Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 2 - Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX (tiết 2)

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 2 - Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX (tiết 2)

1.Kiến thức: HS cần nắm được:

- Quá trình hình thành và phát triển của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.

- Ý nghĩa của những thắng lợi ở các nước Đông Âu trong qua trình thiết lập chế độ dân chủ và xây dựng CNXH.

- Quá trình hình thành hệ thống thế giới của CNXH

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử, sử dụng bản đồ.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2915Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 2 - Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2- Bài 1:
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN
 GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX(TIẾT 2)
 Ngày soạn: 27/8/2010.
 Ngày dạy: 30/8/2010.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS cần nắm được:
- Quá trình hình thành và phát triển của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
- Ý nghĩa của những thắng lợi ở các nước Đông Âu trong qua trình thiết lập chế độ dân chủ và xây dựng CNXH.
- Quá trình hình thành hệ thống thế giới của CNXH
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử, sử dụng bản đồ.
3.Thái độ: 
- Khẳng đinh những thay đổi ở Đông Âu và thế giới là những thay đổi cơ bản và là sự thật của lịch sử nhân loại.
- biết trân trọng tình hữu nghị đoàn kết quốc tế.
II. Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: Bản đồ châu Âu, tài liệu về nước Đức và tổ chức SEV.
2.Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu của GV.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
?Trình bày những thay đổi cơ bản của Liên Xô sau chiến tranh thế giới II? Ý nghĩa của những thay đổi đó.
? Những thành tựu nổi bật của Liên Xô trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỉ thuật của CNXH.
3. Bài mới:
 *.Đặt vấn đề:Trong quá trình làm nhiệm vụ đánh đuổi quân Phát xít, Hồng Quân Liên Xô đã giúp đỡ nhân dân Đông Âu giành chính quyền. Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu lần lượt được hình thành và tiến lên CNXH.
 *Hoạt động 1: Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu. 10’
-Mục tiêu: +Hoàn cảnh ra đời của các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu.
 +Nhiệm vụ cách mạng của các nước DCND Đông Âu.
-Tổ chức thực hiện:
GV giới thiệu về bản đồ châu Âu cho HS.
? Hoàn cảnh ra đời của các nước DCND Đông Âu.
GV nói rõ hơn về nước CHDC Đức.
? Để hoàn thành thắng lợi CM DCND từ 1946 -1949 các nước Đông Âu đã làm gì.
a.Hoàn cảnh ra đời:
- Cuối 1944 đầu 1945 dưới sự giúp đỡ của HQ-Liên Xô nhân dân Đông Âu khởi nghĩa giành chính quyền.
- Tiêu biểu như: Ba Lan, Rumani,Hungari, Tiệp Khắc,Nam Tư
b. Nhiệm vụ:
- Xây dựng chính quyền .
- Cải cách ruộng đất.
- Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của TB.
- Thực hiện quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân.
Hoạt động 2: Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. 10’
-Mục tiêu: + Các nước DCDN Đông Âu xây dựng CNXH như thế nào?
 + Thành tựu đạt được.
-Tổ chức thực hiện:
? Nhiệm vụ chính của các nước Đ.Âu trong công cuộc xây dựng CNXH là gì.
? Quá trình xây dựng CNXH ở Đông Âu đạt những thành tựu nào.
? Em hiểu thế nào là nước “công nông nghiệp”.
* Gv cho Hs quan sát một số tranh ảnh về Đông âu.
? Những thắng lợi đó có ý nghĩa lịch sử gì? 
 ( Thảo luận nhóm).
* Đại diện các nhóm trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung.
* Gv nhận xét và kết luận.
(+ Tăng thêm sức mạnh cho phe XHCN và cách mạng thế giới trong nhiệm vụ chống chủ nghĩa đế quốc.)
a.Nhiệm vụ:
- Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp TS.
- Đưa nhân dân vào làm ăn tập thể.
- Tiến hành CNH – XHCN.
b. Thành tựu:
- Đầu thập kỉ 70 Đông Âu trở thành những nước công-nông nghiệp.
- Kinh tế có những biến đổi sâu sắc.
*Hoạt động 3: Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. 13’
-Mục tiêu:+ Hoàn cảnh hình thành hệ thống CNXH.
 + Cơ sở hình thành hệ thống XHCN.
- Tổ chức thực hiện:
? Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành trong hoàn cảnh nào.
? Nêu những cơ sở hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa?
? Những dấu hiệu nào chứng tỏ hệ thống XHCN được xác lập ?
? Tổ chức SEV và Hiệp ước Vacsava ra đời nhằm mục đích gì ? Thành tựu của nó?
* Hs: + Chống lại sự bao vây, chống phá của các nước đế quốc. 
 +Tốc độ tăng trưởng kinh tế TB là 10%,..
? Hệ thống XHCN hình thành có ý nghĩa lịch sử gì?
*Hs: Tạo thế cân bằng với phe đế quốc, bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH và hoà bình thế giới.
? Mối quan hệ giữa Việt Nam và khối SEV
a. Hoàn cảnh. 
- Các nước Đông Âu cần có sự giúp đỡ và hợp tác ngày càng cao của từ Liên Xô.
- Có sự phân công sản xuất theo chuyên ngành giữa các nước.
b. Cơ sở hình thành:
*Cơ sở: cùng chung mục đích, lãnh đạo, hệ tư tưởng, kẻ thù.
+ 8/1/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ra đời.
.
+ 5/1955 Tổ chức Hiệp ước Vacsava thành lập
4. Củng cố: 4’
? Nhiệm vụ chính và thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu.
? Cơ sở hình thành hệ thống thế giới của CNXH? Mục đích ra đời của khối SEV và tổ chức Vac sa va.
5. Dặn dò: 2’
- Học thuộc bài, nắm được: + Quá trình hình thành các nước DCDN Đông Âu.
	 + Cơ sở hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
- Soạn bài 2 chú ý:
? Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của liên bang Xô Viết.
? Công cuộc cải tổ diễn ra như thế nào? Kết quả.
? Quá trình khủng hoảng, sụp đổ của CNXH ở Đông Âu? Hậu quả.
? Rút ra bài học kinh nghiệm từ sau thất bại của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu.
Phần bổ sung:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 1 tiet 2 su 9.doc