Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 2: Đông Âu

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 2: Đông Âu

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Học sinh càn nắm được

1 Kiến thức - Hoàn cảnh và quá trình ra đời của các nước DCND Đông Âu, từ 1945- 1949 các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi cách mạng DTDC.

- Các nước DCND Đông Âu tiến hành xây dựng CNXH từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX đã đạt được những thành tựu to lớn, hầu hết các nước này đã trở thành các nước công- nông nghiệp.

 

doc 8 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 2: Đông Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...............................
Ngày giảng: ............................
Tiết 2
Đông Âu
A- Mục tiêu cần đạt: Học sinh càn nắm được 
1 Kiến thức - Hoàn cảnh và quá trình ra đời của các nước DCND Đông Âu, từ 1945- 1949 các nước Đông Âu đã hoàn thành thắng lợi cách mạng DTDC.
- Các nước DCND Đông Âu tiến hành xây dựng CNXH từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX đã đạt được những thành tựu to lớn, hầu hết các nước này đã trở thành các nước công- nông nghiệp.
- Hiện nay tình hình thế giới đã có nhiều thay đổi, hệ thống các nước XHCN đã bị khủng hoảng, tan rã nhưng đang tìm cách khắc phục và đi lên. Quan hệ giữa nước ta và LXô cũ- Đông Âu vẫn duy trì và phát triển trong tình hình mới.
2 Kĩ năng 
- rèn kỹ năng phân tích, nhân định, so sánh các sự kiện, các vấn đề lịch sử cụ thể và kỹ năng sử dụng bản đồ.
3Thái độ : Có thái độ đánh giá các sự kiện lịch sử đúng dắn 
b- phương tiện dạy học:
- Bản đồ các nước Đông Âu.
- Tranh ảnh về một số nước Đông Âu (1945-1970).
C- cách thức tiến hành:
Quy nạp + phân tích + đàm thoại.
D- Tiến trình dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
.....9A..................................9B..................................................................
2. Kiểm tra: 
? Nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc XD CNXH (Từ 1945 đến những năm 70 của thế kỷ XX).
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài.
I. Sự ra đời của các nước DCND Đông Âu.
? Treo bản đồ các nước Đông Âu.
? Đọc mục I SGK.
? Đông Âu gồm những nước nào và tại sao lại gọi như vậy.
- Gồm 8 nước (CHDC Đức, Ba Lan, Rumani, Hungari, Tiệp Khắc, Nam Tư, Anbani, Bungari.
- Gọi là Đông Âu không đơn thuần là phương hướng mà ở đâu là chỉ các nước theo CNXH- Tây Âu: CNTB.
- Trên thực tế, các nước Đông Âu nằm ở vị trí Đông Nam và Trung Âu 
--> ngày nay gọi theo thói quen.
? Các nước DCND Đông Âu ra đời ntn?
- Trước và trong CTTG II hầu hết các nước Đông Âu đều bị lệ thuộc vào các nước TB Tây Âu.
- Trong chiến tranh bị phát xít chiếm đóng và nô dịch tàn bạo.
- Hồng quân Liên Xô trên con đường truy đuổi phát xít Đức về Bec-lin (Cuối 1944- đầu 1945) đã phối hợp và nhân dân các nước Đông Âu giúp họ khởi nghĩa giành chính quyền.
Cụ thể:
7/1944: Rumani giành chính quyền.
8/1944: Hungari.
4/1945: Tiệp Khắc
5/1945: Nam Tư
11/1945: Anbani
12/1945: Bungari
9/1945: CHDC Đức
- Một loạt các nước DCND Đông Âu ra đời.
GV: Dùng bản đồ minh họa vị trí các nước và nói rõ về nước Đức.
- Sau CTTG II để tiêu diệt tận gốc CN phát xít Đức --> nước Đức bị chia 4 khu vực chiếm đánh của 4 cường quốc: Liên Xô- Anh- Pháp và Mĩ theo chế độ quân quản
- Béc-lin cũng bị chia 4 phần.
- Khu vực LXô chiếm đóng sau này trở thành .......... của CHDC Đức (10/1949) và khu vực của Anh, Pháp, Mĩ đóng thành CH Liên Bang Đức.
- Thủ đô Béc-lin cũng bị chia thành Đông Béc-lin và Tây Béc-lin.
? Để hoàn toàn thắng lợi cách mạng DCND từ 1946-1949 các nước Đông Âu đã làm gì?
- Để hoàn thành CM DCND, các nước Đông Âu đã:
+ Tiến hành cải cách ruộng đất.
+ Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản.
+ Thực hiệnc ác quyền tự do dân chủ cho nhân dân, đời sống của nhân dân được cải thiện.
? Thắng lợi của CM ở các nước DCND Đông Âu có ý nghĩa ntn?
- Đánh dấu việc CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi một nước (LXô) và bước đầu hình thành một hệ thống thế giới mới- Hệ thống XHCN.
? Đọc mục II SGK.
II. Tiến hành XD CNXH (Từ 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX)
? Khi bắt tay vào XD CNXH, nhiệm vụ chính của các nước DCND Đông Âu lúc này là gì?
a) Nhiệm vụ:
- Xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản.
- Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể.
- Tiến hành công nghiệp hoá XHCN.
- XD cơ sở vật chất cho CNXH.
? Công cuộc XD CNXH ở các nước Đong Âu diễn ra trong hoàn cảnh nào?
*Khó khăn:
- CSVC còn nghèo nàn, bị tàn phá trong chiến tranh thế giới, bị các nước đế quốc bao vây kinh tế, can thiệp phá hoại về chính trị.
- Các thế lực phản động trong nước chống phá cách mạng, gây bạo loạn.
*Thuận lợi: Nhân dân lao động nhiệt tình, hăng hái xây dựng CNXH, có sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô.
b) Kết quả:
? Hãy cho biết những thành tựu XD CNXH của các nước Đông Âu từ 1950- 1970 đã đạt được.
- Đầu những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công- nông nghiệp có nền văn hoá, khoa học, giáo dục phát triển cao, bộ mặt KT- XH của đất nước đã thay đổi căn bản và sâu sắc.
VD:
+ Anbani: Trước chiến tranh là nước nghèo nhất Châu Âu, năm 1970 điện khí hoá toàn quốc.
+ Bungari (1949- 1987) CN tăng 55 lần.
+ Tiệp Khắc: Được xếp vào hàng các nước CN phát triển.
+ CHDC Đức từ 1949- 1970 sản xuất tăng 5 lần, GDP tăng 4 lần.
GV kết luận:
Sau 20 năm XD CNXH (1950-1970) các nước Đông Âu đã đạt được những thành tựu to lớn, bộ mặt kinh tế của các nước này đã thay đổi cơ bản.
III. Sự hình thành hệ thống XHCN:
? HS đọc mục 3 SGK.
? Hệ thống các nước XHCN ra đời trong hoàn cảnh nào?
1. Hoàn cảnh và những cơ sở hình thành hệ thống các nước XHCN:
a) Hoàn cảnh:
- Các nước Đông Âu cần sự giúp đỡ cao và toàn diện của Liên Xô.
- Có sự phân công sản xuất cao theo chuyên ngành, giữa các nước.
? Hệ thống các nước XHCN được hình thành trên cơ sở nào?
b) Cơ sở hình thành:
- Cùng chung mục tiêu là XD CNXH.
- Nền tảng tư tưởng là CN Mác-Lênin.
- Đều do Đảng cộng sản lãnh đạo.
GV: Đó là hội đồng tương trợ KT giữa Liên Xô và Đông Âu gồm các thành viên: Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari, Rumani, Anbani, CHDC Đức (1950), Mông Cổ (1962), Cu Ba (1972), Việt Nam (1978).
2. Sự hình thành hệ thống XHCN:
- Tổ chức tương trợ kinh tế giữa các nước XHCN SEV (08/01/1949) --> 28/3/1991.
- Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va.
- Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va là tổ chức liên minh, phòng thủ quân sự và chính trị của các nước XHCN Châu Âu để duy trì hoà bình an ninh Châu Âu và Thế giới.
? Những thành tựu kinh tế tiêu biểu của khối SEV đã đạt được?
*Thành tựu của SEV:
- Tốc độ tăng trưởng CN tăng 10%/năm.
- Thu nhập quốc dân (1950-1973) tăng 5,7 lần.
- Cho vay và lãi suất nhẹ.
- Liên Xô cho các nước thành viên vay 13 tỉ rúp, viện trợ không hoàn lại 2 tỉ rúp.
GV: Từ 1951-1973 tỉ trọng CN của SRV so với thế giới tăng từ 18% -> 33%.
- Tuy nhiên còn một số hạn chế:
+ Hoạt động "khép kín" không hoà nhập được vào kinh tế thế giới đang ngày càng quốc tế hoá cao độ.
+ Nặng trao đổi hàng hoá, mang tính chất bao cấp.
+ Cơ chế quan liêu bao cấp.
+ Phân cách sản xuất chuyên ngành có chỗ chưa hợp lý.
+ SEV hoạt động 8/1/1949 --> 28/6/1991 thì tuyên bố giải thể.
? Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va ra đời với mục đích gì?
*Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va:
- Mục đích của Vác-sa-va là chống lại sự hiếu chiến của Mĩ và khối Nato.
- Để bảo vệ an ninh Châu Âu và thế giới.
- Đây là liên minh phòng thủ quân sự và chính trị của các nước XHCN Châu Âu.
- Tác dụng: Bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH, hoà bình an ninh Châu Âu và thế giới.
GV: Tổ chức này cũng tan rã cùng với sự khủng hoảng và tan rã của các nước XHCN, đây là sự khủng hoảng to lớn của các nước XHCN- hiện nay đang tìm cách khắc phục và đi lên.
4. Củng cố:
? Xác định lại vị trí các nước Đông Âu.
? Thành tựu xây dựng CNXH ở Đông Âu?
5. Dặn dò về nhà:
- Học bài- Đọc bài 2.
E- Rút kinh nghiệm:
____________

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 2.doc