Giáo án Lớp 9 Môn Lịch sử - Tiết 16: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay

Giáo án Lớp 9 Môn Lịch sử - Tiết 16: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay

1. KIẾN THỨC:

- HS thấy được nguyên nhân, mục đích, đặc điểm và nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

- Những thủ đoạn thâm độc về chính trị, văn hoá, giáo dục củ TD Pháp nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác.

- Tình hình phân hoá xã hội sâu sắc sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của TD Pháp và thái độ chính trị, khả năng CM của các giai cấp.

 

doc 147 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Lịch sử - Tiết 16: Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:6/12/2007
Ngày giảng:16/12/2007
Tiết 16
Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay
Chương I: 
Việt Nam trong những năm 1919 - 1930
Bài 14
Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
HS thấy được nguyên nhân, mục đích, đặc điểm và nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
Những thủ đoạn thâm độc về chính trị, văn hoá, giáo dục củ TD Pháp nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác.
Tình hình phân hoá xã hội sâu sắc sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của TD Pháp và thái độ chính trị, khả năng CM của các giai cấp.
Tư tưởng:
- Giáo dục HS lòng căm thù đối với những chính sách bóc lột thâm độc, xảo quyệt của TD Pháp và sự đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao động dưới chế độ thực dân PK.
Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát lược đồ, tập phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
Thiết bị dạy học:
Giáo viên: Bài soạn, các tài liệu có liên quan, lược đồ nguồn lợi của TB Pháp ở VN
Học sinh: Bài soạn, SGK
Tiến trình tổ chức dạy học:
Tổ chức:
Bài mới:
 Giới thiệu bài mới
Sau chiến tranh Tg lần thứ nhất, TD Pháp đã tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, ở Việt Nam, tấn công quy và toàn diện nước ta, biến nước ta thành thị trường hàng hoá ế thừa và thị trường đầu tư TB có lợi cho chúng. Với chương trình khai thác lần này, XH và văn hó giáo dục biến đổi sâu sắc.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: cả lớp
GV cung cấp kiến thức: Chiến tranh TG...
GV khái quát – ghi
HS nghe - ghi
? Vì sao ngay sau chiến tranh TG thứ nhất kết thúc, TD Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác lần thứ hai ở ĐD nói chung, ở VN nói riêng?
HS dựa vào SGK – hiểu biết trả lời.
- Do bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh TG thứ nhất, Pháp tăng cường bóc lột nhân dân lao động ở chính quốc và thuộc địa để bù đắp thiệt hại trong chiến tranh
GV nhận xét kết luận
Hoạt động 2 : cá nhân /nhóm
GV yêu cầu HS chú ý vào nội dung SGK và kênh hình 27 “Nguồn lợi KT của Pháp” hỏi:
? Thực dân Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai tập trung vào những nguồn lợi kinh tế nào?
HS dựa vào ND SGK và kênh hình 27 trả lời
GV nhận xét khái quát ghi
HS nghe ghi
? Căn cứ vào nội dung và lược đồ 27 SGK , hãy nhận xét về các nguồn lợi KT của TB Pháp?
HS dựa vào SGK, lược đồ 27 trả lời
- Nguồn lợi KT của TB Pháp nằm rải rác ở cả 3 miền, tập trung chủ yếu ở miền Bắc với nguồn lợi chủ yếu là NN, khai mỏ, CN nhẹ giành cho xuất khẩu.
GV nhận xét cung cấp “Chính sách khai thác thuộc địa...thuế khác”
? Vì sao TD Pháp chỉ chú trọng đầu tư phát triển CN nhẹ mà không đầu tư phát triển CN nặng?
HS trả lời: chỉ phát triển CN nhẹ mà không phát triển CN nặng vì TD Pháp muốn kìm hãm nền KT không cân đối, phụ thuộc vào KT chính quốc.
GV nhận xét – kết luận – cung cấp
?Như vậy chính sách khai thác thuộc địa của TD Pháp đã tác động đến nền KT VN như thế nào?
HS thảo luận
Đại diện nhóm báo cáo kết quả?
Nền KTVN trước cuộc khai thác thuộc địa nền KT PK. Đó là nền KT NN thuần tuý, không có CN, trao đổi buôn bán hạn chế
Dưới tác động chính sách khai thác thuộc địa của Pháp nền KTVN có nhiều biến đổi.
Làm cho nền KT Việt Nam phát triển theo lường TBCN, tạo ra hai khu vực KT: Hiện đại (KTCN, TN); Truyền thống (NN, TCN)
- Tạo ra sự chuyển biến về KT
GV nhận xé,t kết luận, chuyển ý
Hoạt động :cá nhân /cả lớp
HS chú ý vào nội dung SGK
? Trong chương trình khai thác lần thứ hai TD Pháp đã thực hiện chính sách cai trị như thế nào đối với nước ta?
HS dựa vào ND SGK trả lời
GV nhận xét – kết luận – ghi
? Em nhận xét gì về những thủ đoạn cai trị của TD Pháp đặc biệt chính sách “Chia để trị”
HS trả lời: Đây là chính sách cai trị hết sức thâm độc dã man, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thôn tính và áp bức DT
GV nhận xét – kết luận
HS nghe – ghi
GVMR: Khuyến khích tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, mê tín dị đoan.
Hạn chế mở trường: Niên khoá 1922 – 1923 VN có 3.039 trường tiểu học; 7 trường cao đẳng, 2 trường trung học. Tổng số sinh viên ở các trường cao đẳng 436 người.
Theo em mục đích của các thủ đoạn đó là gì?
Củng cố bộ máy cai trị ở thuộc địa mà sợi chỉ đó xuyên suất là cuộc sống văn hoá nô dịch (đào tạo tay sai phục vụ cho chúng) và chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.
GV nhận xét – kết luận – chuyển ý
Hoạt động : cả lớp /nhóm
GV củng cố lại kiến thức bằng câu hỏi
? Trước khi TD Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa, XHVN có mấy giai cấp?
HS trả lời: XHVN xó 2 giai cấp cơ bản:
- Nông dân
- Địa chủ PK
Sau khi TD Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần 1 và 2 XHVN đã xuất hiện thêm các giai cấp tầng lớp mới:
- Giai cấp TS
- Giai cấp CN
- Tầng lớp tiểu tư sản
Sau chiến tranh TG thứ nhất XHVN có sự phân hoá sâu sắc.
? GV sử dụng mô hình trên bảng phụ yêu cầu, HS điền tiếp nội dung vào sơ đồ sau để làm rõ thái độ chính trị và khả năng CM của các G/c, tầng lớp XHVN sau chiến tranh TG thứ nhất.
HS thảo luận (phiếu học tập)
Đại diện các nhóm viết vào phiếu học tập
I. Chương trình khai thác lần thứ 2 của thực dân Pháp.
1.Bối cảnh lịch sử
- Sau chiến tranh TG thứ nhất (1914-1918) TD Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác lần thứ hai ở ĐD, trong đó có VN.
 2. Nội dung
- Nông nghiệp: tăng cường vốn đầu tư, trọng tâm mở rộng đồn điền cao su
- CN: đầu tư vào khai mỏ (chủ yếu các mỏ than) chú trọng đầu tư phát triển CN nhẹ.
- Thượng nghiệp
- Giao thông vận tải
- Tài chính: ngân hàng ĐD chi phối mọi huyết mạch KT.
Tăng cường bóc lột thuế má
II. Chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục.
*Về chính trị:
- TD Pháp thâu tóm mọi quyền hành
- Bóp nghẹt quyền tự do dân chủ
- Thẳng tay đàn áp PT CM
- Thực hiện chính sách “Chia để trị”
* Về văn hoá, giáo dục
- Thi hành chính sách văn hoá nô dịch và ngu dân (hạn chế mở trường học...)
- Công khai tuyên truyền cho chính sách khai hoá của Pháp
III. Xã hội Việt Nam phân hoá
GV điền sẵn
HS tự điền
Giai cấp địa chủ PK
Được đế quốc Pháp dung dưỡng là tay sai đắc lực của Pháp -> là đối tượng của CM
Giai cấp tư sản
Ra đời sau chiến tranh và bị phân hoá làm 2 bộ phận: TS mại bản và TS DT
	Mới ra đời
Bị TD Pháp chèn ép, đời sống bấp bênh -> là lực lượng hăng hái của CM
Tầng lớp TiểuTS
	Tăng nhanh về SL	
Giai cấp nông dân
Bị đế quốc Pháp và PK áp bức bóc lột, bị bần cùng hoá -> là lực lượng hăng hái đông đảo của CM
	Chiếm 90% về DS
Sống tập trung ở các khu đô thị và CN, có đặc điểm riêng khác Công nhân TG, là giai cấp nhanh chóng nắm quyền lãnh đạo
Giai cấp công nhân
	Ra đời từ trước chiến tranh
Sau khi HS điền xong GV nhận xét và phân tích thêm về thái độ chính trị và khả năng CM của từng GIAI CấP, tầng lớp bằng bảng phụ đã điền sẵn.
?Hãy nêu sự khác nhau về KT, thái độ chính trị giữa các giai cấp, tầng lớp trong XHVN?
HS dựa vào sơ đồ trả lời
- giai cấp công nhân và nông dân là 2 giai cấp nghèo nhất của XH, họ là lực lượng chính của CM quyết định thắng lợi của CM
- GCTS: có một số ít vốn liếng lại bị TS Pháp chèn ép, lệ thuộc nên tư tưởng cải lương không ổn định.
- Giai cấp địa chủ PK được đế quốc Pháp dung dưỡng, có quyền đàn áp bóc lột ND, làm tay sai cho Pháp, là đối tượng của CM
?XHVN xuất hiện những mâu thuẫn nào?
Nông dân >< địa chủ PK
CN >< Địa chủ PK, TS Pháp, TS VN...
Dân tộc VN >< đế quốc Pháp - đây là mâu thuẫn cơ bản
Củng cố
GV củng cố bằng bài tập
Bài 1: Hãy đánh dấu (x) vào ô trống trước câu trả lời em cho là đúng về lí do TD Pháp đẩy mạnh khai thác và bóc lột nhân dân VN sau chiến tranh TG thứ nhất:
Pháp là nước thắng trận, bị tàn phá nặng nề
Nền tài chính của Pháp bị kiệt quệ sau chiến tranh
VN là nước có nguồn tài nguyên phong phú
Nguồn công nhân VN rẻ và nhiều
Tất cả các ý trên
Bài 2: Về nhà (SGK)
Hướng dẫn học bài
Học kỹ bài, soạn bài 15
Đọc tìm hiểu ND SGK
Trả lời các câu hỏi trong SGK
--------------------------------------------
Ngày soạn20/12/2007
Ngày giảng:23/12/2007
Tiết 17
Bài 15
Phong trào cách mạng Việt nam 
sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1919 - 1925
Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
HS hiểu CM tháng 10 Nga và phong trào CM TG sau chiến tranh TG thứ nhất có ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng DT ở Việt Nam.
Nắm được nét chính trong phong trào đấu tranh của giai cấp TS DT, hiểu TS và phong trào CN từ năm 1919 - 1925
Tư tưởng:
- Qua sự kiện bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, kính yêu, khâm phục các bậc tiền bối
Kĩ năng:
- Rèn luyện HS kỹ năng trình bày các sự kiện lịch sử cụ thể, tiêu biểu và tập đánh giá về các sự kiện đó.
Thiết bị dạy học:
Giáo viên: Bài soạn, các tài liệu có liên quan, phiếu học tập, sơ đồ
Học sinh: Bài soạn, sưu tầm tranh ảnh về phong trào CN và PT DT dân chủ
Tiến trình tổ chức dạy học:
Tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ: XHVN sau chiến tranh TG thứ nhất đã phân hoá như thế nào? Thái độ chính trị của các giai cấp.
Bài mới:
Giới thiệu bài mới
Sau chiến tranh TG thứ nhất tình hình TG có nhiều ảnh hưởng thuận lợi đối với CM VN. Đặc biệt với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của TD Pháp, XHVN phân hoá sâu sắc hơn, tất cả các giai cấp đều có mặt, phát triển và biến động.
Trong phong trào đấu tranh chống sự áp bức bóc lột của TD Pháp, mỗi giai cấp đã nói lên tiếng nói và yêu cầu riêng của giai cấp mình, phong trào CMVN có bước phát triển mới
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 :cả lớp / cá nhân 
GV củng cố kiến thức bằng câu hỏi:
? Nêu ý nghĩa quốc tế của CM tháng 10 Nga?
HS dựa vào nội dung đã học trả lời.
- Chấn động địa cầu, soi sáng con đường CMVS cho nhân dân lao động và toàn thể DT bị áp bức trên TG.
GV nhận xét – chuyển ý vào phần I
HS nghe – ghi
GV cung cấp các sự kiện:
- 3/1919 quốc tế (QTCS) được thành lập ở Matxơcova, đánh dấu giai đoạn mới trong PT phát triển của PTCMTG.
- 1920 ĐCS Pháp ra đời
- 1921 ĐCS Trung Quốc thành lập
? Tình hình TG sau chiến tranh TG thứ nhất đã ảnh hưởng tới CMVN như thế nào?
HS trả lời
GV nhận xét kết luận
Hoạt động : Cá nhân / nhóm 
GV giải thích khái niệm: PT DT, dân chủ công khai.
GV cung cấp ghi
HS nghe ghi
GV sử dụng phiếu học tập, lập bảng thống kê
GV giải thích cụ thể (mục tiêu, t/c...)
HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm báo cáo, mỗi nhóm có một nội dung, nhận xét điền vào bảng kê.
I. ảnh hưởng của cách mạng tháng mười Nga và phong trào cách mạng thế giới
- Dưới ảnh hưởng của CM tháng 10 Nga, phong trào giải phóng DT ở các nước phương Đông và PTCN ở các nước phương Tây gắn bó mật thiết – chống CNĐQ
- PTCM lan rộng khắp TG
- Giai cấp vô sản ở các nước bước lên vũ đài chính trị.
II. Phong trào Dân tộc, dân chủ công khai
- Sau chiến tranh TG thứ nhất, PT dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp tham gia với nhiều hình thức phong phú sôi nổi.
Phong trào
Tư sản dân tộc
Tiểu tư sản
Mục tiêu
Đòi quyền lợi về KT, đòi quyền tự do DC thích ứng với quyền lợi và ... ôn bán quốc tế . Các trung tâm thương nghiệp mới ở châu âu xuất hiện . 
 Trước đây việc buôn bán giữa PĐ và PT chủ yếu qua địa trung hải nhưng đến nay thì ĐTD, TBD , ÂDD dần chiếm vai trò thay thế . Trung tâm thương mại ở Tây âu cũng thay đổi : nếu như trước kia các thành thị của nước ý , đến nay đi vào sa sút , trái lại cvác thành thị TBN, BĐN , HL ... trở nên phồn thịnh . NHưng hậu quả lớn nhất mà cuộc phát kiến địa lí tạo lên là cuộc “ cách mạng giá cả” diễn ra do vàng từ các vùng đất mới trên TG chạy vào châu âu ngày càng nhiều hơn như : TBN kiếm được nhiều vàng từ việc cướp bóc ở châu Mĩ , sau đó vàng bạc được tung ra để mua hàng hoá dẫ đến giá cả tăng vọt . Tuy nhiên việc tăng giá chỉ mang lại lợi nhuận cho các thương nhân mà chẳng mang lại lợi ích gì cho quần chúng nhân dân , thậm trí một bộ phận nông dân nhanh chóng bị bần cùng hoá . Nhưng nó cũng là nhân tố góp phần kích thích quá trình tích luỹ tư bản ban đầu và thúc đẩy sự phát triển của sản xuất . 
 TRong khi những siêu lợi nhuận về KT mà các thương nhân châu âu kiếm được thì nguồn tài nguyên ở các nước PĐ và châu Mĩ ngày càng bị “ chảy máu” trôi về các nước châu âu , sự áp bức , vơ vét và bóc lột mới được người châu âu áp dụng ngày càng nhiều ở các vùng đất mới ấy . Từ đây nó càng thúc đẩy quá trình xâm chiếm thuộc địa của các nước pT sang các nước châu Phi , châu Mĩ và châu á ngày càng ráo riết . Quá trình ấy là tiền đề bùng nổ những mâu thuẫn gay gắt giữa chính các nước ở châu âu hay những mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước chính quốc làm bùng lên các cuộc chiến tranh ở các thế kỉ sau . 
Câu 2 : công cuộc đổi mới ....
 Trải qua 10 năm thực hiện hai kế hoạch 5 năm xây dựng CNXH , nhân dân ta đã đạt được thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực KT – XH và trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc . Đông thời chúng ta cũng gặp k ít những khó khăn và yếu kém , chủ yếu là do sai lầm , khuyết điểm gây ra , dẫn khủng hoảng kinh tế xã hội . Yêu cầu khách quan lúc này , Đảng ta phải nhanh chóng kịp thời đổi mới tư duy trong việc nhận thức về qui luật đi lên CNXH ở một nước bắt đầu từ một nền KT lạc hậu , nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng tiếp tục tiến lên .
 Tuy nhiên cần phải hiểu đổi mới đất nước đi lên CNXH không phải thay đổi mục tiêu CNXH mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng dắn về CNXH , những hình thức , bước đi và biện pháp thích hợp .
 Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ , từ KT , chính trị đến tổ chức , tư tưởng , văn hoá , đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế .
 Có thể nói , đổi mới là vấn đề sống còn của CNXH ở nước ta , là vấn đề phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại . 
 Thực chất đường lối đổi mới được tìm tòi và khảo nghiệm trải qua 7 năm từ Hội nghị TƯ VI( khoá IV) tháng 8.1979 đến Hội nghị bộ chính trị 8.1986 sau đó được thông qua tại ĐHĐB toàn quốc lần thứ VI ( 12.1986) với 5 nội dung cơ bản sau : 
 Đổi mới cơ chế cơ cấu kinh tế và tuyên bố cơ chế nhiều thành phần , bước đầu nêu lên 5 thành phần kinh tế : Kinh tế nhà nước( giữ vai trò chủ đạo ) ; KT HTX(với hình thức sở hữu tập thể ) ; KT tiểu chủ cá thể ; KT tư bản tư nhân ; Kt tư bản nhà nước .
 Đổi mới cơ chế quản lí : kiên quyết từng bước xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp ; thực hiện kế hoạch hoá với thị trường . Đến Đại hội VII là nên kinh tế thị trường . 
 Đổi mới cơ chế hoạt động của nhà nước : nhà nước quản lí và điều hành nền kinh tế xã hội bằng nhữngchủ trương chính sách ở tầm vĩ mô , không can thiệp vào công việc nội bộ của sản xuất và các đơn vị kinh tế cụ thể . 
 Đổi mới đường lối đối ngoại : chuyển mạnh từ đối ngoại về chính trị sang đối ngoại về kinh tế .Thực hiện chính sách hoà bình , hữu nghị hợp tác theo tinh thần “ Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước” sau nay là “ VN sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước”. 
 Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo bốn nguyên tắc sau: 
 Trong mọi hoạt động của Đ phải quán triệt tư tưởng “ lấy dân làm gốc”, coi dân chủ vừa là mục tiêu , vừa là động lựccủa công cuộc đổi mới .
 Phải đảm qui luật khách quan khi hoạch địnhđường lối , nếu đường lối tỏ ra kém hiệu quả phải lập tức sửa đổi hoặc bãi bỏ .
 Phải kết hợp sức mạnh dân tọc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới .
 Phải chỉnh đốn và xây dựng Đảng ngang tầm một Đ cầm quyền đang lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước . 
 Như vậy đường lối đổi mới của Đ vừa đáp ứngđược yêu cầu của lịch sử dân tộc , vừa đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân lao động cho nên đã nhanh chóng đi vào thực tiễn . Đường lối ấy tiếp tục được điều chỉnh bổ xung , phát triển tại ĐHĐB toàn quốc lần thứ VII( 6.1991) ; lần thứ VIII( 6.1996) ; lần thứ I X(4.2001) và lần thứ X (4.2006) 
 Thực tế sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới với mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh . Đại hội ĐB tàon quốc lần thứ X đã nhận định công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sâu sắc , đồng thời tổng kết năm bài học kinh nghiệm làm cơ sở lí luận để định hướng công cuộc đổi mới tiếp theo . 
 Tiết 18
Kiểm tra học kỳ I
Mục tiêu cần đạt.
Hệ thống hoá kiến thức lịch sử thế giới từ sau 1919 đến nay.
Bước đầu tìm hiểu về lịch sử Việt Nam qua hai bài 14, 15.
Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử.
Rèn luyện kỹ năng nhận biết
 B . ma trận
 Mức độ nhận thức Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài : Nước Mĩ 
 1- 0,25
Bài : Nhật Bản 
1 - 0,25 
Bài : Các nước Tây Âu.
2 - 0,5
Bài : Quan hệ quốc tế sau chiến tranh 
1 - 0,25
 2 - 0,5
1 - 3 
Bài : Cách mạng khoa học kĩ thuật...
1 - 0,25
4 - 1
Bài : Việt Nam sau chiến tranh thế giới ...
1 – 1.5  
 4 - 1
1- 1.5
Tổng số điểm
2.75
4,75
2.5
Tỷ lệ phần trăm
27.5%
47.5%
25%
Kiểm tra học kì I
Môn lịch sử
Điểm
Lời cô phê
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất.
1. Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân dẫn đến sự phát triển vượt bậc về khoa học kĩ thuật của Mĩ là 
A.Chính phủ Mĩ đặc biệt quan tâm phát triển khoa học kĩ thuật , coi đây là trung tâm chiến lược để phát triển đất nước.
B.Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ, nhiều phát minh khoa học được nghiên cứu và ứng dụng tại Mĩ.
Do Mĩ là nước giàu tài nguyên
Do Mĩ là nước không bị chiến tranh tàn phá.
2.Nhận xét không đúng về tình trạng của nước Nhật ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai là 
 A.Nhật là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.
Là nước thắng trận, thu được nhiều quyền lợi
Nước Nhật bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề
Nạn thất nghiệp diễn ra trầm trọng, lương thực, thực phẩm thiếu thốn
“EU” là tên viết tắt của tổ chức 
A. Liên minh châu Phi C. Liên minh châu Âu 
 B. Hiệp hội các nước Đông Nam á 	 D. Liên hiệp quốc 
Nội dung chủ yếu của hội nghị Ianta là 
 A. Bàn về việc kết thúc chiến tranh
 B .Thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa hai cường quốc là Liên Xô và Mĩ.
 C .Thông qua quyết định thành lập tổ chức Liên hiệp quốc.
 D .Tất cả các ý kiến trên.
Câu 2 ( 1 điểm )
Trong những câu dưới đây câu nào đúng, câu nào sai (nếu đúng ghi Đ, sai ghi S)
1
Bản chất của trật tự thế giới hai cực Ianta là sự liên minh kinh tế giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa 
2
Mĩ – Nhật – EU là 3 trung tâm kinh tế tài chính thế giới 
3
Xu hướng “Hòa bình ổn định, hợp tác phát triển ” vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc 
4
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay còn gọi là cuộc cách mạng khoa học công nghệ 
Câu 3:( 1 điểm ) 
 Hãy điền cụm từ đã cho vào ô trống cho đúng với ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai.
“Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn, như một cột mốc................................ trong lịch sử................................của loài người mang lại những tiến bộ..............................., những thành tựu kì diệu và những ..................................trong cuộc sống con người”
Các cụm từ : Thay đổi to lớn; Chói lọi; Phi thường; Tiến hoá văn minh.
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1 : ( 3 điểm)
 Hãy trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”
Câu 2 : ( 4điểm) 
 Chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp ở Việt Nam tập trung vào những nguồn lợi kinh tế nào? Qua đó hãy cho biết chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam ?
D . Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: 
1. A
2. B
3. C
4. B
Câu 2: 
1. S
2. Đ
3. Đ
4. Đ
Câu 3:
 Giai cấp phong kiến – Là giai cấp được đế quốc ..........
Giai cấp tư sản – ra đời sau........
Giai cấp nông dân – chiếm 90%........
Giai cấp công nhân – Ra đời trước ...........
Phần II. Tự luận
Câu 1: (3 điểm) 
Yêu cầu đúng, đủ, sạch sẽ các xu thế của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”
+ Xu thế hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế
+ Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm dần được xác lập
+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm
+ Đầu những năm 90 của TK XX ở nhiều khu vực xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến
+ Xu thế chung: hoà bình ổn định, hợp tác phát triển
Biểu điểm: 	
 - Điểm 3: đạt các nội dung trên
Điểm 2: thiếu một trong các nội dung trên
Điểm 1: thiếu nhiều ý, cẩu thả
Câu 2: ( 4 điểm ) 
 Yêu cầu trả lời được: 
- Các nguồn lợi kinh tế của Pháp trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp : Nông nghiệp , công nghiệp , thương nghiệp , giao thông vận tải , tài chính , thuế ( 1,5 điểm ) 
- Tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam .
Tác động đến nền kinh tế Việt Nam : làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa tạo ra2 khu vực kinh tế : kinh tế hiện đại (kinh tế công nghiệp thương nghiệp); Truyền thống (nông nghiệp , thủ công nghiệp )
Tạo ra sự chuyển biến cho nền kinh tế Việt Nam ( 2 điểm ) 
 Điểm trình bày , diễn đạt ( 0,5 điểm ) 
=> tuỳ vào khả năng làm bài của HS cho điểm
--------------------------------------------
Kiểm tra 15 phút
Môn lịch sử
Điểm
Lời cô phê
Câu 1 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai nước Nhật ở trong tình trạng như thế nào? Điền chữ đúng (Đ) hoặc sai(S) vào ô trống sau:
 Nhật Bản là nước bại trận, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng
 Là nước thắng trận, Nhật Bản đã thu được nhiều quyền lợi
 Nước Nhật mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề
 Nạn thất nghiệp diễn ra trầm trọng, lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng rất thiếu thốn, lạm phát nặng nề
Bài tập 2: Trình bày nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản 
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân chủ quan

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 9 ca nam cuc hay.doc