1.Kiến thức:
- HS nắm được bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam đã dẫn tới sự ra đời của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng.
- Chủ trương và hoạt động của tổ chức cách mạng này, sự khác biệt của tổ chức cách mạng này với Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
- Sự phát triễn của cách mạng Việt Nam đã dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Đó là mốc đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta.
Ngày soạn: 12/01/2011. Ngày giảng 9A: /01/2011. 9B: /01/2011. Tiết 21. Bài 17 Cách mạng việt nam trước khi đảng cộng sản ra đời. A. Mục tiêu 1.Kiến thức: - HS nắm được bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam đã dẫn tới sự ra đời của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng. - Chủ trương và hoạt động của tổ chức cách mạng này, sự khác biệt của tổ chức cách mạng này với Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. - Sự phát triễn của cách mạng Việt Nam đã dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Đó là mốc đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. 2. Tư tưởng Qua các sự kiện lịch sử, giáo dục cho HS lòng kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối, quyết tâm phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc. 3. Kĩ năng Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận định, đánh giá, phân tích khách quan các sự kiện lịch sử. Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ. B. Chuẩn bị GV: Lược đồ cuộc khởi nghĩa Yên Bái. HS: Đọc và chuẩn bị trước bài. C. Phương pháp: Động não, liên hệ thực tiễn; nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử. D. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong bài 3. Tổ chức các hoạt động: * GTB: Cùng với sự ra đời của hai tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng thì giai cấp tư sản cũng thành lập lên tổ chức cách mạng của riêng mình. Đó chính là tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng. Vậy tổ chức này ra đời như thế nào ? Cách mạng Việt Nam có gì mới từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái ?... hoạt động của GV - HS nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ra đời và hoạt động của tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng. Mục tiêu: HS thấy được sự ra đời, hoạt động của tổ chức này với điển hình là cuộc khởi nghĩa Yên Bái; nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa. Thời gian: 15p Đồ ding: Lược đồ cuộc khỏi nghĩa Yên Bái. Cách tiến hành: Yêu cầu học sinh đọc nhanh 2 đoạn đầu và trả lời câu hỏi: H?: Việt Nam quốc dân Đảng được thành lập như thế nào ? GV gợi ý: Về tiền thân của tổ chức, lãnh đạo, thành phần, xu hướng cách mạng... GV giải thích thêm: Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản chịu sự tác động của chủ nghĩa " Tam dân " của Tôn Trung Sơn là " dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc "... H?: Hoạt động chủ yếu của tổ chức này là gì ? Gv giới thiệu về vụ ám sát tên trùm mộ phu Ba-danh: Ngày 9/2/1929, ở Hà Nội xảy ra vụ giết Ba-danh. Thực dân Pháp thự hiện nhiều cuộc vây ráp lớn... H?: Theo em nguyên nhân nào dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Bái ? GV nhắc lại vụ mưu sát Ba-danh và thái độ của những người đứng đầu tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng. GV treo lược đồ tường thuật cuộc khởi nghĩa. GV nhấn mạnh: Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của ông khi lên máy chém đã hô to " Việt Nam vạn tuế "... GV tổ chức cho học sinh thảo luận theo bàn với câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái ? ( Thời gian: 3 phút ) Học sinh thảo luận. Đại diện nhónm báo cáo. Nhóm khác nhận xét, bổ xung. GV nhận xét, treo bảng phụ kết luận: Hoạt động 2: Tìm hiểu sự ra đời của ba tổ chức cộng sản. Mục tiêu: HS nắm được sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929. Thời gian: 20p Cách tiến hành: Yêu cầu học sinh đọc nhanh 3 đoạn đầu và trả lời câu hỏi: H?: Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 ? GV sử dụng kênh hình trong SGK minh họa: 7 người của chi bộ cộng sản đầu tiên là: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh... H?: Tại sao đoàn đại biểu thanh niên Bắc Kì lại bỏ Đại hội ra về ? HS trả lời: Do yêu cầu chính đáng của họ không được chấp nhận... Yêu cầu học sinh đọc nhanh phần còn lại cho biết sự ra đời của các tổ chức cộng sản ? GV kết luận: Như vậy chỉ trong vòng 4 tháng, ở Việt Nam có tới 3 tổ chức cộng sản ra đời... III. Việt Nam quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái. * Việt Nam quốc dân Đảng: - 25/12/1927 Việt Nam quốc dân Đảng ra đời. - Lãnh đạo: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu... - Thành phần: Tiểu tư sản trí thức, tư sản lớp dưới, thân hào địa chủ, binh lính... - Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản. - Hoạt động: thiên về ám sát cá nhân. * Khởi nghĩa Yên Bái: - Đêm 9/2/1930 khởi nghĩa bùng nổ. Nghĩa quân không chiếm được tỉnh lị mà chỉ chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số lính Pháp. - Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. - Ngày 10/02/1930 khởi nghĩa thất bại. * Nguyên nhân thất bại: - Khách quan: Pháp còn đủ mạnh để đàn áp một cuộc khởi nghĩa địa phương, non yếu. - Chủ quan: + Lãnh đạo không thống nhất, non yếu. + Công tác tổ chức thiếu thận trọng. + Thiếu cơ sở quần chúng. IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929. * Hoàn cảnh - Cuối 1928, đầu 1929 phong trào cách mạng trong nước phát triển mạnh. -> Yêu cầu cấp thiết là cần thành lập ngay một Đảng cộng sản để lãnh đạo cách mạng - Tháng 3/1929 chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời tại số nhà 5Đ, phố Hàm Long, Hà Nội. - Tháng 5/1929 tại đại hội lần thứ nhất của tổ chức Thanh Niên, Đoàn đại biểu thanh niên Bắc Kì tuyên bố ly khai đại hội. * Sự thành lập của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. - 17/6/1929 đoàn thanh niên đại biểu Bắc kì thành lập Đôngt Dương cộng sản Đảng tại số nhà 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội. - 8/1929 Tổng bộ Thanh niên và các hội viên thanh niên Nam Kì thành lập An Nam cộng sản Đảng tại Hương Cảng,Trung Quốc. - 9/1929 Tân Việt cách mạng Đảng quyết định thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn tại Hà Tĩnh. Hoạt động 3: Củng cố – Hướng dẫn học bài ( 7p) 4. Củng cố: Học sinh làm bài tập: So sánh ba tổ chức cách mạng ở Việt Nam ( 1925 - 1927 ) theo mẫu: Thời gian Tên tổ chức Thành phần Phương châm hoạt động Mục đích đấu tranh - Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Bái ? - Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ? 5. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học bài nắm được những nét chính về tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng; khởi nghĩa Yên Bái và sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam. - Chuẩn bị bài sau: + Nội dung Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ? + Nội dung luận cương chính trị tháng 10/1930 ? + ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng ?
Tài liệu đính kèm: