Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 20 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam từ khi trước khi đảng cộng sản ra đời

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 20 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam từ khi trước khi đảng cộng sản ra đời

A. Mục tiêu

 1.Kiến thức:

 - HS nắm được bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam, đó chính là hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước Tân Việt cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng.

 - Chủ trương và hoạt động của hai tổ chức cách mạng này, sự khác biệt giữa hai tổ chức cách mạng này với Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

 

doc 14 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 20 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam từ khi trước khi đảng cộng sản ra đời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/01/2009
Ngày giảng 9A: 07/01/2009:
	 9B: 06/01/2009
Tiết 20. Bài 17
Cách mạng việt nam trước khi đảng cộng sản ra đời.
	A. Mục tiêu
	1.Kiến thức:
	- HS nắm được bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam, đó chính là hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước Tân Việt cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng.
	- Chủ trương và hoạt động của hai tổ chức cách mạng này, sự khác biệt giữa hai tổ chức cách mạng này với Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
	2. Tư tưởng
	Qua các sự kiện lịch sử, giáo dục cho HS lòng kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối, quyết tâm phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc.
	3. Kĩ năng
	Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận định, đánh giá, phân tích khách quan các sự kiện lịch sử.
	B. Chuẩn bị
	GV:
	HS:
	C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Bài mới:
*GTB: Năm 1925 tổ chức Việt Nam cách mạng Thanh niên ra đời đã có những tác động to lớn tới phong trào cách mạng trong nước. Từ đó phong trào cách mạng trong nước đã có những bước phát triển mới, dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng: Tân Việt cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân Đảng. Vậy các tổ chức này đã ra đời như thế nào ? Hoạt động của các tổ chức này ra sao ?...
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam từ 1926 đến 1927.
 Hoạt động 1.1: Tìm hiểu phong trào công nhân.
 Yêu cầu HS đọc nhanh 3 đoạn đầu và trả lời câu hỏi:
 H?:Em hãy trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1926 – 1927 ?
 GV minh hoạ: Nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra từ Bắc chí Nam, lớn nhất là các cuộc đấu tranh ở các nhà máy xi măng...
 GV nhấn mạnh: Điều đó chứng tỏ trình độ giác ngộ của công nhân đã nâng lên rõ rệt, tuy chưa được đều khắp.
 Hoạt động 1.2: Tìm hiểu phong trào yêu nước trong những năm 1926 – 1927.
 Yêu cầu HS đọc lướt nhanh phần còn lại và trả lời câu hỏi:
 H?: Phong trào yêu nước trong thời kì này phát triển như thế nào ?
 H?: Theo em phong trào cách mạng nước ta trong những năm 1926 – 1927 có điểm gì mới so với thời gian trước đó ?
 T.Lời: Phong trào của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân đã kết thành một làn sóng đấu tranh khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập...
 Hoạt động 2: Tìm hiểu tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng.
 Yêu cầu HS đọc nhanh đoạn đầu và trả lời câu hỏi: Tân Việt Cách mạng Đảng đã được ra đời như thế nào ?
 GV minh hoạ thêm: Trong thời kì mới thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng là tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ ràng, họ cho rằng: chủ nghĩa cộng sản quá cao, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn quá thấp.
 Yêu cầu HS đọc nhanh phần còn lại và trả lời câu hỏi:
 H?: Tân Việt Cách mạng Đảng đã phân hoá trong hoàn cảnh nào ?
 H?: Từ đó Tân Việt Cách mạng Đảng đã có sự phân hoá như thế nào ?
I. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam ( 1926 – 1927 ).
1. Phong trào công nhân.
- Trong những năm 1926 – 1927 công nhân và học sinh học nghề liên tiếp nổi dậy đấu tranh.
- Phong trào đã mang tính thống nhất trong cả nước.
- Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài quy mô một xưởng, liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.
2. Phong trào yêu nước trong những năm 1926 – 1927.
- Phong trào đấu tranh của nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân đã kết thành một làn sóng chính trị khắp cả nước.
II. Tân Việt Cách mạng Đảng(7/1928)
- Đầu những năm 20 của thế kỉ XX, một số sinh viên của trường cao đẳng sư phạm Đông Dương và nhóm tù chính trị cũ ở trung kì thành lập Hội Phục Việt.
- Sau nhiều lần đổi tên, tháng 7/1928 đổi thành Tân Việt Cách mạng Đảng.
- Đảng Tân Việt ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh mẽ về lí luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mac – Lênin.
- Nội bộ Tân Việt Cách mạng Đảng đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tư tưởng: vô sản và tư sản.
- Cuối cùng khuynh hướng vô sản chiếm ưu thế. Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt Cách mạng Đảng đã chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mac-Lênin.
	4. Củng cố
	- Nêu những nét chính của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1926 – 1927 ?
	- Sự ra đời và phân hoá của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ?
	5. Hướng dẫn học bài.
	- Về nhà học bài cũ, nắm được bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1926 – 1927 và những hoạt động chính của Tân Việt Cách mạng Đảng.
	- Chuẩn bị bài sau:
	+ Sự thành lập và hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng ?
	+ Diễn biến khởi nghĩa Yên Bái ?
	+ Ba tổ chức cộng sản đã nối tiếp nhau ra đời ở như thế nào trong năm 1929 ?
Ngày soạn: 11/01/2009
Ngày giảng: 14/01/2009
Tiết 22. Bài 18
đảng cộng sản việt nam ra đời.
	A. Mục tiêu
	1.Kiến thức: HS nắm được:
	- Hoàn cảnh lịch sử, nội dung chủ yếu, ý nghĩa lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng.
	- Nội dung chính của luận cương chính trị tháng 10/1930.
	2. Tư tưởng:
	Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn và kính yêu đối với chủ tịch Hồ Chí Minh; củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
	3. Kĩ năng
	Rèn luyện kĩ năng sử dụng tranh ảnh lịch sử; phân tích, đánh giá, nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
	B. Chuẩn bị
	GV: 
	HS: Đọc và chuẩn bị trước bài.
	C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	H?: Sự ra đời của các tổ chức cộng sản vào nửa cuối năm 1929 ?
	T.Lời: - 17/6/1929 Đông Dương cộng sản Đảng ra đời.
	 - 8/1929 An Nam cộng sản Đảng ra đời.
	 - 9/1929 Đông Dương cộng sản liên đoàn ra đời.
	3. Bài mới:
	* GTB: Nửa cuối năm 1929 ở Việt Nam có 3 tổ chức cộng sản ra đời vì mục tiêu phấn đấu cho chủ nghĩa cộng sản. Nhưng trong lãnh đạo đấu tranh họ hay có những đố kị, khích bác, tranh giành ảnh hưởng của nhau. Từ đó yêu cầu lịch sử là phải thống nhất 3 tổ chức này thành một Đảng chung để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong bối cảnh đó Nguyễn ái Quốc đã triệu tập Hội nghị thành lập Đảng ( 2/1930 ). Vậy nội dung hội nghị là gì ?....
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
 Yêu cầu HS đọc nhanh 2 đoạn đầu và cho biết: 
 H?: Hoàn cảnh lịch sử nào đã dẫn tới sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ?
 GV nhấn mạnh: Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản...
 Yêu cầu HS đọc nhanh phần còn lại và trả lời câu hỏi:
 H?: Hãy trình bày nội dung của hội nghị ?
 GV giảng: Nguyễn ái Quốc thay mặt cho Quốc tế cộng sản chủ trì hội nghị. Tham gia có hai đại biểu Đông Dương cộng sản Đảng, hai đại biểu của An Nam cộng sản Đảng và hai đại biểu nước ngoài...
 H?: ý nghĩa của Hội nghị trên ?
 GV nhấn mạnh: Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt được hội nghị thông qua là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đó là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam...
 Hoạt động 2: Tìm hiểu luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng.
 Yêu cầu HS đọc nhanh đoạn đầu và trả lời câu hỏi: Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 H?: Tại sao hội nghị lại đổi tên Đảng như vậy ?
 T.Lời: Nhằm đoàn kết phong trào cách mạng ở cả 3 nước Đông Dương dưới sự chỉ đạo của một chính đảng duy nhất....
 Yêu cầu HS đọc nhanh đoạn còn lại và cho biết: Nội dung luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng cộng sản Đông Dương có những điểm chính nào ?
 GV giới thiệu H31 và kết luận: Luận cương chính trị đã đề cập tới những vấn đề cơ bản của cách mạng nhưng còn hạn chế nhất định như chưa nêu cao vấn đề dân tộc, nặng về đấu tranh giai cấp...
 Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
 GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 với yêu cầu: Quan sát vào phần III và cho biết việc thành lập Đảng có ý nghĩa như thế nào ? ( Thời gian 5 phút )
HS thảo luận
Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
GV kết luận:
I. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ( 03/02/1930 )
* Hoàn cảnh:
- Cuối 1929, 3 tổ chức cộng sản xuất hiện ở nước ta lãnh đạo phong trào cách mạng.
- Tuy nhiên 3 tổ chức này lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau.
-> Yêu cầu phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước.
- Nguyễn ái Quốc đã thống nhất 3 tổ chức thành một Đảng cộng sản.
* Nội dung hội nghị thành lập Đảng:
Hội nghị tiến hành từ 3-> 07/02/1930 tại Cửu Long ( Hương Cảng – Trung Quốc ).
Nội dung:
+ Tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam.
+ Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn ái Quốc soạn thảo.
+ Nguyễn ái Quốc cũng ra “ Lời kêu gọi”
*ý nghĩa:
- Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.
- Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt được hội nghị thông qua là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
24/02/1930, Đông Dương cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
-> 3 tổ chức cộng sản đã được thống nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam.
II. Luận cương chính trị (10/1930 )
* Hoàn cảnh:
Tháng 10/1930 Hội nghị lần thứ nhất của Đảng họp tại Hương Cảng ( Trung Quốc ), quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương, bầu Ban chấp hành trung ương chính thức và cử Trần Phú làm tổng bí thư.
* Nội dung:
- Đường lối chiến lược của cách mạng Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn TBCN.
- Phương pháp cách mạng: khi tính thế cách mạng xuất hiện, lãnh đạo quần chúng vũ trang bạo động.
- Lãnh đạo cách mạng là Đảng cộng sản.
- Lực lượng cách mạng là công nông
- Cách mạng Việt Nam gắn bó khăng khít với cách mạng thế giới.
III. ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
Đó là một tất yếu lịch sử, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 yếu tố: chủ nghĩa Mác – Lê Nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Đó là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng trành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Chấm dứt sự khủng hoảng lãnh đạo của phong tráo cách mạng Việt Nam.
Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc.
	4. Củng cố:
	- HS làm bài tập: Hãy lập niên biểu các sự kiện chính trong quá trính hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguuyễn ái Quốc từ 1920 đến 1930, đó cũng là quá trình Người phấn đấu không mệt mỏi cho sự ra đời của Đảng ?
Thời gian
Sự kiện
7/1920
12/1920
1921
1922
6/1923 -> 1924
12/1924
6/1925 -> 1927
03/02/1930
Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng ( 02/1930 ) ?
Nội dung chủ yếu của luận cương chính trị tháng 10/ 1930 của Đảng ?
	5. Hướng dẫn học bài
- Về nhà học bài, nắm được hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng ( 02/1930 ); Nội dung chủ yếu của luận cương chính trị tháng 10/ 1930 của Đảng ?
- Chuẩn bị bài sau:
+ Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933 ) ?
+ Diễn biến phong trào cách mạng 1930 – 1931 ?
+ Lực lượng cách mạng được phục hồi như thế nào từ cuối 1931 ?
Ngày soạn: 15/01/2009.
Ngày giảng 9A: 17/01/2009.
	 9B: 16/01/2009.
Tiết 23. Bài 19
phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935.
	A. Mục tiêu
	1.Kiến thức: HS nắm được:
	- Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. HS hiểu được tại sao “Xô viết Nghệ Tĩnh” là chính quyền kiểu mới.
	- Quá trình hồi phục lực lượng cách mạng từ cuối 1931 đến 1935.
	2. Tư tưởng
	Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng kiên cường của quần chúng công nông và các chiến sĩ cộng sản.
	3. Kĩ năng:
	Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận định, đánh giá các sự kiện lịch sử.
	B. Chuẩn bị
	- Giáo viên: Lược đồ “ Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh.”
	- Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài.
	C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
	1. ổn định tổ chức.
	2. Kiểm tra bài cũ:
	H?: ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng ?
	T.Lời:
	- Đó là một tất yếu lịch sử, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 yếu tố: chủ nghĩa Mác – Lê Nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
	- Đó là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
	- Khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng trành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.
	- Chấm dứt sự khủng hoảng lãnh đạo của phong trào cách mạng Việt Nam.
	- Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
	- Là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc.
	3. Bài mới
* 	GTB: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã ảnh hưởng trực tiếp tới cách mạng Việt Nam, thực dân Pháp thẳng tay bóc lột thuộc địa, mâu thuẫn giữa dân tộc ta và thực dân Pháp, chế độ phong kiến ngày càng gay gắt, đặc biệt là từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Vậy sau khi có Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng đã phát triển ra sao ? tinh thần chiến đấu kiên cường của các chiến sĩ cộng sản được thể hiện như thế nào ?...
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933 ).
 Yêu cầu HS đọc nhanh phần I và trả lời câu hỏi:
 H?: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933 ) đã tác động đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam như thế nào ?
 GV giảng: Nhân dân lao động - đặc biệt là công nhân và nông dân phải gánh chịu nhiều tác hại nhất...
 Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.
 H?: Qua tìm hiểu phần I, theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ?
 Yêu cầu HS đọc nhanh phần chữ nhỏ trong SGK T73 và trả lời câu hỏi:
 H?: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân từ đầu năm 1930 ?
GV treo lược đồ, tường thuật.
 H?: Đọc nhanh 2 đoạn tiếp theo và cho biết : Từ tháng 5/1930 phong trào đấu tranh của nhân dân ta có gì nổi bật ?
 GV sử dụng lược đồ, tường thuật phong trào đấu tranh của nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh.
 GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 với yêu cầu: Dựa vào phần chữ nhỏ trong SGK T74 hãy cho biết căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của quần chúng ? ( Thời gian: 5 phút )
 GV gợi ý: chú ý tới các chính sách mà chính quyền này đã thực hiện...
HS thảo luận.
Đại diện nhóm báo cáo.
Nhóm khác nhận xét, bổ xung. 
GV treo bảng phụ, kết luận:
- Chính trị: Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện các quyền tự do dân chủ.
- Kinh tế: Xoá bỏ các loại thuế, chia lại ruộng đất công cho nông dân, giảm tô, xoá nợ.
- Văn hoá - Xã hội:
+ Khuyến khích học chữ Quốc ngữ.
+ Bài trừ các hủ tục phong kiến.
+ Các tổ chức quần chúng ra đời.
+ Sách báo tiến bộ được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.
- Quân sự: Mỗi làng có một đội tự vệ vũ trang để chống trộm cướp, giữ trật tự an ninh xóm làng.
 H?: Trước sự lớn mạnh của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp đã làm gì ?
 GV giảng: Chúng đã dùng máy bay ném bom tàn sát đẫm máu của hơn 2 vạn nông dân Hưng Nguyên; triệt phá xóm làng...
 H?: Quan sát vào phần còn lại và cho biết ý nghĩa lịch sử của phong trào ?
 GV minh hoạ: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của Đảng và quần chúng cách mạng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945...
 Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phục hồi của lực lượng cách mạng.
 H?: Em có nhận xét gì phong trào cách mạng từ cuối năm 1931 ?
 Yêu cầu HS đọc nhanh phần còn lại và trả lời câu hỏi:
 H?: Cách mạng Việt Nam được phục hồi như thế nào từ cuối 1931 ?
 GV nhấn mạnh: Đến tháng 3/1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao ( Trung Quốc ) chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới.
I. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933 ).
Về kinh tế:
+ Công nông nghiệp suy sụp.
+ Xuất nhập khẩu đình đốn.
+ Hàng hoá khan hiếm, đắt đỏ.
Về xã hội:
+ Tất cả mọi giai cấp đều điêu đứng.
+ Mâu thuẫn xã hội sâu sắc.
-> Nhân dân ta quyết tâm đứng lên dành quyền sống.
II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.
* Nguyên nhân:
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933, thực dân Pháp tăng cường bóc lột thuộc địa.
Nhân dân đã vùng lên đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
* Diễn biến:
Từ tháng 2/1930 phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ như cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng...
Phong trào nông dân diễn ra sôi nổi ở Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An...
Từ tháng 5/1930, phong trào lan rộng khắp toàn quốc dưới nhiều hình thức đấu tranh như: mít tinh, biểu tình tuần hành... 
Phong trào đã xuất hiện truyền đơn, cờ Đảng.
Phong trào đấu tranh của nông dân cũng diễn ra mạnh mẽ ở khắp cả nước như Thái Bình, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định...
Tháng 9/1930 phong trào công-nông ở Nghệ Tĩnh diễn ra quyết liệt, kết hợp giữa mục đích kinh tế và chính trị với nhiều hình thức như tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ...
Chính quyền địch ở nhiều huyện, xã bị tê liệt.
Chính quyền Xô viết ra đời ở một số huyện.
Thực dân Pháp đã tiến hành khủng bố phong trào cách mạng vô cùng tàn bạo.
* ý nghĩa:
Phong trào chứng tỏ phong trào đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng cách mạng to lớn của quần chúng.
III. Lực lượng cách mạng được phục hồi.
- Từ cuối 1931 phong trào cách mạng bị khủng bố khốc liệt. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng bị phá vỡ.
Trong tù: các Đảng viên nêu cao khí phách kiên cường, bất khuất, kiên trì đấu tranh với kẻ thù; biến nhà tù thành trường học cách mạng; tìm cách liên hệ với cơ sở Đảng ở bên ngoài.
ở bên ngoài các đảng viên cũng âm thầm tìm cách gây dựng lại các tổ chức cơ sở của đảng.
-> cuối 1934 hệ thống tổ chức Đảng trong nước đã được khôi phục.
	4. Củng cố:
	- Em có nhận xét gì về phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 ?
	- Hãy xác định trên lược đồ các nơi diễn ra các phong trào đấu tranh tiêu biểu của phong trào 1930 – 1931 ?
	- Lực lượng cách mạng đã được phục hồi như thế nào trong những năm 1931 -> 1935 ?
	5. Hướng dẫn học bài.
	- Về nhà học bài, nắm được những nét chính của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ?
	- Chuẩn bị bài sau:
	+ Tình hình thế giới và trong nước trong những năm 1936 – 1939 ?
	+ Diễn biến phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ 1936 – 1939 ?
	+ ý nghĩa của phong trào ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 20 22 23.doc