiến tranh lạnh và hậu quả của nó.
Xu hướng mới hiện nay trong quan hệ quốc tế lầ gì.Nhiệm vụ của nhân dân ta trước các xu hướng đó.
* Chuẩn bị bài mới: Soạn bài theo câu hỏi gợi ý ở các mục sgk.
Chú y: + Các thành tựu chủ yếu của CMKH ( Kể tên các thành tựu và lấy ví dụ cụ thể)
 + Ý nghĩa, tác dụng và những hạn chế của nó.( tích cực và tíêu cực)
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docbaidu thj 1234.doc