Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 21 - Tuần 20 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi đảng cộng sản ra đời

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 21 - Tuần 20 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi đảng cộng sản ra đời

. Kiến thức : Học sinh cần nắm được:

 - Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái

- Sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam

2 .Tư tưởng :

 Giáo dục học sinh lòng kính yêu và khâm phục các bặc tiền bối, quyết tâm phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc

3 . Kĩ năng :

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết 21 - Tuần 20 - Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi đảng cộng sản ra đời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 7 – 1 – 2008 	 Tuần 20
 Tiết 21 Từ ngày20 / 01 / 2008
 25 / 01 / 2008 Bài 17: CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN 
RA ĐỜI 
A – Mục tiêu bài học :
1 . Kiến thức : Học sinh cần nắm được: 
 - Hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái
 Sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam
2 .Tư tưởng :
 Giáo dục học sinh lòng kính yêu và khâm phục các bặc tiền bối, quyết tâm phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc 
3 . Kĩ năng : 
Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh và trình bày một vấn đề lịch sử bằng bản đồ.
Bước đầu rèn luyện cho học sinh cách phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. 
B . Chuẩn bị của thầy và trò 
1. Thầy : 
 - Tài liệu: Tư liệu Lịch sử 9, bảng phụ, bài tập trắc nghiệm
 - Lược đồ khởi nghĩa Yên Bái chân dung lịch sử Ngô Gia Tự Nguyễn Đức Cảnh 
2. Trò:
 - Học bài cũ
 - Soạn bài mới
 - Đọc và sưu tầm tài liệu, tranh ảnh theo yêu cầu của giáo viên
 C . Hoạt động dạy và học :
 1. Oån định tổ chức: 1 phút
 - Oån định trật tự
 - Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ : 5 phút
 Hỏi : Trình bày về tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng ? (lãnh đạo, xu hướng cách mạng, thành phần tham gia) 
 Gợi ý trả lời: 
 - Lãnh đạo: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính 
 - Xu hướng: Cách mạng dân chủ tư sản, đại diện cho quyền lợi của tư sản dân tộc 
 - Thành phần: Tiểu tư sản trí thức, học sinh, sinh viên, công chức, tư sản lớp dưới làm nghề tự do và một số nông dân khá giả, thân hà địa chủ, binh lính 
 3 . Giới thiệu bài mới : 1 phút
Trước những hoạt động tích cực của Nguyễn Aùi Quốc và Hội VNCMTN cách mạng Việt Nam có nhiều bước phát triển mới. Vậy bước phát triển mới đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài
 4. Giảng bài mới: 34phút
17
GV yêu cầu học sinh đọc SGK
H1. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra trong hoàn cảnh nào?
H2: Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa này?
GV treo lược đồ khởi nghĩa Yên Bái
H3: Tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ 
H4: Trình bày ý nghĩa và nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa 
Gv: Lê Duẩn – Nguyên Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam nói: Khởi nghĩa Yên Bái chỉ là 1 cuộc bạo động bất đắc dĩ, không bao giờ ngóc lên nổi. Khẩu hiệu”không thành công cũng thành nhân” biểu lộ tính hấp tấp, tính chất không vững chắc, non yếu của phong trào
HS đọc SGK mục III ( từ Ngày 9/2/1930..-> hết )
Tl 1: Thực dân Pháp tiến hành bắt bớ, gần 1000 đảng viên bị bắt, nhiều cơ sở bị phá vỡ 
->Việt Nam Quốc Dân Đảng quyết định sống mái với quân thù, phương châm “không thành công thì cũng thành nhân” – Aâu là chết đi để làm gương cho người sau phấn đấu 
Tl 2. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong tình thế hoàn toàn bị động, chưa có sự chuẩn bị về lực lượng và vũ khí
Tl 3.
 Học sinh làm việc theo nhóm cử đại diện lên trình bày
Tl 4 Khách quan: Pháp còn đủ mạnh để đàn áp cuộc khởi nghĩa địa phương 
- Chủ quan 
+ Lãnh đạo không thống nhất, non yếu 
+ công tác tổ chức thiếu thận trọng, để bọn mật thám chui vào đảng, phá đảng từ trong phá ra 
+ Thiếu cơ sở quần chúng 
+ Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong tình thế hoàn toàn bị động, chưa có sự chuẩn bị về lực lượng và vũ khí
2. Khởi nghĩa Yên Bái (1930) 
a. Hoàn cảnh
- Ngày 9/2/1929 Việt Nam Quốc Dân Đảng đã ám sát tên trùm mộ phu đồn điền Ba Danh 
 - Thực dân Pháp tiến hành bắt bớ, gần 1000 đảng viên bị bắt, nhiều cơ sở bị phá vỡ 
->Việt Nam Quốc Dân Đảng quyết định khởi nghĩa với phương châm “không thành công thì cũng thành nhân”
b. diễn biến:
- Đêm 9/2/1930 khởi nghĩa bùng nổ ở Yên Bái rồi lan ra một số địa phương khác
b. Kết qủa:
- 10/2/1930 khởi nghĩa thất bại 
- Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị xử tử
d. Nguyên nhân thất bại: 
Khách quan: Pháp còn đủ mạnh để đàn áp cuộc khởi nghĩa địa phương
- Chủ quan 
+ Lãnh đạo không thống nhất, non yếu 
+ công tác tổ chức thiếu thận trọng, để bọn mật thám chui vào đảng, phá đảng từ trong phá ra 
+ Thiếu cơ sở quần chúng 
+ Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong tình thế hoàn toàn bị động, chưa có sự chuẩn bị về lực lượng và vũ khí
Kiến thức cơ bản
I. Nguyễn Aùi Quốc ở Pháp (1917 – 1923)
17
GV nêu vấn đề
H5: Cho đến cuối những năm 1928 tình hình cách mạng Việt Nam ra sao?
H6: Tình hình đó đã làm nảy sinh yêu cầu gì?
H7: Trước yêu cầu đó điều gì đã diễn ra?
GV giới thiệu tranh ảnh
 -Ngôi nhà số 5Đ phố Hàm Long
 - Chân dung Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu
H8 Trước tình hình đó điều gì đã diễn ra?
Gv: Chỉ trong vòng 4 tháng, ở Việt Nam có tới 3 tổ chức cộng sản ra đời – khẳng định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Chứng tỏ rằng: Hệ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc, chứng tỏ điều kiện thành lập đảng cộng sản chín muồi trong cả nước. Xu thế ra đời của tổ chức cộng sản là tất yếu 
Tl 5. Có bước phát triển mới về cả số lượng và chất lượng
Tl 6. Cần có các tổ chức mới đủ năng lực để lãnh đạo phong trào
Tl 7. 
- Tháng 3/1929 chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời tại số nhà 5Đ phố Hàm Long, gồm có 7 người (Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung, Đô Ngọc Du, Dương Hạt Đính, Nguyễn Tuân chuẩn bị cho sự ra đời của đảng 
- Tháng 5 1929 đại hội lần thứ nhất của Việt Nam cách mạng thanh niên đoàn đại biểu thanh niên Bắc Kì tuyên bố ly khai đại hội 
Tl8.
- Sau khi bỏ đại hội ra về, đoàn đại biểu thanh niên Bắc kì tuyên bố thành lập Đông Dương cộng sản Đảng: Ngày 17-6-1929 tại số nhà 312 phố Khâm Thiên Hà nội 
- Tháng 8/1929 đại biểu thanh niên Nam kì tuyên bố thành lập An Nam cộng sản Đảng 
- Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản Đảng ra đời đã tác động mạnh mẽ đến Tân việt cách mạng đảng® tháng 9/1929 Đông dương cộng sản liên đoàn thành lập tại Hà Tĩnh
 IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời:
a. Hoàn cảnh
Cho đến cuối những năm 1928 tình hình cách mạng Việt có bước phát triển mới về cả số lượng và chất lượng
->Cần có các tổ chức mới đủ năng lực để lãnh đạo phong trào
b. Sự thành lập các tổ chức cộng sản.
- Sau khi bỏ đại hội ra về, đoàn đại biểu thanh niên Bắc kì tuyên bố thành lập Đông Dương cộng sản Đảng: Ngày 17-6-1929 tại số nhà 312 phố Khâm thiên Hà nội 
 - Tháng 8/1929 đại biểu thanh niên Nam kì tuyên bố thành lập An Nam cộng sản Đảng 
- Tháng 9/1929 các đảng viên ưu tú của Tân Việt thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn
 4. Củng cố: 3 phút
	 GV treo bảng phụ 
 -> Học sinh làm bài tập trắc nghiệm
 Dặn dò: 1phút
	- Trả lời câu hỏi bài tập SGK
	- Học thuộc bài cũ
 - Soạn bài 18
	- Đọc tài liệu Tư liệu lịch sử 9
	- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu 

Tài liệu đính kèm:

  • docT21.doc