A- Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh nắm được:
- Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam đó là sự ra đời của Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam quốc dân đảng.
- Chủ trương và hoạt động của 2 tổ chức cách mạng này.
- Sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam đã dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Ngày soạn: 04/01/2011 Tiết 20: Bài 17 CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI A- Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm được: - Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam đó là sự ra đời của Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam quốc dân đảng. - Chủ trương và hoạt động của 2 tổ chức cách mạng này. - Sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam đã dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam. - Giáo dục HS lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các vị tiền bối. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ và nhận định, đánh giá, phân tích các sự kiện lịch sử. B- Chuẩn bị: - Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài. + Lược đồ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. - Học sinh: Học + Đọc theo sách giáo khoa. C- Tiến trình: - Ổn định tổ chức. - Kiểm tra: Em hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp ? - Bài mới: I- BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1926-1927) ? Em hãy trình bày về phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1926-1927 ? H: Phong trào cách mạng tron những năm 1926- 1927 có những điểm gì mới ? ? Em hãy nêu một số phong trào đấu tranh tiêu biểu ? Gv: Điều đó chứng tỏ trình độ giác ngộ của công nhân đã nâng lên rõ rệt. ? Cùng với các phong trào đấu tranh của công nhân phong trào yêu nước trong thời kỳ này phát triển như thế nào ? Gv: Phong trào đấu tranh trong nước phát triển mạnh đó là điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cách mạng ra đời ở Việt Nam. * Phong trào công nhân: - Trong hai năm 1926-1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân liên tiếp nổ ra ở nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiêm và Phú Riềng... - Bước phát triển mới: phong trào mang tính thống nhất trong toàn quốc, mang tính chính trị và có sự liên kết với nhau. * Phong trào yêu nước: Phong trào đấu tranh của các tầng lớp khác cũng phát triển thành 1 làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước. → Các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời. II- TÂN VIỆT CÁCH MẠNG ĐẢNG (7/1928): ? Em hãy trình bày sự ra đời của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ? ? Tổ chức Tân việt cách mạng Đảng gồm những thành phần nào ? H: Nêu những hoạt động của tổ chức Tân Việt cách mạng Đảng ? ? Em có nhận xét gì về lập trường tư tưởng của họ ? (Lập trường giai cấp chưa rõ ràng). ? Tân Việt cách mạng Đảng phân hoá trong hoàn cảnh nào ? ? Em có nhận xét gì về 2 tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng ? (So với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, tân Việt cách mạng Đảng còn nhiều hạn chế song cũng là 1 tổ chức cách mạng mới). - Nguồn gốc: Từ hội phục Việt (1925), sau nhiều lần đổi tên → 7/1928 mang tên Tân Việt cách mạng Đảng. - Thành phần: Trí thức và thanh niên tiểu tư sản yêu nước. - Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Trung Kì. - Hoạt động: Cử người dự các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, vận động hợp nhất Thanh niên, nội bộ diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng vô sản và tư sản. Cuối cùng xu hướng vô sản chiếm ưu thế. * Củng cố: Giáo viên khái quát lại nội dung tiết học. * Dặn dò: Học + Đọc phần còn lại. D- Rút kinh nghiệm: ....................................................................... .....................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: